- Dựa vào mục tiêu giáo dục đào tạo con người phát triển toán diện trong thời đại mới, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cấch con người. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diến ra như vũ bão trên toàn thế giới.
- Xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước cần có những con người có bản lĩnh, có năng lực trong lao động sáng tạo, dám nghĩ dám làm.
- Dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kiến thức năng lực tự giác cho học sinh ở tất cả các cấp học bậc học.
- Sự mất cân đối của cách giảng dạy cũ, giữa hoạt động dạy và học, giáo viên lên lớp chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải, cách dạy này có đặc biệt .
22 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6627 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến Một số biện pháp giúp đỡ học sinh tiểu học hợp tác nhóm có hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA SƠN A
SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH TIỂU HỌC “ HỢP TÁC NHÓM” CÓ HIỆU QUẢ
Họ và tên: Tạ Thị Bích Hồng
Đơn vị: Trường tiểu học Hòa Sơn A
Hòa bình, tháng 05 năm 2008
BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH HỌC
“ HỢP TÁC NHÓM” CÓ HIỆU QUẢ
PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
- Dựa vào mục tiêu giáo dục đào tạo con người phát triển toán diện trong thời đại mới, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cấch con người. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diến ra như vũ bão trên toàn thế giới.
- Xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước cần có những con người có bản lĩnh, có năng lực trong lao động sáng tạo, dám nghĩ dám làm.
- Dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kiến thức năng lực tự giác cho học sinh ở tất cả các cấp học bậc học.
- Sự mất cân đối của cách giảng dạy cũ, giữa hoạt động dạy và học, giáo viên lên lớp chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải, cách dạy này có đặc biệt .
Giáo viên Học sinh
Nói, đọc, hỏi,giảng giải, thuyết trình, làm theo kế hoạch định sẵn, máy móc
Nghe, chép, trả lời, làm theo thầy, đập khuân
Theo từng lớp tách biệt với mức độ khả năng nhất định
Chỉ biết 1 đối tượng và dạy cho 1 đối tượng đồng loạt ( có thể có học sinh khuyết tật)
Phụ thuộc vào thầy
Phụ thuộc vào sách, tài liệu
Thiếu chủ động, thiếu sáng tạo và thiếu thực tế
Hạn chế năng lực sáng tạo
- Dựa vào sự vận động phát triển của xã hội và vấn đề phương pháp dạy học: đó là cách mạng thông tin và nhu cầu đào tạo con người. Lượng thông tin không ngừng tăng (bùng nổ thông tin ) trong những năm gần đây.
- Mục tiêu đào tạo: tạo ra con người biết chủ động sáng tạo tự khám phá sử lý thông tin, phát hiện khoa học.
+ Quan điểm về người học: Mỗi học sinh có:
Nhu cầu, hứng thú, sở trường, thái độ khác nhau.
Đều có thể đạt trình độ học tập tối thiểu của cấp học.
Chịu trách nhiệm về học tập của bản thân.
Mọi năng lực đều có thể phát triển trong môi trường tốt.
Học cách học quan trọng hơn học cái gì ?
Cách học có hiệu quả nhất là: tự tiếp cận, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh.
Mọi giáo viên đều có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh.
Tạo ra môi trường học tập sinh động, bổ ích cho mọi học sinh.
+ Quan điểm đổi mới: Thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học góp phần đào tạo con người chủ động sáng tạo thích ứng , biết hợp tác.
Thực hiện cá thể hóa dạy học, giạy cho từng cá nhân, những cá thể hóa trong từng điều kiện tiểu học.
Phát triển tối đa khả năng, tái năng của mọi cá nhân.
Xây dựng tốt môi trường học tập.
+ Học tập theo phương thức hợp tác nhóm sẽ khắc phục được những hạn chế nhiều vấn đề. Ngày nay học hợp tác nhóm đang được áp dụng ngày càng nhiều vào nhà trường và đã trở thành một trong những phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất.
+ Học tập là một cách thi gan (ý các nhà giáo dục mỹ), nó đòi hỏi chúng ta, đòi hỏi học sinh phải bước dò dẫm trong bóng tối cố thủ nghiệm một cái gì đó khi ta chưa biết chắc kết quả như thế nào. Nhiều học sinh cảm thấy rằng việc thi gan sẽ dễ dàng hơn, khi bản thân học sinh có lòng tin được thông qua sự chia sẻ với các bạn trong nhóm.
+ Phần lớn kinh nghiệm học tập có ý nghĩa nhất của học sinh sảy ra khi các em được tham gia vào các tình huống nào đó mà đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề đối với các bạn khác nghĩa là phải học hợp tác.
+ Học hợp tác nhóm phải đảm bảo những yếu tố:
Phụ thuộc tích cực vào nhau.
Đòi hỏi sự đối mặt
Trách nhiệm cao trong mỗi cá nhân.
- Đòi hỏi học sinh cần có những kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hoạt động xã hội.
Nhận xét nhóm….
Dựa vào những mặt, những nội dung, những yêu cầu, những lý do trên, với yêu cầu thiết thực các nhà trường tiểu học, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới cách dạy cách học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Cùng với yêu cầu chung cần phải có sự đổi mới, với nguyện vọng chính đáng của bản thân: Làm cách nào, làm như thế nào và làm gì để học sinh học tập ngày một đạt kết quả cao hơn, đáp ứng xu thế phát triển toàn diện của xã hội, của đất nước. Nên tôi chọn và xây dựng nội dung: Biện pháp giúp đỡ học sinh học hợp tác nhóm có hiệu quả .
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN:
Có rất nhiều nhà nghiên cứu sư phạm trên thế giới cũng nhơ ở Việt Nam đã nghiên cứu và rút ra những vấn đề lý luận cúng như thực tiễn về vấn đề học “ hợp tác nhóm”. Đặc biệt có những nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kì, Canada, Anh, Pháp lại càng chú trọng đến vấn đề xây dựng cách học “ hợp tác nhóm”.
- Học hợp tác nhóm (HTN) không phải là tư tưởng mới. Học hợp tác nhóm xuất hiện cùng vời quả trình phát triển của nhân loại khi mọi người cần hợp tác với nhau để tồn tại. Lịch sử loài người đã chỉ ra rằng, những cá nhân có thể tổ chức, phối hợp nỗ lực mọi thành viên để đạt mục tiêu chống lại kẻ thù chung. Thực tế là con người cần phải hợp tác, săn bắn, khai thác miền đất mới,…
- Nhiều nhóm nghiên cứu và những nhà thực hành ở Mĩ, Canada và nhiều nước khác đã quan tâm nghiên cứu và áp dụng phương thức học tập hợp tác vào quá trình dạy học. Các công trình nghiên cứu ở nhiều nơi đã thu được những kết quả và những thành công có giá trị.
- Từ những năm 1920 đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả phương pháp học hợp tác nhóm, phương pháp thi đua, phương pháp nỗ lực cá nhân xoay quanh hiệu quả học tập của học sinh, phân tích 122 nghiên cứu từ năm 1924 đến 1981 về các phương pháp giảng dạy cho học sinh ở các độ tuổi khác nhau về các thao tác tư duy như: hình thành khài niệm, giải quyết vấn đề bằng lời, phân loại, ghi nhớ và học thuộc lòng, các hoạt đông thực hành, phỏng đoán, xem xét, dự đoán đã chỉ ra rằng hợp tác nhóm có hiệu quả hơn hẳn so với các phương pháp khác như thi đua và nỗ lực cá nhân vì:
1. Nhiệm vụ học tập của học sinh trong phương pháp học hợp tác nhóm không khác gì so với nhiệm vụ học tập các phương pháp khác. Các thao tá tư duy như hình thành khái niệm, giải quyết vấn đề bằng lời, phân loại, ghi nhớ và học thuộc lòng, các hoạt động thực hành, phỏng đoán - xem xét dự đoán trong phương pháp học hợp tác nhóm đã phát triển hơn nhiều.
2. Quá trình trao đổi nhóm trong phương pháp học hợp tác nhóm đã làm tăng khả năng khám phá và phát triển các thao tác tư duy trong quá trình nhận thứ c ở mức độ cao hơn nhiều so với thao tác tìm nguyên nhân trong phương pháp thi đua.
3. Trong phương pháp học hợp tác nhóm luôn luôn tồn tại những yếu tố sau : mâu thuẫn giữa các tư tưởng, quan điểm, đưa ra kết luận, cơ sở lý luận và thông tin tiép nhận được của các thành viên trong nhóm. Giải quyết được những mâu thuẫn trên đã tạo điều kiện phát triển động cơ học tập như một tiền đề để nâng cao kiến thức, thấu hiểu các khái niệm và lưu giữ các kiến thức sẽ bền vững hơn.
4. Sự trao đổi giữa các thành viên trong học hợp tác nhóm sẽ tạo điều kiện cho các thông tin được xuất hiện nhiều lần, được nói ra, được giải thích, được tích hợp và được cung cấp hợp lý. Nhưng thông tin được nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ được lưu giữ lâu trong trí nhớ dài hạn. Điều đó làm tăng khả năng thành đạt.
5. Trong các nhóm hợp tác, xu thế xem xét, cân nhắc, phản hồi, khuyến khích học tập luôn luôn tồn tại. Điều này trong các phương pháp truyền thồng không có.
6. Sự chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giữa học sinh có những năng lực khác nhau, học sinh dân tộc thiểu số, đa số sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm học tập.
7. Sự yêu mến, tôn trọng nhau học hợp tác nhóm sẽ nâng cao động cơ học tập và khích lệ lẫn nhau.
- Trước hết chúng ta cần hiểu được “ hợp tác nhóm “ có nghĩa là như thế nào ? Có nhiều ý kiến đánh giá, khẳng định giựa vào nhiều cơ sở khác nhau. Nhưng tối thiểu của nội dung học “ hợp tác nhóm “ cần phải dựa trên những cơ sở sau :
- Học hợp tác nhóm không phải là xếp chỗ cho trẻ ngồi cạnh nhau trong bàn học mà học “ hợp tác nhóm” là học sinh thực hiện độc lập nhiệm vụ của mình .
- Hợp tác học tập không phải là một cá nhân trẻ cùng làm bài với giáo viên, sau đó thông báo là đã hoàn thành công việc và giúp đỡ bạn khác.
- Hợp tác học tập không phải chỉ một học sinh khá thực hiện bài báo cáo thay mặt cho cả nhóm đọc.
Hợp tác học tập không chỉ là việc học sinh ngồi cạnh nhau một cách cơ học, cùng nhau trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau, chia sẻ hiểu biết,kinh nghiệm mà còn ở mức độ cao hơn.
Để lý giải những yếu tố học hợp tác nhóm cần thiết và đề ra những biện pháp thiết thực thì việc xây dựng biện pháp giúp đỡ học sinh học hợp tác nhóm. Ta cần so sánh sự khác nhau giữa phương pháp học nhóm truyền thống và học hợp tác nhóm :
1.Học hợp tác nhóm dựa vào tính độc lập tích cực của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu học tập được cấu trúc sao cho mọi thành viên cần phải quan tâm tới kết quả chung của toàn bộ nhóm cũng như của mỗi cá nhân.
2. Trong học hợp tác nhóm, trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên cần được rõ ràng trong việc được giao nhiệm vụ, trong đánh giá sự tiến bộ, và các thành viên trong nhóm đều được phân tích, biét rõ để có thể giúp đỡ, động viên. Trong phương pháp học nhóm truyền thồng cá nhân trẻ không được thường xuyên trao đổi theo nhóm và trẻ lại hay “ cóp” bài của nhau .
3. Trong học hợp tác nhóm, các thành viên trong một nhóm được lựa chọn theo sự đa dạng về năng lực, tính cách, trong khi đó trong nhóm truyền thống các thành viên được lựa chọn theo sự đồng nhất.
4. Trong học hợp tác nhóm, tất cả các thành viên đều được lần lượt và có trách nhiệm làm nhóm trưởng. Trong nhóm truyền thống thấy nhóm trưởng được chọn sẵn.
5. Trong học hợp tác nhóm, trách nhiệm học tập của mỗi thành viên được chia sẻ. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm giúp đỡ, động viên lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Trong học nhóm truyền thống mỗi cá nhân chỉ chịu trách nhiệm về công việc của mình trước khi chia sẻ kinh nghiệm động viên lẫn nhau.
6. Trong học hợp tác nhóm, mục tiêu tập trung vào phát triển tối đa năng lực của mọi thành viên và duy trì quan hệ đầm ấm giữa các thành viên trong nhóm. Trong phương pháp dạy học truyền thống, học sinh tập trung vào nhiệm vụ cá biệt của mình.
7. Trong học hợp tác nhóm, kỹ năng xã hội cần dạy cho học sinh là tập trung vào việc cùng nhau hợp tác trong công việc ( kỹ năng làm nhóm trưởng, kĩ năng giao tiếp giải quyết các mâu thuẫn của nhóm....) trong phương pháp truyền thống những kĩ năng trên chưa được giải quyết.
8. Khi học hợp tác nhóm được tiến hành, giáo viên quan sát nhóm, phân tích những vấn đề học thường gặp phải trong lúc học cùng nhau và cho những lời khuyên, chỉ bảo cho nhóm để có thể hoàn thành công việc. Trong nhóm truyền thống, giáo viên hầu như không để ý tới việc này.
9. Trong hợp tác nhóm, giáo viên cùng học sinh phân tích kết quả học tập đẻ rút ra các kinh nghiệm cho các hoạt động sau:
Học hợp tác nhóm
Học nhóm truyền thống
Độc lập 1 cách tích cực
Không độc lập
Trách nhiệm cá nhân
Không có trách nhiệm
Đa dạng bằng năng lực, tính cách
Chia sẻ trách nhiệm trưởng nhóm
Đồng nhất
Nhóm trưởng được định sẵn
Chia sẻ trách nhiệm lẫn nhau
Chỉ trách nhiệm với bản thân
Nhiệm vụ và duy trì bầu không khí đầm ấm trong nhóm
Chỉ tập trung vào giải quyết nhiệm vụ cá nhân.
Dạy kĩ năng xã hội
Không quan tâm tới kĩ năng xã hội
Giáo viên quan sát và can thiệp vào quá trình hợp tác
Giáo viên bỏ qua các chức năng hợp tác nhóm
Nhóm phân tích kết quả
Nhóm không phân tích kết quả
Như đã trình bày qua ở phần đặt vấn đề, học hợp tác nhóm phải đảm bảo 5 yếu tố :
Phụ thuộc tích cực :
Mỗi thành viên trong nhóm hợp tác cần nhận thức rằng, mỗi thành viên đều phải cố gắng hết sức mình không phải vỉ thành tích cá nhân, mà thành công của từng người tạo nên niềm vui của cả nhóm. Thất bại của 1 thành viên trong nhóm là nỗi buồn chung của cả nhóm. Họ gắn kết với nhau theo phương thức mỗi người cũng như toàn nhóm không thể thành công, nếu mỗi người không cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình. Họ làm việc cùng nhau để phát huy tối đa sức mạnh của tất cả thành viên bởi sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ, giúp đỡ nhau. Họ cùng phối hợp những kết quả của họ với những cố gắng của tất cả các bạn trong nhóm.
Điều đó có thể đạt được qua việc : thiết lập mục tiêu bài dạy chung cho mọi trẻ, giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng, vai trò độc lập của từng trẻ và động viên, khích lệ đúng lúc. Để cho điều kiện học tập trở thành hợp tác học tập gắn bó cần thiết cho học sinh cảm nhận học sinh hoàn toàn độc lập với các thành viên trong hợp tác học tập.
Hợp tác học tập đòi hổi sự “ Đối mặt “ nhau trong nhóm học sinh.
Sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh độc lập trong nhóm là kết quả của hợp tác nhóm.
3.Trách nhiệm cá nhân của từng cá nhân trong nhóm trong việc học : Mỗi thành viên trong nhóm được phân công thực hiện 1 vai trò nhất định ( các vai trò được luân phiên trong các hoạt động học tập khác nhau ) và thể hiện rằng họ không thể dựa vào công việc của người khác. Do đó hợp tác trong nhóm còn làm cho mỗi thành viên trở nên mạnh mẽ hơn. Mục tiêu của hợp tác học tập là phát huy tối đa kết quả học tập của từng thành viên. Phát hiện khả năng học tập của học sinh là điều kiện cần thiết để hỗ trợ trẻ.
4. Hợp tác học tập đòi hỏi học sinh cần có những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hoạt động xã hội trong nhóm cần thiết. Để có thể hoạt động cho mục tiêu chung, mỗi học sinh cần có những kĩ năng :
- Hiểu và hoàn toàn tin tưởng nhau
- Giao tiếp với nhau phù hợp và rõ ràng
- Chấp nhận và ủng hộ lẫn nhau
- Giải quyết các mâu thuẫn trong nhóm trên tinh thần xây dựng để có được kĩ năng này học sinh cần được luyện tập.
5. Nhận xét nhóm.
Tính hiệu quả của nhóm thường được thể hiện bằng việc nhận xét của nhóm về các hoạt động của nhóm. Nội dung nhận xét nhóm có thể là những vấn đề cần thiết như sau :
Hoạt động của thành viên nào là có lợi cho nhóm.
Phương thức làm việc của nhóm đã có hiệu quả chưa? Cần thay đổi thế nào để hoạt động của nhóm có hiệu quả hơn.
Có hai hình thức kế tiếp nhau trong nhận xét nhóm : Nhận xét của mỗi thành viên trong từng nhóm và nhận xét của học sinh hay giáo viên về hoạt động của các nhóm
Một vấn đề, một câu hỏi đặt ra và cần lý giải một cách rõ ràng:
+ Người giữ thời gian: có nhiệm vụ báo cho cả nhóm biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua, họ mất bao nhiêu thời gian để thảo luận, và khi nào thì được phép thảo luận hay giải quyết vấn đề.
+ Thư ký: có nhiệm vụ ghi chép lại các câu trả lời hoặc ghi vắn tắt ý chính của cuộc họp nhóm. Trước khi ghi, thư ký phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều đã đồng ý.
+ Người động viê : có nhiệm vụ khuyết khích và nhắc nhở tất cả các thành viên trong nhóm than gia đóng góp ý kiến cho buổi thảo luận, costheer hỏi là họ đang nghĩ gì ? Hoặc co stheer nhắc nhở họ một cách khéo léo? Chúng tôi chưa được nghe ý kiên scuar bạn.
+ Người kiếm tra: Phải đảm bảo được là tất cả các thành viên đã hiểu và đồng ý với những vấn đề mà cả nhóm đang bàn bạc, thảo luận. Phải lưu ý đặc biệt, hay nói cách khác là khônh được phép bỏ qua những dấu hiệu phi ngôn ngữ mà mọi người dễ bị nhầm lẫn hoặc có thắc mắc. Có thể đề nghị một hoặc nhiều thành viên của nhóm giải thích quan điểm của họ kỹ càng hơn. Có thể đật câu hỏi tai sao bạn lại nghĩ như vậy, hoặc yêu cầu những thành viên khác trong nhóm bổ xung ý kiến và theo dõi liệu mọi người có tán thành không ?
+ Người tóm tắt: Có hiệm vụ tóm lược những gì đang được thảo luận, bằng cách diến giải ( có thể nói : “ những điều bạn đang nói là … “ hoặc “ như vậy chúng ta đồng ý rằng …” ), phải đảm bảo rằng các thành viên đều đồng ý rằng ý kiến của mình vừa rồi đã sơ lược đầy đủ chưa ?
+ Người báo cáo: có nhiệm vụ thông báo hay truyền đạt lại cho toàn bộ nhóm về công việc mà các nhóm nhỏ đã thực hiện. Họ có thể thay mặt các nhóm nhỏ yêu cầu sự giúp đỡ của cả nhóm công việc mà họ đang tiến hành.
+ Người đảm bảo thực hiện: quy định về động não có mục nhắc nhở các thành viên nhớ những quy định về kỹ năng động não. Đó là tất cả các ý kiến đã được chấp nhận và đã được ghi chép lại trong quá trình tư duy (suy nghĩ trước khi đọc một vấn đề một yêu cầu của câu hỏi, bài tập)
+ Người duy trì chuẩn mực: có trách nhiệm nhắc nhở ứng dụng các chuẩn mực mà nhóm đã đề xuất cho từng nhiệm vụ và mối quan hệ của nhóm.
+ Người ngắt chuyện: sẽ ra dấu hiệu khi nghe thấy tiếng xì xào và đề nghị những thành viên đang xì xào cho biét có phải bạn đang thảo luận những vấn đề chung với cả nhóm không.
+Người quan sát: phải giám sát hành vi của các thành viên trong nhóm trong suốt quá trình động não và ra dấu hiệu khi thấy thành viên nào lên tiếng quá sớm.
+ Người giữ công bằng: đảm bảo rằng mọi thành viên của nhóm được tham gia một cách công bằng.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN:
1. Xuất phát từ cơ sở lý luận về việc giúp đỡ học sinh học hợp tác nhóm tốt hơn. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nâng cao phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.
Thực ra không phải bây giờ chúng ta mới nghiên cứu về vấn đề hợp tác nhóm, càng không phải bây giờ chúng ta mới sử dụng phương pháp hợp tác nhóm. Mà đã từ lâu có rất nhiều các nhà nghiên cứu về vấn đề này, và cũng có rất nhiều cơ sở, sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm . Có điều trên lý thuyết thì đúng, nhưng khi triển khai, áp dụng thì chưa được đồng bộ, chưa được kết quả như mong muốn.
2. Thực tế trường tôi, cùng một số trường trong ngành giáo dục huyện, tỉnh nhà nói chung, đã thường xuyên áp dụng việc học hợp tác nhóm và bước đầu đạt được một số kết quả học tập nhất định. Học hợp tác nhóm phát huy được khả năng đánh giá của bản thân, tôi thấy việc học hợp tác nhóm một cách nghiêm túc, đúng đắn, sẽ thu được nhiều kết quả tốt.
3. Biện pháp thực hiện :
Muốn thực hiện việc học hợp tác nhóm có hiệu quả thì cần phải xác định rõ nội dung yêu cầu của việc học hợp tác nhóm . Tức là việc thực hiện học hợp tác nhóm. Muốn thực hiện được học hợp tác nhóm phải đảm bảo nội dụng sau:
a) Xác định mục tiêu bài dạy:
- Để xá định được mục tiêu bài dạy, giáo viên cần xác định rõ 2 mục tiêu trước khi tiến hành lên lớp.
- Kiến thức, kỹ năng cơ bản, học sinh cần đạt sau giờ học, có cân nhắc đến mục tiêu cá nhân, phù hợp với năng lực, nhu cầu và sở thích của từng cá nhân.
- Những kỹ năng hợp tác nào cần phải rèn luyện cho học sinh trong giờ học.
b) Ra quyết định :
- Xác định số lượng thành viên trong nhóm : sau khi xác định được mục tiêu giờ học, giáo viên cần xác định số thành viên trong nhóm. Nhóm có hiệu quả có từ 2 đến 6 thành viên. Vì các lý do sau:
+ Nếu số lượng thành viên trong nhóm tăng thì phạm vi khả năng, năng lực, kỹ thuật và trí tuệ để lĩnh hội kiến thức cũng tăng. Số học sinh càng nhiều thì cơ hội có học sinh với nhiều năng lực tham gia thực hiện nhiệm vụ càng tăng.
+ Nếu nhóm có nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia, nhưng các kỹ năng hợp tác như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thống nhất ý kiến, chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm , quản lý để nhiều học sinh được tham gia khó có thể đạt được. Hơn nữa có rất nhiều kĩ năng hợp tác khác cần được dạy trong quá trình hợp tác sẽ không có thời gian để luyện tập.
+ Nhiệm vụ của bài học cũng như các tư liệu học tập sẽ quyết định nhóm.
+ Thời gian càng ít thì nhóm càng nhỏ. Nhòm nhỏ sẽ trở nên hiệu quả hơn vì không mất thời gian tổ chức, mọi thành viên có trách nhiệm hơn và khoảng cách giữa các thành viên càng ít hơn.
Tốt nhất giáo viên nên bắt đầu từ nhóm nhỏ hoặc trao đổi đôi một. Khi học sinh đã có kinh nghiệm, có kỹ năng quyết định sẽ tổ chức nhóm với số lượng cao hơn. Nhưng đừng bao giờ vượt quá 6. Kinh ghiệm cho thấy, nêu nhóm có số lượng hơn 6, nhiều học sinh sẽ thụ động, hoặc chỉ tương tác với một hay hai thành vien bên cạnh. Hợp tác nhóm cần tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện các kỹ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với sự thể hiện vai trò quyết định, chịu trách nhiệm với các quyết định đó, để cùng hưởng vui, buồn với kết quả của mìn, do vậy học sinh cần có thời gian để thích ứng với các hoạt động nhóm.
- Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: khi thành viên vào một nhóm, giáo viên cần nhắc nhở những vấn đề sau:
+ Nhóm đồng nhất hay đa dạng: nhóm đồng nhất có thể được tổ chức với mục tiêu cung cấp một vài nh