Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: “Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách” Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.
Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định : “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này.
10 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh hoạt Đội với ứng dụng công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: “Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách” Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.
Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định : “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này.
Đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh Tiểu học nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên phổ thông trung học.
Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đứng trước thực tế đó đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách đội phải phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môi trường lành mạnh có tác dụng giáo dục sâu rộng đến học sinh. Đặc biệt Tổng phụ trách Đội phải nhạy bén, thông minh, linh hoạt tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Song, trong khi cả Ngành giáo dục đang phát động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới hoạt động dạy học và cũng thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" thì công tác Đội và phong trào thiếu hầu như không thay đổi là mấy. Các hoạt động vẫn sử dụng các phương pháp, phương tiện truyền thống dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.
Thực tế cho thấy, ở một số trường đã trang bị cho Tổng phụ trách nói riêng và toàn trường nói chung một số phương tiện hiện đại như máy tính nối mạng, máy chiếu, hệ thống âm thanh hiện đại,... Song việc khai thác và sử dụng chúng hiệu quả vào các hoạt động đội, ngoại khoá, văn nghệ chỉ dừng lại ở soạn thảo văn bản còn máy chiếu thì dùng để cho các hoạt động chuyên môn chứ hiếm khi sử dụng vào công tác Đội và phong trào.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi thấy Tổng phụ trách Đội cần cập nhật thêm nhiều kỹ năng về công nghệ thông tin, việc sử dụng các phần mềm để góp phần nâng cao hiệu quả công tác cũng là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, mạnh dạn đưa những vấn đề này cho anh chị em đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôi làm tốt hơn công việc này.
II. Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu, thời gian nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu
Liên đội TH Vĩnh Mỹ B1 (Năm học 2013 - 2014; 2015 - 2016)
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp nghiên cứu trên sản phẩm
- Phương pháp học hỏi kinh nghiệm
3. Phạm vi nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả một số hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
4. Tài liệu nghiên cứu
- Tìm hiểu qua sách báo, Internet.
- Tìm hiểu tình hình một số Liên đội trong huyện.
- Tìm hiểu thực ở Liên đội.
- Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Người Tổng phụ trách Đội cần biết.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận - thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
Trong những năm qua, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và đang tự khẳng định vị trí của mình, Đội thực sự là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trước thực tế đó rất cần người Tổng phụ trách Đội phải thực sự có năng lực trong mọi hoạt động, biết thu hút các em và hướng dẫn các em tham gia các phong trào một cách tích cực và có hiệu quả.
Vai trò của Tổng phụ trách Đội đặc biệt quan trọng trong nhà trường, vị trí vai trò của Tổng phụ trách Đội gắn chặt với vị trí vai trò của tổ chức Đội, thực tiễn những năm vừa qua cho thấy nhiều trường đạt được danh hiệu tiên tiến xuất sắc, công tác Đội đóng góp một phần không nhỏ. Lại nói hoạt động Đội trong nhà trường mạnh hay yếu, tốt hay xấu một phần rất quan trọng phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người giáo viên Tổng phụ trách Đội.
Người giáo viên Tổng phụ trách Đội đóng vai trò của một nhà tổ chức và đương nhiên phải thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội, có khả tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích nhằm thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia để các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Đây thực sự là sân chơi bổ ích đối với các em học sinh trong các nhà trường. Vì vậy ngoài những kỹ năng "cứng" về công tác Đội thì Tổng phụ trách phải tự trang bị kỹ năng "mềm" để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc mà một trong những kỹ năng đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thời gian 14 năm đảm nhiệm công tác Tổng phụ trách Đội tôi đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, phong trào. Tôi thấy rằng có rất nhiều hoạt động cần được giữ gìn và phát huy như các trò chơi dân gian, trò chơi nhỏ,...Tuy nhiên còn nhiều hoạt động cần phải đổi mới cách làm để phù hợp với yêu cầu của thời đại mới và đặc biệt là phải có hiệu quả cao hơn.
Chúng ta đều thấy được vai trò của công nghệ thông tin trong rất nhiều các lĩnh vực trong đó có giáo dục: Các hoạt động về đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử, học trực tuyến, giải toán trên mạng,...Chính vì vậy công tác Đội và phong trào thiếu nhi cũng phải đổi mới để đáp ứng được nhu cầu của đội viên trong thời đại mới.
II. Khảo sát tình hình của các liên đội
Từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát tại Liên đội mà tôi đang làm Tổng phụ trách khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin, sau khi khảo sát tôi đã thu được kết quả sau:
+ Tổ chức trò chơi ngoài trời: chiếm khoảng 80% các em tham gia tích cực; còn lại 20% các em chưa tự tin, nhút nhát trước đông người.
+ Tổ chức các trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin: chiếm hơn 96% các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, nắm vững hơn trong quá trình giao lưu.
Qua các số liệu vừa đưa ra ta thấy rằng: Tuy các hoạt động Đội và phong trào được tổ chức nhưng hiệu quả công việc và sự hứng thú của các em khi tham gia chưa cao vì các lý do: Việc truyền tải thông tin đến đối các em rất đơn điệu chỉ dựa vào lời nói và hướng dẫn của Tổng phụ trách dẫn đến khả năng tiếp thu của các em có hạn và không ghi nhớ được lâu dài.
III. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả một số hoạt động đội và phong trào thiếu nhi
1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tập huấn nghi thức Đội
Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Với những quy định cụ thể bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, thủ tục, nghi lễ và đội ngũ.
Nghi thức Đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội. Việc triển khai thực hành nghi thức, nghi lễ là một việc làm thường xuyên trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội để hình thành thói quen, nế nếp tốt cho đội viên trong tổ chức Đội.
Trong 6 bước hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội thì bước thứ 2 là phân tích, làm mẫu là một trong những bước quan trọng nhất. Qua bước phân tích này đội viên sẽ hình dung được cách thức tiến hành, các vị trí của người chỉ huy, cách chọn vị trí tập trung, cách rót đội hình, các khẩu lệnh,... Nhờ sử dụng các slide minh họa, mô phỏng và các clip làm mẫu đã giúp cho đội viên tiếp thu và chuyển sang bước thực hành rất dễ dàng. Mặt khác đã tiết kiệm được thời gian và công sức tập huấn cho Tổng phụ trách.
Dùng phần mềm PowerPoin để mô phỏng cách tập hợp các đội hình
Ảnh minh họa thực hành nghi thức Đội
2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
Các hoạt động ngoại khóa góp phần quan trọng vào giáo dục toàn diện. Thông qua các hoạt động ngoại khóa đã phát huy, hay hình thành rất nhiều kỹ năng, sở trường mà các tiết học chính khóa không làm được.
Ngoài các sân chơi về văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian còn có các cuộc thi đố vui để học, rung chuông vàng, tìm hiểu luật giao thông,... đòi hỏi các em phải có hiểu biết nhất định về kiến thức về khoa học tự nhiên-xã hội.
Tuy nhiên nếu tổ chức các cuộc thi nói trên mà không sử dụng các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu thì nội dung, hình thức tổ chức rất đơn điệu, thiếu thực tế. Mặc khác việc tổ chức một buổi ngoại khóa theo kiểu truyền thống mất rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí. Ví dụ như phải vẽ các hình ảnh minh họa, bảng phụ,...
Nếu chúng ta ứng dụng được phần mềm PowerPoin để tổ chức các hoạt động ngoại khóa thì sẽ có rất nhiều ưu điểm:
+ Tiết kiệm được thời gian, công sức, kinh phí chuẩn bị.
+ Tổ chức được nhiều hình thức khác nhau như trắc nghiệm, giải đáp nhanh, giải đáp tình huống, thuyết trình theo hình,...
+ Truyền tải được một lượng thông tin rộng lớn, có chất lượng hơn.
+ Nhờ các hiệu ứng về hình ảnh, âm thanh đã tạo ra nhiều kênh thông tin đa chiều giúp các em ghi nhớ, khắc sâu và đặc biệt là rất hứng thú khi được tham gia.
Các chương trình này có thể tham khảo, chia sẻ rất nhiều trên mạng Internet, có rất nhiều hình thức tổ chức khác nữa.
Một slide trong chương trình ngoại khóa về ATGT
3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình "Phát thanh măng non"
Chương trình "Phát thanh măng non” là mô hình rất bổ ích, thiết thực. Thông qua chương trình có thể tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, kế hoạch của nhà trường, Đoàn, Đội hay cập nhật các thông tin mới nhất, các gương người tốt, việc tốt,... nhằm định hướng về tư tưởng, ý thức chấp hành pháp luật cho đội viên. Chương trình này cũng gắn liền với Câu lạc bộ “ phóng viên nhỏ” để các em có thể viết bài và chọn lựa để phát thanh chương trình của mình. Các hoạt động trên đã góp phần làm phong phú thêm các hoạt động của mỗi Liên đội.
Trong tình hình thực tế các chương trình phát thanh trước đây là “phát thanh trực tiếp”, cứ mỗi lần có chương trình phát thành là bạn “phát thanh viên” phải ngồi trước máy và đọc thông tin cần tuyên truyền . Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn và trở ngại như: phải phụ thuộc vào thời gian phát thanh, chưa lồng ghép được nhiều hình thức khác nhau (nhạc, lời), cùng một nội dung nhưng phải đọc nhiều lần cho các buổi học khác nhau ...Nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của chương trình.
Trước những khó khăn, hạn chế nói trên tôi đã sử dụng các phần mềm JetAudio để thu lại các bài viết thuộc các chuyên mục khác nhau.
Phần mềm thu âm qua máy vi tính
Phần mềm cắt, nối mp3
Việc sử dụng rất đơn giản, chỉ cần có thêm một bộ Microphone (tai nghe có micrô) giá khoảng 100.000đ kết hợp với máy vi tính và dàn âm thanh là có thể thực hiện được.
Bên cạnh đó cỏ thể sử dụng phần mềm FLV Editor lite (phần mềm cắt và nối file định dạng mp3) để có thể cắt các đoạn nhạc để nối thành nhạc hiệu của chương trình, nhạc hiệu chuyên mục và nối lại một chương trình hoàn chỉnh.
Sau khi hoàn chỉnh việc thu âm, cắt, nối chúng ta có thể chủ động phát vào thời gian có thể (sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi). Nhờ có nhạc hiệu, nhạc nền hay bổ sung các đoạn nhạc nên chương trình phát thanh rất xinh động, thu hút được đông đảo đội viên tham gia và lắng nghe.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động tôi vừa đề cập trên đây chúng ta còn có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào một số hoạt động khác nhằm tăng hiệu quả và thêm xinh động:
a) Trò chơi tìm hiểu truyền thống Đội: Trước đây ở các Liên đội chỉ in các nội dung câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh trả lời, ứng dụng PowerPoin vào chương trình tổ chức cho các em tìm hiểu trực tiếp.
Trò chơi “Ô chữ bí mật”
b) Tìm các bài nhạc nền cho các tiết mục văn nghệ: Là một tổng phụ trách nhưng tôi có hạn chế là không biết đánh đàn song đội ngũ giáo viên trong trường cũng không có ai đánh đàn được cả mà trường lại ở vùng ven nên mỗi lần tổ chức các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa rất nhiều khó khăn. Để khắc phục yếu điểm trên tôi đã tìm trên mạng những bài nhạc nền, nhạc beat (nhạc chỉ có phần đệm, không có lời hát) của các bài hát cần phục vụ cho các buổi văn nghệ, ngoại khóa sau đó cho các em trong đội văn nghệ tập hát theo cho đến khi lời hát khớp với nhạc. Sau nhiều lần áp dụng tôi thấy rất tốt, các em tham gia cũng rất nhiệt tình.
c) Ngoài ra ta có thể sử dụng PowerPoin để trình chiếu minh họa hình ảnh, phim tài liệu cho các cuộc thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trình chiếu các báo cáo, số liệu cần thiết cho Đại hội Liên đội, triển khai các chuyên hiệu và nhiều hoạt động khác của Đội. Chúng ta cũng có thể sử dụng Exel để cộng điểm, tổng hợp thi đua giữa các Chi đội như các phần mềm quản lý điểm,
Một slide tuyên truyền học tập là làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ
IV. Kết quả đạt được
Chất lượng một số hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi tăng đáng kể khi giáo viên Tổng phụ trách biết ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. Bên cạnh đó mức độ hứng thú khi tham gia cũng tăng tương ứng chứng tỏ việc đổi mới cách làm đã phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
*Tóm lại: Có rất nhiều lĩnh vực trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi cần phải ứng dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả cho các hoạt động. Tôi không có tham vọng đổi mới tất cả các hoạt động Đội tuy nhiên qua thời gian nghiên cứu và áp dụng nội dung này tôi thấy hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt cùng với đó là chất lượng đội viên, sự tích cực tham gia của các em cũng tăng lên tương xứng.
PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
I. Kết luận
Ngày nay, để hòa nhập cùng với sự phát triển như vũ bão của kinh tế - xã hội thì ngành Giáo dục - Đào tạo cũng không ngừng đổi mới phương pháp để giáo dục những thế hệ học sinh đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Điều đó buộc mỗi giáo viên nói chung và mỗi giáo viên làm công tác tổng phụ trách Đội nói riêng phải luôn trau dồi kiến thức kỹ năng đã được trang bị mà phải luôn cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng được công việc được giao. Tôi xin mượn lại câu khẩu hiệu "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" để kết luận đề tài của mình.
II. Đề xuất
- Đối với phòng GD&ĐT và Hội đồng đội: Cần có kế hoạch xây dựng nội dung và tập huấn cho lực lượng giáo viên Tổng phụ trách thêm nhiều kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc.
- Đối với các trường học: Cần trang bị những phương tiện để nâng cao chất lượng hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi như máy vi tính, dàn âm thanh. Mặt khác Ban giám hiệu cần chỉ đạo các tổ chuyên môn cùng tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp để nâng cao chất lượng của các hoạt động nói trên.
Vĩnh Mỹ B, ngày 21 tháng 12 năm 2015
NGƯỜI THỰC HIỆN
Huỳnh Công Bằng
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
I
Lý do chọn đề tài
1
II
Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu, thời gian nghiên cứu
2
NỘI DUNG
I
Cơ sở lý luận
2
II
Khảo sát tình hình Liên đội
3
III
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả một số hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi
3
IV
Kết quả đạt được
8
KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
I
Kết luận
8
II
Đề xuất
9
=======================================
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cẩm nang người phụ trách.
- Điều lệ Đội - nghi thức Đội TNTP.
- Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (Tác giả: Đỗ Mạnh Cường. Nhà xuất bản: Nxb Đại học Quốc gia TPHCM (03/2008)