Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc,
phương pháp giáo dục. Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất
sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai đoạn, giải phóng con người.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3141 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Seminar tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
SEMINAR
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
GVHD: Thầy Huỳnh Ngọc An
NHÓM 2
1. Nguyễn Hoàng Nhựt Lynh 10. Nguyễn Phú Hơn
2. Bung San Ny Thanh Hồng Anh 11. Phan Thị Thanh Hằng
3. Hoàng Nguyễn Trung Nghĩa 12. Lê Huỳnh Kim Phụng
4. Trần Văn Phận 13. Phạm Thị Kim Tươi
5. Trần Minh Tiến 14. Trương Minh Tiến
6. Trương Thị Ngọc Hân 15. Đỗ Văn Thanh
7. Lê Thị Đẹp 16. Trương Thị Thanh Tuyền
8. Trần Thị Lan Xuân 17. Nguyễn Thị Diễm Trang
9. Nguyễn Thị Tố Quyên
Long Xuyên, tháng 07. 2011
Trường Đại học An Giang Seminar: TT HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc
GVHD: Thầy Huỳnh Ngọc An 2
I. KHÁI NIỆM ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc,
phương pháp giáo dục. Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất
sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai đoạn, giải phóng con người.
II. VAI TRÒ CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng.
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người có ý nghĩa chiến lược. Đó là một tư tưởng cơ bản, nhất
quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Điều này được thấy rõ qua tình hình lịch sử của nước ta ngay sau khi dành được độc lập dân tộc,
khi đó trong ngân hàng nước ta chỉ có 2 vạn đồng tiền rách, tình trạng dân số thì có đến 98% là
mù chữ, các tổ chức cách mạng thì mới bắt đầu được hình thành, 2,5 triệu dân chết đói, thực dân
Anh thì nhăm nhe vào nước ta để giải giáp vũ khí, Pháp quay lại xâm lược, Tưỏng vào giải giáp
vũ khí, Mỹ chống phá, Nhật chống phá, trong nước thì việt quốc, việt cách nổi dậy. Một chính
phủ mới thành lập mà đã vấp phải nhiều khó khăn và đặc biệt là không được sự thừa nhận của
thế giới, tình hình nước ta đang rơi vào tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Trước hoàn cảnh đó Hồ
Chí Minh đã ký 2 hiệp ước quan trọng 14/9 và 6/3, với 2 hiệp ước này thì dân tộc Việt Nam đã
có được điều kiện để chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại bớt được kẻ thù là Mỹ, Anh và Tưởng.
Độc lập dân tộc là bất biến và tất cả những hiệp ước hay tạm ước chỉ là những sách lược để
phục vụ cho một tư tưỏng cơ bản xuyên suốt đó là độc lập dân tộc và đại đoàn kết toàn dân.
- Lịch sử Việt Nam đã chứng minh cứ khi nào dân tộc Việt Nam đoàn kết thì ta dành độc lập và khi
nào nước ta đánh mất sự đoàn kết thì sẽ bị mất chủ quyền. Hồ Quý Ly là một trong những ông
vua giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng là người lãnh đạo cuộc kháng chiến thất bại
nhanh nhất trong lịch sử Việt Nam khi quân Minh xâm lược, bởi ông đã không đoàn kết được
toàn dân.
- Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộc. Tập hợp mọi lực lượng có thể tập
hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù.
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cách mạng. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng giai
đoạn phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp với những đối tượng khác nhau.
Tức là đại đoàn kết dân tộc là chiến lược nhưng trong từng giai đoạn thì phải có cách thức đoàn
kết khác nhau. Ví dụ như trước năm 1945 chúng ta có khẩu hiệu: “Đánh đổ thực dân, phong
kiến dành độc lập dân tộc chia ruộng đất cho dân cày”, nhưng đến năm 1945 khi Bác Hồ đọc lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến : “Đánh đuổi thực dân dành độc lập cho dân tộc”, vốn dĩ có sự
khác biệt đó là vì khi này ta cần phải lôi kéo thêm tầng lớp phong kiến ủng hộ cho cách mạng để
vừa bớt kẻ thù đồng thời thu hút được của cải để có tiền để làm cách mạng.
Trường Đại học An Giang Seminar: TT HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc
GVHD: Thầy Huỳnh Ngọc An 3
- Hồ Chí Minh đã nêu ra những luận điểm có tính chất chân lý về đoàn kết. “Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Vai trò của khối đại đoàn kết:
Đoàn kết làm ra sức mạnh.
Đoàn kết là then chốt của thành công.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
- Đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được
xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực.
Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh đã
thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể
gồm 8 chữ là: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền
núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ: Trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng
chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc. Một là
đoàn kết. Hai là làm Cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ
mục đích tuyên truyền huấn luyện: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là
đấu tranh thống nhất nước nhà”.
- Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Bởi lẽ, cách mạng muốn thành công nếu
chỉ có đường lối đúng chưa đủ mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành
những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi
kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng, thực lực đó chính là khối đại đoàn kết
dân tộc.
- Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân. Trong cuộc đấu
tranh để tự giải phóng, Đảng có nhiệm vụ thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng đấu tranh
một cách tự giác, có tổ chức thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân
tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người .
III. NỘI DUNG CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
- Đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân “Đoàn kết toàn dân tộc”. Không
phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người
theo tín ngưỡng với người không theo tín ngưỡng… “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự
tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Liên minh công nông lao động trí thức làm
nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân.
- Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn
đề Dân và Nhân dân một cách rõ ràng, toàn diện.
Trường Đại học An Giang Seminar: TT HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc
GVHD: Thầy Huỳnh Ngọc An 4
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Dân và Nhân dân vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người
Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, họ là chủ thể của khối đại
đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết dân tộc thực chất là khối đại đoàn kết toàn dân.
Với Hồ Chí Minh, các khái niệm dân, nhân dân có một nội hàm rất rộng, người dùng khái niệm
này để chỉ “mọi con dân đất Việt”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, không
phân biệt “già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện”. Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp
đông đảo quần chúng vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai đều là chủ thể
của đại đoàn kết dân tộc. Người đã nhiều lần nêu rõ “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất
và độc lập của tổ quốc;ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có
lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Với tinh thần đoàn kết rộng
rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam.
- Hồ Chí Minh cho rằng: “ Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài…Ta
đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; Ta còn phải đoàn kết để xây dựng
nước nhà; Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết”. Vì
vậy, Người chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên
lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực
lượng và Người đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình
cách mạng Việt Nam từ CMDTDCND đến CMXHCN.
2. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết
của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con
người.
- Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền
thống này được xây dựng, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước và
đã trở thành cội nguồn sức mạnh của dân tộc, trong cuộc đấu tranh chống mọi thiên tai địch
hoạ, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
- Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu… cho nên, vì lợi ích cách
mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện ở mỗi con người.
Người Việt Nam ta có truyền thống “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”. Hồ Chí
Minh cho rằng ngay đối với những người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn
kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ, mà hoàn toàn không định kiến và khoét sâu cách
biệt. Người đã lấy hình tượng năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn nhưng tất cả đều nằm trên
cùng một bàn tay để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết rộng rãi. Thậm chí đối với
những người trước đây đã chống chúng ta, nhưng nay không chống nữa thì khối đại đoàn kết
dân tộc cũng sẽ mở rộng cửa đón tiếp họ. Người đã nhiều lần nhắc nhở “Bất kỳ ai mà thật thà
tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng
ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Người tha thiết kêu gọi tất cả những người
Trường Đại học An Giang Seminar: TT HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc
GVHD: Thầy Huỳnh Ngọc An 5
thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây
đứng về phe nào; chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân vì nước. Để thực hiện được đoàn kết,
Người còn căn dặn: Cần xoá bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ
cùng nhau tiến bộ để phục vụ nhân dân.
- Người cho rằng: “Trong mấy triệu người… dòng dõi tổ tiên ta. Vậy ta phải khoan hồng đại độ.
Ta phải nhận thấy rằng đã là con lạc cháu hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với
những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải dùng tình nhân ái mà cảm hại họ. Có như thế mới
thành đoàn kết, có đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.
- Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Vì vậy, nguyên tắc tối cao của
Người là yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, tiếp nối
truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”.
Sở dĩ Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm đại đoàn kết một cách rộng rãi như trên là vì Người
có lòng tin ở dân, tin rằng trong mỗi người, “ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn
bên trong. Tấm lòng yêu nước ấy có khi bị bụi mờ che mắt, chỉ cần làm thức tỉnh lương tri thì
lòng yêu nước lại bộc lộ
Dân tộc, toàn dân thì là một khối rất rộng lớn gồm hàng chục triệu con người vì vậy phải xác
định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái nền
tảng đó. Về điều này người đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số
nhân dân, mà đại đa số nhân dân công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền
vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”
Người chỉ rõ: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh
công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất” về sau Người có nêu thêm :lấy liên
minh công nông – lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng
được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ
thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc .
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất:
- Đại đoàn hết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một chiến lược cách mạng và trở thành khẩu
hiệu của toàn Đảng, toàn dân tộc. Và nó biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật
chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Toàn dân tộc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu
chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đặn thì sẽ trở thành lực lượng
to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
- Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Tùy theo từng thời
kỳ, căn cứ và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của Mặt trận dân tộc thống
nhất có những nét khác nhau và tên gọi của Mặt trận dân tộc thống nhất cũng khác nhau:
Trường Đại học An Giang Seminar: TT HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc
GVHD: Thầy Huỳnh Ngọc An 6
Hội đồng phản đế đồng minh (1930)
Mặt trận dân chủ (1936)
Mặt trận nhân dân phản đế (1939)
Mặt trận Việt Minh (1941)
Mặt trận Liên Việt (1946)
Mặt trận dân tộc GPMNVN (1960)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( 1955 đến 1976)
Song chỉ là sự phấn đấu vì mục tiêu là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc và hạnh phúc
của nhân dân.
2. Một số nguyên tắc cơ bản của Mặt trận dân tộc thống nhất
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông - trí, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích cao của dân tộc, quyền lợi
cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn
kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
V. NHẬN THỨC VỀ ĐIỀU MONG MUỐN CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI
Bác Hồ đi xa và về với “thế giới người hiền” đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta Bản Di chúc lịch
sử - một Di sản vô cùng quý giá. Bác để lại “muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho
toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Về việc riêng, Bác chỉ viết mấy dòng ngắn
gọn, vẻn vẹn có 79 chữ (không hiểu là vô tình hay hữu ý?), tượng trưng cho 79 mùa xuân tuổi đời
của Bác. Việc riêng dường như chỉ của riêng mình, tròn vẹn như thế thôi, không hơn, chẳng kém.
Nhưng, “việc riêng” của Bác là “suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”, thì không còn là
của riêng Bác nữa. Bác đã hóa thân vào tâm hồn dân tộc, vào hồn thiêng sông núi Việt Nam. Cuối
Bản Di chúc, Bác viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết
phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Điều mong muốn cuối cùng của Bác có thể chia ra làm 2 nội dung:
Phần đầu gồm 5 Điều mong muốn: Hoà bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ và Giàu mạnh.
1. Hòa bình
- Bác viết bản Di chúc vào thời điểm đất nước đang có chiến tranh gay go, quyết liệt, thì
việc mong muốn đánh đuổi hết giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước là ước nguyện cháy
bỏng của Bác và của toàn dân tộc.
- Thế nhưng, Bác lại đặt hai từ hoà bình trước tiên, chứ không phải là các từ nào khác
trong “tổ hợp” các cụm từ nêu trên. Như vậy có phù hợp (hợp lý) không và điều đó có ý
nghĩa gì?
Trường Đại học An Giang Seminar: TT HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc
GVHD: Thầy Huỳnh Ngọc An 7
- Theo lẽ thông thường của sự vật, để có một tương lai tươi sáng, thì phải giải quyết tốt
những việc đang ở thời hiện tại. Chiến tranh là đang hiện tại (năm 1969), là việc nghiễm
nhiên phải giải quyết để có được hòa bình ở tương lai. Do vậy, hòa bình đã trở thành ước
mơ cháy bỏng của nhân dân ở bất cứ nước nào đang trong cuộc chiến, nhất là cuộc chiến
đã kéo dài hàng thập kỷ. Hơn thế nữa, đất nước và nhân dân Việt Nam đã và đang trải
qua bao cuộc trường chinh gian lao, khốc liệt trong lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước
của mình, thì hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, mong muốn hòa bình là trên hết, trước
hết, là nhu cầu bức thiết của con người và xã hội. Thế nhưng, hiện thời (năm 1969) đất
nước đang có chiến tranh, muốn có tương lai hòa bình thì phải quyết tâm chiến đấu để kết
thúc chiến tranh. Vì thế, hòa bình trở thành động lực thôi thúc toàn quân, toàn dân xông
lên giết giặc, lập công, sớm đem lại hòa bình cho đất nước.
- Đất nước Việt Nam vốn “đất không rộng, người không đông” (theo quan niệm những
năm trước đây), kinh tế chưa phát triển, cuộc sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, lam
lũ. Hòa bình là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước, xây dựng cuộc sống bình yên,
hạnh phúc. Chiến tranh là thời điểm có tính nhất thời và hòa bình là thời kỳ có tính lâu
dài trong lịch sử. Vì thế, mong muốn hòa bình của Bác không chỉ phản ánh nguyện vọng
cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân ta lúc bấy giờ (thời kỳ Bác viết Di chúc), mà còn là
mong muốn một nền hòa bình lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
mai sau. Hòa bình là mục tiêu, đồng thời là kết quả của cuộc kháng chiến cần đạt tới (kết
trái hòa bình). Hơn nữa, hòa bình chính là tư tưởng nhân văn, là bản chất văn hóa Bác Hồ
được để lại trong Di chúc, đồng thời là thông điệp Bác muốn nhắn nhủ cho muôn đời con
dân nước Việt. Chúng ta chiến đấu là để có một nền hòa bình vững chắc, lâu dài cho đất
nước và con người, là để dân tộc Việt Nam chung sống hoà bình với tất cả các dân tộc
khác trên thế giới.
2. Thống nhất
Khát vọng hòa bình thôi thúc toàn dân chiến đấu giải phóng đất nước, tiến tới thống nhất
nước nhà, non sông quy về một mối. Bác Hồ đã từng nói: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước
Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”. Thống
nhất đất nước là ý chí sắt đá và nguyện vọng cao cả của toàn Đảng, toàn dân ta. Vì sự nghiệp
thống nhất đất nước, chúng ta đã tiến hành các cuộc kháng chiến gian lao, lâu dài, hy sinh
nhiều xương máu của đồng bào, đồng chí ta. Dân tộc ta đã viết nên những trang sử oai hùng
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của thế kỷ XX là “một nước nhỏ mà đánh thắng
hai đế quốc to”. Việt Nam trở thành tấm gương tiêu biểu cho các dân tộc trên thế giới trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, muốn có hòa bình thì phải thống nhất đất
nước. Có thống nhất đất nước mới đảm bảo một nền hòa bình lâu dài. Hòa bình và thống nhất
có mối quan hệ biện chứng tương tác lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Hòa bình là động lực cho
công cuộc thống nhất đất nước và thống nhất là điều kiện cho xây dựng hòa bình. Xây dựng
một nền hòa bình lâu dài trong một thực thể Việt Nam thống nhất bền vững.
Trường Đại học An Giang Seminar: TT HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc
GVHD: Thầy Huỳnh Ngọc An 8
3. Độc lập
Trong Điều mong muốn cuối cùng của Bác chứa đựng những tư tưởng cao cả của bậc lãnh tụ,
vĩ nhân, của bậc hiền triết thâm thúy. Trung tâm của những tư tưởng ấy là Độc lập. Cả cuộc
đời hoạt động cách mạng của Bác là biểu trưng cho ý chí độc lập, tự do của riêng Bác và
đồng thời cho cả dân tộc Việt Nam. Chỉ có ý chí độc lập, một Đảng, một dân tộc, một con
người mới có tinh thần tự tin, mới có tâm năng và tài năng sáng tạo dù trong hoàn cảnh khó
khăn nhất của cách mạng, của đời sống dân tộc và cuộc đời mỗi con người. Độc lập, tự do là
tư tưởng trung tâm trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chính Bác khái
quát hóa thành chân lý phổ biến trong câu nói nổi tiếng của Bác: “Không có gì