Sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu luôn đóng một vị trí rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Cùng với nó là nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng trở nên cấp thiết. Sự biến động về tỷ giá là nguyên nhân gây ra thua lỗ cho các DN XNK trước sự biến động khó lường của tình hình tài chính quốc tế. Chính vì vậy mà nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ra đời để hạn chế thấp nhất rủi ro và thua lỗ có thể xảy ra cho các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính. Trên thế giới, nghiệp vụ ngoại hối phái sinh đã được sử dụng rất rộng rãi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN và nó đã thể hiện được tầm quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính. Về phía các DN XNK Việt Nam, mặc dù ngân hàng nhà nước đã cho phép hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá từ năm 2005, nhưng đến nay, nhiều DN vẫn chưa nhận thức rõ lợi ích của công cụ này. Các DN XNK không quan tâm nhiều, nói đúng hơn là không để ý đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong một khoảng thời gian dài trước 2007 do sự ổn định của tỷ giá. Điều này đã đặt các DN trước những rủi ro lớn và nguy cơ thua lỗ cao do thị trường ngoại hối biến động mạnh. Sự bất ổn của tỷ giá từ giai đoạn nửa cuối năm 2007 tới n ay đã gây ra những tác động tiêu cực đến các DN XNK vì họ không có sự chuẩn bị để đối phó với tình hình này. Do vậy mà không ít DN rơi vào cảnh lao đao khi thiếu ngoại tệ thanh khoản nhập khẩu hay mất cơ hội kiếm lời khi ngoại tệ tăng giá do tiền vẫn nằm trong tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Khi tỷ giá hối đoái biến động thì các DN XNK chính là người chịu sự tác động đầu tiên và lớn nhất tới hoạt động kinh doanh của mình .

pdf74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3513 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2019 Sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp DN NK: Doanh nghiệp nhập khẩu DN XK: Doanh nghiệp xuất khẩu DN XNK: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng trung ương TGHĐ: Tỷ giá hối đoái TCTD: Tổ chức tín dụng ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 1-1: Đường cầu ngoại hối ................................................................ 8 Đồ thị 1-2: Đường cung ngoại hối .............................................................. 8 Đồ thị 1-3: Tác động của sự thay đổi lãi suất đến tỷ giá VND/USD ......... 11 Bảng 1-4: Ví dụ về rủi ro tỷ giá .................................................................. 12 Bảng 1-5: Ví dụ về công cụ kỳ hạn ngoại hối ............................................ 19 Bảng 1-6: Số liệu về GBP future contract tại CME ngày 18/12/2003… ... 22 Bảng 1-7: Ví dụ về công cụ hoán đổi ngoại hối ......................................... 24 Đồ thị 1-8: Trạng thái quyền chọn .............................................................. 26 Đồ thị 1-9: Lãi và lỗ trong hợp đồng quyền chọn mua .............................. 27 Đồ thị 1-10: Lãi và lỗ trong hợp đồng quyền chọn bán .............................. 28 Bảng 2-1: Kết quả khảo sát việc sử dụng công cụ phái sinh ở các DN Việt Nam (2007) ................................................................................................. 42 Đồ thị 2-2: Biến động của tỷ giá VND/USD .............................................. 43 Biểu đồ 3-1: Doanh số của công cụ phái sinh ngoại hối trên OTC (03/2008) … ................................................................................................................. 56 iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ, CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH VÀ CÁCH THỨC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ............................................................................................................. 4 1. Rủi ro tỷ giá .............................................................................................. 4 1.1. Tỷ giá hối đoái ................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 4 1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái ............................................................. 6 1.1.3. Những yếu tố tác động đến biến động tỷ giá hối đoái ................ 7 1.2. Rủi ro tỷ giá ...................................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá .............................................................. 12 1.2.2. Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu .... 13 2. Công cụ ngoại hối phái sinh .................................................................. 15 2.1. Chủ thể, mục đích của các loại giao dịch ......................................... 15 2.2. Các loại công cụ ngoại hối phái sinh ............................................... 18 2.2.1. Công cụ kì hạn ngoại hối .......................................................... 18 2.2.2. Công cụ tương lai ngoại hối ..................................................... 20 2.2.3. Công cụ hoán đổi ngoại hối ...................................................... 23 2.2.4. Công cụ quyền chọn ngoại hối ................................................. 24 3. Cách thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu bằng công cụ ngoại hối phái sinh ............................................................. 30 3.1. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ kỳ hạn ........................................................................................................... 31 iv 3.2. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ tương lai .................................................................................................. 32 3.3. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ quyền chọn .............................................................................................. 32 3.4. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ hoán đổi ............................................................................................................ 35 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .............................................. 36 1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh các giao dịch ngoại hối phái sinh .......... 36 1.1. Quy định về công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi ......................... 36 1.2. Quy định về công cụ ngoại hối quyền chọn ..................................... 37 2. Tình hình cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh ở các ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................................. 38 3. Tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ...................... 40 3.1. Các doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ giá .... 40 3.2. Tình hình sử dụng công cụ phái sinh trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại Việt Nam ............................................................................................ 42 4. Đánh giá về tình hình sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam ......................................................................................................... 46 4.1. Kết quả sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN XNK tại Việt Nam ................................................ 46 4.2. Những hạn chế trong việc sử dụng công cụ phái sinh tại Việt Nam 47 4.2.1. Về phía các Ngân hàng thương mại.......................................... 47 v 4.2.2. Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ............................... 49 4.2.3. Hạn chế trong môi trường tài chính đối với công cụ ngoại hối phái sinh .............................................................................................. 52 CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ............................................................... 55 1. Kinh nghiệm của nước ngoài trong việc sử dụng ngoại hối phái sinh ......................................................................................................... 55 2. Định hướng phát triển của các công cụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam trong thời gian tới.............................................................................. 56 3. Đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam .................................... 58 3.1. Về phía các doanh nghiệp ................................................................ 58 3.2. Về phía các ngân hàng thương mại .................................................. 59 3.3. Hoàn thiện thị trường tiền tệ, ngoại hối và khung pháp lý về ngoại hối phái sinh của NHNN ......................................................................... 61 3.3.1. Hoàn thiện thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối Việt Nam- hướng Vinaforex hội nhập với quốc tế ................................................ 61 3.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các công cụ phái sinh tiền tệ . 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu luôn đóng một vị trí rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Cùng với nó là nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng trở nên cấp thiết. Sự biến động về tỷ giá là nguyên nhân gây ra thua lỗ cho các DN XNK trước sự biến động khó lường của tình hình tài chính quốc tế. Chính vì vậy mà nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ra đời để hạn chế thấp nhất rủi ro và thua lỗ có thể xảy ra cho các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính. Trên thế giới, nghiệp vụ ngoại hối phái sinh đã được sử dụng rất rộng rãi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN và nó đã thể hiện được tầm quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính. Về phía các DN XNK Việt Nam, mặc dù ngân hàng nhà nước đã cho phép hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá từ năm 2005, nhưng đến nay, nhiều DN vẫn chưa nhận thức rõ lợi ích của công cụ này. Các DN XNK không quan tâm nhiều, nói đúng hơn là không để ý đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong một khoảng thời gian dài trước 2007 do sự ổn định của tỷ giá. Điều này đã đặt các DN trước những rủi ro lớn và nguy cơ thua lỗ cao do thị trường ngoại hối biến động mạnh. Sự bất ổn của tỷ giá từ giai đoạn nửa cuối năm 2007 tới nay đã gây ra những tác động tiêu cực đến các DN XNK vì họ không có sự chuẩn bị để đối phó với tình hình này. Do vậy mà không ít DN rơi vào cảnh lao đao khi thiếu ngoại tệ thanh khoản nhập khẩu hay mất cơ hội kiếm lời khi ngoại tệ tăng giá do tiền vẫn nằm trong tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Khi tỷ giá hối đoái biến động thì các DN XNK chính là người chịu sự tác động đầu tiên và lớn nhất tới hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình tài chính thế giới có nhiều biến động khó lường như ngày nay thì các rủi 2 ro này lại càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Do vậy mà vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ giá đang là vấn đề cấp thiết và cần đưa ra được hướng giải quyết ngay cho các DN. Chính vì vậy mà nhóm nghiên cứu chọn đề tài “ Sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam” làm công trình nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã được nghiên cứu nhiều qua các đề án, đề tài, bài viết của các tác giả nước ngoài, nhưng tại Việt Nam thì còn khá mới mẻ và mới được nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây. 3. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng sử dụng công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro TGHĐ cho các DN XNK của Việt Nam. Mục đích nghiên cứu là: Thứ nhất, đưa ra cái nhìn tổng quan về các công cụ ngoại hối phái sinh và cách sử dụng các công cụ này trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của DN Việt Nam hiện nay, đồng thời nêu lên các mặt hạn chế trong việc sử dụng các công cụ này. Thứ ba, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp để các DN kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam các công cụ phái sinh vào việc bảo hiểm rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, đề tài được nghiên cứu với các phương pháp cụ thể như sau: Phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, thu thập thông tin, đánh giá và dự báo. 3 5. Phạm vi nghiên cứu Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào các DN XNK Việt Nam, các công cụ ngoại hối phái sinh đang được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp tại Việt Nam từ 2004 đến nay, việc cung cấp công cụ phái sinh của NHTM và những văn bản pháp lý của nhà nước về công cụ phái sinh. 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu Dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn có một số những đóng góp cơ bản đó là đã tổng kết lý luận về công cụ phái sinh, bên cạnh đó là đã nghiên cứu thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu bằng các công cụ ngoại hối phái sinh của DN Việt Nam hiện nay. Ngoài hai đóng góp trên thì luận văn cũng đề xuất một số giải pháp ứng dụng khá dễ hiểu về công cụ phái sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới. 7. Kết cấu đề tài Nội dung chính của đề tài được kết cấu thành ba chương chính như sau: Chương I. Lý luận chung về rủi ro tỷ giá, công cụ ngoại hối phái sinh, và cách thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Chương II. Thực trạng sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh để phòng ngửa rủi ro tỷ giá cho các DN XNK Việt Nam Chương III. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh việc sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh cho các DN XNK Việt Nam. 4 CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ, CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH VÀ CÁCH THỨC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 1. Rủi ro tỷ giá 1.1. Tỷ giá hối đoái Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của quốc gia. Các vấn đề về thương mại, đầu tư, quan hệ quốc tế…đều đòi hỏi việc thanh toán quốc tế giữa các quốc gia với nhau. Việc thanh toán này lại đòi hỏi phải so sánh một đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác, thanh toán có thể sử dụng một trong hai đồng tiền của hai nước nhưng cũng có thể sử dụng một đồng tiền thứ ba nào đó, từ đó xuất hiện việc phải tính toán một đồng tiền nội tệ được bao nhiêu đồng ngoại tệ hoặc ngược lại một đồng ngoại tệ được bao nhiêu nội tệ, tức là phải bằng cách nào đó, chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành đơn vị tiền tệ của nước khác. Muốn thực hiện được điều đó cần phải dựa và một mức quy đổi xác định, hay một tỷ giá xác định, tỷ giá này được gọi là tỷ giá hối đoái. 1.1.1. Khái niệm Tỷ giá có thể được hiểu theo những cách diễn đạt khác nhau: TGHĐ có thể được hiểu là quan hệ so sánh giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy bạc ngân hàng được đổi tự do ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của 5 nó. TGHĐ lúc này là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau. Cách so sánh này được gọi là ngang giá vàng (Gold Parity). [4] Ví dụ: Hàm lượng vàng của bảng Anh (GBP) là 2,488281 gam, của đô la Mỹ (USD) là 0,888671 gam, do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là: 1GBP = 2,488281/ 0,888671 = 2,8 USD Trong chế độ lưu thông tiền giấy, giấy bạc ngân hàng không được đổi tự do ra vàng theo hàm lượng của nó, do đó ngang giá vàng không còn là cơ sở để hình thành TGHĐ. Lúc này việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng cách so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ (Purchasing Power Parity)[4] Ví dụ: Một hàng hóa A ở Mỹ có giá là 100 USD; ở Pháp là 82 EUR Vậy ngang giá sức mua là: 1USD = 82/100 = 0,82 EUR. Đây cũng chính là TGHĐ giữa đô la Mỹ và đồng EUR. Theo Samuelson – một nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: TGHĐ là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền của một nước khác Theo pháp lệnh về ngoại hối của Việt Nam được Quốc Hội ban hành ngày 13/12/2005 tại khoản 9 điều 4: “ Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam” [11] Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Tài chính quốc tế, 2006, trang 35: “Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa các đồng tiền và là mức giá mà tại đó các đồng tiền có thể chuyển đổi được cho nhau” [7] Tóm lại, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.[6] Bản chất của TGHĐ ở đây chính là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc biệt, đó là tiền tệ Ví dụ: 1USD = 17.804 VND, nghĩa là giá của USD là 17.804 VND 6 1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái Trên thị trường tiền tệ thường gặp một số loại tỷ giá sau đây: 1.1.2.1. Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối Tỷ giá mua vào (Bid rate): Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá Tỷ giá bán ra (Ask/Offer rate): Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá [6] Tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. 1.1.2.2. Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán Tỷ giá giao ngay (Spot rate): Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo (T+2) Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate): Là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên [6] 1.1.2.3. Căn cứ vào giá trị của tỷ giá Tỷ giá danh nghĩa (Nominal exchange rate –NER): Là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát[16] Tỷ giá thực (Real exchange rate – RER): Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua của một cặp tiền tệ phản ánh tương quan giá cả nước ngoài với giá cả trong nước. Qua đó, giá cả nước ngoài sẽ được chuyển đổi thành giá cả tính bằng tiền tệ trong nước thông qua tỷ giá danh nghĩa. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.[16] 1.1.2.4. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá Tỷ giá chính thức (Official rate): là tỷ giá do NHTW công bố, phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 7 Tỷ giá chợ đen (Black market rate): là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định Tỷ giá cố định (Fixed rate): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực của cung cầu trên thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi. Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely floating rate): là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating rate): Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.[9] 1.1.3. Những yếu tố tác động đến biến động tỷ giá hối đoái Sự hình thành nên TGHĐ là quá trình tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá. Đó là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, lạm phát và mức chênh lệch lãi suất giữa các nước. 1.2.2.1. Mối quan hệ cung cầu về ngoại hối Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của TGHĐ. Đường cầu ngoại tệ Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mmua vào bằng đồng nội tệ Khi nhu cầu về USD của người Việt Nam tăng lên, điều này làm cho giá của USD tăng lên so với VND. Do đó, tỷ giá hối đoái tăng g (từ E1 lên 8 E2). Ngược lại khi nhu cầu về USD của Việt Nam giảm, làm cho giá USD giảm so với VND, dẫn đến tỷ giá giảm Đồ thị 1-1: Đường cầu ngoại hối Đường cung ngoại tệ Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ Đồ thị 1-2: Đường cung ngoại hối E(VND/USD) Lƣợng USD E2 D1 E1 Lượng USD E1 E2 S1 D2 S E(VND/USD) D S2 9 Khi lượng cung USD tăng, điều này làm cho giá USD giảm so với VND, dẫn đến tỷ giá giảm (từ E1 xuống E2). Ngược lại, khi lượng cung USD giảm, làm cho giá USD tăng so với VND, làm tỷ giá tăng 1.2.2.2. Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Để thấy rõ được mối quan hệ giữa TGHĐ và tỷ lệ lạm phát, ta sử dụng lý thuyết ngang giá sức mua của Ricardo – Cassel (1772-1823). Lý thuyết này được dựa trên giả thiết là TGHĐ ở mức cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng sức mua giữa hai đồng tiền tương ứn
Luận văn liên quan