Quyết toán thuê TNDN

Do sựáp dụng Chuẩn mực kếtoán số17- Thuếthu nhập doanh nghiệp, Thông tưsố60/2007/TT-BTC ban hành ngày 14/06/2007 của BộTài chính và Thông tưsố134/2007/TT-BTC ban hành ngày 23/11/2007, nên việc xác định và hạch toán kếtoán thuếThu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện nay đã có những điểm mới khác biệt so với trước đây. Trong quá trình quyết toán thuế TNDN một trong những công việc mà các doanh nghiệp phải làm đó là xác định phần chênh lệch tạm thời giữa kếtoán và thuếnhằm xác định Chi phí thuếthu nhập hoãn lại hay Thu nhập thuếthu nhập hoãn lại đểxác định Chi phí thuếTNDN hiện hành và xác định kết quảcủa doanh nghiệp Nhằm làm rõ phương pháp hạch toán kếtoán theo quy định hiện hành vềthuế TNDN, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các bài viết liên quan. Nội dung bài viết này tập trung vào Hồsơquyết toán thuếTNDN và cách xác định các khoản chênh lệch tạm thời làm tăng tổng lợi nhuận trước thuếTNDN trong quá trình quyết toán thuếTNDN.

pdf4 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyết toán thuê TNDN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành đối với việc hạch toán kế toán Do sự áp dụng Chuẩn mực kế toán số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ban hành ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính và Thông tư số 134/2007/TT-BTC ban hành ngày 23/11/2007, nên việc xác định và hạch toán kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện nay đã có những điểm mới khác biệt so với trước đây. Trong quá trình quyết toán thuế TNDN một trong những công việc mà các doanh nghiệp phải làm đó là xác định phần chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế nhằm xác định Chi phí thuế thu nhập hoãn lại hay Thu nhập thuế thu nhập hoãn lại để xác định Chi phí thuế TNDN hiện hành và xác định kết quả của doanh nghiệp Nhằm làm rõ phương pháp hạch toán kế toán theo quy định hiện hành về thuế TNDN, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các bài viết liên quan. Nội dung bài viết này tập trung vào Hồ sơ quyết toán thuế TNDN và cách xác định các khoản chênh lệch tạm thời làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN trong quá trình quyết toán thuế TNDN. Nội dung bộ hồ sơ quyết toán thuế TNDN Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm khai quyết toán thuế TNDN năm hoặc khai quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp động, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp. - Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN, ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là TT số 60/2007/TT-BTC) - Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đông, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp. - Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (Tùy theo thực tế phát sinh): + Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, 03- 1B/TNDN hoặc 03-1C/TNDN, ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC + Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC + Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC + Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN theo các mẫu ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC + Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC Xác định phần chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế 1. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (Mã số B1) Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế của cơ sở kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các khoản điều chỉnh được thể hiện chi tiết trong các chỉ tiêu từ mã số B2 đến mã số B16, cụ thể như sau: Mã số B1=Mã số B2 + Mã số B3 +…+ Mã số B16. Trong đó: 1.1. Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu (mã số B2) Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các quy định về kế toán và thuế bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán, nhưng không được chấp nhận theo quy định của Luật thuế. Các trường hợp điển hình dẫn đến tăng doanh thu tính thu nhập chịu thuế gồm: (1) Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ 1: Công ty A sản xuất ô tô đã ký hợp đồng bán 03 chiếc ô tô với giá trị 300triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hóa đơn trong năm 2007 nhưng tới ngày kết thúc năm tài chính (31/12/2007) xe vẫn chưa được chuyển giao cho người mua. Giá thành sản xuất của 03 chiếc xe này là 250 triệu đồng/chiếc. Theo Kế toán Theo Thuế Nợ TK 111, 112, 131…900 tr Có TK 131 – Khách hàng trả trước tiền Nợ TK 111, 112, 113…990 tr Có TK 511 900tr hàng 900 tr Do chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, như chưa chuyển giao quyền sở hữu. Có TK 3331 90tr Đồng thời: Nợ TK 632/Có TK 156 750tr Do vậy, công ty A phải điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế TNDN và ghi doanh thu bán 03 chiếc xe là 900 triệu đồng vào chỉ tiêu mã số B2 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007
Luận văn liên quan