So sánh cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tục ngữ Pháp - Việt

Thông qua việc nghiên cứu về so sánh đối chiếu cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của hai hệ thống tục ngữ Pháp và Việt, chúng tôi đã rút ra một số điểm tương đồng và khác biệ t nhằm tìm hiểu về kho tàng tục ngữ Pháp - Việt cũng như khám phá nền văn hoá của hai nước. Từ đó bài nghiên cứu sẽ giúp cho chúng ta có thể hiểu và sử dụng tục ngữ phù hợp với những hoàn cảnh nhất định, đặc biệt trong quá trình học tập và nghiên cứu tiếng Pháp.

pdf5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3871 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tục ngữ Pháp - Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 293 SO SÁNH CẤU TRÚC CÚ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ PHÁP - VIỆT COMPARISON BETWEEN THE SYNTAX AND THE SEMANTICS OF FRENCH AND VIETNAMESE PROVERB SYSTEMS SVTH: VŨ THÁI HÀ - VĂN THỊ CẨM TRINH Lớp: 04spp01, Trường ĐH Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng GVHD: VÕ THỊ HUỆ DƢƠNG THỊ THUỲ TRANG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Thông qua việc nghiên cứu về so sánh đối chiếu cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của hai hệ thống tục ngữ Pháp và Việt, chúng tôi đã rút ra một số điểm tương đồng và khác biệt nhằm tìm hiểu về kho tàng tục ngữ Pháp - Việt cũng như khám phá nền văn hoá của hai nước. Từ đó bài nghiên cứu sẽ giúp cho chúng ta có thể hiểu và sử dụng tục ngữ phù hợp với những hoàn cảnh nhất định, đặc biệt trong quá trình học tập và nghiên cứu tiếng Pháp. ABSTRACT Through the investigation into the comparison between the syntax and the semantics of French and Vietnamese proverb systems, we have discovered some similanties and differences points between them, which help us study the French and Vietnamese proverb treasure as well as explore the culture of the two countries. In conclusion, the research will help us understand and use the proverbs appropriately in certain contexts, especially in learning and studying French. 1. Giới thiệu đề tài 1.1. Lý do chọn đề tài Vấn đề hiểu và sử dụng tục ngữ trong quá trình học tập cũng nhƣ trong đời sống hằng ngày là điều mà mọi sinh viên mong muốn đạt đƣợc. Hơn nữa, hiểu biết về tục ngữ một phần nào đó giúp ta hiểu biết thêm về văn hoá. Vì vậy, phần lớn sinh viên có thể nhận biết đƣợc nghĩa của từng từ trong câu tục ngữ tiếng Pháp nhƣng không thể hiểu đƣợc ý nghĩa của nó. Do đó mà họ khó tìm đƣợc câu tục ngữ tiếng Việt tƣơng đƣơng. Đó là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm tập trung vào so sánh đối chiếu cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tục ngữ Pháp-Việt. Từ đó, đƣa ra một số điểm tƣơng đồng và khác biệt. 1.1.2. Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn của bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên những câu có hình tƣợng con vật của hai hệ thống tục ngữ Việt-Pháp. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích Việc so sánh tục ngữ Pháp và tục ngữ Việt sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về những điểm tƣơng đồng và khác biệt về cách sử dụng và ví von hình ảnh con vật trong kho tàng tục ngữ của hai nền văn học. Qua đó giúp ta hiểu thêm về tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân Việt và ngƣời dân Pháp thời xƣa cũng nhƣ những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá... Việc nghiên cứu Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 294 đề tài này sẽ góp phần giúp sinh viên học ngoại ngữ tiếng Pháp thuận lợi hơn trong quá trình học các môn Đọc, Dịch, Đất Nƣớc Học, Văn Học... Mục tiêu Nghiên cứu và so sánh về cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa giữa tục ngữ Pháp và tục ngữ Việt. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài đã nêu trên. - Chọn lọc các câu tục ngữ có hình ảnh con vật. - Sắp xếp các câu đã chọn theo thứ tự A,B,C... - So sánh tục ngữ Pháp và Việt về cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa nhằm tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt. - Đƣa ra kết luận. 2. Cơ sở lý thuyết: Đặc điểm cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của hệ thống tục ngữ Pháp- Việt. 2.1. Định nghĩa và nguồn gốc 2.1.1. Tục ngữ Pháp - Proverbe : Vérité d’expérience, ou conseil de sagesse pratique et populaire commun à tout un groupe social, exprimé en une formule elliptique généralement imagée et figurée. (Robert, P. (1979)). (Tục ngữ là những kinh nghiệm, lời khuyên của nhân dân, đƣợc diễn đạt dƣới một hình thức ngắn gọn, có hình ảnh và cố định ) - Hiện nay nguồn gốc của tục ngữ vẫn chƣa đƣợc xác định rõ. Chúng ta chỉ biết tục ngữ đƣợc xuất phát từ trong đời sống hằng ngày của nhân dân lao động. - Ở Pháp, tục ngữ xuất hiện lần đầu tiên trong những truyện ngụ ngôn của Marie de France vào thế kỉ thứ XIII. 2.1.2. Tục ngữ Việt - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thƣờng mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiêm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất), đƣợc nhân dân áp dụng vào đời sống, tƣ duy và lời ăn tiếng nói hằng ngày. (Bùi Mạnh Nhị, 2001). - Hiện nay chúng ta vẫn chƣa ƣớc đoán đƣợc chính xác tục ngữ xuất hiện vào thời gian nào. - Qua nghiên cứu, chúng tôi biết đƣợc rằng tục ngữ đƣợc hình thành từ trong đời sống lao động sản xuất của nhân dân, tù những câu nói nổi tiếng của các nhà tƣ tƣởng, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội, nhà văn…, từ nguồn vay mƣợn trong quá trình giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc. 2.2. Đặc điểm cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tục ngữ Pháp và tục ngữ Việt 2.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa - Nghĩa đen : là nghĩa đƣợc hiểu theo cách thông thƣờng, trái với nghĩa bóng. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 295 - Nghĩa bóng : là nghĩa rộng đƣợc rút ra từ nghĩa đen. (Nguyễn Lân, 2000). 2.2.2. Đặc điểm cấu trúc cú pháp - Tục ngữ Pháp + Cú pháp ngắn gọn + Phép ẩn dụ + Cấu trúc sóng đôi + Phép lặp  Cách thức trình bày  Trạng từ hoặc động từ  Cấu trúc + Láy phụ âm + Vô nhân xƣng + Đại từ quan hệ + Liên từ + Đại từ nhân xƣng và tính từ sở hữu + Từ loại - Tục ngữ Việt + Vần: Vần sát, vần cách. + Không vần : Xuôi tai, không cân đối giữa các vế, cân đối giữa các vế. + Nhịp: Nhóm các cặp từ, đối từ, đối âm . + Ngắn gọn + Quan hệ giữa các mệnh đề : tƣơng hỗ, bổ túc, nhân quả, đối lập, so sánh, liên kết phát triển. + Bỏ từ nối + Tính khách quan : Danh từ không có mạo từ ; danh từ không có đại từ chỉ định ; danh từ không có số từ và lƣợng từ ; không xác định về thời gian, không gian ; cấu trúc vô nhân xƣng. + Từ phiếm định 3. Đối chiếu so sánh về cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa tục ngữ Pháp-Việt có hình tượng con vật 3.1. Những điểm tương đồng về cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa 3.1.1. Những điểm tương đồng về cấu trúc cú pháp - Ngắn gọn (Brièveté). - Cấu trúc sóng đôi (Structure binaire). - Cấu trúc vô nhân xƣng (sructure impersonnelle). - Phép lặp (Répétition). - Phép ẩn dụ (Style métaphorique). 3.1.2. Những điểm tương đồng về ngữ nghĩa Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm thấy 14 câu trong số 263 câu tục ngữ có sự tƣơng đồng về nghĩa và hình tƣợng loài vật. Dƣới đây là một vài câu tiêu biểu: N 0 Proverbes français Proverbes vietnamiens 1 A chacun son métier, les vaches seront Ai có thân ngƣời ấy lo, ai có bò Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 296 bien gardées. ngƣời ấy giữ. 2 Le chat est parti les souris dansent. Mèo ra cửa, chuột xƣớng ca. 3 Les gros poissons mangent les petits. Cá lớn nuốt cá bé. 3.2. Những điểm khác biệt về cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa 3.2.1. Những điểm khác biệt về cấu trúc cú pháp 3.2.2. Những điểm khác biệt về ngữ nghĩa Qua nghiên cứu, chúng tôi đã tìm thấy 25 câu trong số 263 câu tục ngữ Pháp-Việt tƣơng đồng về nghĩa nhƣng khác biệt về hình tƣợng loài vật. Dƣới đây là một vài câu tiêu biểu : N 0 TỤC NGỮ PHÁP (Proverbes français) TỤC NGỮ VIỆT (Proverbes vietnamiens) 1 Donner la brebis à garder au loup. Để mỡ vào miệng mèo. 2 Enfermer le loup dans la bergerie. Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà. 3 Il ne faut pas mettre la charrue devant les bœufs. Không nên đặt cái cày đi trƣớc con trâu. 4. Kết luận : Kho tàng tục ngữ của dân tộc ta vô cùng giàu có và phong phú. Tìm đến với tục ngữ, chúng ta phần nào sẽ hiểu đƣợc cách sống, cách nghĩ, ƣớc mơ, hoài bão của thế hệ cha ông xƣa. Đồng thời qua đó chúng ta còn đƣợc khám phá về văn hóa. Do vậy, với chúng tôi, những sinh viên khoa tiếng Pháp thì việc tìm hiểu và khám phá tục ngữ là một việc làm rất cần thiết. Tất cả những gì chúng tôi giới thiệu trên đây là kết quả của việc đối chiếu so sánh hai hệ thống tục ngữ Pháp-Việt đƣợc giới hạn trong những câu có hình tƣợng loài vật. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng rằng đề tài này sẽ là một tài liệu hữu ích giúp các bạn sịnh viên trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình tìm hiểu về nền văn hóa của hai nƣớc Pháp – Việt. Tục ngữ Pháp (proverbe français) Tục ngữ Việt (proverbe vietnamien) Sử dụng liên từ và đại từ quan hệ. Không sử dụng. Sử dụng đại từ nhân xƣng và tính từ sở hữu. Sử dụng từ phiếm định (ai, mình, kẻ, ngƣời…). Sử dụng đại từ không xác định. Sử dụng cặp từ phiếm định (nào…ấy, ai…ấy, đâu …. đó, nọ …kia, …). Sử dụng mạo từ. Không sử dụng. Sử dụng cấu trúc câu thông thƣờng . Sử dung cấu trúc ngắn gọn Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 297 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Mã Giang Lân (1998), Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Giáo Dục. [2] Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội. [3] Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên) (2001), Văn học Dân gian Những công trình nghiên cứu, NXB Giáo Dục. [4] Đặng Văn Lung (Chủ biên) (1997), Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, NXB Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội. [5] Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ tiếng việt, NXB Hồ Chí Minh. [6] Đinh Gia Khánh (2002), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo Dục. [7] Lê Khả Kế (Chủ biên) (2001), Từ điển Pháp-Việt, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. [8] Lê Khả Kế- NGUYỄN Lân (2001), Từ điển Việt-Pháp, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. Tiếng Pháp [9] Robert, P. (1979), Dictionnaire alphabétique et analogique de la langue française, Société du Nouveau Littré. [10] Le Petit Larousse illustré (1998), Paris. [11] Pineaux et Jacques. (1963), Proverbes et dictons français, Collection “Que sais-je ?” 706, Paris. [12] Robert, P. (1993), Nouveau Petit Robert - Dictionnaire alphabétique et analogique de la langue française.
Luận văn liên quan