Sự ảnh hưởng của đặc điểm ủy ban kiểm toán đến đạo đức tự nguyện công bố thông tin

Nghiên cứu này khảo sát sự ảnh hưởng của đặc điểm Ủy ban kiểm toán đến đạo đức tự nguyên công bố thông tin của 94 Công ty hàng đầu được niêm yết trên Bursa Malaisia. Nghiên cứu đã sử dụng và phân tích báo cáo hàng năm của các công ty và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét mối quan hệ giữa đạo đức tự nguyện công bố thông tin với đặc điểm của Ủy ban kiểm toán Công ty. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có duy nhất 2 đặc điểm của Ủy ban kiểm toán (nhiệm kỳ và sự kiêm nhiệm) có liên quan đến đạo đức trong việc tự nguyện công bố thông tin, trong khi tính độc lập, chuyên môn, tần suất các cuộc họp và quy mô thì không ảnh hưởng. Nghiên cứu này để giúp các bên liên quan trong việc chú trọng hơn vào đặc điểm của Ủy ban kiểm toán trong việc xác định đạo đức trong việc công bố thông tin của công ty.

pdf16 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 6563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự ảnh hưởng của đặc điểm ủy ban kiểm toán đến đạo đức tự nguyện công bố thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM ỦY BAN KIỂM TOÁN ĐẾN ĐẠO ĐỨC TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN. TÓM LƯỢC: Nghiên cứu này khảo sát sự ảnh hưởng của đặc điểm Ủy ban kiểm toán đến đạo đức tự nguyên công bố thông tin của 94 Công ty hàng đầu được niêm yết trên Bursa Malaisia. Nghiên cứu đã sử dụng và phân tích báo cáo hàng năm của các công ty và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét mối quan hệ giữa đạo đức tự nguyện công bố thông tin với đặc điểm của Ủy ban kiểm toán Công ty. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có duy nhất 2 đặc điểm của Ủy ban kiểm toán (nhiệm kỳ và sự kiêm nhiệm) có liên quan đến đạo đức trong việc tự nguyện công bố thông tin, trong khi tính độc lập, chuyên môn, tần suất các cuộc họp và quy mô thì không ảnh hưởng. Nghiên cứu này để giúp các bên liên quan trong việc chú trọng hơn vào đặc điểm của Ủy ban kiểm toán trong việc xác định đạo đức trong việc công bố thông tin của công ty. 1. Giới thiệu: Đạo đức là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải phù hợp và nằm trong khuôn khổ pháp luật theo các quy định và các quy tắc được thừa nhận. Sự sụp đổ của một số tập đoàn kinh tế lớn như Enron, WorldComto và Parmalat như một tấm gương chứng minh cho những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng khi tổ chức thực hiện những phương tiện phi đạo đức trong hoạt động kinh doanh (Muhammad, Shahimi, Yahya and Mahzan, 2009). Các quy tắc đạo đức là cần thiết để các Doanh nghiệp giải quyết các mâu thuần trong thành lập các quy tắc của sự cam kết và thủ đoạn gian lận. Theo Bealing và Baker (2006), vụ bê bối của công ty đã tác động xấu đến nhiều tổ chức kinh tế bao gồm cả những đôi tượng khác, các thị trường, các nhà đầu tư, các quy định báo cáo kinh doanh và đốc công quy định người bảo vệ các nhóm lợi ích như khách hàng, nhà quản lý và các cơ quan lập pháp. Trước nhiều thất bại cũng như các vụ bê bối của các Công ty thì phải sớm có hành động cần thiết để sửa chữa những hành vi phi đạo đức trước khi nó trở nên leo thang và mất kiểm soát. Leftkowitz (2006, p.247) nhắc lại Witmerr’s (2001) ý nghĩa của hành vi phi đạo đức như là “một hành động cụ thể - hay một quyết định không hành động - có đạo đức nếu những hậu quả tiềm năng của sự lựa chọn của một hoặc nhiều người được dự kiến sẽ có tác động đáng kể trên phúc lợi của người khác và có thể vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc đạo đức truyền thống ... ".Leone (2010) and Persons (2011) tiếp tục nhấn mạnh rằng hành vi phi đạo đức có tác động tiêu cực đến các công ty. Nó làm hoen ố hình ảnh và uy tín của công ty, ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị thị trường của Công ty; gây tốn kém cho công ty và cổ đông của mình và làm mất lòng tin từ công chúng. Friedman (2008) nói rằng không chỉ gói cứu trợ tài chính là cần thiết cho các công ty, mà công ty cũng sơm cần một gói cứu trợ về đạo đức. Theo Sullivan và Shkolnikov (2006), đạo đức trong công bố thông tin là một công bố tự nguyện được thực hiện bởi các công ty nhất định để tăng cường quản trị doanh nghiệp của họ. Tự nguyện công bố thông tin được thực hiện bởi các công ty hơn là yêu cầu bắt buộc công bố thông tin (Qu, Cooper, Wise và Leung, 2012). Công bố thông tin tự nguyện, được phân loại thành các thông tin chiến lược, thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (Eng và Mak, 2003), và đây là một mối quan tâm đáng kể ở các nước đang phát triển với các thị trường mới nổi như Malaysia, nơi sự phát triển và bền vững của thị trường vốn dựa nhiều vào việc giảm khoảng cách thông tin giữa quản lý và nhà đầu tư. Ling và Lee (2012) quan sát thấy rằng Malaysia là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á đã tăng trưởng nhanh chóng trong vốn hóa thị trường, nơi công bố thông tin tự nguyện có thể dẫn đến vốn hóa thị trường cao hơn tạo ra giá trị tiềm năng cho việc báo cáo bền vững như một công cụ trong quan hệ giữa quản lý và nhà đầu tư. Rouf (2011) tìm thấy mức độ công bố thông tin tự nguyện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; các yếu tố kinh tế, những thay đổi trong thái độ của xã hội và các yếu tố hành vi như văn hóa doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng giá trị công ty có thể được cải thiện bằng cách tăng các tự nguyện công bố thông tin (Barry và Brown, 1985; Fishman và Hagerty, 1989; Diamond và Verrecchia, 1991; Peters, Abbott và Parker, 2000). Vấn đề quản trị kém nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư (Akhtaruddin, Hossain, Hossain, Yao, 2009; Akhtaruddin and Haron, 2010; Hussain Alkdai, 2012). Nhiều vụ bê bối của công ty xảy ra như là kết quả của quản trị kém và làm xói mòn niềm tin của chủ đầu tư. Một cơ chế quản trị doanh nghiệp để đảm bảo các công ty thực hiện các hành vi đạo đức và có trách nhiệm đối với đạo đức là Ủy ban kiểm toán. Vai trò của Ủy ban kiểm toán trong quản trị doanh nghiệp là một chủ đề của gia tăng sự quan tâm đến các quy định (Abbott, Parker và Peters, 2003). Ủy ban kiểm toán giúp nâng cao đạo đức công bố thông tin trong các doanh nghiệp và hiệu quả giám sát quản lý. Nghiên cứu này tập trung vào các Ủy ban kiểm toán vì hầu hết các công ty đã giao nhiệm vụ giám sát đạo đức cho ủy ban này. Như vậy, phận sự của Hội đồng quản trị, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư là cho thấy tầm quan trọng của đặc điểm Ủy ban kiểm toán trong việc xác định đạo đức công bố thông tin của các công ty. Yuen, Liu, Zhang và Lu (2009) nhận thấy sự hiện diện của một Ủy ban kiểm toán có liên quan đáng kể đến mức tự nguyện công bố thông tin như cơ cấu hội đồng quản trị và lợi ích các bên liên quan trong khi Forker (1992) lập luận rằng Ủy ban kiểm toán là một trong những cơ chế giám sát hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng công bố thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ trong khi giảm chi phí của Tổ chức. Hussain Alkdai (2012) cho biết trong khi nhiệm vụ và trách nhiệm của Ủy ban kiểm toán đối với báo cáo tài chính đã không thay đổi, thì thách thức là trong việc lựa chọn những người phù hợp để được vào ban kiểm toán. Tại Malaysia, hầu hết các công ty đại chúng niêm yết đã giao Ủy ban kiểm toán vai trò quan trọng là giám sát, phân tích, kiểm tra và tư vấn nhà quản lý, kiểm toán viên bên ngoài trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính, thực hiện kiểm toán, và thực hiện hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ (Liu và Sun, 2010 ). Trong đó, đặc điểm của Ủy ban kiểm như tính độc lập của Ủy ban kiểm toán, quy mô, tần suất các cuộc họp và chuyên môn là rất quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của các Ủy ban kiểm toán. Các nghiên cứu trước đó cho rằng các đặc điểm của Ủy ban kiểm toán là rất quan trọng để tác động đến các Ủy ban kiểm toán trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình chứ không chỉ duy trì một sự hiện diện (Abbott and Parker, 2000; Beasley, Carcello, Hermanson and Lapides, 2000; Carcello and Neal 2003; Raghunandan, Read and Rama, 2001). Do đó nghiên cứu này cố gắng kiểm tra xem các đặc điểm của Ủy ban kiểm toán có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đạo đức công bố thông tin. Câu hỏi nghiên cứu sau đây là cơ sở cho nghiên cứu này; Có sự ảnh hưởng của đặc điểm Ủy ban kiểm toán đến đạo đức tự nguyện công bố thông tin không? Trong câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu này nhằm mục đích để kiểm tra ảnh hưởng của đặc điểm ủy ban kiểm toán đến đạo đức công bố thông tin. Giới thiệu này được xem xét trong hoàn cảnh thích hợp giữa ủy ban kiểm toán và công bố thông tin tự nguyện, cơ sở khái niệm và phát triển giả thuyết, phương pháp, phân tích và kết quả, thảo luận và kết luận cuối cùng. 2. Xem xét tài liệu liên quan. Có nghiên cứu cụ thể thực hiện về sự giới hạn trong đạo đức công bố thông tin. Theo Akhtaruddin et al. (2009), có rất ít nghiên cứu xem xét cơ chế quản trị doanh nghiệp với tự nguyện công bố thông tin. Persons (2009; 2010) đã chỉ ra một số nghiên cứu về đạo đức tự nguyện công bố thông tin với ủy ban kiểm toán và gian lận báo cáo tài chính tại các công ty ở Hoa Kỳ. Quy tắc đạo đức đại diện cho các giá trị và nguyên tắc được cung cấp bởi các công ty để đảm bảo rằng toàn bộ các tổ chức tuân thủ và thực hiện theo các quy tắc và hành động có đạo đức. Theo Marnburg (2000) và Preuss (2009), quy tắc đạo đức, chính sách đạo đức, hướng dẫn đạo đức, đạo đức kinh doanh, nguyên tắc hoạt động và báo cáo của thực tiễn kinh doanh và nguyên tắc, tất cả đều hướng đến quy tắc đạo đức. Hơn nữa, nó là một tiêu chuẩn, hướng dẫn hành vi chuyên nghiệp của nhân viên (Schwartz, 2001; Cleeck và Leonard, 1998), các nhà quản lý (Myers, 2003; Braswell; Foster và Poe, 2009) và cả các tổ chức (Marnburg, 2000; Schwartz, 2001). Quy tắc đạo đức cũng bao gồm các giá trị cốt lõi của công ty, hướng dẫn cho các vấn đề như mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, quan hệ lao động, thông tin bí mật, xung đột lợi ích, cạnh tranh và những người khác. Hơn nữa, dựa trên Preuss (2009), nghiên cứu bao gồm các trách nhiệm của công ty đối với các bên liên quan và / hoặc thực hiện kỳ vọng của công ty đối với nhân viên của mình. Quy tắc đạo đức theo quy định của Valentine và Barnett (2002) là một văn bản chính thức và bao gồm các chính sách định hướng về mặt đạo đức mà được miêu tả như là tiêu chuẩn đạo đức, giá trị cốt lõi và các hướng dẫn hoặc như một tuyên bố chung của các tổ chức đạo đức và bao gồm nguyên tắc nhất định đến hành vi của nhân viên (Pater và Gil, 2003). Các nhân tố thường xuyên nhất quyết định công bố thông tin tự nguyện là quy mô kiểm toán hoặc chất lượng kiểm toán (DeAngelo, 1981; Hashim và Mohd Saleh, 2007), đầu cơ (Hossain, Perera và Rahman, 1995; Hashim và Mohd Saleh, 2007), các loại hình công nghiệp (Cooke, 1989; Meek, Roberts và Gray, 1995; Watson, Shrives và Martson, 2002; Hashim và Mohd Saleh, 2007), lợi nhuận (Haniffa và Cooke, 2002; Hashim và Mohd Saleh, 2007), quy mô của công ty (Chow và Wong-Boren, 1987; Cooke, 1989;. Hossain et al, 1995;. Meek et al, 1995; Raffournier, 1995; Belkaoui năm 2001;. Watson et al, 2002; Hashim và Mohd Saleh, 2007), tập trung quyền sở hữu (Châu & Gray, 2002; Haniffa & Cooke, 2002; Mohd Ghazali & Weetman, 2006; Hashim và Mohd Saleh, 2007) và mức độ đa quốc gia hoặc quốc tế hóa (Cooke, 1989; Raffournier, 1995; Belkaoui, 2001; Hashim và Mohd Saleh, 2007). Nhiều các tài liệu về đặc điểm ủy ban kiểm toán tập trung vào các đặc điểm khác nhau và các biến khác nhau. Các nghiên cứu của Akhtaruddin et al. (2009) đã xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ của các thành viên ủy ban kiểm toán trong tổng số thành viên trong hội đồng quản trị với mức độ công bố thông tin tự nguyện. Hayek và Hayek (2012) đã kiểm tra đặc điểm ủy ban kiểm toán (độc lập; chuyên môn về tài chính và cơ cấu bồi thường) có hiệu lực như thế nào vào nhận thức về đạo đức trong gian lận báo cáo tài chính. Zhou và Chen (2004) đã nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm ban kiểm toán (chuyên môn quản trị, hội họp, quy mô, chuyên môn và độc lập tài chính) với thu nhập của quản lý thông qua các quy định rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, như các vấn đề có liên quan, có một vài nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đặc điểm ban kiểm toán và công bố thông tin tự nguyện. Nghiên cứu này cho biết thêm bằng chứng mới về đặc điểm của ủy ban kiểm toán. Nó tập trung vào sáu đặc điểm của ủy ban kiểm toán là: ủy ban kiểm toán độc lập, chuyên môn, tần suất của các cuộc họp, quy mô, chức vụ và nhiệm kỳ của giám đốc. 3. Phát triển các giả thuyết. 3.1. Ủy ban kiểm toán độc lập. The Public Oversight Board (POB, 1994); Blue Ribbon Committee (BRC, 1999a), National Association of Corporate Directors (NACD, 1999) và Pricewaterhouse Coopers (2000) cho rằng chất lượng của ủy ban kiểm toán cao khi các thành viên độc lập và nó sẽ dẫn đến hiệu quả trong việc nâng cao uy tín của báo cáo tài chính. Theo Persons (2005) một người không có mối quan hệ tài chính và cá nhân với các công ty và điều hành công ty đó được gọi là thành viên ủy ban độc lập. Theo Persons (2005), khi ủy ban kiểm toán đảm bảo được tính độc lập thì gian lận ít có khả năng xảy ra. Klein (2002) phát hiện ra rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa ủy ban kiểm toán độc lập với hoạt động quản lý thu nhập. Nó cho thấy rằng một ủy ban kiểm toán độc lập có hiệu quả hơn trong việc kiểm soát quản lý các khoản thu nhập (Bedard, Chtourou và Courteau, 2004). Một nghiên cứu trước đó (Abbott et al, 2002;. 2004) phát hiện ra rằng có một mối liên hệ tiêu cực giữa ủy ban kiểm toán độc lập và gian lận báo cáo tài chính và sai sót trọng yếu. Persons (2009) nhấn mạnh rằng ủy ban kiểm toán độc lập là điều cần thiết trong việc đo lường hiệu quả của đạo đức công bố thông tin. Tuy nhiên, Bronson, Carcello và Raghunandan (2006) cho rằng ủy ban kiểm toán độc lập không có mối liên quan với mức độ hiệu quả của ủy ban kiểm toán. Dựa trên Persons (2005, 2009), nghiên cứu này mặc nhiên cho rằng một ủy ban kiểm toán độc lập ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của quá trình thực hiện báo cáo tài chính, họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình có đạo đức và điều này sẽ dẫn đến đạo đức công bố thông tin. H1: Có mối quan hệ tích cực giữa ủy ban kiểm toán độc lập và đạo đức công bố thông tin. 3.2. Khả năng chuyên môn của thành viên ủy ban kiểm toán. The Public Oversight Board (POB, 1993) thấy rằng các thành viên ủy ban kiểm toán sẽ sẽ làm việc có hiệu quả hơn nếu tỷ lệ các thành viên có chuyên môn về kế toán, kiểm toán, kiểm soát nội bộ và các lĩnh vực về tài chính. The Malaysian Code of Corporate Governance (MCCG, 2002) cần ít nhất một thành viên của ủy ban kiểm toán có chuyên môn về kế toán hoặc chuyên môn về tài chính. Persons (2005) cho rằng kiến thức chuyên môn mà ủy ban kiểm toán không liên quan đến các gian lận xảy ra. Theo Defond, Hann và Hu (2005), công ty sẽ cải thiện quản trị doanh nghiệp của họ nếu các thành viên ủy ban kiểm toán có chuyên môn về tài chính trong thực hiện nhiệm vụ của họ. McMullen và Raghunanthan (1996) đã nêu trong nghiên cứu của họ rằng các vấn đề liên quan đến tài chính không có khả năng xảy ra tại các công ty kiểm toán nếu thành viên ủy ban kiểm toán công ty đó có chuyên môn về tài chính. Tuy nhiên, Hussain Alkdai (2012) nhấn mạnh rằng vai trò chuyên gia kế toán không liên quan nhiều trong việc giảm thiểu quản lý các khoản thu nhập. Theo Bedard et al. (2004) quản lý các khoản thu nhập có liên quan tiêu cực với chuyên môn thành viên ủy ban kiểm toán. Tương tự như vậy, Xie, Davidson và Dadalt (2003) và Felo, Krishnamurthy và Solieri (2003) cũng nhận thấy rằng có những phương pháp trích trước nhỏ hơn tùy ý khi các thành viên ủy ban kiểm toán có chuyên môn về tài chính. Persons (2009) đã đề cập rằng các thành viên độc lập của một ủy ban kiểm toán có chuyên môn về tài chính kế toán có nhiều khả năng để phát hiện bất kỳ sai sót trọng yếu về tài chính hay giao dịch kinh doanh không đúng bởi vì họ cần phải thực hiện theo quy tắc chuyên môn riêng của họ về đạo đức để duy trì danh tiếng của họ. Vì vậy, nghiên cứu này mặc nhiên cho rằng ủy ban kiểm toán có chuyên môn nên có hiệu quả hơn bởi vì anh ta hoặc cô ta sẽ theo dõi các công ty. Họ cũng có thể thực hiện nhiệm vụ của mình có đạo đức và sẽ dẫn đến đạo đức công bố thông tin. H2: Có một mối quan hệ tích cực giữa chuyên môn của các thành viên ủy ban kiểm toán và đạo đức tự nguyện công bố thông tin. 3.3: Tần suất các cuộc họp của ủy ban kiểm toán. Abdul Rahman , Mohamed Ali (2006), Mohd Saleh, Mohd Iskandar và Rahmat (2007) đã không đưa ra được bằng chứng cho thấy số lượng các cuộc họp ủy ban kiểm toán liên quan đến việc giảm số lượng của khoản trích trước tùy ý. Mặt khác, Raghunandan et al. 2001 nhấn mạnh rằng một ủy ban kiểm toán thường xuyên tổ chức các cuộc họp thì nhiều khả năng sẽ được thông báo đầy đủ hơn và hiểu biết về các vấn đề kế toán và kiểm toán hiện hành để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tương tự như vậy, Abbott et al. (2003; 2004) với điều kiện là một ủy ban kiểm toán hàng năm tổ chức các cuộc họp tối thiểu bốn lần sẽ ít có khả năng kiểm tra lại báo cáo tài chính của họ. Persons (2009) nhận thấy rằng một ủy ban kiểm toán thường xuyên tổ chức các cuộc họp thì công ty đó nhiều khả năng sẽ hành động có đạo đức trong việc tự nguyện công bố thông tin. Khác hơn thế, Xie et al. (2003) nói rằng có một mối liên hệ tiêu cực giữa số lượng các cuộc họp và các khoản trích trước tùy ý. Dựa trên Persons (2009) and Xie et al. (2003) nghiên cứu này hy vọng tần suất các cuộc họp ủy ban kiểm toán có hiệu quả hơn trong việc kiểm tra, giám sát các công ty và sẽ dẫn đến đạo đức công bố thông tin. Vì vậy, giả thuyết sau đây được đề xuất: H3: Có một mối quan hệ tích cực giữa tần suất các cuộc họp của một ủy ban kiểm toán và đạo đức công bố thông tin. 3.4. Quy mô của ủy ban kiểm toán. MCCG (2012) nói rằng một ủy ban kiểm toán phải bao gồm ít nhất ba giám đốc. Các nghiên cứu trước đã cho thấy rằng một ủy ban kiểm toán có quy mô lớn sẽ dẫn đến cuộc tranh luận không cần thiết và sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định, cũng như giao tiếp kém và quá trình ra quyết định (Lin, Xiao và Tang, 2008; Steiner, 1972; Hackman, 1990). Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng một ủy ban kiểm toán có quy mô lớn có lợi cho đạo đức công bố thông tin vì khả năng một ủy ban kiểm toán sẽ bao gồm các thành viên có đạo đức cao hơn, người có thể ảnh hưởng đến đạo đức công bố thông tin (Persons, 2009). Các nghiên cứu trước (Dalton, Daily, Johnson và Ellstrand., 1999) phát hiện ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa quy mô và chức năng giám sát của hội đồng quản trị với kết quả làm việc hiệu suất cao hơn. Theo Yang và Krishnan (2005), có một mối liên hệ tiêu cực giữa quy mô ủy ban kiểm toán và quản lý các khoản thu nhập. Xie et al. (2003) và Hussain Alkdai (2012) nói rằng không có mối liên quan giữa quy mô của một ủy ban kiểm toán và các khoản trích trước tùy ý. Do đó, nghiên cứu này hy vọng rằng quy mô củaa ủy ban kiểm toán lớn hơn thì hiệu quả trong việc giám sát các công ty cũng lớn hơn và sẽ dẫn đến đạo đức công bố thông tin. Vì vậy, giả thuyết sau đây được đề xuất: H4: Có một mối quan hệ tích cực giữa quy mô ủy ban kiểm toán và đạo đức tự nguyện công bố thông tin. 3.5. Nhiệm kỳ của ủy ban kiểm toán. Các thành viên ủy ban kiểm toán có nhiệm kỳ dài sẽ dẫn đến hiệu suất cao hơn, hiệu quả, giám sát, kiến thức và kinh nghiệm để xử lý các hoạt động của công ty (Bedard et al, 2004;. Thoopsamut và Jiakengkit, 2009). SET (1999) nhấn mạnh rằng thời hạn phục vụ của các thành viên ủy ban kiểm toán phải được cố định và trang trải một thời hạn hợp lý từ 2-5 năm để đảm bảo sự ổn định của công việc của ủy ban kiểm toán. Persons (2005) cho rằng khi các thành viên ủy ban kiểm toán có nhiệm kỳ dài hơn, khả năng gian lận thấp. Yang và Krishan (2005) và Liu và Sun (2010) nói rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa nhiệm kỳ trung bình của các thành viên ủy ban kiểm toán với quản lý thu nhập. Như vậy, trong nghiên cứu này, nó được mặc nhiên công nhận rằng nhiệm kỳ của thành viên ủy ban kiểm toán dài hơn, thì hiệu quả trong việc giám sát các công ty cũng lớn hơn và sẽ dẫn đến đạo đức công bố thông tin. H5: Có một mối quan hệ tích cực giữa nhiệm kỳ của ban kiểm toán và đạo đức tự nguyện công bố thông tin. 3.6. Sự kiêm nhiệm nhiều chức vụ của các thành viên Ủy ban kiểm toán. Sự kiêm nhiệm mô tả các thành viên chấp hành các chỉ đạo trong nhiều hội đồng. Sự kiêm nhiệm đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để giám sát có hiệu quả công tác quản lý (Morck, Shleifcr và Vishny, 1988; Persons, 2005). Shivdasani và Yermack (1999) nói rằng các giám đốc kiêm nhiệm nhiều chức vụ có hiệu quả trong việc theo dõi quản lý. Core et al. (1999), Fich và Shivdasani (2006) và Liu và Sun (2010) tìm thấy rằng các giám đốc giữ quá nhiều chức vụ đã không có đủ thời gian và quá bận rộn để giám sát việc quản lý và điều này gây hiệu quả thấp trong việc theo dõi. Core, Holth
Luận văn liên quan