Sơ bộ phân tích lợi ích - Chi phí dự án khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông ô lâu, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô Lâu (KBT) nằm ở phía Tây Bắc phá Tam Giang, cách cửa biển Thuận An 22 km vềphía Tây Bắc, cách trung tâm thành phốHuế40km vềphía Bắc, thuộc địa phận 5 xã: Điền Hoà, Điền Lộc, Phong Chương (huyện Phong Điền) và Quảng Thái, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền). Vùng cửa sông Ô Lâu là nơi có hệ động thực vật đất ngập nước đa dạng. Nguồn gen ởvùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai rất phong phú. Hiện tại ở đây có 661 loài động và thực vật, phân bốthành 8 nhóm. Năm xã trong vùng dựán có 6.206 hộdân với tổng dân sốlà 30.313 người. Tỷlệnghèo đói ởcác xã còn khá cao, đặc biệt là các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Phong Chương được xếp trong 45 xã nghèo của tỉnh. Một bộphận dân cư đang còn sống dưới ngưỡng nghèo, chưa đáp ứng cho mình những nhu cầu tối thiểu như ăn, ở, học hành và các dịch vụthiết yếu. Nghèo đói chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên vùng đầm phá, sửdụng lãng phí và không hợp lý các nguồn tài nguyên. Trong vùng dựán, tỷtrọng diện tích trồng lúa chiếm ưu thế, nhưng năng suất lúa không ổn định, chênh lệch giữa hai vụ(đông xuân và hè thu) khá lớn do địa hình thấp trũng, thiếu nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nên thường bịúng vào đầu vụ đông xuân và hạn mặn cuối vụhè thu, thời tiết thất thường, nạn hạn hán và lũlụt xảy ra thường xuyên, đầu tưthâm canh hạn chế, canh tác không đúng quy trình kỹthuật, lạm dụng phân hoá học làm giảm chất lượng đất.

pdf13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sơ bộ phân tích lợi ích - Chi phí dự án khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông ô lâu, tỉnh Thừa Thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ BỘ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC CỬA SÔNG Ô LÂU, TỈNH THỪA THIÊN- HUẾ TS.Lê Thu Hoa, Nguyễn Diệu Hằng ĐH Kinh tế Quốc dân Dự án thí điểm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô Lâu của tỉnh Thừa Thiên Huế được hình thành trên cơ sở dự tính vùng cửa sông này sẽ đem lại lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường lớn hơn hiện tại nếu được khôi phục thành nơi sinh sản của cá, tôm và các loài sinh vật thủy sinh khác. Nghiên cứu đánh giá và phân tích chi phí - lợi ích cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định thực hiện dự án. I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN THÍ ĐIỂM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC CỬA SÔNG Ô LÂU Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô Lâu (KBT) nằm ở phía Tây Bắc phá Tam Giang, cách cửa biển Thuận An 22 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Huế 40km về phía Bắc, thuộc địa phận 5 xã: Điền Hoà, Điền Lộc, Phong Chương (huyện Phong Điền) và Quảng Thái, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền). Vùng cửa sông Ô Lâu là nơi có hệ động thực vật đất ngập nước đa dạng. Nguồn gen ở vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai rất phong phú. Hiện tại ở đây có 661 loài động và thực vật, phân bố thành 8 nhóm. Năm xã trong vùng dự án có 6.206 hộ dân với tổng dân số là 30.313 người. Tỷ lệ nghèo đói ở các xã còn khá cao, đặc biệt là các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Phong Chương được xếp trong 45 xã nghèo của tỉnh. Một bộ phận dân cư đang còn sống dưới ngưỡng nghèo, chưa đáp ứng cho mình những nhu cầu tối thiểu như ăn, ở, học hành và các dịch vụ thiết yếu. Nghèo đói chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên vùng đầm phá, sử dụng lãng phí và không hợp lý các nguồn tài nguyên. Trong vùng dự án, tỷ trọng diện tích trồng lúa chiếm ưu thế, nhưng năng suất lúa không ổn định, chênh lệch giữa hai vụ (đông xuân và hè thu) khá lớn do địa hình thấp trũng, thiếu nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nên thường bị úng vào đầu vụ đông xuân và hạn mặn cuối vụ hè thu, thời tiết thất thường, nạn hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên, đầu tư thâm canh hạn chế, canh tác không đúng quy trình kỹ thuật, lạm dụng phân hoá học… làm giảm chất lượng đất. Các hoạt động khai thác thuỷ sản chiếm diện tích 93 ha mặt nước trong vùng dự án, góp phần cản trở lưu thông đường thuỷ, hạn chế sự di cư sinh sản và sinh trưởng của các loài động vật thuỷ sản, ngăn cản dòng chảy và sự trao đổi nước. Ngoài ra, những hoạt động khai thác thủy sản bằng các loại ngư cụ di động, thô sơ nhằm tận thu nguồn tôm, cá giống; góp phần tàn phá hệ sinh thái và các bãi cỏ nước, nơi sinh sản và cư trú của con non. Trong vùng cũng có 450 lồng nuôi cá đang hoạt động chiếm diện tích 3,6 ha mặt nước. Lượng rong cỏ trong vùng đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu của cá và chưa thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Nhưng do chưa được sắp xếp hợp lý, chưa được quy hoạch cụ thể và chưa có phương pháp nuôi ghép nhiều loài cá để tận dụng nguồn thức ăn nên dễ dẫn đến ô nhiễm cục bộ từng nguồn nước, dễ phát sinh và lây lan bệnh cho cá nuôi. Trong vùng dự án có nhiều bãi biển đẹp, danh lam thắng cảnh, vùng sinh thái độc đáo, vùng biển và đầm phá có thế mạnh để phát triển du lịch, nhưng hiện tại việc khai thác các nguồn lực này còn rất hạn chế. Dự án thí điểm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô Lâu Dự án được thực hiện trên cơ sở phân chia các khu vực như sau: - Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Vùng lõi có diện tích 400 ha, được xác định là vùng mặt nước và 4 hòn đảo tthuộc hai xã Quảng Thái và Điền Hoà. Chức năng chủ yếu của vùng này là bảo vệ đàn chim nước; bảo vệ nguồn gen, nguồn giống và nguồn lợi thuỷ sản đặc trưng cho các nhóm sinh thái nước ngọt và nước lợ; bảo vệ và phục hồi cảnh quan sinh thái cửa sông và sinh cảnh đầm lầy cỏ. - Khu vực sử dụng hạn chế: vùng đệm là vùng lân cận vùng lõi có mối quan hệ mật thiết với vùng lõi thuộc 5 xã: Phong Chương, Điền Lộc, Điền Hoà, Quảng Thái và Quảng Lợi. Ở vùng đệm có thể tiến hành các hoạt động kinh tế dân sinh nhưng nghiêm cấm các hình thức khai thác mang tính huỷ diệt, huỷ hoại sinh cảnh, gây ô nhiễm môi trường, ngăn cấm việc săn bắn chim. Việc khai thác phải tuân theo quy định về loại hình, quy cách và thời vụ. - Khu hành chính, dịch vụ nằm trên địa bàn xã Quảng Thái, kề bên vùng lõi. Các hoạt động sẽ được tiến hành trong phạm vi dự án bao gồm: Chương trình bảo tồn, Chương trình phục hồi hệ sinh thái (khoanh vùng và phục hồi khu vực bốn cồn đảo và mặt nước vùng cửa sông Ô Lâu; chấm dứt và chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp của 344 hộ ra khỏi 75,3 ha diện tích bốn cồn đảo, trả lại vùng sinh sống của các loại chim và thuỷ sinh vật trên diện tích 400 ha đất ngập nước, phục hồi các thảm cỏ nước…), etc. Chương trình nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng. Với những chương trình hoạt động như vậy, dự án sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường cho cả khu vực thực hiện dự án và các khu vực lân cận. II. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH- CHI PHÍ 2.1. Dữ liệu và phương pháp đánh giá Nghiên cứu này sử dụng các số liệu về môi trường và kinh tế - xã hội của vùng dự án do các cơ quan quản lý nhà nước địa phương, chuyên gia địa phương, văn phòng ICZM/ CCP Thừa Thiên Huế cung cấp cũng như số liệu từ các nghiên cứu khác đã được thực hiện trước đây. Khi dự báo những thay đổi do dự án tạo ra (ví dụ thay đổi chất lượng môi trường, thay đổi diện tích đất nông nghiệp…), nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các năm trước để dự báo xu thế thay đổi trong tương lai. Việc thu thập dữ liệu và tính toán được sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia địa phương. Nghiên cứu này quan tâm đến các lợi ích/ chi phí thị trường và cả các lợi ích/ chi phí phi thị trường (nghĩa là không có thị trường cho chúng), ví dụ: giá trị giải trí, giá trị đa dạng sinh học... Các lợi ích/ chi phí có giá thị trường, ví dụ như chi phí trực tiếp của dự án hay thu nhập tăng do tăng sản xuất nông nghiệp… được đánh giá bằng phương pháp giá thị trường. Ngoài ra, nghiên cứu còn áp dụng các phương pháp khác như phương pháp thay đổi năng suất (khi đánh giá thiệt hại do mất đất nông nghiệp) hoặc phương pháp chi phí phục hồi (khi đánh giá lợi ích thu được khi tránh được rủi ro lũ lụt). Đối với các giá trị phi thị trường, về mặt lý thuyết, chúng có thể được tính bằng mức sẵn lòng trả của người dân thông qua việc thực hiện các cuộc điều tra. Tuy nhiên, những điều tra này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí cao. Do đó, trong điều kiện hiện tại, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp chuyển giao giá trị (Benefit/ Value Transfer) từ các nghiên cứu trước đó khi cần thiết. 2.2. Xác định lợi ích và chi phí Các lợi ích và chi phí của dự án được xác định như trong bảng 1. Có thể thấy toàn bộ các lợi ích và chi phí của dự án cũng như phạm vi ảnh hưởng của chúng. Các chi phí/ lợi ích này có thể chỉ phát sinh ở vùng lõi, cũng có thể phát sinh ở cả vùng đệm của dự án. Bảng 1: Chi phí và lợi ích của dự án KBT vùng cửa sông Ô Lâu Phạm vi Nội dung Vùng lõi Vùng đệm Chi phí - Chi phí trực tiếp của dự án - Chi phí quản lý và vận hành - Thiệt hại do giảm diện tích đất nông nghiệp - Thiệt hại do giảm sản lượng thuỷ sản - Giảm sản lượng thuỷ cầm - Giảm thu nhập từ khai thác rong - Giảm các hoạt động giao thông thuỷ 9 9 9 9 9 9 9 9 Lợi ích - Tăng thu nhập từ trồng trọt - Tăng thu nhập từ thủy sản vùng đầm phá - Giảm chi phí tưới tiêu - Giảm thiệt hại do lũ lụt - Giảm ô nhiễm môi trường - Tăng giá trị giải trí - Tăng giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 2.3. Đánh giá và ước tính các chi phí 2.3.1. Chi phí trực tiếp của dự án Các chi phí trực tiếp của dự án bao gồm: quy hoạch vùng lõi; xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng quy chế bảo tồn khu đất ngập nước; phục hồi hệ sinh thái; quan trắc môi trường; di chuyển các hoạt động nông nghiệp, thuỷ sản; tạo luồng lạch mới cho phương tiện đi lại qua vùng cửa sông; nâng cao nhận thức cộng đồng và trình độ quản lý dự án; tuyên truyền, vận động; quảng cáo; điều tra kinh tế xã hội và hợp tác quốc tế. Tổng chi phí trực tiếp đầu tư cho dự án là 6.650 triệu đồng. Một số chi phí (như chi phí di chuyển nông nghiệp, chi phí quan trắc…) trong một giai đoạn, ví dụ từ năm 2006 đến năm 2008, sẽ được phân bổ đều qua các năm (giả thiết). Các chi phí còn lại được tính chính xác cho từng năm, căn cứ vào Văn bản đề xuất dự án. 2.3.2. Chi phí quản lý và vận hành dự án Các chi phí này bao gồm tiền lương, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí văn phòng phẩm…, chiếm 2% tổng đầu tư, tương đương 133 triệu đồng/ năm, tính từ năm 2006. 2.3.3. Thiệt hại do giảm diện tích đất nông nghiệp Dự án sẽ chấm dứt hoạt động sản xuất nông nghiệp của 344 hộ trên 75,3 ha diện tích 4 cồn đảo trong vùng lõi, làm giảm phần thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình này. Phần thu nhập bị suy giảm này được coi như một loại chi phí của dự án bảo tồn cửa sông Ô Lâu. Sử dụng phương pháp thay đổi năng suất trên cơ sở số liệu do chuyên gia địa phương cung cấp, xác đinh được thiệt hại do giảm diện tích đất nông nghiệp sẽ là 1.069 triệu đồng/ năm, tính từ năm 2007. 2.3.4. Thiệt hại do giảm sản lượng ngành thuỷ sản Khi dự án được thực hiện, kể từ năm 2008 hoạt động đánh bắt ở dưới đập Cửa Lác sẽ bị cấm. Phần thu nhập mất đi từ hoạt động đánh bắt do đó là 135,5 triệu đồng/ năm tính từ năm 2008. Các lồng cá phía trên và dưới đập Cửa Lác cũng sẽ phải di dời lần lượt vào năm 2006 và 2007. Hiện tại trên đập Cửa Lác có 120 lồng cá, đem lại thu nhập 530 triệu một năm. Dưới đập có 330 lồng, đem lại thu nhập 1.688,6 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, dự án cũng gây ảnh hưởng lên hồ cá ở xã Quảng Thái. Tổng thiệt hại do giảm sản lượng thuỷ sản do đó là tổng của thiệt hại từ hoạt động đánh bắt, lồng cá và hồ cá, được tính toán trong bảng sau: Bảng 2: Thiệt hại của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Đơn vị: triệu đồng Thiệt hại của các lồng cá Năm Trên đập Cửa Lác Dưới đập Cửa Lác Thiệt hại của hồ nuôi cá Tổng 2006 530 0 140 670 2007 530 0 -120 410 2008 530 1,688.6 1,568 3,786.6 2009 530 1,688.6 1,208 3,426.6 2010 530 1,688.6 1,208 3,426.6 Nguồn: Tính toán từ các số liệu do chuyên gia địa phương cung cấp 2.3.5. Thiệt hại do giảm sản lượng thuỷ cầm Hoạt động nuôi thuỷ cầm bị di chuyển khỏi vùng lõi sẽ làm mất đi khoản thu nhập 400 triệu đồng/ năm kể từ năm 2006 trở đi. .2.3.6. Giảm thu nhập từ khai thác rong tảo Hiện tại có khoảng 160 thuyền khai thác rong tảo trong khu vực. Rong tảo chỉ được khai thác cho bón cây và chăn nuôi tại các hộ gia đình. Giá trị của lượng rong tảo này được ước tính tương đương với 150 triệu đồng/ năm. Khi thực hiện dự án, sẽ chấm dứt hoạt động khai thác rong tảo ở đây. Vì thế khoản tiền này sẽ trở thành chi phí của dự án, tính từ năm 2006. 2.3.7. Giảm hoạt động giao thông thuỷ Trong vùng lõi có 100 tàu thuyền sẽ phải chấm dứt hoạt động khi dự án được thực hiện. Thu nhập hàng tháng của một thuyền ước tính là 1.000.000 đồng. Do đó thiệt hại hàng năm của 100 thuyền là 1.200 triệu tính từ năm 2006 trở đi. 2.4. Đánh giá và ước tính các lợi ích 2.6.1. Tăng thu nhập từ trồng trọt Những hộ bị mất đất nông nghiệp trong vùng lõi sẽ được phân đất ở vùng đệm. Qua đó, diện tích sản xuất đất nông nghiệp ở vùng đệm sẽ tăng lên, làm tăng thu nhập. Lợi ích này được tính là tổng thu nhập từ trồng các loại cây như lúa, lạc, khoai, sắn và rau tăng lên hàng năm so với năm 2005, tính từ năm 2006 trở đi, Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp là kết quả của hai dự án đầu tư, đó là dự án lồng ghép phát triển kinh tế - xã hội và dự án KBT cửa sông Ô Lâu. Do đó phải tách biệt phần thu nhập tăng lên do tác động của dự án Ô Lâu. Căn cứ vào số vốn đâu tư của từng dự án, có thể ước tính là 42,5% thu nhập tăng lên từ nông nghiệp là nhờ dự án bảo tồn vùng đất ngập nước cửa sông Ô Lâu tạo ra. Giá trị được thể hiện như trong bảng sau: Bảng 3: Lợi ích do thu nhập tăng lên từ sản xuất nông nghiệp ở vùng đệm Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Lợi ích của dự án KBT Ô Lâu 685.440 1,927.290 3,189.285 6,534.545 685.440 Nguồn: Tính toán từ số liệu do chuyên gia địa phương cung cấp và văn bản đề xuất dự án 2.4.2. Tăng thu nhập từ thuỷ sản vùng đầm phá Việc thiết lập vùng lõi bảo tồn nghiêm ngặt làm bãi đẻ của nhiều loài được phục hồi sẽ tạo ra tác động tích cực tới ngành thủy sản trong vùng đầm phá thuộc vùng đêm của khu bảo tồn. Sản lượng của ngành thuỷ sản trong vùng đệm được ước tính tăng lên 30% vào năm 2007. Thu nhập thu được tăng dần qua các năm, thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Tăng thu nhập từ thuỷ sản vùng đầm phá Năm Tăng sản lượng (tấn) Dự báo giá bán (triệu đ/tấn) Ước tính thu nhập Tăng thu nhập (triệu đồng) 2007 64,79 20 1.295 697 2008 64,79 25 1.619,75 1021,75∗ 2009 78 25 1.950 1.352 2010 78 25 1.950 1.352 Nguồn: Báo cáo của chuyên gia địa phương 2.4.3. Lợi ích của giảm thiệt hại do lũ lụt Khi dự án thực hiện sẽ giảm được thiệt hại do lũ lụt gây ra. Hàng năm vùng lõi và một số nơi ở vùng đệm có lũ chính vụ, lũ sớm vào tháng 8 và lũ tiểu mãn vào tháng 5. Người dân phải tốn chi phí để bơm tiêu úng và tu sửa. Khoản chi phí tiết kiệm được khi dự án được thực hiện chính là lợi ích của dự án. Sử dụng phương pháp chi phí thay thế, ước tính tổng chi phí tiết kiệm được là 90,8 triệu đồng/ năm, tính từ năm 2006. 2.4.4. Lợi ích của giảm ô nhiễm môi trường Việc di chuyển các hoạt đông kinh tế ra khỏi vùng lõi sẽ đóng góp vào cải thiện chất lượng nước… Giá trị giảm ô nhiễm môi trường chính là lợi ích của dự ∗ Cùng một mức sản lượng nhưng thu nhập năm 2008 cao hơn 2007 do dự báo giá bán sẽ tăng án vì giảm ô nhiễm sẽ làm giảm áp lực lên môi trường vùng dự án và các vùng xung quanh, giảm chi phí phục hồi chất lượng nước, giảm chi phí về sức khoẻ của người dân. Để đánh giá giá trị giảm ô nhiễm, nghiên cứu này sử dụng phương pháp chuyển giao giá trị. Gren∗ đã ước tính giá trị bảo vệ chất lượng nước của một số vùng đất ngập nước bằng phương pháp tối thiểu hoá chi phí phi tuyến. Theo đó, giá trị giảm ô nhiễm trung bình hàng năm của đất ngập nước là 245,405 USD/ ha tức là 3.830.711,129 VND/ ha. Nếu chuyển giao giá trị này cho khu vực nghiên cứu có diện tích vùng lõi là 400ha, có thể tính được tổng giá trị giảm ô nhiễm là 1.532.308.451,604. VND, tính từ năm 2007. 2.4.5. Lợi ích từ hoạt động giải trí Vùng khai thác du lịch trong khu vực dự án xoay quanh các hoạt động tham quan sân chim, thảm cỏ nước, cồn cát… Loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch tìm hiểu khám phá thiên nhiên và du lịch thể thao mạo hiểm trên cồn cát. Giá trị từ hoạt động giải trí được tính bằng tổng của thu nhập tăng thêm (thặng dư người sản xuất) của người dân địa phương và thặng dư tiêu dùng tăng thêm của khách du lịch; kết hợp với phương pháp chuyển giao giá trị, giá trị lợi ích của hoạt động du lịch, giải trí tại khu vực nghiên cứu được ước tính như trong bảng sau: Bảng 5: Giá trị du lịch ước tính của vùng dự án giai đoạn 2007- 2010 Đơn vị: đồng Năm 2007 2008 2009 2010 Giá trị du lịch 153.085.000 194.188.323 246.327.887 312.466.925 2.4.6. Tăng giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học Dự án bảo tồn đất ngập nước vùng cửa sông Ô Lâu sẽ góp phần cải thiện sinh cảnh cho nhiều loài sinh vật quý hiếm. Các cá nhân có thể quy giá trị bằng tiền cho sự tồn tại của các sinh vật quý hiếm đó tại một địa điểm nhất định. Giá trị này được gọi là giá trị phi sử dụng của tài nguyên thiên nhiên, được xác định dựa trên sở thích của cá nhân. Giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học thường được ước tính bằng các phương pháp phát biểu sở thích, qua đó người được hỏi cho biết mức sẵn lòng chi trả (Willingness To Pay – WTP) của họ đối với đa dạng sinh học. Trường hợp không tiến hành được nghiên cứu về sự sẵn lòng chi ∗ Trong Kazmierczak (2001) Economic Linkages Between Coastal Wetlands and Water Quality: A Review of Value Estimates Reported in the Published Literature. trả, có thể dùng phương pháp chuyển giao giá trị từ các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó tại các địa điểm có những điều kiện tượng tự như địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc đánh giá giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học thông qua điều tra sự sẵn lòng chi trả đòi hỏi tốn kém về thời gian và kinh phí; mặt khác do chưa có nghiên cứu nào phù hợp về giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước ở Việt Nam để chuyển giao giá trị nên trong nghiên cứu này, giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học tại vùng cửa sông Ô Lâu chưa được đưa vào tính toán. 2.5. Phân tích các chỉ tiêu lợi ích- chi phí Để tính toán và phân tích các chỉ tiêu lợi ích – chi phí của dự án bảo tồn đất ngập nước vùng cửa sông Ô Lâu, nhóm nghiên cứu đã dựa vào một số giả thiết như sau: - Chỉ xác định các lợi ích – chi phí gia tăng trong trường hợp thực hiện dự án (phương án W1) so với trường hợp không thực hiện dự án (phương án Wo) - Các dòng lợi ích và chi phí đã được xác định và ước tính ở phần trên - Các dòng lợi ích và chi phí được giả định là phát sinh vào cuối năm - Dự án giả định kéo dài 20 năm, trong đó thời gian thực hiện đầu tư ban đầu cho dự án là 4 năm, bắt đầu từ năm 2006 - Tỷ giá hối đoái được sử dụng là 15.610 VND/ USD∗ - Tỷ lệ chiết khấu chính được sử dụng là r = 10%, tương đương với tỷ lệ lãi suất của trái phiếu chính phủ tại Việt Nam trong hiện tại, đồng thời cũng là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu phân tích lợi ích – chi phí ở Việt Nam. Với những giả thiết và các giá trị lợi ích – chi phí như đã nêu trên, sử dụng phần mềm trên máy tính để tính các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR cho thấy các kết quả như sau: Giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án là 7.261.223.670 Việt Nam đồng, tương ứng với 465.165 USD. Với kết quả này có thể khẳng định dự án bảo tồn đất ngập nước vùng cửa sông Ô Lâu bảo đảm hiệu quả khá cao đối với xã hội và dự án nên được xúc tiến thực hiện sớm để nhanh phát huy hiệu quả. ∗ Năm 2006, theo Văn bản đề xuất Xây dựng dự án thí điểm Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô Lâu Tỷ suất lợi ích/ chi phí BCR = 1,13; hệ số hoàn vốn nội bộ IRR = 17,07%, lớn hơn khá nhiều so với tỷ lệ chiết khấu xã hội là 10%. Vì thế dự án là hoàn toàn khả thi. 2.6. Phân tích độ nhạy Thay đổi thời gian của dự án Nếu các yếu tố chi phí – lợi ích được giả định là không thay đổi, tỷ lệ chiết khấu được giữ nguyên là r = 10%, thay đổi thời gian (vòng đời dự án) sẽ có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án. Có 3 trường hợp được xem xét: Trường hợp thứ nhất, thời gian thực hiện dự án giảm xuống còn 15 năm (T = 15). Các kết quả tính toán cho thấy dự án vẫn bảo đảm hiệu quả với Giá trị hiện tại ròng NPV = 4.253.503.010 VNĐ (tương đương 272.486USD), Tỷ suất lợi ích/ chi phí BCR = 1,09 > 1; Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR = 15,25% > 10%. Tuy vậy hiệu quả này kém hơn so với phương án cơ bản đã trình bày ở trên khi dự án kéo dài 20 năm. Tuy vậy trong trường hợp thứ hai, nếu thời gian thực hiện dự án giảm xuống còn 10 năm, kết quả NPV sẽ là -590.461.191VNĐ (tương đương - 37.826USD) < 0; BCR = 0.99 <1 và IRR = 8,88% < 10%, tức là dự án hoàn toàn không hiệu quả về mặt xã hội. Nếu thời gian của dự án có thể kéo dài đến 25 năm (T = 25) thì trong trường hợp thứ ba này, NPV = 9.128.781.562VNĐ (tương đương 584.803 USD); BCR = 1,15 và IRR = 17,71%, tức là hiệu quả của dự án sẽ cao hơn so với trường hợp dự án chỉ kéo dài 20 năm. Thay đổi chi phí và lợi ích dự tính của dự án Nhóm nghiên cứu giả định 4 tình huống lần lượt là 1) Chi phí tăng 10%, lợi ích giữ nguyên không thay đổi 2) Chi phí tăng 10% và lợi ích tăng 10%. 3) Chi phí tăng 10%, lợi ích giảm 10% 4) Chi phí giữ nguyên không đổi, lợi ích