Sinh lý tiêu hóa

Răng cửa có hình như cái đục, có nhiệm vụ cắt thức ăn. Răng nanh nhọn làm nhiệm vụ cắn, xé thức ăn. Răng hàm phẳng, có mấu lồi thích nghi với nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn. Răng được cắm vào vào các hố răng ở hai xương hàm trên và dưới, tạo thành hai hàm răng hình vòng cung.

pptx33 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh lý tiêu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓMSINH LÝ TIÊU HÓANhóm sinh viên thực hiện:Đinh Thị HoaNguyễn Quang HuyVõ Thị Hoài Phương Bố cục bài báo cáo: I . Cấu tạo cáo phần của hệ tiêu hóa II.Biến đổi thức ăn trong các phần của hệ tiêu hóa III. Sự hấp thụ thức ăn.I. CẤU TẠO CÁC PHẦN CỦA HỆ TIÊU HÓA: Cấu tạo của hệ tiêu hóa bao gồm các phần chính: - Khoang miệng: trong đó có răng, lưỡi, hầu, các tuyến nước bọt. - Thực quản. - Dạ dày. - Ruột bao gồm: tá tràng, ruột non, ruột già. - Trực tràng và hậu môn.1. Cấu tạo của khoang miệng: - Khoang miệng là đoạn đầu tiên, là cửa ngõ của ống tiêu hóa thức. Phía trước của miệng là 2 môi, phía sau là hầu, phía trên là vòm khẩu cái, phía dưới là nền miệng. Vòm khẩu cái có 2 phần: phía ngoài là vòm khẩu cái cứng và phía trong là vòm khẩu cái mềm. Trong miệng có răng, lưỡi và các tuyến nước bọt. 1.1 Răng: - Có nhiệm vụ cắn, xé, nhai và nghiền nhỏ thức ăn. - Có nhiều loại răng với hình dạng kích thước khác nhau: Răng cửa có hình như cái đục, có nhiệm vụ cắt thức ăn.Răng nanh nhọn làm nhiệm vụ cắn, xé thức ăn. Răng hàm phẳng, có mấu lồi thích nghi với nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn. Răng được cắm vào vào các hố răng ở hai xương hàm trên và dưới, tạo thành hai hàm răng hình vòng cung. Tuy có cấu tạo khác nhau nhưng các loại răng đều có cấu tạo chung, gồm có ba phần chính là thân răng, cổ răng, chân răng. - Thành phần cấu tạo của răng gồm có men răng, ngà răng và tủy răng.1.2. Lưỡi: - Lưỡi là một khố cơ vân chắc chắn và rất mềm dẻo, nên có thể cử đọng tự do và rất linh hoạt để xáo trộn thức ăn. - Phần gốc lưỡi dày hơn, gọi là cuống lưỡi, dính với nền hầu của phần sau khoang miệng. - Trong lưỡi có nhiều mạch máu và các sợi thần kinh. - Lưới có mặt trên và mặt dưới. Bề mặt của lưỡi được phủ một lớp màng nhầy có xen các gai vị giác cho biết vị của thức ăn. 1.3. Các tuyến nước bọt: Trong khoang miệng có ba đôi tuyến nước bọt , có chức năng tiết ra nước bọt để làm ướt, bôi trơn thức ăn cho dễ nuốt và tiêu hóa thức ăn. Dựa vào vị trí của ba đôi tuyên nước bọt, người ta đã gọi chúng là đôi tuyến dưới lưỡi, dưới hàm và mang tai. - Đôi tuyến mang tai lơn nhất, nằm bên mang tai, mỗi tuyên nặng khảng 20-30g, có một ống dẫn đổ ra mawth trong của má, ngang vị trí của răng hàm trên thứ 2. Đôi tuyến mang tai tiết ra một lượng lớn, khoảng 50-60% tổng số nước bọt. - Đôi tuyến dưới hàm: nằm ở hõm dưới hàm, nặng khoảng 15g, mỗi tuyến đều có ống dẫn đổ ra giữa nền miệng phía dưới lưỡi. - Đoi tuyến dưới lưỡi: bé hất nằm ở trên cơ hàm, nặng khoảng 5g, mỗi tuyến có nhiều ống dẫn đổ ra nền miệng. 2. Cấu tạo của hầu và thực quản: 2.1 Cấu tạo của hầu: - Hầu là một ống ngắn, nối tiếp với khoang miệng, phía trên thông với khoang mũi, phía dưới thông với thanh, khí quản, và thực quản.Là ngã tư giữa đường hô hấp và tiêu hóa. Ở đây có sụn thanh nhiệt làm nhiệm vụ đóng kín khí quản khi nuốt thức ăn. 2.2 Cấu tạo của thực quản: Thực quản là một ống cơ dài, tiếp theo hầu có nhiệm vụ dồn và đẩy thức ăn từ miệng vào dạ dày. - Thức quản có 4 lớp: - Ngoài cùng là lớp thanh mạc mỏng, tạo thành từ các sợi liên kết đàn hồi. - Ở giữa là lớp cơ trơn, gồm cơ vòng và cơ dọc, nên thực quản co bóp một cách tự động theo kiểu nhu động. Nhờ vậy mà có thể nuôt thức ăn không lệ thuộc vào trọng lực của nó, ngay cả khi nằm hoặc cúi. - Ngoài cùng là lớp niêm mạc, có các tuyến nhày, tiết dịch nhày làm trơn thức ăn, tạo điều kiện cho thức ăn di chuyển được dễ dàng. - Bên ngoài niêm mạc là lớp dưới niêm mạc, chứa mạng lưới mao mạch dày đặc và có nhiều tuyến tiết dịch nhày. 3. Cấu tạo của dạ dày: Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hóa, nằm trong khoang bụng và có 2 lỗ thông. - Lỗ phía trên thông với thực quản, được đóng mở bằng cơ thắt tâm vị. - Lỗ phía dưới thông với tá tràng, được đóng mở bằng cơ thắt môn vị. - Dạ dày có 2 bờ cong lớn và bé. - Thành dạ dày gồm 4 lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ trơn, lớp dưới niêm mạc và niêm mạcLớp cơ trơn gồm có cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ cheo ở trong.Lớp niêm mạc uốn sâu vào thành dạ dày và có nhiều ống tuyến làm tăng bề mặt tiết dịch vị - Ruột non gồm ba phần: tá tràng, hòi tràng, hổng tràng. -Tá tràng là nơi nhận dịch tiêu hóa từ gan và tụy. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng, đoạn ruột non tiếp theo xếp cuộn lại gọi là hổng tràng, đoạn cuối của ruột non đổ vào ruột già gọi là hồi tràng.4.2 Cấu tạo của ruột già:- Ruột già là phần tiếp theo của ruột non và là phần cuối cùng của ống tiêu hóa. 4. Cấu tạo của ruột: Ruột gồm ruột non và ruột già có cấu tạo khác nhau. 4.1 Cấu tạo của ruột non: - Tiếp môn vị của dạ dày là ruột non. Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa. Đó là phần quan trọng nhất để tiêu hóa thức ăn thành sản phẩm cuối cùng đơn giản. II.BIẾN ĐỔI THỨC ĂN TRONG CÁC PHẦN CỦA HỆ TIÊU HÓA: 1. Vai trò của enzim trong tiêu hóa thức ăn: - Bản chất của enzim là những protein, có vai trò của chất xúc tác sinh học, làm tăng tốc độ và cường độ của các phản ứng sinh học bằng cách tác động trực tiếp tới các chất tham gia phản ứng. - Enzim là chất xúc tác có tính đặc thù đối với các phân tử và các hản ứng nhất định. Vì vậy, trong cơ thể có đến hàng nghìn các loại phản ứng nên cũng có đến hàng nghìn các loại enzim đặc thù khác nhau và có thể được sử dụng nhiều lần. - Các enzim tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra, có tác dụng bexrgayx các mối liên kết trong các phân tử thức ăn để phân giải thức ăn từ dạng phức tạp, có kích thước lớn thành dạng đơn giản, có kích thước nhỏ để cơ thể hấp thụ được. Sau khi sản phẩm được giải phóng, enzim lại được tái sử dụng. Cơ chấtEnzymEnzym + Cơ chấtEnzym + Sản phẩmEnzymSản phẩm 2. Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng: Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng do hai cơ chế thực hiện: cơ chế cơ học và cư chế hóa học. 2.1 Biến đổi thức ăn theo cơ chế cơ học:Sự biến đổi thức ăn theo cơ chế cơ học ở miệng chủ yếu do các loại răng đảm nhiệm, như: răng cửa cắt thức ăn, rang nanh xé thức ăn và răng hàm nghiền nhỏ thức ăn.Hoạt động của răng là nhờ chuyển động của hàm dưới và được thực hiện qua động tác nhai, với sự tham gia của các cơ nhai: cơ thái dương và lưỡi. Nhai làm cho thức ăn chạm vào lưỡi nhiều lần, ở nhiều vị trí khác nhâu nên nên làm cho nước bọt tiết ra nhanh và nhiều hơn và làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với enzym tiêu hóa. Má và lưỡi cũng giúp cho việc nhào trộn thức ăn và trộn đều nước bọt. Cuối cúng, thức ăn đã được tạo thành viên nhỏ, trơn, rơi xuống hầu để thực hiện phản xạ nuốt - Động tác nhai và nuốt là các phản xạ tự động, được thực hiện qua các phản xạ không diều kiện và một phần theo ý muốn. - Khi đã có thức ăn vào miệng thì các cơ quan thụ cảm ở niêm mạc miệng và lưỡi sẽ hưng phấn và gửi các xung động thàn kinh hướng tâm về trung ương thần kinh thoe các dây thần kinh sọ số V và số IX. - Các trung khu nhai nằm ở hành tủy và vỏ não. Các xung thần kinh ly tâm sẽ đi theo các sợi dây thần kinh vận động số V, VII và IX. Khi thức ăn đã được nhai sẽ được nhuyển sẽ xảy ra động tác nuốt.- Trong giai đoạn đàu nuốt là đông tác có ý thức: người ta chủ động ngậm môi lại, lưỡi nâng cao viên thức ăn lên, ấn nó vào vòm cứng, rồi lưỡi thụt lại một chút để đua thức ăn vò vòm miệng mềm, sát vớ họng. Từ đây, nuốt được thực hiện tự động nhờ một loạt phản xạ không điều kiện. - Khi các viên thức ăn chạm vào thành hầu và kích thích các thụ quan ở đây thì nắp thanh quản đóng lại để thức ăn không lọt được vào đường hô hấp và khoang miệng, đường lên mũi đóng kín, thanh quản nhô lên, mở đường thông xuống thực quản và chỉ sau 0.2-0.3 sthì viên thức ăn đã lọt sâu vào trong họng và chạy vào thực quản. - Ki thức ăn xuống thực quản, các ơ thực quản co bóp nhịp nhàng để đẩy thức ăn xuống dạ dày theo cách lướn sóng.2.2 Biến đổi thức ăn theo cơ chế hóa học:* Tác dụng của enzym tiêu hóa trong nước bọt:Trong nước bọt không co enzym tiêu hóa protin và lipit mà chỉ có enxzym tiêu hóa gluxit.Tiêu hóa hóa học thức ăn ở miệng la do enzym aylaza có trong nước bọt thực hiện.Dưới tác động cảu enzym amylaza, tinh bột chín được phân giải thành đường maltozo.Enzym amylaza không có tác dụng phân giải tinh bột sống.* Tiết nước bọt: - Trong tuyến nước bọt có 2 loại Tb là TB nước, tiết dịch loang, chứa nhiều enzym và TB nhầy tiết ra dịch đặc hơn và chứ nhiều chất nhày. - Tiết nước bọt là phản xạ không điều kiện xảy ra khi thức ăn chạm vào lưỡi. Nhờ vậy mà nước bọt không tiết ra quá sớm khi chưa có thức ăn à cũng khong tiết ra quá muộn.3.Quá trình biến đổi thức ăn trong dạ dày:3.1. Biến đổi thức ăn theo cơ chế cơ học:Lúc đói, dạ dày chỉ co bóp nhẹ và thưa. Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, để nhào trộn thức ăn với dịch vị rồi đẩy thức ăn xuống ruột.Vùng thân của dạ dày có khả năng đàn hồi lớn. Vì vậy khi ta nuốt thức ăn vào đến đâu thì thân dạ dày sẽ dãn ra đến đó, áp suất trong dạ dày không tăng lên nên không gây cản trở cho việc nuốt tiếp thức ăn. Sau bữa ăn thì toàn bộ thức ăn chứa trong vùng thân của dạ dày, phần thức ăn vào trước nằm ở xung quanh, còn phần thức ăn vào sau thì nằm ở giữa. Mỗi vùng của dạ dày có những hoạt động khác nhau. * Ở phần tâm vị: việc đóng mở là nhờ lớp niêm mạ dày lên và được cơ hoành bọc xung quanh tăng cường thêm. Do đó tâm vị đống không chặt như môn vị. - Khi thức ăn được chuyển tới phần cuối của thực quản, sẽ kích thích vào phần nầy làm cho tâm vị mở ra và đoạn thực quản này co và dồn thức ăn xuống dạ dày. - Thức ăn vào đến dạ dày sẽ làm trung hòa bớt độ axit của dịch vị, độ axit giảm là tác nhân kích thích làm cho tâm vị đống lại, nên sau khi mở, tâm vị lập tức đóng lại. - Khi độ pH của dịch vị đã trở lại bình thường, tâm vị lại mở tiếp - Nhờ vào cơ chế đóng mở nhịp nhàng như vậy nên thức ăn chỉ di chuyển theo chiều từ thực quản xuống dạ dày mà không trào ngược lên thực quản. * ở phần thân và hạ vị: Sau khi ăn khoảng 10-20 phút thì dạ dày sẽ co bóp theo kiểu làn sóng, bắt đầu từ vùng thân và rồi lan dần xuống môn vị, càng lan xa càng mạnh. - Lúc này, áp suất trong phần thân của dạ dày là 10-40mmHg và đến phần hang vị là 20-140mmHg. - Kết quả là khối thức ăn chuyển động từ trên xuống dươi, sát thành dạ dày và nhồi từ dưới lên chính giữa. - Ở phần thân dạ dày, nhu động làm cho cho phần thức ăn ở xung quanh ngấm dịch vị rồi bị mềm ra và rơi xuống vùng hang vị. - Vùng hang co bóp mạnh hơn nên thức ăn đã được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị và tạo thành một dịch lỏng gọi là vị trấp, rồi được chuyển qua môn vị xuống tá tràng. - Độ axit càng tăng thì co bóp của dạ dày càng mạnh * Ở phần môn vị: Có cơ thắt riêng và khá mạnh , nhưng thường thì môn vị vẫn hơi hé mở. Khi thức ăn đã được tiêu hóa ở vùng hang vị thì nhu động của dạ dày trở nên mạnh hơn và nhất là ở vùng hang vị tạo thành lực ép lên khối thức ăn ở đây, làm mở môn vị đẩy vị trấp xuống tá tràng. - HCl có trong vị trấp kích thich tá tràng gây phản xạ đóng môn vị. -Môn vị mở ra và đóng lại ngay. Do đó, thức ăn chỉ xuống tá tràng một ít nên sự tiêu hóa là hấp thụ được triệt để. - Nhờ vậy, mà thức ăn thành bữa nhưng sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thì lại diễn ra gần như suốt ngày để cung cấp chất dinh dưỡng chho cơ thể liên tục. - Sau khi ăn xong khoảng 4h30 phút, thì phần lớn thức ăn đã được chuyển xuống tá tràng, nhưng phải sau 6-7h mới hết. Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày tùy thuộc vào bản chất thức ăn. 3.2 Biến đổi thức ăn theo cơ chế hóa học trong dạ dày. * Thành hần của dịch vị: Dịch vị tinh khiết là một chất lỏng, trong suốt, không có màu và dính. Trong 24h dạ dày tiết ra khoảng 1,5 -2,0 lít dịch vị. *Điều hòa tiết dịch vị: - Sự tiết dịch vị được điều hòa bởi 2 cơ chế thần kinh và thể dịch. - Cơ chế thần kinh thực hiện nhờ phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Dây thần kinh điều hòa tiết dịch vị chủ yếu là dây phế vị (dây X). Khi kích thích dây XX làm tăng tiết dịch vị, còn khi ức chế dây X thì làm giảm tiết dịch vị.- Khi thức ăn chạm vào lưỡi, niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày, các thụ quan sẽ bị kích thích và các xung động hướng tâm được truyền về hành tủy. Các xung động ly tâm theo dây thần kinh số X chạy đến dạ dày và gây tiết dịch vị - Điều hòa tiết dịch vị bằng cơ chế thể dịch với sự tham gia của nhiều yếu tố, như yếu tố gastrin do vùng hang vị tiết ra theo máu trở lại vùng thân vị làm tăng cường sự bài tiết dịch vị. - Khi vị trấp xuống tới tá tràng sẽ kích thích niêm mạc tá tràng tiết ra gastrin, rồi theo máu đến vùng thân và hang vị gây tiết HCl và pepsin. -Histamin do dạ dày tiết ra liên tục tác động vào TB thành dạ dày làm tăng bài tiết HCl. Các hoocmon vỏ tuyến trên thận cũng làm tăng tiết dịch vị, còn adrenalin lại làm giảm tiết dịch vị. - Hai cơ chế thần inh và thể dịch không hoạt động riêng lẻ mà bổ sung điều hòa lân nhau. * Tác dụng của dịch vị: Tác dụng của dịch vi trong tiêu hóa thức ăn chủ yếu do các enzym và HCl thực hiên. Trong dịch vị có các enzym tiêu hó protein và lipit. - Quá trình tiêu hóa trong dạ dày do các enzym: + Pepsin: Enzym này khi mới tiết ra ở dạng pepsinogen không hoạt động, sau đó được HCl hoạt hóa để trở thành pepsin hoạt động. Pepsin có tác dụng cắt các liên kết peptit, phân giải protein thành các chuỗi polypeptit có kích thước khác nhau, chủ yếu là proteoza và pepton. Ngoài ra pepsin còn có tác dụng tiêu hóa các sợi colagen nằm giữa các TB của thịt để enzym tiêu hóa co thể tiếp xúc với thịt và tiêu hóa chúng. + Chymosin: là enzzym tiêu hóa protein trong sữa + Gelatinaza và collagenaza: những enzym tiêu hóa protein của gân, bạc nhạc, các tổ chức - Quá trình tiêu hóa lipit: Do các enzym lipaza, có tác dụng cắt các liên kết ester giữa glyxerin và axit béo của các lipit trong thức ăn đã đựơc nhũ tương hóa thành glyxerin và axit béo. liên kết các polypeptit và axtamin. 4. Quá trình biến đổi thức ăn trong ruột: Ở ruột non, thức ăn cũng được tiêu hóa co học và hóa học 4.1 Biến đổi thức ăn theo cơ chế hóa học: Ruột non có nhiều hình thức hoạt động cơ học, như co thắt, cử động quả lắc, nhu động và vận động của nhung mao. - Ruột non có khả năng co thắt từng phần do các cơ vòng gây ra. Khi cơ vòng thắt làm cho từng đoạn ruột co thắt và tiết diện của ruột hẹp lại.Có tác dụng làm xáo trộn thức ăn, làm cho thức ăn ngấm dịch tiêu hóa ở từng đoạn của ruột.Cử động quả lắc: do cơ học của ruột thay nhau co và dãn đã làm cho các đoạn ruột trườn đi trườn lại làm xáo trộn thức ăn, tăng cường tốc độ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Cử động nhu động: là dạng cử động co thắt nhịp nhàng, được lan truyền từ phía dạ dày xuống ruột già theo kiểu là sóng, tác dụng chính là dồn đẩy liên tục thức ăn từ trên xuống dưới, làm ch quá trình hấp thụ và tiêu hóa được dễ dàng. Vận động cả nhung mao: do một số sợi cơ trơn của lớp cơ dưới niêm mạc làm cho các nhung mao co bóp theo kiể co dãn tạo ra 4.2 Biến đổi thức ăn theo cơ chế hóa học: - Ở ruột non, tất cả các loại thức ăn đã được tiêu hóa đến sản phẩm cuối cùng đơn giản nhất có thể háp thụ được như: axit amin, glucozo, axit béo và glyxerin. - Thức ăn chịu tác động tiêu hóa hóa học của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật a) Dịch tụy: - Các enzym tiêu hóa protein của dịch tụy rất mạnh và phối hợp với nhau để tiêu hóa protein từ lớn thành nhỏ và cuối cùng thành axit amin có thể hấp thụ được. + Enzym trysin: phân giải protein bằng cách cắt đứt các liên kết peptit có nhóm –COOH thuộc các axit amin kiềm để tạo thành các chuỗi polypeptit nhỏ hơn. + Enzym chymotrysin: tiêu hóa protein bằng cách cắt đứt cac liên kết peptit có nhóm COOH thuốc các axit amin có nhân thơm để tạo thành các chuỗi polypeptit nhỏ hơn. + Enzym cacboxypolypeptitdaza : phân giải các chuỗi polypeptit bằng cách cắt đứt các axitamin đứng đầu ở C của chuỗi. - Nhóm enzym tiêu hóa lipit: enzzym lipaza, photpholipaza, colesterol- esteraza. - Nhóm enzym tiêu hóa gluxit: enzym amylaza, maltaza, lactaza, sacaraza, nucleaza. b ) Dịch mật: Do các TB gan tiết ra, được giữ lại ở trong túi mật và chỉ khi tiêu hóa thức ăn, dịch mật mới được chảy vào tá tràng theo cơ chế phản xạ. - Sự điều hòa dịch mật được thực hiện nhờ hai cơ chế thần kinh và thể dịch.Gan cũng có thể tiết ra dịch mật theo cơ chế phản xạ không điều kiện khi thức ăn chạm vào miệng hay dạ dày qua dây thần kinh phế vị. Tác dụng tiêu hóa của dịch mật:Chủ yếu do muối mật đảm nhiệm. Muối mật là các muối kiềm, có tác dụng tạo ra pH thích hợp làm tăng cường khả năng hoạt động của các enzym của dịch tụy và dịch ruột. c) Tiêu hóa thức ăn của dịch ruột: - Dịch ruột là do 2 loại tuyến Lieberkun và Brunner của ruột non tiết ra. - Các tuyên Lieberkun nằm rải rác ở niêm mạc ruột non tiết ra nước và các muối vô cơ. - Các enzym tiêu hóa thì đượctổng hợp trong các TB niêm mạc của ruột. - Các tuyển Brunner có ở tá tràng tiết ra chất nhầy. - Sự tiết dịch ruột được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch. Khi thức ăn tác động trực tiếp và ruột non gây ra phản xạ không điều kiện tiêt dịch ruột với sự tham gia của đám rối thần kinh Meissner. 4.3 Biến đổi thức ăn trong ruột già: a) Sự co bóp của ruột già. - Ruột già có chuyển động nhu động và phản nhu động. - Cử động nhu động từ trên xuống hậu môn thường không mạnh. - Cử động phản nhu động của ruột già lại mạnh hơn, nhất là đoạn kết tràng. Cử động này làm cho thời gian tồn lưu của các chất trong ruột già kéo dài nên lượng nước được hấp thụ khá nhiều, làm cho chất bã đặc lại. - Khi chuyển đến đoạn ngang của ruột già, các chất bã bắt đầu bị vi khuẩn thâm nhaapjj và phân giải. - Ở đoạn ngang có những co bóp cắt khối chất bã thành từng đoạn nỏ,tách xa nhau và chuyển dần sang đoạn xuống. Dưới tác dụng của vi khuẩn chúng biền thành phân. * Sự thải phân: Phân được thải ra theo động tác đại tiện. Đại tiện là một phản xạ không điều kiên gây co bóp cơ trơn ở trực tràng và mở cơ thắt hậu môn. - Khi phân được dồn đẩy xuống hậu môn đã nhiều gây áp lực kích thích niêm amcj trực tràng. - Các xung động hướng tâm truyền về trung khu đại tiện ở đoạn cùng của tủy sống. - Các xung động ly tâm từ trung khu này theo dây thần đối giao cảm( giây thần kinh chậu) đến trực tràng, gây co bóp mạnh ở các cư ở trực tràng, mở cơ thắt hậu môn và phân được đảy ra ngoài. - Ở hậu môn có 2 cơ thắt là cơ thắt trơn và cơ thắt vân. Động tác đại tiện do cơ thắt trơn thực hiệnIII. SỰ HẤP HẤP THỤ THỨC ĂN: 1. Các con đường hấp thụ thức ăn: *Các bộ phận hấp thụ thức ăn của ống tiêu hóa: Quá trình hấp thụ thức ăn diễn ra suốt dọc chiều dài của ống tiêu hóa, nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non. - Hấp thụ ở miệng: Thời gian thức ăn dừng ở khoang miệng rất ngắn nên chưa đến dạng có thể hấp thu. Tuy nhiên có thể hấp thu được một số chất như rượu. - Hấp thu ở dạ dày: Dạ dày có thể hấp thụ nước một số chất hòa tan trong nước như glucozo, muối ăn, iot, brom, rượu nhưng không hấp thu được axit amin và các sản phẩm của lipit. Hấp thu ở ruột non: Sự hấp thu các chất dinh dưỡng là qua trình vận chuyển chúng qua niêm mạc của ruột non để vào máu và bạch huyết. Cơ chế này rất phức tạ và thực hiện được nhờ các nhung mao của ruột non. Các chất hấp thụ sẽ được hấp thụ là các axitamin, glucozo, glyxerin, axit béo.. Hấp thụ ở ruột già: Ruột già có thể có khả năng hấp thụ nước qua cơ chế tích cực. * Các con đường hấp thụ thức ăn: - Hấp thụ thức ăn vào mạch máu: Hầu hết các sản phẩm tiêu hóa được hấp thụ vào các mạch máu rồi theo tĩnh mạch cửa gan để vào gan, sau đó theo tĩnh mạch gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới rồi về tim. CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE!
Luận văn liên quan