Là loại tiền gửi được ký thác vào ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây là một bộ phận tiền đang
chờ thanh toán mà khôngphải là tiền để dành, do vậy khách hàng gửi tiền không
mất quyền sử dụng số tiền này. Họ có thể rút ra, chuyển nhượng hoặc chi trả trong
thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu.
+ Tiền gửi không kỳ hạn (thuần tuý).
Đây là loại tiền gửi thể hiện khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, họ
gửi tiền vào ngân hàng không mang tính chất để thanh toán mà nhằm mục đích an
toàn tài sản, khi cần khách hàng đến ngân hàng rút tiền để chi tiêu.
-Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi được uỷ thác vào ngân hàng mà cósự thoả thuận về thời gian
rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy về nguyên tắc khách hàng gửi tiền
chỉ được rút tiền ra, khi đến hạn đã thoả thuận.
Nó có dạng như một khoản tiền vay của ngân hàng nhưng không thể hiện
bằng một phiếu khoán. Nó là một ngoại lệ của quy tắc khả dụng, bởi vì ngân hàng
chỉ phải hoàn lại số tiền ký thác vào ngày đáo hạn ghi trên hợp đồng.
8 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Tiền gửi thanh toán.
Là loại tiền gửi được ký thác vào ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây là một bộ phận tiền đang
chờ thanh toán mà không phải là tiền để dành, do vậy khách hàng gửi tiền không
mất quyền sử dụng số tiền này. Họ có thể rút ra, chuyển nhượng hoặc chi trả trong
thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu.
+ Tiền gửi không kỳ hạn (thuần tuý).
Đây là loại tiền gửi thể hiện khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, họ
gửi tiền vào ngân hàng không mang tính chất để thanh toán mà nhằm mục đích an
toàn tài sản, khi cần khách hàng đến ngân hàng rút tiền để chi tiêu.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi được uỷ thác vào ngân hàng mà có sự thoả thuận về thời gian
rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy về nguyên tắc khách hàng gửi tiền
chỉ được rút tiền ra, khi đến hạn đã thoả thuận.
Nó có dạng như một khoản tiền vay của ngân hàng nhưng không thể hiện
bằng một phiếu khoán. Nó là một ngoại lệ của quy tắc khả dụng, bởi vì ngân hàng
chỉ phải hoàn lại số tiền ký thác vào ngày đáo hạn ghi trên hợp đồng.
Hiện nay các NHTM Việt Nam đang áp dụng hai loại tiền gửi định kỳ:
+ Tiền gửi định kỳ theo tài khoản.
+ Tiền gửi định kỳ dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng.
1.2.2.2 Phát hành chứng từ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao nhưng tính chất ổn định cũng
khá cao, không được rút trước hạn với bất kỳ lý do nào, muốn rút vốn chỉ có thể
bán lại nó trên thị trường thông qua nghiệp vụ chiết khấu mà thôi. Do vậy, nguồn
vốn này chủ yếu là dùng vào đầu tư trung và dài hạn.
Nên khai thác tốt nguồn này thì trước khi thu hút phải tính được hiệu quả có
nghĩa là phát hành thì phải được để làm gì, cho vay ở đâu, lãi suất thế nào, có đảm
bảo hòa vốn và có lãi không, phải hạch toán đầy đủ trước khi phát hành như kỳ hạn
huy động, điều kiện phát hành, lãi suất, mối quan hệ loại tiền gửi này và tiền gửi
tiết kiệm, khả năng chuyển nhượng.
Các loại trái phiếu NH
- Tính chất định danh: vô danh, dễ chuyển nhượng nhưng khó quản lý, ký
danh: ngược lại
- Tính chất đảm bảo: trái phiếu có đảm bảo hoặc trái phiếu không có đảm bảo
- Theo đồng tiền ghi trên trái phiếu: trái phiếu NH bằng VNĐ, trái phiếu NH
bằng ngoại tệ: USD…
- Theo việc bảo toàn giá trị của đồng vốn:
- Theo lãi suất:
- Theo phương thức trả lãi: trái phiếu trả lãi trước, trả lãi sau
1.2.2.3 Đi vay
* Vay của NHTW
Lẽ sống của NHTM là nhận ký thác và cho vay. NHTM phải cho vay tới mức
mà NHTW cho phép để tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng không phải lúc nào hoạt động
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
của ngân hàng cũng thuận lợi. Dầu thận trọng cách mấy trong việc cho vay, NHTM
cũng khó tránh khỏi có lúc thiếu khả năng chi trả hoặc kẹt quá tiền mặt.
NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, là cứu tinh của các ngân hàng trong
những trường hợp vừa kể trên, là nguồn cho vay sau cùng ( Lend of last resort).
Thông thường, tất cả các Ngân hàng Trung gian ( NHTG ) và các tổ chức tài chính
khác được NHTW cho phép thành lập đều được hưởng quyền vay tiền tại NHTW
trong những tình huống thiếu hụt dự trữ hoặc quá kẹt vốn. Cho dù NHTW áp dụng
mức lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất phạt cao hay thấp thế nào đi nữa, nó vẫn phải
cho các NHTG vay khi họ kẹt thanh khoản để tránh những khủng hoảng tài chính
không đáng xảy ra.
Dù vay ít hay nhiều, vay thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng một năm đôi ba
lần, dịch vụ vay từ NHTW vẫn là một khoản mục hiển nhiên trong tài sản nợ, vì
không có NHTG nào mà chưa hề vay của NHTW bao giờ kể từ khi thành lập. thời
gian vay ngắn hay dài, hiệu quả của tiền vay cao hay thấp là phụ thuộc vào lãi suất
chiết khấu của NHTW và mức tiền vay của các NHTG.
Như vậy NHTW luôn luôn là chủ nợ của hệ thống ngân hàng. Nhưng đây
cũng là vấn đề dễ bị nhầm lẫn. Vị trí chủ nợ này là cần thiết để NHTW có thể điều
tiết việc mở rộng khối lượng tiền tệ và giám sát hệ thống NHTG. Chính vì vậy các
NHTM không bao giờ được phép gửi tiền có lãi tại NHTW, vì điều đó sẽ chôn vùi
vị trí chủ nợ của NHTW. Nếu các ngân hàng gửi tiền tại NHTW thì đó chỉ thuần
tuý là việc dự trữ không có lãi. Nếu NHTW là người nợ trực tiếp của hệ thống
NHTM thì khi đó nó không còn có khả năng tác động trực tiếp vào sự gia tăng khối
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
lượng tiền tệ bằng chính sách tiền tệ của mình, vì bất cứ lúc nào các NHTM cũng
có thể rút tiền của họ. Mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường tiền tệ và thị trường tín
dụng bị phá vỡ và NHTW bị mất đi khả năng điều tiết của mình.
NHTW cấp tín dụng cho NHTG qua hai hình thức chính:
- Tái chiết khấu (hoặc chiết khấu) hay còn gọi là tái cấp vốn.
- Thế chấp (prisen en pesion) hay ứng trước (advances) có bảo đảm hay
không bảo đảm.
Ở Việt Nam hiện nay, có các loại cho vay của NHNN đối với NHTM như sau:
- Cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn: là hình thức tài trợ vốn theo
kế hoạch, chỉ phân phối cho các NHTM quốc doanh.
- Chiết khấu và tái chiết khấu trái phiếu kho bạc, khế ước mà các ngân hàng
đã cho các khách hàng vay chưa đáo hạn và các thương phiếu.
- Cho vay bổ sung vốn thanh toán bù trừ của các tổ chức tín dụng.
* Vay từ các NHTM và các tổ chức tín dụng khác.
Ngoài các loại vay đã nêu trên, các NHTM để đảm bảo vốn cho hoạt động
kinh doanh còn vay vốn ở các ngân hàng khác, giữa các NHTM và các tổ chức tín
dụng có thể cho vay lẫn nhau theo nguyên tắc:
+ Các ngân hàng phải hoạt động hợp pháp.
+ Thực hiện việc cho vay và đi vay theo hợp đồng tín dụng.
+ Vốn vay có thể được bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố hay xin bảo lãnh của
NHTW.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đối với hoạt động
kinh doanh của NHTM
Việc huy động vốn của NHTM có một ý nghĩa rất lớn đối với các cá nhân,
dân cư, tổ chức kinh tế, đối với nền kinh tế, đối với bản thân ngân hàng
* Đối với các cá nhân dân cư và tổ chức kinh tế :
Đáp ứng được nhu cầu bảo quản an toàn tài sản, tích luỹ những món tiền nhỏ
lẻ thành một món tiền lớn thoả mãn một số nhu cầu sản xuất kinh doanh, ngoài ra
việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ được hưỡng một khoản lợi tức.
* Đối với nền kinh tế :
Việc huy động vốn sẽ tích tụ, tập trung vốn từ nhiều nguồn nhỏ lẻ, nhàn rỗi từ
dân cư, tổ chức kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá
trình luân chuyển vốn nhanh chóng.
* Đối với bản thân NHTM và hệ thống ngân hàng
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn của NHTM, nguồn vốn huy động này chủ yếu được sử dụng để cho vay mà
hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, điều đó chứng tỏ
nguồn vốn huy động có một ý nghĩa đặc biệt uqan trọng đối với tưng NHTM, đồng
thời nếu quy mô của nguồn vốn huy động của NHTM lớn sẽ tạo điều kiện để mở
rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho ngân
hàng. Ngoài ra việc huy động vốn sẽ kiểm soát được khối lượng tiền gửi vào ngân
hàng góp phần ổn định tiền tệ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Vì vây, tăng cường huy động vốn có một ý nghĩa quan trọng trong sự phát
triển của các NH hiện nay.
1.3 Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM
1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa tiền gửi, tiết kiệm
NHTM là trung gian tín dụng nhưng không đơn thuần là trung gian giữa
người gửi tiền và người vay tiền; nghĩa là dùng tiền của người gửi chuyển sang
người vay mà hoạt động của nó còn phức tạp hơn thế nhiều.
Tiền gởi chính là toàn bộ khoản tiền mà khách hàng gởi vào trong NH để
hưởng lãi hay sử dụng các dịch vụ tiện ích của NH.
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi
tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi.
Nếu căn cứ vào mục đích của người gởi chia thành:
+ An toàn, tích lũy
+ Hưởng lãi
Nếu căn cứ vào thời hạn chia thành:
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn
1.3.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm
1.3.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm nhờ NH cất trữ, bảo quản hộ tài sản,
tích lũy tài sản nên khách hàng thường phải trả lệ phí cho NH, nhưng do cạnh tranh
và các NH sử dụng nguồn vốn này để hoạt động nên khách hàng không phải trả phí
mà NH trả lãi cho KH với lãi suất khuyến khích (thấp).
Do vậy, loại nguồn này chỉ được sử dụng một phần, phần lớn còn lại được sử
dụng để đảm bảo thanh toán cho khách hàng
1.3.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiết kiệm với mục đích chủ yếu là hưởng lãi
căn cứ vào thời hạn chọn khi gửi tiền. Với tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng gửi tiền
một lần và rút vốn gửi ban đầu, tiền lãi trả vào đúng thời điểm đáo hạn của sổ tiết
kiệm.
Mục đích của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khách hàng muốn đầu tư để
hưởng lãi chứ không phải để cất trữ hay thanh toán. Chính vì vậy lãi suất của
nguồn này tương đối cao, nhưng lại khá ổn định. Các hình thức thường thấy là
phiếu tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm nhà ở…
1.3.2.3 Tiền gửi tiết kiệm khác
Đối với cá nhân: tiền gửi trên tài khoản thanh toán của cá nhân nhằm mục
đích thuận tiện trong chi trả thanh toán như séc cá nhân, thẻ thanh toán, rút tiền
mặt, đổi ngân phiếu…Đặc điểm của loại tiền gửi này là khách hàng thường là
những người có thu nhập cao.
Đối với tổ chức: tiền gửi thanh toán nhằm mục đích phục vụ các giao dịch
thanh toán của tổ chức, doanh nghiệp và nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt
động huy động tiền gửi tiết kiệm
1.4.1 Nhân tố môi trường
Tình hình lạm phát ở mức vừa phải tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định,
chính trị xã hội không có sự biến động là điều kiện để sản xuất kinh doanh phát
triển tại thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Ngược lại nếu lạm phát cao, kinh tế suy thoái, chính trị xã hội có sự biến động
chắc sẽ gây khó khăn cho việc thu hút vốn của ngân hàng.
1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc chính sách Nhà nước
- Chính sách về thu nhập: chính phủ cần có một chính sách thu nhập hợp lý
như về chính sách tiền lương, chính sách trợ cấp,... sẽ tạo thu nhập ổn định cho
người lao động thì người dân sẽ có phần tiết kiệm gởi vào ngân hàng
- Chính sách về lãi suất: nếu NHTW đưa ra một mức lãi suất cùng với biên độ
biến động phù hợp với tình hình kinh tế thì các NHTM trên cơ sở đó sẽ đưa ra mức
lãi suất linh hoạt hấp dẫn thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Chính sách tiết kiệm: Khuyến khiïch các đơn vị kinh tế và các nhân dân cư
thực hiện tiết kiệm tránh lãng phí để dùng vốn nhàn rỗi đầu tư phát triển kinh tế
- Chính sách thuế Chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và tiết
kiệm của dân cư, tổ chức kinh tế vì vậy ảnh hưởng đến việc gởi tiền và ngân hàng
của các đối tượng này.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -