Bài nghiên cứu tìm hiểu về mức độ làm đẹp báo cáo tài chính của các công ty
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, nguyên nhân cũng như những động cơ thúc
đẩy các nhà quản lý thực hiện những thủ thuật trên những con số kế toán. Theo đó,
trọng tâm của bài sẽ phân tích thực tiễn của việc làm đẹp báo cáo như một hàm số bao
gồm các biến là những yếu tố bên trong của công ty như hiệu quả hoạt động, loại hình
hoạt động và yếu tố bên ngoài như vấn đề kiểm soát bởi các công ty kiểm toán.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ ngược chiều rõ rệt giữa LEV và
REM hát hiện này nói lên rằng những công ty có mức vay nợ càng cao thì có mức
REM càng thấp.Điều này ủng hộ cho quan điểm đòn bẩy tài chính có tác dụng làm
hạn chế các hoạt động REM, kết qủa này phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng
doanh thuvà lợi nhuận của mỗi công ty được thể hiện trên báo cáo tài chính. Ngoài ra,
bài nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô công ty và REM,
điều này chứng tỏ những công ty có quy mô càng lớn thì có độ biến động trong hoạt
động càng thấp, vì thế mà việc làm đẹp báo cáo tài chính sẽ có xu hướng ít hơn. Đặc
biệt, kết quả nghiên cứu cũng làm nổi bật hai luồng ý kiến đánh giá về mối quan hệ
giữa ROA và REM, kết quả chỉ ra rằng những công ty có quy mô lớn sẽ có khả năng
thực hiện REM thấp hơn hoặc cao hơn những công ty có quy mô nhỏ, điều này xảy ra
một phần nào đó phụ thuộc vào đường lối chính sách của bộ máy quản trị trong mỗi
công ty trong từng giai đoạn kinh tế.
52 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự ảnh hưởng của Đòn bẩy tài chính đến việc làm đẹp Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: .
Sự ảnh hưởng của Đòn bẩy tài chính đến việc
làm đẹp Báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012
i
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH LÊN VIỆC LÀM ĐẸP
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2013
Tóm tắt
Bài nghiên cứu tìm hiểu về mức độ làm đẹp báo cáo tài chính của các công ty
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, nguyên nhân cũng như những động cơ thúc
đẩy các nhà quản lý thực hiện những thủ thuật trên những con số kế toán. Theo đó,
trọng tâm của bài sẽ phân tích thực tiễn của việc làm đẹp báo cáo như một hàm số bao
gồm các biến là những yếu tố bên trong của công ty như hiệu quả hoạt động, loại hình
hoạt động và yếu tố bên ngoài như vấn đề kiểm soát bởi các công ty kiểm toán.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ ngược chiều rõ rệt giữa LEV và
REM hát hiện này nói lên rằng những công ty có mức vay nợ càng cao thì có mức
REM càng thấp.Điều này ủng hộ cho quan điểm đòn bẩy tài chính có tác dụng làm
hạn chế các hoạt động REM, kết qủa này phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng
doanh thuvà lợi nhuận của mỗi công ty được thể hiện trên báo cáo tài chính. Ngoài ra,
bài nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô công ty và REM,
điều này chứng tỏ những công ty có quy mô càng lớn thì có độ biến động trong hoạt
động càng thấp, vì thế mà việc làm đẹp báo cáo tài chính sẽ có xu hướng ít hơn. Đặc
biệt, kết quả nghiên cứu cũng làm nổi bật hai luồng ý kiến đánh giá về mối quan hệ
giữa ROA và REM, kết quả chỉ ra rằng những công ty có quy mô lớn sẽ có khả năng
thực hiện REM thấp hơn hoặc cao hơn những công ty có quy mô nhỏ, điều này xảy ra
một phần nào đó phụ thuộc vào đường lối chính sách của bộ máy quản trị trong mỗi
công ty trong từng giai đoạn kinh tế.
ii
Mục lục:
1. Giới thiệu ........................................................................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................................................ 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.5 Phạm vi và đối tượng ................................................................................................................... 3
1.6 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................................... 3
2. Cơ sở lý luận ................................................................................................................................... 3
2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ........................................................................................... 3
2.1.1 Vì sao các công ty lại phù phép báo cáo tài chính .......................................................... 3
2.1.2 Việc lựa chọn giữa hai phương pháp AEM và REM ...................................................... 5
2.1.3 Thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính bằng các giao dịch thực (REM ) ........................... 8
2.1.4 Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên REM ................................................................. 10
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm đẹp báo cáo tài chính .................................................. 11
2.2.1 Chi phí lãi ròng (INTEXP) ........................................................................................... 11
2.2.2 Lợi nhuận ròng trên tài sản ( ROA) .............................................................................. 12
2.2.3 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) ...................................................................................... 12
2.2.4 Công ty kiểm toán ........................................................................................................ 12
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 13
3.1 Dữ liệu ........................................................................................................................................ 13
3.1.1 Biến phụ thuộc .............................................................................................................. 14
3.1.2 Biến giải thích ............................................................................................................... 14
3.2 Phương pháp luận ...................................................................................................................... 15
3.2.1 Ba mô hình đại diện cho REM ..................................................................................... 15
3.2.2 Mô hình ước lượng ....................................................................................................... 16
4. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................................................... 18
4.1 Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình hồi quy đối với ba mô hình
đại diện ................................................................................................................................................... 18
4.2 Kiểm tra và khắc phục hiện tượng “ Đa cộng tuyến” ................................................................. 23
4.3 Kết quả nghiên cứu của mô hình ước lượng .............................................................................. 24
iii
4.3.1 Kết quả phân tích mô tả ................................................................................................ 24
4.3.2 Kết quả nghiên cứu với biến đại diện RES_CFO ......................................................... 25
4.3.3 Kết quả nghiên cứu với biến đại diện RES_PROD ...................................................... 26
4.3.4 Kết quả nghiên cứu của biến đại diện RES_DISXEPT ................................................ 28
4.3.5 Kết quả tổng hợp từ ba mô hình ................................................................................... 31
5. Kết luận ......................................................................................................................................... 32
Phục lục
Tài liệu tham khảo
iv
Bảng 1: Tóm tắt ý nghĩa của các biến trong mô hình ước lượng ......................................................... 17
Bảng 2: : Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình RES_ CFO ........................... 19
Bảng 3: Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình RES_PROD ........................... 21
Bảng 4: : Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình RES_DISXEPT ................... 22
Bảng 5: Bảng mô tả “Đa cộng tuyến” đối với mô hình RES_CFO ...................................................... 23
Bảng 6: Bảng mô tả “Đa cộng tuyến” đối với mô hình RES_PRO ...................................................... 23
Bảng 7: Bảng mô tả “Đa cộng tuyến” đối với mô hình RES_DISXEPT ............................................. 24
Bảng 8: Thống kê mô tả ....................................................................................................................... 25
Bảng 9: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_CFO ............................. 26
Bảng 10: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_PROD ........................ 28
Bảng 11: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_DISEXPT .................. 30
1
1. Giới thiệu
1.1 Lý do chọn đề tài
Khởi đầu năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tuy đã có những dấu hiệu phục hồi
về các chỉ số kinh tế vĩ mô, tuy nhiên các chuyên gia đánh giá nhận định rằng đất
nước vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng, trì trệ, và tăng trưởng dưới mức tiềm
năng, đồng thời nhiều yếu tố mang tính chất nền tảng khác vẫn chưa được giải quyết
triệt để. Nền kinh tế khó khăn với hệ lụy theo sau nó là sự sụp đổ của nhiều doanh
nghiệp trong nước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê trong năm 2013 có khoảng
60.700 doanh nghiệp (DN) phải giải thể, ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012 và
tăng 12,5% so với 2011. Phần lớn những doanh nghiệp này đang trong tình cảnh “khát
vốn” để hoạt động kinh doanh thế nhưng hầu hết họ không thể tiếp cận được vốn vay
từ ngân hàng. Ngoài những nhân tố khách quan như lãi suất cho vay cao dẫn đến tình
trạng trên thì không thể phủ nhận là cũng có những nguyên nhân chủ quan từ chính
các doanh nghiệp. Nguyên nhân nằm ở chỗ khi quyết định cho một doanh nghiệp vay
vốn, ngân hàng thường quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng sinh
lời của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để làm đẹp thủ tục xin vay vốn, không ít doanh
nghiệp đã chỉnh sửa báo cáo tài chính theo đúng tiêu chuẩn quy định do ngân hàng đặt
ra. Ngoài ra, hiện nay, báo cáo tài chính định kỳ hàng quý, hàng năm là thông tin đầy
đủ nhất về doanh nghiệp mà nhà đầu tư có thể tiếp cận một cách chính thức. Báo cáo
tài chính có thể xem là bộ mặt của một doanh nghiệp. Việc "làm đẹp" do vậy cũng trở
nên cực kỳ cần thiết khi một doanh nghiệp muốn thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên,
không phải lúc nào việc sử dụng những thủ thuật làm đẹp này cũng mang lại kết quả
khả quan cho doanh nghiệp, ngược lại nếu sử dụng không có chiến lược, doanh
nghiệp có thể sẽ tự tay đẩy mình vào tình trạng khó khăn, bế tắc, đồng thời chịu sức
ép kiểm soát từ các công ty kiểm toán. Thực tế cho thấy, “làm đẹp” báo cáo tài chính
bằng các giao dịch thực (REM) đang trở thành lối đi khác an toàn và hiệu quả hơn
được các nhà quản lý sử dụng thay thế cho việc thay đổi các ước tính kế toán (AEM)
2
vốn được áp dụng từ trước đến nay. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp thay đổi báo
cáo tài chính đang trở thành chủ đề mà các doanh nghiệp đáng quan tâm hiện nay đặc
biệt đối với những doanh nghiệp mong muốn duy trì hoạt động kinh doanh bền vững.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các vấn đề:
- Vì sao các doanh nghiệp lại làm đẹp BCTC?
- Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện REM?
- Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên REM của các công ty ở Việt Nam trong giai
đoạn từ 2008 đến 2012 như thế nào?
- Giải pháp kiến nghị đưa ra để giảm thiểu việc làm đẹp BCTC ở Việt Nam hiện
nay.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của bài nghiên cứu là kiểm tra mối quan hệ giữa đòn bẩy tài
chính và vấn đề làm đẹp báo cáo tài chính bằng các giao dịch thực,ảnh hưởng của
đòn bẩy tài chính lên chiến lược “ làm đẹp” báo cáo tài chính (EM) như thế nào đối
với những doanh nghiệp đang sử dụng nợ. Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình dòng
tiền hoạt động kinh doanh, mô hình chi phí sản xuất và mô hình chi phí hữu ích dựa
theo nghiên cứu của Roychowdhury 2006, thông qua việc kiểm định kết quả của ba
biến đại diện bằng phương pháp Likelihood và sử dụng mô hình hồi quy mảng và
chéo cho mỗi trường hợp. Kết quả cho thấy, rõ ràng việc làm đẹp báo cáo tài chính bị
ảnh hưởng bởi vấn đề vay nợ của doanh nghiệp.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định Hausman hoặc Likelihood để lựa chọn
mô hình mô hình hiệu ứng cố định (fixed effects model) hoặc mô hình hiệu ứng ngẫu
nhiên (random effects model). Kết quả hồi quy của từng mô hình ở trên sẽ được lấy
làm đại diện cho REM để tiếp tục thực hiện việc hồi quy trong mô hình ước lượng
OLS.
3
1.5 Phạm vi và đối tượng
Mẫu bao gồm 100 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
TPHCM và Hà Nội, bao gồm 6 nhóm ngành kinh tế trong giai đoạn 2008-2013, trừ
các công ty cung cấp các dịch vụ tài chính ( ngân hàng thương mại, công ty tài chính,
công ty bảo hiểm, và công ty chứng khoán và những công ty có bộ dữ liệu không đầy
đủ hoặc bị mất dữ liệu).
1.6 Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý luận về việc làm đẹp BCTC và ảnh hưởng của LEV đến REM.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện REM đối với các công ty
được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
2. Cơ sở lý luận
2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.1.1 Vì sao các công ty lại phù phép báo cáo tài chính
2.1.1.1 Làm đẹp báo cáo tài chính nhằm thu hút các nhà đầu tư
Schipper,1989 trong nghiên cứu của mình đã tranh luận rằng (EM) là những
hành động can thiệp có mục đích vào tiến trình đưa báo cáo tài chính ra bên ngoài, với
mục đích đạt đươc các lợi ích cá nhân. Đồng quan điểm trên, Aini và các cộng sự,
2006, đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy các nhà quản lý tham gia các hoạt động
EM nhằm cải thiện bức tranh tài chính được xây dựng bởi các báo cáo tài chính để thu
hút các nhà giao dịch chứng khoán và xây dựng niềm tin đầu tư. Tuy nhiên việc làm
đẹp báo cáo tài chính cũng gặp phải những ý kiến đánh giá tiêu cực, như theo
Yan,2006; Aini và các cộng sự, việc tiến hành EM mang tính cơ hội theo các bút toán
dồn tích có thể làm cho các báo cáo tài chính thiếu chính xác và sai lệch. Điều này
làm giảm chất lượng của các báo cáo tài chính. Khoản thu nhập được báo cáo trong
báo cáo tài chính không phải là một số tiền chính xác mà là một khoản tiền được lấy
từ một chuỗi liên tục các khoản thu được từ việc áp dụng các lựa chọn phương pháp
kế toán dồn tích khác nhau có thể chấp nhận được (Healy và Wahlen, 1999; Dechow
4
và Skinner, 2000). Các công ty có thể lựa chọn giữa những phương pháp kế toán được
cho phép hoặc có thể áp dụng những giả thiết hoặc những ước lượng trong một
phương pháp kế toán. Do đó vai trò của phương pháp kế toán dồn tích được tin rằng
đã gây ra những dạng làm đẹp báo cáo tài chính, chẳng hạn như làm mượt thu nhập,
những dạng này khó để phân biệt được đối với những phương pháp kế toán dồn tích
thích hợp. Việc làm đẹp báo cáo tài chính đã đi lệch với trọng tâm cơ bản của báo cáo
tài chính, cung cấp những thông tin về tình hình hoạt động của công ty được đo lường
bằng thu nhập và những thành phần của nó ( Dechow và Skinner, 2000). Áp lực làm
đẹp báo cáo tài chính không phải đến từ một bên. Các nhân tố như dự đoán của nhà
phân tích, việc tiếp cận thị trường nợ, vấn đề canh tranh, các nghĩa vụ hợp đồng, sự
bùng nổ của thị trường chứng khoán, các giao dịch tài chính mới, bỏ qua chi phí giao
dịch lớn, sức hấp dẫn của việc sáp nhập, chi phí quản lý, trọng tâm trong ngắn hạn,
những kế hoạch và ngân sách không thực tế, những yêu cầu cuối kỳ của cấp trên, giai
đoạn lợi nhuận quá mức theo sau đó là một đợt suy giảm, việc che giấu các giao dịch
bất hợp pháp, tiền thưởng cá nhân, các chương trình khuyến mãi, việc tập trung vào
nhóm và vấn đề duy trì việc làm là những nguyên nhận được đề cập trong bài nghiên
cứu ( Ducan, 2001). Ảnh hưởng của những biến này lên việc làm đẹp báo cáo tài
chính ở các quốc gia khác nhau có thể khác nhau. Ví dụ, lý thuyết nợ cho rằng công ty
có tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần lớn hơn thì được dự đoán sẽ lựa chọn bút toán dồn tích
làm gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, ở các công ty Nhật thì thích sử dụng bút toán làm
giảm thu nhập hơn (Kesterm,1992; Phan và Yoshikawa,1996; Pourjalali và Hansen,
1996). Có bằng chứng cho rằng các nhà quản lý của cả các công ty ở Nhật và Mỹ đều
chọn bút toán dồn tích làm tăng thu nhập để làm gia tăng tiền thưởng của họ và số tiền
tài trợ từ bên ngoài. Việc lựa chọn bút toán làm tăng thu nhập của các công ty Nhật
cũng được tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với quyền sở hữu của các nhà đầu tư
cá nhân và các công ty uy tín nhưng lại có mối quan hệ ngược chiều với quyền sở hữu
của các tổ chức tài chính và các tập đoàn khác( Darrough, Pourjalali và Saudagaran,
5
1998). Việc lựa chọn các bút toán dồn tích của các nhà quản lý cũng bị ảnh hưởng
bởi sự khác biệt về kinh tế chính trị xã hội và môi trường ở các quốc gia khác nhau.
Hơn nữa, những thay đổi kinh tế bất thường ( chẳng hạn như sự tuột dốc bất thường
của thị trường hay sự tăng trường của thị trường) có thể gây ra những động lực khác
nhau cho việc làm đẹp báo cáo tài chính. Ví dụ, sự sụp đổ của thị trường năm 1990 ở
Nhật đã gây ra sự thay đổi trong các nhân tố kinh tế làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn
phương pháp kế toán ( Darrough, Pourjalali, và Saudagaran,1998)
2.1.1.2 Làm đẹp báo cáo tài chính để đáp ứng các thay đổi thuế suất
Roubi và Richardson, (1998) cho rằng việc làm đẹp báo cáo tài chính của các
công ty phi sản xuất ở Malaysia, Singapore và Canada nhằm mục đích đáp ứng việc
thay đổi thuế suất. Phân tích của họ cung cấp những bằng chứng về việc làm đẹp báo
cáo tài chính thông qua các bút toán dồn tích theo ý mình của của các công ty Canada
và Singapore tương tự như các bằng chứng được tìm thấy ở Mỹ. Chúng không đóng
góp nhiều vào các nhân tố văn hóa được tìm thấy trong những kết quả của Malaysia.
Cụ thể, Crazy Eddie, một công ty bán lẻ thiết bị điện tử, đã trốn thuế trong
nhiều năm bằng cách báo cáo thu nhập thấp hơn thực tế. Những kết quả này ủng hộ
cho những bằng chứng trước đây khi cho rằng các công ty Mỹ tiến hành việc lựa
chọnphương pháp kế toán nhằm đạt được những mục đích kinh tế.
2.1.2 Việc lựa chọn giữa hai phương pháp AEM và REM
Theo nghiên cứu của Jeff Z. Chen: AEM đề cập đến sự linh hoạt của các nhà
quản lý trong việc sử dụng những ước tính kế toán nằm trong GAAP một cách cơ hội
nhằm thay đổi thu nhập được báo cáo mà không làm thay đổi dòng tiền cơ bản. REM
đề cập đến việc tạo ra một chu kỳ thời gian mớivà tái cấu trúc một hoạt động, một vụ
đầu tư và các giao dịch tài chính một cách thuận lợi nhằm làm ảnh hưởng đến thu
nhập báo cáo theo một hướng cụ thể, nó tạo ra hiệu quả gần tối ưu và áp đặt một chi
phí thực tế lên công ty. Trường hợp đầu tiên, khi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của công
ty tốt thì doanh nghiệp sẽ làm gia tăng thu nhập thông qua AEM không phải REM.
6
Đồng thời, điều này sẽ làm tăng mức đầu tư nhằm tạo ra thu nhập trong tương lai cao
hơn. Trường hợp thứ hai, khi độ nhạy cảm của các khoản bù đắp cho nhà quản lý đối
với giá chứng khoán và/hoặc giá cả thu nhập tăng lên, công ty sẽ sử dụng AEM không
phải REM, nhằm thổi phồng thu nhập trong giai đoạn hiện tại. Các nhà quản lý sẽ gia
tăng đầu tư trong giai đoạn đầu tiên nhằm thổi phồng thu nhập trong tương lai và làm
giảm tác động ngược lại của AEM trong giai đoạn thứ hai. Trường hợp thứ ba, khi chi
phí của AEM lớn nhà quản lý sẽ cắt giảm cơ hội tiếp cận với đầu tư. Thu nhập hiện tại
sẽ gia tăng như là kết quả của sự sụt giảm trong việc đầu tư quá mức. Điều này cho
thấy rằng các nhà quản lý đang cắt giảm chi phí đầu tư và thổi phồng thu nhập hiện tại
nhằm làm gia tăng thu nhập.
AEM gia tăng cùng với triển vọng tăng trưởng của một công ty, nhằm chỉ ra
rằng các công ty tăng trưởng sẽ có nhiều khả năng sử dụng AEM để thổi phồng thu
nhập. REM giảm cùng với triển vọng tăng trưởng của một công ty, cho thấy rằng các
công ty này ít có khả năng sử dụng REM và thích những tác động trong dài hạn của
việc đầu tư.
AEM gia tăng cùng với độ nhạy cảm liên quan đến giá chứng khoán của nhà
quản lý - dựa trên cơ sở cho rằng các khoản bù đắp ảnh hưởng đến giá chứng khoán
và giá cả thị trường của thu nhập. Nghiên cứu của Matsumoto (2002) cũng cho thấy
những kết quả tương tự, ngoại trừ việc tác giả chỉ tập trung vào hành vi của AEM
trong thiết lập MBE.Một số nghiêu cứu lại cho rằng không phát hiện thấy mối quan hệ
đáng kể giữa REM và chi phí sử dụng của nó.Burgstahler và Dichev (1997) cho thấy
rằng cả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và những thay đổi trong phương pháp hạch
toán gần đây được quản lý nhằm làm gia tăng thu nhập. Burgstahler và Eames (2006)
nghiên cứu cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và phươn