MỤC LỤC
MỤC LỤC2
Lời mở đầu3
I. Các khái niệm5
1. Khái niệm công nghệ5
2.Khái niệm chuyển giao công nghệ10
II Nguồn gốc và thị trường chuyển giao công nghệ11
1.Nguồn gốc chuyển giao công nghệ.11
2.Thị trường chuyển giao công nghệ11
3. Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ.12
III .Thực trạng của chuyển giao công nghệ ở Việt Nam15
1. Thực trạng nền kinh tế ở nước ta.15
1.1 Sự thay đổi môi trường kinh doanh15
1.2 Sứ mạng hay lợi nhuận16
2. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế18
2.1 Tác động của công nghệ đối với nền kinh tế quốc gia18
2.2Tác động của công nghệ vào lợi ích và sự tăng trưởng của công ty20
3.Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.20
IV.Những yêu cầu về chuyển giao công nghệ25
1.Quy tắc chuyển giao công nghệ:25
2. Kinh nghiệm quốc tế về tiếp nhận và Chuyển giao công nghệ29
2.1 Các dòng chuyển giao công nghệ quốc tế chủ yếu.29
2.2 Nội dung chuyển giao công nghệ.31
1.3Các kênh chuyển giao công nghệ.32
2.Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở Trung Quốc38
V. Một số phương pháp chuyển giao công nghệ hiệu quả.44
1.Phương pháp chuyển giao bằng dòng thông tin công nghệ.45
2. Phương pháp chuyển giao công nghệ dựa vào sự di chuyển con người.46
Kết luận48
Tài liệu tham khảo50
49 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2795 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng công cụ chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Lời mở đầu 3
I. Các khái niệm 5
1. Khái niệm công nghệ 5
2. Khái niệm chuyển giao công nghệ 10
II Nguồn gốc và thị trường chuyển giao công nghệ 11
1. Nguồn gốc chuyển giao công nghệ. 11
2. Thị trường chuyển giao công nghệ 11
3. Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ. 12
III . Thực trạng của chuyển giao công nghệ ở Việt Nam 15
1. Thực trạng nền kinh tế ở nước ta. 15
1.1 Sự thay đổi môi trường kinh doanh 15
1.2 Sứ mạng hay lợi nhuận 16
2. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế 18
2.1 Tác động của công nghệ đối với nền kinh tế quốc gia 18
2.2 Tác động của công nghệ vào lợi ích và sự tăng trưởng của công ty 20
3. Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. 20
IV. Những yêu cầu về chuyển giao công nghệ 25
1. Quy tắc chuyển giao công nghệ: 25
2. Kinh nghiệm quốc tế về tiếp nhận và Chuyển giao công nghệ 29
2.1 Các dòng chuyển giao công nghệ quốc tế chủ yếu. 29
2.2 Nội dung chuyển giao công nghệ. 31
1.3 Các kênh chuyển giao công nghệ. 32
2. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở Trung Quốc 38
V. Một số phương pháp chuyển giao công nghệ hiệu quả. 44
1. Phương pháp chuyển giao bằng dòng thông tin công nghệ. 45
2. Phương pháp chuyển giao công nghệ dựa vào sự di chuyển con người. 46
Kết luận 48
Tài liệu tham khảo 50
Lời mở đầu
Thời đại chúng ta được phát triển bằng sự liên kết chặt chẽ giữa đầu tư phát triển công nghệ với sức mạnh công nghiệp của mỗi quốc gia. Tuy vậy, những nền kinh tế hiện đại phải luôn nghiên cứu, tìm nguồn thu nhập thực sự để chuyển các phát minh trí tuệ thành những đổi mới mang lại nhiều lợi nhuận.
Do đổi mới là phát minh kỹ thuật đã trở thành sản phẩm kinh tế và kiến thức cơ bản cùng khoa học ứng dụng ít có khả năng phân ly nên kỹ thuật ngày càng gắn bó với công nghệ hơn.
Từ mục đích kích thích cạnh tranh công nghiệp, mục tiêu đổi mới công nghệ đã được mô tả ở nhiều khía cạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Các chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ đã gắn liền với hiệu quả phát triển.Chuyển giao công nghệ và khai thác kết quả nghiên cứu. Việc phổ biến kết quả nghiên cứu hướng về doanh nghiệp là một trong những lợi thế ưu tiên. Vấn đề được chỉ ra là phần lớn các dự án hỗ trợ đã được hình thành từ những kết quả nghiên cứu mang tính chất áp dụng thương mại.
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự trao đổi, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia ngày càng có chiều hướng gia tăng và trở thành một trong những nội dung quan trọng trong mối bang giao quốc tế hiện nay. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đang thực sự quan tâm phát triển thị trường khoa học và công nghệ bên cạnh thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường tài chính... để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong báo cáo này mục đích tìm hiểu những kiến thức, những khái niệm cơ bản về “Sử dụng công cụ chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế”. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo Hoàng Trọng Thanh em đã nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề cơ bản và tầm quan trọng của Văn hóa trong quản trị sản xuất kinh doanh. Do nội dung kiến thức của đề tài tương đối rộng, điều kiện thời gian cũng như kiến thức có hạn, điều kiện nghiên cứu chủ yếu dựa trên lý thuyết và tài liệu tham khảo nên chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tài được chính xác, đầy đủ và phong phú hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Trọng Thanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2007.
Sinh viên
I. Các khái niệm
1. Khái niệm công nghệ
Theo tiến sĩ Ngô Văn Quế, trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, người ta quen dùng khái niệm công nghệ với nghĩa nó là phương tiện vật chất như: công cụ, năng lượng, vật liệu được con người sáng tạo và sử dụng trong sản xuất và dịch vụ. Từ những năm 60 trở lại đây, do mua bán công nghệ ngày càng sôi động trong kinh doanh quốc tế nên công nghệ đã được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Hiện nay đang tồn tại những quan niệm khác nhau về công nghệ. Song, chưa có sách vở nào đưa ra một định nghĩa chuẩn xác về công nghệ.
Theo tác giả K.Ramanathan, tồn tại một số quan niệm phổ biến về công nghệ như sau:“Công nghệ là máy biến đổi”. Với quan niệm này, công nghệ được thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, nó thể hiện xu hướng cho rằng khoa học và công nghệ là một và phải được áp dụng đồng thời, và các nhà khoa học ứng dụng cần tìm ra cách áp dụng vào thực tế các lý thuyết thuần tuý. Thứ hai, thuật ngữ “công nghệ” liên quan đến khả năng làm một cái gì đó, ngụ ý rằng nó là những gì làm biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra sau cùng.
Quan niệm như vậy đã nhấn mạnh không chỉ tầm quan trọng của công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, mà còn nhấn mạnh sự phù hợp của mục đích kinh tế trong việc áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, những định nghĩa này còn rất chung chung, không đủ cụ thể để mở ra chiếc “hộp đen công nghệ”.
“Công nghệ là công cụ”. Với quan niệm này, công nghệ dựa trên nền tảng là các máy móc thiết bị. Cách nhìn này vẫn còn phổ biến đến ngày nay, mặc dù một vài định nghĩa có nói đến sự tác động quan lại giữa máy móc – con người.
Những định nghĩa dựa trên quan niệm “Công nghệ là công cụ” đã mở ra phần nào chiếc hộp đen công nghệ, tuy nhiên nó vẫn còn thiếu sót. Tác giả Simon đã nói trong cuốn sách “Technology Policy Formulation and Planning: A Reference Manual” rằng: “Nhìn công nghệ ở khía cạnh máy móc và những vật chất rõ ràng sai lầm giống như chỉ nhìn thấy cái vỏ của con ốc sên, hay cái mạng của con nhện vậy.”
“Công nghệ là kiến thức” cho rằng kiến thức là bản chất của tất cả các phương tiện chuyển đổi. Những người ủng hộ quan niệm này cho rằng kiến thức là khía cạnh quan trọng hàng đầu.
Những định nghĩa đi theo quan niệm này ngụ ý rằng kiến thức có thể được phân loại thành “know-why” và “know-how”. “Know-why” là những kiến thức khoa học thuần tuý như các nguyên tắc liên quan đến vật lý và hiện tượng xã hội. “Know-how” dựa trên kinh nghiệm và kinh nghiệm tăng lên thông qua việc áp dụng “know-why” vào thực tế (phương pháp thử - sai, kinh nghiệm, học hỏi từ chuyên gia).
Một trong những đóng góp chính của quan niệm này là giúp mở ra chi tiết hơn “hộp đen công nghệ” bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức và phác hoạ các dạng kiến thức cần thiết cho các hoạt động chuyển đổi.
“Công nghệ là các hình thái biểu hiện” cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề mà ba quan niệm trên gặp phải và cố mở ra hoàn toàn chiếc hộp đen công nghệ. Quan niệm này nhìn công nghệ theo những hình thái biểu hiện khác nhau theo cách tiếp cận chiết trung, dựa trên những ý tưởng phát ra từ ba quan niệm phía trên.
Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam.
Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có.
Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.
Chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ khác về chuyển giao công nghệ.
Một số định nghĩa theo quan niệm này vẫn còn chung chung theo các khía cạnh “phần cứng” và “phần mềm”, nhưng cũng có những định nghĩa cụ thể hơn và có ý nghĩa đáng kể trong việc mở ra hộp đen công nghệ (chia công nghệ theo các thành phần Kỹ thuật, Con người, Thông tin và Tổ chức).
Như trên ta đã thấy, việc xem xét công nghệ theo các hình thái biểu hiện đã khắc phục những thiếu sót của các quan niệm khác và mở ra chiếc hộp đen công nghệ một cách đầy đủ. Trong việc đánh giá trình độ công nghệ, cần thiết phải có một cái nhìn đầy đủ và chi tiết về công nghệ và các thành tố của nó để có thể khảo sát một cách đầy đủ và sát với thực tế nhất trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp. Trong các định nghĩa về công nghệ dựa trên quan điểm này, định nghĩa công nghệ của K.Ramanathan với bốn thành phần Thiết bị, Con người, Thông tin và Tổ chức đã được lựa chọn để xem xét bởi sự toàn diện và cụ thể so với các định nghĩa khác.
Thành phần Thiết bị (Technoware): bao gồm các công cụ và các phương tiện sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩm mong muốn. Technoware bao gồm hệ thống biến đổi nguyên vật liệu và hệ thống xử lý thông tin.
• Hệ thống biến đổi nguyên vật liệu thực hiện các hoạt động cơ học theo thiết kế của máy móc thiết bị.
• Hệ thống xử lý thông tin thực hiện một chuỗi kiểm soát, có thể được xây dựng một cách cục bộ hoặc hoàn toàn trong thành phần Thiết bị. Trong một vài trường hợp, nó có thể không có trong thành phần này. Hệ thống gồm ba giai đoạn: nhận biết – phân tích – xử lý.
Thành phần Con người (Humanware): là kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất biểu hiện về mặt con người của công nghệ. Tầm quan trọng của kỹ năng dựa trên ba điều cơ bản:
• Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và là nguồn gốc giá trị thị trường của các loại hàng hoá.
• Con người có trí thông minh (không như máy móc). Do đó, họ có khả năng suy nghĩ, phân tích, sáng tạo và phát triển thông tin cần thiết để tạo ra sự sung túc, giàu có.
• Năng suất lao động của con người có thể tăng hoặc giảm do môi trường làm việc.
Thành phần Tổ chức (Orgaware): đề cập tới sự hỗ trợ về nguyên lý, thực tiễn, và bố trí để vận hành hiệu quả việc sử dụng Technoware bởi Humanware. Nó có thể được thể hiện thông qua các thuật ngữ như nội quy công việc, tổ chức công việc, sự thuận tiện trong công việc, đánh giá công việc và giảm nhẹ công việc.
Thành phần Thông tin (Inforware): biểu thị việc tích luỹ kiến thức bởi con người. Dù có tổ chức tốt, “Con người” cũng không thể sử dụng “Máy móc” hiệu quả nếu không có cơ sở “Thông tin, tài liệu”. Inforware được chia làm ba loại:
• Thông tin chuyên về thiết bị: thông tin cần cho việc vận hành, bảo trì và cải tiến.
• Thông tin chuyên về con người: thông tin về những hiểu biết và đánh giá về quy trình sản xuất và thiết bị được sử dụng.
• Thông tin chuyên về tổ chức: thông tin cần thiết để bảo đảm việc sử dụng hiệu quả, sự tác động qua lại theo thời gian, và sự có sẵn của Technoware và Humanware.
Bốn yếu tố này bổ sung cho nhau và tác động lẫn nhau. Chúng đòi hỏi phải có mặt đồng thời trong hoạt động sản xuất và không có hoạt động chuyển đổi nào có thể hoàn thành nếu thiếu một trong bốn yếu tố. Hình vẽ dưới đây sẽ cho ta thấy sự tóm lược của bốn yếu tố công nghệ.
/
Mối quan hệ hữu cơ của các thành phần công nghệ
2. Khái niệm chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài.
Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ.14. Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ.
Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công nghệ được quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Tư vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
II Nguồn gốc và thị trường chuyển giao công nghệ
Nguồn gốc chuyển giao công nghệ.
Ngày nay cùng với sự phát triển và nghiên cứu khoa học vào đời sống xã hội, kinh tế, thì chuyển giao công nghệ là một quá trình rất quan trọng. Để có thể áp dụng tốt nhất các công nghệ mới đòi hỏi phải có một quy trình cụ thể được nhà cung cấp dịch vụ ( công nghệ ) bàn giao cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng công nghệ đó. Sau khi triển khai và đưa vào sử dụng nhà cung cấp sẽ phải chuyển giao công nghệ ( cách sử dụng, quản lý ). Quá trình chuyển giao chình là quá trình tối quan trọng vì nó phản ánh cho người sử dụng rõ nhất về các đặc điểm cũng như hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp, tổ chức. Trong quá trình chuyển giao bên cung cấp luôn phải Support (hỗ trợ) nhằm làm hài lòng nhất khách hàng của mình.
Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trong những năm qua đã phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ chưa được coi trọng do trước đây Nhà nước mới ban hành văn bản dưới dạng Nghị định, Thông tư có phạm vi điều chỉnh hẹp, hiệu lực pháp lý còn thấp. Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ mới xuất hiện hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể.
Nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Do đó, việc thu hẹp không tương thích giữa pháp luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam và pháp luật quốc tế là một ưu tiên. Một số nội dung của các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ trước đây chưa phù hợp, thiếu cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Thị trường chuyển giao công nghệ
Là toàn bộ thị trường kinh tế, bao gồm các đơn vị, tổ chức chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu.
3. Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ.
Theo luật chuyển giao công nghệ quá trình chuyển giao công nghệ gồm:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Nguyên tắc lập hợp đồng: Mọi hoạt động chuyển giao công nghệ phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm: Điện báo, Telex, Fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung của hợp đồng CGCN:
+ Tên và hình thức công nghệ được chuyển giao;
+ Các khái niệm và thuật ngữ trong hợp đồng;
+ Mục tiêu, nội dung, phạm vi, đặc điểm, chất lượng và kết quả CGCN. Trong trường hợp công nghệ được chuyển giao có nội dung gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp thì hợp đồng phải có điều riêng về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
+ Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ.
+ Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm và phương thức CGCN.
+ Giá cả và phương thức thanh toán.
- Ngôn ngữ của hợp đồng CGCN: Hợp đồng và các văn bản kèm theo phải được lập bằng tiếng Việt và có thể được lập thêm bằng tiếng nước ngoài thông dụng do các bên thoả thuận.
- Nghĩa vụ bảo mật trong việc cấp giấy phép CGCN:
+ Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp Giấy phép CGCN có trách nhiệm giữ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ.
- Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ có 2 nguyên tắc cơ bản:
+ Thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
+ Hợp đồng được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ hay theo quy định của Luật dân sự, Luật thương mại hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Dịch vụ giám định công nghệ: Là hoạt động kiểm tra, đánh giá để xác định mức độ đạt được của công nghệ đã chuyển giao theo hợp đồng chuyển giao công nghệ trong thực tế tại thời điểm giám định công nghệ so với các nội dung của hợp đồng đã được đăng ký.
Có 2 nội dung giám định công nghệ:
- Giám định công nghệ dự án đầu tư: Là đánh giá sự phù hợp và tính đồng bộ của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với yêu cầu nêu trong dự án. Đánh giá chất lượng thực tế của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất với chất lượng thực tế của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với các tiêu chí đã nêu trong hồ sơ dự án.
- Giám định công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ;
- Đánh giá về tính tiên tiến của công nghệ và thiết bị sản xuất;
- Chất lượng sản phẩm được sản xuất nhờ việc áp dụng công nghệ được chuyển giao so với tiêu chuẩn chất lượng đã thoả thuận.
- Đánh giá về mức độ hoàn thành các nội dung công nghệ được chuyển giao so với nội dung đã nêu trong hợp đồng.
III . Thực trạng của chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
1. Thực trạng nền kinh tế ở nước ta.
Cơ hội kinh doanh mở ra ngày càng nhiều đã đặt các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt trước sự lựa chọn: theo đuổi sứ mạng kinh doanh hay chạy theo lợi nhuận?
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế, cơ hội kinh doanh xuất hiện ào ạt và liên tục, nhiều ngành nghề mới được hình thành. Thế giới ngày càng "phẳng" hơn, mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp với thị trường liên thông từ trong nước đến quốc tế, đồng thời mở ra một vấn đề mới cho các nhà lãnh đạo, đó là theo đuổi những giá trị kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (còn gọi là sư mạng) hay nhang cơ hội mới ập đến với mức lợi nhuận hấp dẫn. Điều đơn giản đầu tiên là lợi nhuận chỉ mang tính ngắn hạn trong khi sư mạng chính là mục đích cuối cùng.
1.1 Sự thay đổi môi trường kinh doanh
Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chú trọng quản lý thật tốt khách hàng, sản phẩm, nguồn nhân lực, tài sản... là đã hoàn thành mục tiêu. Nhưng hiện nay, khi quá trình dân chủ hóa thông tin, tri thức diễn ra hàng ngày trên toàn thế giới thì những công nghệ, ưng dụng mới nhất, xu hướng ngành cũng như thông tin về thị trường, đối thủ... không còn là của riêng ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc bất kỳ ai. Mọi người đều có thể lấy thông tin bàng cách truy cập Internet.
Việc dân chú hóa thông tin và tri thức cũng cho phép ban lãnh đạo doanh nghiệp đào sâu tìm hiểu kiến thức về những ngành liên quan hoặc lĩnh vực mà họ quan tâm. Chính những kiến thức này sẽ là động cơ thúc đẩy lãnh đạo doanh nghiệp hướng Công ty mình thực hiện những hoạt động mới, tạo ra lợi nhuận và bành trướng doanh nghiệp nhưng lại dần xa rời sứ mạng doanh nghiệp.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp đi theo chiều hướng này. Ví dụ, ngành bất động sản cụ thể là xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê đang rất "sốt", đem lại lợi nhuận cao, thế là hàng loạt doanh nghiệp đổ xô vào đầu tư và quên mất sứ mạng chính của mình. Như một Công ty chuyên sản xuất cà phê nhận thấy thị trường phân phối sản phẩm tiêu dùng đang có tiềm năng, họ quyết định đổ hàng ngàn tỉ đồng thiết lập hệ thống phân phối bán lẻ trải dài cả nước. Lời lỗ của những dự án trên chưa biết thế nào nhưng tr