Luật pháp được ví như là hành lang cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nhân (hành lang pháp lý). Tuỳ từng thời kỳ và giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước quyết định mở rộng ra hoặc thu hẹp lại hành lang pháp lý này. Không nằm ngoài quy luật đó, luật Doanh nghiệp cũng có những thay đổi để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước trong những thời kỳ khác nhau.
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động của các chủ thể kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp. Quá trình hình thành pháp luật về doanh nghiệp xuất hiện và phát triển từ những đổi mới, cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1986. Năm 1990, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận và điều chỉnh các loại kinh tế ngoài quốc doanh có tên gọi là doanh nghiệp với nhiều nội dung phù hợp với yêu cầu của giai đoạn cải cách kinh tế tại Việt Nam. Năm 1999, Luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân được phát điển hóa thành luật Doanh nghiệp 1999. Đạo luật này đã góp phần tích cực vào việc thể hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh, thực hiện hiệu quả chủ trương phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Tuy vậy, việc cùng lúc tồn tại nhiều đạo luật tham gia điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp như luật Doanh nghiệp, luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đã tạo ra tình trạng xung đột pháp luật giữa các quy phạm pháp luật có liên quan, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh. Yêu cầu cần thống nhất pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, tạo một môi trường kinh doanh thống nhất, ổn định trở nên hết sức cần thiết.
48 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh đặc điểm pháp lý của các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần 1: Cơ sở lý luận
Luật doanh nghiệp năm 2005 5
Doanh nghiệp 8
Các loại hình doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp năm 2005 9
Một số khái niệm 10
Phần 2: So sánh đặc điểm pháp lý của các loại hình doanh nghiệp theo
luật Doanh nghiệp 2005.
Đặc điểm về thành viên 13
Đặc điểm về vốn 16
Đặc điểm về chuyển nhượng vốn 20
Đặc điểm về tư cách pháp lý và trách nhiệm về tài sản 23
Đặc điểm về tổ chức quản lý 24
Phần 3: Ưu điểm và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp 35
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
Luật pháp được ví như là hành lang cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nhân (hành lang pháp lý). Tuỳ từng thời kỳ và giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước quyết định mở rộng ra hoặc thu hẹp lại hành lang pháp lý này. Không nằm ngoài quy luật đó, luật Doanh nghiệp cũng có những thay đổi để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước trong những thời kỳ khác nhau.
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động của các chủ thể kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp. Quá trình hình thành pháp luật về doanh nghiệp xuất hiện và phát triển từ những đổi mới, cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1986. Năm 1990, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận và điều chỉnh các loại kinh tế ngoài quốc doanh có tên gọi là doanh nghiệp với nhiều nội dung phù hợp với yêu cầu của giai đoạn cải cách kinh tế tại Việt Nam. Năm 1999, Luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân được phát điển hóa thành luật Doanh nghiệp 1999. Đạo luật này đã góp phần tích cực vào việc thể hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh, thực hiện hiệu quả chủ trương phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Tuy vậy, việc cùng lúc tồn tại nhiều đạo luật tham gia điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp như luật Doanh nghiệp, luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước… đã tạo ra tình trạng xung đột pháp luật giữa các quy phạm pháp luật có liên quan, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh. Yêu cầu cần thống nhất pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, tạo một môi trường kinh doanh thống nhất, ổn định trở nên hết sức cần thiết.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua luật Doanh nghiệp thay thế luật Doanh nghiệp 1999. Phạm vi điều chỉnh của luật Doanh nghiệp 2005 bao gồm các quy định về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạnvà công ty cổ phần.
Với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm pháp lý của các loại hình doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp 2005, nhóm 1 tài chính khối 4 đã chọn đề tài này để làm bài tiểu luận. Do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi sai sót, kính mong cô đóng góp ý kiến, bổ sung thêm để bài tiểu luận càng hoàn thiện và có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các bạn. Chân thành cám ơn cô!
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Luật doanh nghiệp năm 2005:
Luật doanh nghiệp 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
Luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành nhằm thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 166 của Luật này; các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.
Luật này quy định về doanh nghiệp, bao gồm 10 chương, 172 diều.
Chương I : Những quy định chung
Chương II : Thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh
Chương III : Công ty trách nhiệm hữu hạn
Chương IV : Công ty cổ phần
Chương V : Công ty hợp danh
Chương VI : Doanh nghiệp tư nhân
Chương VII : Nhóm công ty
Chương VIII: Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp
Chương IX : Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Chương X : Điều khoản thi hành.
Luật Doanh nghiệp 2005 có một số điểm đổi mới so với luật Doanh nghiệp 1999 như sau:
Đặt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào một khung pháp lý chung.
Trước đây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài về cơ bản chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống văn bản khác nhau. Điều này ít nhiều đã tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước do có sự khác biệt về thủ tục. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bất kể là trong nước hay ngoài nước, vốn sở hữu nhà nước hay vốn sở hữu tư nhân đều sẽ chơi trong một sân chơi chung.
Điều 1 Luật Doanh nghiệp quy định “Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế”.
Các quy định nói trên, một mặt tạo ra môi trường pháp lý minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những thử thách rất lớn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường là rất hùng mạnh, rất chuyên nghiệp trong một môi trường kinh doanh về cơ bản là bình đẳng. Nói “về cơ bản” là vì việc mở cửa môi trường đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực còn phụ thuộc và kết quả đàm phán giữa Việt Nam và các quốc gia trong quá trình hội nhập.
Quyết tâm loại bỏ các “giấy phép con” gây bất lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh.
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã thể hiện rất rõ quyết tâm trong việc khuyến khích các hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua việc loại bỏ một loạt các giấy phép đã lỗi thời, không còn cần thiết và chỉ giữ một số lượng rất nhỏ các giấy phép kinh doanh trong một số ngành nghề được coi là nhạy cảm. Tuy nhiên, trên thực tế, một số Bộ ngành vẫn quản lý theo tư tưởng “khả năng đến đâu, mở cửa đến đó”. Điều này dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều các loại giấy phép con, giấy phép trá hình được thể hiện dưới dạng các điều kiện kinh doanh, thậm chí là cả các giấy phép đã bị bãi bỏ nhưng tồn tại dưới hình thức khác.
Khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Như vậy, thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh, thẩm quyền ban hành các giấy phép chỉ thuộc về Chính phủ theo một trình tự, thủ tục khắt khe hơn nhiều so với việc ban hành dưới dạng một văn bản quản lý cấp Bộ.
Bổ sung hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn có một thành viên là cá nhân.
Nếu như trước đây, một cá nhân muốn thành lập một doanh nghiệp độc lập mà không muốn liên kết với các tổ chức, cá nhân khác thì cá nhân đó buộc phải lựa chọn hình thức Doanh nghiệp Tư nhân. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm thì hình thức doanh nghiệp tư nhân còn có một nhược điểm rất lớn là tính chịu trách nhiệm vô hạn, tức là nếu doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp sẽ phải dùng cả phần tài sản cá nhân (bên cạnh phần tài sản đã đăng ký cho hoạt động đầu tư kinh doanh) để trả nợ cho doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp mới đã cho phép cá nhân muốn thành lập một doanh nghiệp độc lập được lựa chọn thêm một hình thức mới là Công ty trách nhiệm hữu hạn có một thành viên là cá nhân (trước đây quyền này chỉ thuộc về một tổ chức). Doanh nghiệp này sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn mà chủ sở hữu đã đăng ký cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong trường hợp Công ty phá sản, chủ doanh nghiệp sẽ không bị lâm vào tình trạng “khánh tận” do phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 63 Luật Doanh nghiệp quy định “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.
Quy định rất cụ thể và chi tiết về Công ty cổ phần.
Trong Luật Doanh nghiệp 1999, quy định về Công ty cổ phần cũng là phần quy định chặt chẽ nhất, chi tiết nhất. Tuy nhiên, với Luật Doanh nghiệp 2005, các quy đinh này còn cụ thể hơn, chi tiết hơn và tiến rất gần tới chuẩn mực chung của thế giới về công ty cổ phần. Trong số 111 Điều quy định về các hình thức doanh nghiệp, có tới 52 Điều quy định về Công ty Cổ phần. Điều này thể hiện rất rõ chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển loại hình doanh nghiệp này, một loại hình doanh nghiệp được cho rằng đã giải quyết gần như triệt để các nhược điểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Khái quát chung về Doanh nghiệp
Theo điều 4 chương I, luật Doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp có một số đặc điểm như sau:
Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh độc lập. Tính chất độc lập thể hiện ở việc doanh nghiệp luôn có tên riêng; có tài sản để tiến hành hoạt động kinh doanh; được thuê mướn lao động để phục vụ cho mục đích hoạt động, hoạch toán kinh doanh độc lập; tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa vị pháp lý của doanh nghiệp được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thành lập, nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ khi được cơ quan này cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hợp lệ thì doanh nghiệp mới đảm bảo tính chất hợp pháp của sự tồn tại và hoạt động.
Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận. Đây chỉ là điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác.
Các loại hình doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp 2005.
Theo quy định của luật Doanh nghiệp 2005, pháp luật Việt Nam đang thừa nhận các loại công ty sau:
Công ty cổ phần:
Là công ty đối vốn điển hình. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hoặc tồ chức có số lượng tối thiểu là ba và tối đa không hạn chế sở hữu cổ phần là cổ đông. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn đã đóng góp. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và được phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhiều thành viên cùng góp vốn kinh doanh. Thành viên của công ty là cá nhân hoặc tổ chức, số lượng tối thiểu là 2 và tối đa không quá 50, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Công ty có tư cách pháp nhân và không được quyền phát hành cổ phần.
Đây là công ty đối vốn mang yếu tố “trọng nhân”.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Là công ty trách nhiệm hữu hạn do một các nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về cá khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Loại hình công ty này có tư cách pháp nhân và cũng không có quyền phát hành cổ phần.
Công ty hợp danh:
Là loại hình công ty do ít nhất hai cá nhân là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình về những nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không có quyền phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Đây là loại hình công ty đối nhân
Doanh nghiệp tư nhân:
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán và không được công nhân là pháp nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Một số khái niệm:
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tái sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ.
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
Thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh.
Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.
Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp.
Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
Giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần là giá giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc giá do một tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định.
Địa chỉ thường trú là địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức; địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc địa chỉ nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên hệ.
Phần 2:ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO
LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005.
Đặc điểm thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (được gọi là chủ sở hữu công ty);
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần
Thành viên của công ty cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Có hai loại cổ đông:
Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông.
Cổ đông ưu đãi là người sở hữu cổ phần ưu đãi.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp năm 2005.
Công ty hợp danh
Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (được gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Bảng 1:So sánh về đặc điểm thành viên.
Đặc điểm
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh
Danh nghiệp
tư nhân
Một thành viên
Hai thành viên trở lên
Chủ doanh nghiệp
Cá nhân, tổ chức
Cá nhân, tổ chức
Cá nhân tổ chức.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có thể có thành viên góp vốn.
Cá nhân.
Số lượng thành viên
1 thành viên
Số lượng thành viên tối thiểu 2, tối đa 50.
Tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa.
Tối thiểu là 2.
1 thành viên
Trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ
Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn đã cam kết góp vào công ty
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm về vốn:
Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Vốn do chủ sở hữu công ty là một cá nhân hay tổ chức góp, số vốn do thành viên góp trở thành vốn của công ty và được ghi nhận trong điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.
Chủ sở hữu công ty cũng không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên:
Vốn điều lệ do thành viên góp vào hoặc cam kết góp tron