Sự đa dạng của hình thức chính thể của Nhà nước trong lịch sử

Hình thức chính thể của nhà nước là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mỗi quan hệ cơ bản cảu các cơ quan đó. Hình thức chính thế có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Chính thế quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong thời gian nhất định Cả hai hình thức cơ bản trên đều có những biến dạng của mình.

doc7 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15823 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự đa dạng của hình thức chính thể của Nhà nước trong lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Cơ sở lí luận Hình thức chính thể của nhà nước là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mỗi quan hệ cơ bản cảu các cơ quan đó. Hình thức chính thế có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Chính thế quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong thời gian nhất định Cả hai hình thức cơ bản trên đều có những biến dạng của mình. II. Sự đa dạng các hình thức chính thể của nhà nước trong lịch sử 1.Nhà nước chủ nô Tuy là nhà nước sơ khai nhưng nhà nước chủ nô có hình thức chính thể rất phong phú, đa dạng với nhiều mô hình tổ chức khác nhau ở cả nhà nước chủ nô phương Đông và phương Tây. a.Chính thế quân chủ ở nhà nước phương đông Ở phương Đông, hình thức chính thể chủ yếu là quân chủ chuyên chế với quyền lực tối cao được tập trung trong tay vua, toàn bộ các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của nhà vua, vua được thần thánh hóa, quyền lực của vua là vô hạn, ý chí của vua là pháp luật, không có bất cứ thiết chế nào có thể kiểm soát hay hạn chế được quyền lực của nhà vua. Tiêu biểu cho hình thức chính thể quân chủ chuyên chế của Nhà nước chủ nô ở phương Đông có nhà nước Ai Cập cổ đại với người đứng đầu là Pharaong là người có nhiều tài sản nhất, có quyền lực cao nhất và được thần thánh hóa; ngoài ra ở nhà nước Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại cũng đã ghi nhận hình thức chính thể quân chủ chuyên chế. b.Chính thể cộng hòa ở nhà nước phương Tây Khác với phương Đông, các nhà nước chủ nô phương Tây khi mới hình thành phần lớn có chính thể cộng hòa bao gồm cả cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. Điển hình cho chính thể cộng hòa dân chủ là nhà nước Aten trong thời gian từ thế kỉ V đến thế kỉ IV TCN. Ở đây, các cơ quan nhà nước cao nhất đều được hình thành thông qua con đường bầu cử mà những người tham gia bầu cử là những người đàn ông đã trưởng thành, là những người tự do, không phải là kiều dân và có tài sản ở một mức độ nhất định. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội nhân dân có quyền lực rất lớn trong việc thảo luận và quyết định các vấn đề hệ trọng như ban hành hoặc bãi bỏ luật, xây dựng bộ máy nhà nước, quyết định các vấn đề chiến tranh hay hòa bình. Tiêu biểu cho chính thể cộng hòa quý tộc có nhà nước Spac từ thế kỉ VII đến thế kỉ IV TCN. Ở nhà nước Spac có đại hội nhân dân nhưng trên thực tế quyền lực thuộc về Hội đồng trưởng lão gồm 28 thành viên đại diện cho 28 bộ lạc do giới quý tộc bầu ra từ hàng ngũ quý tộc. Hội đồng trưởng lão có quyền ban hành pháp luật và và quyết định các vấn đề quan trọng mặc dù các vấn đề này phải được đưa ra trước đại hội nhân dân để họ bày tỏ thái độ thông qua hoặc phản đối. Tương tự như nhà nước Spac, ở La Mã từ thế kỉ IV đến thế kỉ I TCN cũng tồn tại chính thể cộng hòa quý tộc với Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhưng thực quyền lại nằm trong tay tầng lớp quý tộc. Như vậy, ở nhà nước chủ nô, hình thức chính thể đa dạng và có những sự khác biệt nhất định trong cơ cấu tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước ở trung ương giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây và giữa các quốc gia theo cùng một hình thức chính thể. 2. Nhà nước phong kiến Hình thức chính thể chiếm ưu thế tuyệt đối trong các nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ, bên cạnh đó, chính thể cộng hòa cũng đã xuất hiện nhưng chỉ tồn tại trong phạm vi rất hạn chế. Về cơ bản, nhà nước phong kiến có các hình thức chính thể sau: chính thể quân chủ chuyên chế, chính thể quân chủ đại diện đẳng cấp, chính thế cộng hòa. a.Chính thể quân chủ Chính thể quân chủ chuyên chế: đây là hình thức chính thể chủ yếu của nhà nước phong kiến, song biểu hiện của nó có những điểm khác biệt nhất định ở các giai đoạn phát trikển khác nhau của nhà nước phong kiến. Trong chính thể này, người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lí được coi là người có quyền lực cao nhất của nhà nước là vua hoặc hoàng đế, quốc vương…lên ngôi theo nguyên tắc thế lập. Là người có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và cũng không phải chịu một sự hạn chế nào. Chính thể quân chủ hạn chế (đại diện đẳng cấp): dạng chính thể này đã được hình thành ở châu Âu trong thế kỉ XIII, XIV. Trong chính thể này, đứng đầu nhà nước vẫn là vua lên ngôi theo nguyên tắc thế lập, song bên cạnh nhà vua còn có một cơ quan đại diện của các đẳng cấp khác trong xã hội để chia sẽ quyền lực với nhà vua. Cơ quan này là nơi nhà vua trao đổi ý kiến về công việc của quốc gia, nó có quyền khuyến nghị, tư vấn cho nhà vua các công việc của quốc gia, nhất là lĩnh vực về thuế và lập pháp.ví dụ: ở Anh cơ quan đại diện này gồm có quý tộc, thị dân và dân cư nông thôn. b. Chính thể cộng hòa Chính thể cộng hòa: chính thể cộng hòa phong kiến đã được thiết lập ở một số thành phố lớn ở châu Âu trong thế kĩ XVI. Các thành phố này đã giành được quyền tự trị bằng các con đường khác nhau như: dùng tiền để mua quyền tự trị, bằng con đường đấu tranh, khởi nghĩa của thị dân giành chiến thắng…Ở các thành phố này, quyền quản lí các công việc chung của thành phố thuộc về hội đồng thành phố do cư dân thành phố bầu lên, hội đồng sẽ giao quyền quản lí từng khu vực cụ thể cho các ủy viên của hôi đồng. 3. Nhà nước tư sản Nhà nước tư sản có khá nhiều dạng chính thể, mọi nhà nước tư sản đều chọn cho mình một hình thức chính trị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Hai dạng chính thế cơ bản là quân chủ và cộng hòa đều còn tồn tại ở nhà nước tư sản. a. Chính thể quân chủ lập hiến Chính thể quân chủ lập hiến là chính thể trong đó nguyên thủ quốc gia là vua, hoàng đế, quốc vương… được thiết lập theo nguyên tắc kế thừa, bị hạn chế quyền lực bởi hiến pháp, có chức năng chủ yếu là lễ tân và ngoại giao. Quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về chính phủ - mà đứng đầu là thủ tướng. Do đó nhà vua chỉ “ngự trị” nhưng không “cai trị”. Vua được coi là biểu tượng cho truyền thống và sự vững bền của dân tộc, sự thống nhất của quóc gia. Hình thức chính thể này hiện đang tồn tại ở 1 số nước tư sản như Anh, Nhật. b.Chính thể cộng hòa Chính thể cộng hòa ở các nước tư sản hiện chỉ còn dạng cộng hòa dân chủ với 3 biến dạng gồm: chính thể cộng hòa nghị viện, chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa lưỡng tính. (*) Chính thể cộng hòa nghị viện: Nghị viện bầu ra tổng thống và tổng thống phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Tổng thống đứng đầu quốc gia và thủ tướng đứng đầu chính phủ. Chính quyền hành pháp được chia sẻ giữa tổng thống và thủ tướng. Hình thức chính thể này tồn tại ở một số nước như: Đức, Ý… (*)Chính thể cộng hòa tổng thống: Tổng thống do nhân dân bầu ra, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp, thành lập nội các từ các chính khách không phải nghị sĩ. Có thể nói, quyền lực tổng thống trong nhà nước là rất lớn. Hình thức chính thể này tồn tại Mĩ, Phi-líp-pin… (*)Chính thể cộng hòa hỗn hợp: Tổng thống là nhân vật trung tâm của hệ thống các cơ quan cao nhất của nhà nước. Tổng thống do cử tri và đại cử tri bầu ra nên có quền lực vô cùng lớn, kể cả quyền giải tán nghị viện trước thời hạn. Nguyên tắc phân chia quyền lực được áp dụng một cách mềm dẻo, có sự điều hòa, phối hợp giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hình thức chính thể cộng hòa lưỡng tính hiện nay còn tồn tại ở một số nước: Pháp, Nga,… 4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Nếu như ở nhà nước tư sản, hình thức chính thể có thể là cộng hòa hoặc quân chủ thì hình thức chính thể của các nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) luôn luôn là chính thể cộng hòa. Quyền lực ở nhà nước XHCN thuộc về nhân dân. Các nhà nước XHCN có cùng bản chất dân chủ, cho nên về mặt hình thức, chúng có nhiều điểm chung giống nhau. Xuất phát từ bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, cho nên các nhà nước XHCN đều được tổ chức theo hình thức chính thể cộng hòa dân chủ (mặc dù tên gọi của chúng có thể khác nhau) (*) Công xã Pari là nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, ra đời trong cuộc khởi nghĩa vũ trang ngày 18/3/1871 của công nhân thủ đô Pari. Hình thức công xã Pari đã xóa bỏ chế độ đại nghị tư sản, thành lập ra hệ thống cơ quan đại diện mới, đứng đầu là hội đồng công xã Pari. Tuy nhiên do mắc phải một số sai lầm nên nó bị sụp đổ nhanh chóng sau 72 ngày tồn tại. (*)Nhà nước cộng hòa Xô Viết ra đời sau CM tháng 10 Nga (1917), do giai cấp công nhân lãnh đạo mà đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản Bônsêvích. Các Xô Viết hợp thành hệ thống các cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chỉ có 1 đảng lãnh đạo là Đảng cộng sản Bônsêvích. (*)Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân là hình thức nhà nước độc đáo ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 ở Đông Âu (Ba Lan, Hunggari, Bungari...) và ở Châu Á (Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc…), đều thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang cách mạng XHCN. Thành lập mặt trận dân tộc để đoàn kết, tập hợp các lực lượng trong xã hội. Sử dụng một số chế định pháp lí cũ được bổ sung nội dung mới. Thực hiện nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp bỏ phiếu kín; đồng thời có chế độ dân chủ rộng rãi. III. Kết luận Trong quá trình phát triển của lịch sử các nhà nước đã có nhiều hình thức chính thể khác nhau với những mô hình tổ chức các cơ quan nhà nước ở trung ương khác nhau. Căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử nhất định mà các quốc gia lựa chọn hình thức chính thể phù hợp với yêu cầu tổ chức, quản lý nhà nước trong thời kì đó, nhằm đáp ứng phần nào những yêu cầu của nhân dân. Đó là một trong những nguyên nhân góp phần làm nên sự đa dạng của các hình thức chính thể của nhà nước trong lịch sử.
Luận văn liên quan