Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, đọc là một kỹ năng cơ bản rất được chú trọng. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học.
Ở trường THCS hiện nay, tài liệu chính để dạy một bài đọc hiểu là các bài đọc trong sách giáo khoa. Các bài đọc đó đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Thị Trấn, tôi thấy các em tiếp cận một bài đọc rất khó khăn. Thật vậy, nếu không biết cách đọc, các em sẽ không nắm được nội dung chính của bài trong một tiết học.
Để dạy một bài đọc thế nào là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, đó là mối quan tâm lớn nhất của tôi khiến tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài :“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 học tốt hơn với kỹ năng đọc hiểu”.
29 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9619 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 học tốt hơn với kỹ năng đọc hiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài : “ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 8 HỌC TỐT HƠN
VỚI KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU ”
Họ và tên tác giả : Trần Thị Hoàng Oanh
Đơn vị công tác : Trường THCS Thị Trấn Châu Thành
Lý do chọn đề tài :
Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, đọc là một kỹ năng cơ bản rất được chú trọng. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học.
Ở trường THCS hiện nay, tài liệu chính để dạy một bài đọc hiểu là các bài đọc trong sách giáo khoa. Các bài đọc đó đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Thị Trấn, tôi thấy các em tiếp cận một bài đọc rất khó khăn. Thật vậy, nếu không biết cách đọc, các em sẽ không nắm được nội dung chính của bài trong một tiết học.
Để dạy một bài đọc thế nào là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, đó là mối quan tâm lớn nhất của tôi khiến tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài :“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 học tốt hơn với kỹ năng đọc hiểu”.
2. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu :
Học sinh lớp 8 Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới :
Ngay từ đầu, giáo viên cần xem xét các thủ thuật khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài đọc để áp dụng cho phù hợp.
Giới thiệu bài đọc thường ngắn gọn, súc tích.
Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới, tình huống bài đọc.
Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc ngữ pháp để các em dễ hiểu bài hơn trong khi đọc.
Đưa ra câu hỏi gợi mở hoặc câu đoán trước khi đọc.
Đưa ra các dạng bài tập phù hợp với các bước : trong khi đọc và sau khi đọc.
Khắc sâu trí nhớ của học sinh thông qua các bài tập thực hành và liên hệ thực tế.
4. Hiệu quả áp dụng:
Gây hứng thú và làm cho học sinh muốn đọc bài đọc hơn.
Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
Các em học sinh yếu kém có the trả lời những hỏi câu đơn giản như : “Yes -No questions”
Những học sinh khá giỏi có thể trả lời những câu hỏi phức tạp hơn.
Giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với thực tế cuộc sống.
5. Phạm vi áp dụng :
Áp dụng cho các học sinh lớp 8A5, trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
Thị Trấn, ngày 10 tháng 04 năm 2010
Người thực hiện
TRẦN THỊ HOÀNG OANH
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 8 HỌC TỐT HƠN
VỚI KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU ”
1. Lý do chọn đề tài :
Ngày nay, tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong trường học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề quan trọng hàng đầu. Chương trình thay sách được áp dụng hàng loạt những vấn đề về phương pháp dạy học Tiếng Anh lại nảy sinh. Câu hỏi được đặt ra là : Làm thế nào để học sinh có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách thành thạo?
Để đáp ứng được yêu cầu thực tế. Mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế của từng học sinh. Để đạt kết quả cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mỗi giáo viên đứng lớp phải trăn trở, phải suy nghĩ. Vì vậy, việc cải tiến phương pháp và nội dung dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâm đúng mức. Ngành luôn động viên khuyến khích giáo viên có những cải tiến mới về phương pháp dạy học và có những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực áp dụng thực tế ngay cho việc dạy hoặc là cải tiến về đồ dùng dạy học .v.v…
Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, đọc là một kỹ năng cơ bản rất được chú trọng. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học.
Ở trường THCS hiện nay, tài liệu chính để dạy một bài đọc hiểu là các bài đọc trong sách giáo khoa. Các bài đọc đó đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Thị Trấn, tôi thấy các em tiếp cận một bài đọc rất khó khăn. Thật vậy, nếu không biết cách đọc, các em sẽ không nắm được nội dung chính của bài trong một tiết học.
Để dạy một bài đọc thế nào là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, đó là mối quan tâm lớn nhất của tôi khiến tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài :“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 học tốt hơn với kỹ năng đọc hiểu”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các tiết đọc môn Tiếng Anh 8.
- Khách thể : Học sinh lớp 8 Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
3. Phạm vi nghiên cứu :
Do thời gian và điều kiện giảng dạy có hạn nên đề tài này tôi chỉ áp dụng giảng dạy cho các học sinh lớp 8A5 ở Trương THCS Thị Trấn Châu Thành.
4. Phương pháp nghiên cứu :
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu :
Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu liên quan :
Tham khảo sách giáo viên, sách bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu Workshop và các loại sách tham khảo.
Quán triệt các công văn, chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo, kế hoạch hoạt động của trường và của tổ chuyên môn.
b. Phương pháp điều tra, đối chiếu :
Kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học sinh, hầu rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em.
B. NỘI DUNG :
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách giáo dục đã ghi rõ : “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt nam XHCN, đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạo nhân tài và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá và tăng cường quốc phòng.”
Quán triệt tư tưởng đó, trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16 / 2006 / QĐ – BGD & ĐT ngày 05 / 05/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu :“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Như chúng ta đã biết, năm học 2009-2010 là năm học thứ tư toàn ngành giáo dục ta thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Ở trường Trung Học Cơ Sơ, giáo viên dạy học sinh các môn học khác nhau trên cơ sở trang bị cho học sinh hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có kỹ năng thực hành, năng động và sáng tạo...
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
1. Thuận lợi :
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn : bộ tranh lớp 8, máy cassette, máy chiếu đa năng …
- Chính quyền địa phương và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường luôn hỗ trợ giáo viên trong quá trình công tác.
- Bản thân giáo viên bộ môn luôn nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên cùng tổ chuyên môn và các đồng nghiệp.
- Đa số các em học sinh trong lớp đều yêu thích học Tiếng Anh và chuẩn bị tốt sách vở, đồ dùng cho việc học tập.
- Phần lớn phụ huynh học sinh luôn quan tâm và tạo điều kiện để con em mình học tập.
2. Khó khăn:
- Đa số các em chưa có phương pháp học tập thật sự hiệu quả. Về phía phụ huynh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà bởi môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết.
- Một số học sinh nhất là các học sinh nam thường xao lãng và ít quan tâm đến việc học tập của mình.
- Một số học sinh ít có thời gian học bài ở nhà vì ngoài giờ học các em còn phải phụ giúp cha mẹ mưu sinh.
- Các em ít có điều kiện để giao tiếp bằng tiếng Anh và các em cũng ngại giao tiếp, trao đổi nhau bằng tiếng Anh ngoài giờ học.
- Đa số các học sinh trong lớp đều có hoàn cảnh khó khăn nên các em ít có sách tham khảo để nâng cao vốn từ ngoài những từ vựng mà sách giáo khoa cung cấp.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ :
1. Vấn đề đặt ra :
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Để dạy một bài đọc thế nào là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, ngay từ đầu, giáo viên cần xem xét các thủ thuật khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài đọc để áp dụng cho phù hợp.
- Giới thiệu bài đọc thường ngắn gọn, súc tích.
- Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới, tình huống bài đọc.
- Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc ngữ pháp để các em dễ hiểu bài hơn trong khi đọc.
- Đưa ra câu hỏi gợi mở hoặc câu đoán trước khi đọc ( True or False)
- Đưa ra các dạng bài tập phù hợp với các bước : trong khi đọc và sau khi đọc.
- Khắc sâu trí nhớ của học sinh thông qua các bài tập thực hành và liên hệ thực tế.
2. Giải pháp thực hiện :
Trước hết, giáo viên phải là người làm cho học sinh có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nói chung, cụ thể là học tiếng Anh nói riêng; làm cho học sinh yêu thích, quan tâm đến việc học của mình hơn. Kế đến là các bài giảng phải phù hợp với mọi đối tượng học sinh; phải có phương pháp thích hợp gây hứng thú cho học sinh.
* Dạy kỹ năng đọc phải áp dụng vào thực tế :
Đọc là một kỹ năng quan trọng nhất, cần thiết trong việc dạy và học ngôn ngữ ở trường THCS. Trong một tiết học, học sinh đọc để lấy thông tin, để kiểm tra lại các dữ kiện, để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó …, nếu không đọc được thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ những dữ kiện thông tin lâu dài. Dạy đọc có nghĩa là người dạy phải làm thế nào để đưa người học nhận ra ý nghĩa và nội dung của thông tin, làm phong phú thêm về kinh nghiệm sống của học sinh; gây hứng thú để việc đọc không bị nhàm chán. Lời hướng dẫn thực hiện các bài tập đọc cần chú ý nhấn mạnh dạy các kỹ thuật đọc và thảo luận mở rộng đề tài của bài đọc.
* Kỹ năng dạy đọc cần kết hợp nhiều mặt:
Theo một số chuyên gia như Colvin & Root (1981), Haverson & Haynes (1982), MeGee (1977) Thonis (1970) …… Giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành cong của việc dạy đọc như :
Khả năng tập trung của học sinh trong thời gian tối thiểu.
Khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn.
Khả năng đọc từ trái sang phải và đọc từ trên xuống dưới.
Khả năng sắp xếp phân loại (giống nhau, khác nhau.)
Khả năng theo dõi một dòng chữ in dài.
Khả năng theo dõi những biểu hiện qua cử chỉ, nét mặt, thân mình.
Khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện một vật thực nào đó.
Khả năng nhận ra các ký hiệu âm thanh và hình ảnh .v.v……
Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong cac hoạt động đọc mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh.
Tiến trình dạy kỹ năng đọc :
Các hoạt động để luyện tập phát triển kỹ năng đọc hiểu thường được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau:
Các hoạt động trước khi đọc (Pre - reading activities)
Các hoạt động trong khi đọc ( While - reading activities )
Các hoạt động sau khi đọc ( Post - reading activities )
1 Các hoạt động trước khi đọc: (Pre - reading activities).
Giới thiệu bài đọc :
Là một hoạt động rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh thông tin về bài đọc.
Một lời giới thiệu tốt đó là:
Thường rất ngắn.
Gây hứng thú và làm cho học sinh muốn đọc bài đọc hơn.
Giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với những kiến thức đã học.
Những phương pháp giúp giới thiệu một bài đọc:
Sử dụng dụng cụ trực quan:
Giáo viên sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc nhằm tạo không khí hào hứng cho lớp học.
Giáo viên có thể bắt đầu bài đọc với trò chơi “ Kim’s game” ( cho học sinh quan
sát những bức tranh trong 20 giây, sau đó các em kể lại có bao nhiêu bức tranh, … ).
Hoặc giáo viên có thể hỏi câu hỏi về bức tranh trong bài đọc như :
What are the people in the picture doing ?
Where are they ?
Sau đó giáo viên có thể đưa ra lời giới thiệu ngắn như: “The text we are going
to read today about . . . .”
Minh hoạ: ( English 8 – Unit 1. Getting stared – Listen & Read / page 10)
Teacher aks: - What are the people in the picture doing ?
Students answer: - They are playing soccer.
- They are playing chess.
- They are playing volleyball.
- They are studying (reading).
( English 8 – Unit 3. Getting stared – Listen & Read / page 27 )
Teacher aks: - What is she doing ?
Students answer: - She is washing the dishes.
- She is making the bed.
- She is sweeping the floor.
- She is cooking the meal.
- She is tidying up.
- She is feeding the chickens.
Minh hoạ: ( English 8 – Unit 14 “ Wonders of the world” - Read / page 134)
Giáo viên có thể cho các em quan sát những bức tranh sau để giới thiệu với các em về
những kỳ quan trên thế giới mà các em sẽ học trong bài đọc này.
b. Giải thích từ mới:
Giải thích từ mới cho học sinh trước khi đọc bài đọc hiểu là cần thiết. Điều đó sẽ làm cho học sinh thấy tiếp cận bài đọc hiểu hơn dễ dàng hơn.
Không cần thiết phải giảng tất cả các từ mới trong bài đọc. Học sinh có thể đoán tiếp những từ mới bằng cách đọc tiếp bài đọc. Vì đây là bước nhằm để cung cấp từ vựng cho các em hiểu nhanh, nắm vững bài đọc nên giáo viên không để mất thời gian cho phần dạy từ vựng. Như thế cũng không có nghĩa là bỏ qua giai đoạn giới thiệu từ vựng mà bắt buộc phải cung cấp một số từ bằng các cách sau cũng không kém phần hiệu quả :
Một số cách để giải thích từ mới.
+ Bằng cách sử dụng cụ trực quan như : vật thật (real things), tranh ảnh (pictures), điệu bộ (mine).
+ Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa( synonymn / antonymn)
+ Bằng cách dịch sang tiếng Việt (translation)
c. Đưa các cấu trúc ngữ pháp:
Trước khi yêu cầu học sinh đọc bài đọc giáo viên nên ôn lại hoặc giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong bài đọc.
Minh hoạ: ( English 8 – Unit 7. Getting stared – Listen & Read / page 64)
- Example : My mother is too tired to cook tonight.
- Structure : S + BE + TOO + ADJ. + V ( to infinitive)
Với cấu trúc này mà giáo viên không giới thiệu cho học sinh trước thì các em sẽ hiểu nhầm đây là câu khẳng định, thực chất câu này mang ý nghĩa phủ định (… quá … đến nỗi không thể… ) Vậy câu ví dụ trên tạm dịch là : “ Mẹ tôi quá mệt đến nỗi không thể nấu ăn tối nay”.
d. Cho các câu hỏi hướng dẫn:
Có thể tổ chức các hoạt động trước khi đọc nhằm hướng sự quan tâm của học sinh vào bài đọc, đưa ra một lý do nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ về bài đọc và đoán họ sẽ đọc cái gì.
Tốt nhất là nên đưa ra 2 hoặc 3 câu hỏi và viết lên bảng trước khi đọc.
Minh hoạ: ( English 8 – Unit 7 “My neighborhood” - Read / page 67)
Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý trước khi bắt đầu bài đọc (trang 67).
- What happens in Nam’s neighborhood today ?
- Is it very different from the present shopping area ?
- What do some people ( customers, and the owners) do in the neighborhood ?
e. Trò chuyện: ( Chatting)
Trò chuyện cũng là một cách gợi mở, giúp cho học sinh cảm thấy thoải mái và gần gũi với giáo viên hơn, nó giúp các em xoá đi khoảng cách giữa thầy và trò, tạo cho các em cảm giác không còn sợ thầy cô, xoá đi không khí nặng nề đầu giờ học vì các em rất sợ phải “trả bài”.
Ví dụ: ( English 8, Unit 2 – Read / page 21)
( Chatting:
- Do you have a telephone at home ?
- Do you often make a call ?
- Who do you often call to ?
- What’s the telephone used for ?
2. 2 Các hoạt động trong khi đọc: ( While - reading activities ).
Các hoạt động luyện tập trong khi đọc là những bài tập được thực hiện ngay trong khi học sinh đang đọc bài đọc, học sinh có thể đọc đi đọc lại (đọc thầm) để làm các bài tập. Hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khoá và tuỳ theo nội dung của từng bài sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau. Các bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng như sau:
Đọc thầm
Giúp học sinh tự diễn đạt khả năng phát âm, tự mình diễn đạt và nếu không hiểu một câu nào đó trong bài thì có thể đọc đi đọc lại.
Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh bằng cách yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi đã cho sẵn trên bảng (câu hỏi có trong sách giáo khoa)
Học sinh có thể làm việc theo cặp, theo nhóm ( Hỏi – Đáp)
Minh hoạ: ( English 8 – Unit 4 “ Our past” - Read / page 42)
( The questions ( 2 / p. 42)
Who was Little Pea?
What did Stout Nut’s mother make Little Pea do all day ?
How did Little Pea get her new clothes ?
Who did the prince decide to marry ?
Is this a true story ? How do you know ?
( Answer : ( 2 / p. 42)
Little Pea was a poor farmer’s daughter.
Stout Nut’s mother made Little Pea do the chores all day.
Before the festival started, a fairy appeared and magically changed Little Pea’s
rags into beautiful clothes.
The prince decided to marry the girl who fitted the lost shoe.
No, it isn’t. Because there is a fairy in the story.
Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh bằng cách sử dụng câu hỏi: (câu hỏi
do giáo viên tự soạn ra tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của lớp mình dạy) :
Các câu hỏi được sử dụng như là một kỹ năng trong lớp học trong việc dạy tiếng Anh.
Có 3 loại cau hỏi thường được sử dụng:
+ Yes - No questions ( Câu hỏi Yes – No)
Loại câu hỏi này rất có ích cho việc kiểm tra đọc hiểu. Học sinh thường rất dễ trả lời
Ví dụ: ( English 8, Unit 2 – Read / page 21)
Teacher asks: - Was Alexander Graham Bell a Scotsman ?
Students answer: - Yes, he was.
Teacher asks: - Did he work with deaf – mutes at Boston University ?
Students answer: - Yes, he did.
+ Alternative questions. ( Câu hỏi chọn lựa)
Đây cũng là câu hỏi rất thường được sử dụng để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh.
Ví dụ: ( English 8, Unit 2 – Read / page 21)