Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cùng sự phát triển mạnh mẽ của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, của Liên minh Châu Âu (EU), của các khối thị trường chung,..đòi hỏi bất kì quốc gia nào cũng cần phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế đã khẳng định vai trò quan trọng và không thể thiếu của thị trường chứng khoán trong sự phát triển kinh tế.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay đã trải qua gần 8 năm hình thành và phát triển, từng bước khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường và đã đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công còn có cả những thách thức và khó khăn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phải trải qua những biến động và điều chỉnh lớn do tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đang có những thay đổi khó lường. Mặc dù vậy, theo nhận định của nhiều nhà phân tích, đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang là sự đầu tư hấp dẫn. Giám đốc Indochina Capital - ông Thomas Ngo đã nhận định: “các công ty Việt Nam còn phát triển mạnh trong thời gian tới, thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư cổ phiếu còn nhiều cơ hội nếu đầu tư lâu dài”. Như vậy vấn đề đặt ra là các nhà đầu tư cần chuyên nghiệp hơn và đầu tư có phương pháp hơn. Xuất phát từ vấn đề này đã đặt ra nhu cầu cần những phương pháp định giá cổ phiếu chính xác và phù hợp hơn với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “ sử dụng một số hệ số tài chính trong định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên để gồm có ba chương:
Chương I: Định giá cổ phiếu bằng cách sử dụng mô hình các hệ số tài
chính P/E, P/BV, P/S
Chương II: Ứng dụng trong định giá cổ phiếu của các công ty trên HOSE
Chương III: Một số nhân tố ảnh hưởng trong mô hình các hệ số P/E, P/BV, P/S
65 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3337 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng một số hệ số tài chính trong định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH 3
1.1. Định giá cổ phiếu sử dụng mô hình hệ số P/E 3
1.1.1. Lý thuyết chung về hệ số P/E 3
1.1.2. Mô hình hệ số P/E 5
1.1.2.1. Hệ số P/E chuẩn 5
1.1.2.2. Mô hình P/E với công ty có tăng trưởng EPS không đổi (No growth model) 7
1.1.2.3. Mô hình P/E với công ty có tăng trưởng EPS đều 7
1.1.2.4. Mô hình hệ số P/E với công ty có tăng trưởng EPS nhiều giai đoạn 8
1.1.3. Định giá cổ phiếu dựa trên hệ số P/E 9
1.2. Định giá cổ phiếu sử dụng mô hình hệ số PBV 11
1.2.1. Lý thuyết chung về hệ số PBV 11
1.2.2. Mô hình hệ số P/BV 13
1.2.2.1. Mô hình hệ số P/BV cho các công ty ổn định 13
1.2.2.2. Mô hình hệ số P/BV cho công ty tăng trưởng mạnh 16
1.2.3. Định giá cổ phiếu dựa trên hệ số P/BV 18
1.3. Định giá cổ phiếu sử dụng mô hình hệ số P/S 19
1.3.1. Lý thuyết chung về mô hình hệ số P/S 19
1.3.2. Mô hình hệ số P/S 22
1.3.2.1. Mô hình hệ số P/S cho các công ty ổn định 22
1.3.2.2. Hệ số P/S cho các công ty tăng trưởng cao 24
1.3.3. Định giá cổ phiếu sử dụng hệ số P/S 25
CHƯƠNG 2- ỨNG DỤNG TRONG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN HOSE 28
2.1. Phân tích thực trạng của các công ty 28
2.1.1. Công ty Cổ Phần bao bì Bỉm Sơn-BPC 28
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty 28
2.1.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 29
2.1.2. Công ty Cổ phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 29
2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 29
2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 31
2.1.2. Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới 34
2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 34
2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 35
2.1.2. Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 36
2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 36
2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 37
2.2. Áp dụng tính toán các hệ số P/E, P/BV, P/S với các cổ phiếu 38
2.2.1. Ước lượng hệ số bêta của các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu 38
2.1.2. Chi phí vốn chủ sở hữu đối với mỗi công ty 39
2.2.3. Áp dụng tính toán hệ số P/E, P/BV, P/s với các cổ phiếu BPC, BTC, BT6, CAN 41
2.2.3.1. Áp dụng với cổ phiếu BPC- công ty cổ phần Bao Bì Bỉm Sơn 41
2.2.3.2. Áp dụng đối với cổ phiếu BTC – Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu 44
2.2.3.3. Áp dụng đối với cổ phiếu BT6- công ty cổ phần Bê Tông 620 Châu Thới 46
2.2.3.4. Áp dụng đối với cổ phiếu CAN- công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long 48
CHƯƠNG 3- MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH CÁC HỆ SỐ P/E, P/BV VÀ P/S 52
3.1. EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 52
3.2. ROE – Thu nhập trên mỗi cổ phần 53
3.3. Biên lợi nhuận 54
3.4. Hệ số chi trả cổ tức (p) 56
3.5. Chi phí vốn chủ sở hữu – ke 57
KẾT LUẬN 59
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cùng sự phát triển mạnh mẽ của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, của Liên minh Châu Âu (EU), của các khối thị trường chung,..đòi hỏi bất kì quốc gia nào cũng cần phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế đã khẳng định vai trò quan trọng và không thể thiếu của thị trường chứng khoán trong sự phát triển kinh tế.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay đã trải qua gần 8 năm hình thành và phát triển, từng bước khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường và đã đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công còn có cả những thách thức và khó khăn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phải trải qua những biến động và điều chỉnh lớn do tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đang có những thay đổi khó lường. Mặc dù vậy, theo nhận định của nhiều nhà phân tích, đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang là sự đầu tư hấp dẫn. Giám đốc Indochina Capital - ông Thomas Ngo đã nhận định: “các công ty Việt Nam còn phát triển mạnh trong thời gian tới, thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư cổ phiếu còn nhiều cơ hội nếu đầu tư lâu dài”. Như vậy vấn đề đặt ra là các nhà đầu tư cần chuyên nghiệp hơn và đầu tư có phương pháp hơn. Xuất phát từ vấn đề này đã đặt ra nhu cầu cần những phương pháp định giá cổ phiếu chính xác và phù hợp hơn với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “ sử dụng một số hệ số tài chính trong định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên để gồm có ba chương:
Chương I: Định giá cổ phiếu bằng cách sử dụng mô hình các hệ số tài
chính P/E, P/BV, P/S
Chương II: Ứng dụng trong định giá cổ phiếu của các công ty trên HOSE
Chương III: Một số nhân tố ảnh hưởng trong mô hình các hệ số P/E, P/BV, P/S
Em xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Toán Kinh Tế trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là PGS.TS Hoàng Đình Tuấn đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin cảm ơn các anh chị trong công ty Tài chính Thiên Lang đã tạo điều kiện và giúp đỡ em nhiệt tình trong thời gian thực tập tại công ty.
CHƯƠNG I. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH
1.1. Định giá cổ phiếu sử dụng mô hình hệ số P/E
1.1.1. Lý thuyết chung về hệ số P/E
Hệ số P/E hay hệ số “giá/thu nhập” là một trong những hệ số được sử dụng nhiều nhất trong định giá cổ phiếu. Hệ số này đo lường mốt quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu của mỗi công ty.
Để tính toán hệ số P/E chúng ta chỉ cần lấy giá cổ phiếu hiện thời của công ty và chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), công thức như sau:
P/E = giá thị trường của mỗi cổ phiếu/thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Trong đó:
● Giá thị trường của mỗi cổ phiếu: là mức giá được xác định bởi cung và cầu thị trường, và là mức giá giao dịch được niêm yết trên các sàn giao dịch. Mức giá này phụ thuộc vào kì vọng của người mua và người bán về công ty về các mặt như:
- Tình hình hoạt động của công ty gần đây và trong tương lai, bao gồm cả tăng trưởng tiềm năng.
- Rủi ro nhận biết được, bao gồm rủi ro do hệ số đòn bẩy cao.
- Triển vọng của các công ty cùng loại, cùng khu vực thị trường.
● Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS): Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó. Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường, nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn. Công thức tính là:
Lợi nhuận ròng – Tổng cổ tức ưu đãi
Tổng cổ phiếu thường
EPS =
Trường hợp công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu thường (mẫu số trong công thức) phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền.
Trong công thức tính hệ số P/E, hầu hết EPS được tính toán bằng cách sử dụng EPS của 4 quý trước, phương pháp này được gọi là phương pháp hệ số P/E liên tục. Trong nhiều trường hợp EPS được lấy từ ước lượng lợi nhuận kì vọng trong 4 quý tới, phương pháp này được gọi là phương pháp hệ số P/E dự án hay P/E tương lai. Cách thứ 3 đôi khi được sử dụng là dùng EPS của 2quý trước và của 2 quý tới. Không có sự khác biệt lớn giữa những phương pháp này, nhưng điều quan trọng là cần nhận ra là trong cách đầu tiên chúng ta sử dụng số liệu lịch sử đã có, hai cách còn lại dựa trên những phân tích ước lượng mà không phải luôn luôn hoàn hảo hay chính xác.
Trong trường hợp công ty làm ăn không có lãi, khi đó EPS sẽ âm, lúc này việc tính toán EPS sẽ khó khăn. Có nhiều ý kiến khác nhau để làm sao giải quyết được vấn đề này. Một số ý kiến cho rằng cứ để EPS âm, một số ý kiến khác lại cho rằng nên gán cho P/E trong trường hợp này một giá trị bằng 0, trong khi đó hầu hết thì cho rằng P/E trong trường hợp này là không tồn tại.
Trên thế giới, hệ số P/E trong thị trường là trong khoảng từ 15-25. Khoảng dao động này phụ thuộc đáng kể vào điều kiện thị trường và hệ số P/E có thể rất khác nhau giữa các công ty, các ngành, lĩnh vực.
Tại Việt Nam hiện nay, các chuyên viên tài chính nhận định P/E tại thị trường Việt Nam là từ 8-15 lần, điều đó có nghĩa là với lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam là từ 10-15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.
1.1.2. Mô hình hệ số P/E
1.1.2.1. Hệ số P/E chuẩn
● Mối quan hệ giữa cổ tức và EPS
Sau mỗi chu kì kinh doanh, mỗi công ty lại có những chiến lược phát triển riêng do đó mức chi trả cổ tức của mỗi công ty cũng khác nhau. Giữa tỉ lệ chi trả cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có mối quan hệ mật thiết, nguyên nhân là do:
- Sự tăng lên trong chi trả cô tức gắn với sự tăng lên trong thu nhập tuyệt đối. Những công ty có xu hướng tăng tỷ lệ chi trả của họ như là một dấu hiệu cho thị trường thấy rằng họ tự tin về khả năng lợi nhuận trong tương lai của họ.
- Sự tăng lên trong cổ tức chi trả có thể là một dấu hiệu của “sự chín muồi”, nói cách khác, công ty thích chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông hơn bởi vì nó đã đạt tới giai đoạn phát triển cao nhất trong vòng đời của nó và do đó số lượng cơ hội đầu tư giảm đi.
Như vậy, nếu kí hiệu:
dt : cổ tức chi trả trong chu kỳ từ (t-1) đến t
EPSt : thu nhập trên cổ phiếu trong chu kỳ từ (t-1) đến t
pt: tỷ lệ chi trả cổ tức trong chu kì t
k: tỷ suất chiết khấu
Ta có công thức liên hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và EPS là:
dt = EPSt . pt
Mặt khác, ta có:
P0 = + +...+..
Như vậy giá cổ phiếu phụ thuộc vào EPS của mỗi cổ phiếu trong từng thời kì.
● Hệ số P/E chuẩn
Gọi là hệ số tăng trưởng của thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Mô hình tăng trưởng của EPS như sau:
EPSt = EPSt-1 ( 1+ )
Ta có:
P0 = =
Suy ra:
p0 =
Như vậy từ công thức trên ta tính ra hệ số P/E “chuẩn” – normal P/E ratio
= P/Echuẩn =
càng lớn nếu tỉ lệ chi trả cổ tức pt càng lớn, càng lớn, và k càng nhỏ.
1.1.2.2. Mô hình P/E với công ty có tăng trưởng EPS không đổi (No growth model)
Với những công ty có tăng trưởng EPS không đổi thì khi đó tỷ lệ chi trả cổ tức cũng không đổi theo thời gian, ta có:
Pt = 1 t
EPS0 = EPS1=…
Lại có: dt = EPSt . pt
Vậy: d0=d1=…
p0 =
Suy ra: P0 =
Vậy: =
Lúc này hệ số P/E chỉ phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu k. Trên thực tế, mô hình này không phù hợp lắm.
1.1.2.3. Mô hình P/E với công ty có tăng trưởng EPS đều
Với những công ty có tăng trưởng EPS đều, ta có:
không đổi tức: = gE t pt = p <1
Khi đó: P0 = p.EPS0. ( )
Với giả thiết: k> gE chuỗi là chuỗi hội tụ
Do đó ta có: P0 = p. EPS0 . ( )
Vậy: = p.( )
1.1.2.4. Mô hình hệ số P/E với công ty có tăng trưởng EPS nhiều giai đoạn
Các công ty thông thường có nhiều giai đoạn tăng trưởng EPS khác nhau, trong mô hình này, ta giả định rằng có ít nhất hai giai đoạn tăng trưởng của EPS. Giai đoạn đầu là giai đoạn EPS tăng trưởng không ổn định và giai đoạn sau là giai đoạn EPS tăng trưởng ổn định. Sự tăng trưởng của EPS phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai.
Ta có:
P0 = +
Có EPSt = EPS0 ( 1+)…(1+ )
Dt = pt EPSt
Suy ra: dt = pt. EPS0. ( 1+)…(1+ )
= +
Trong đó:
pt: tỷ lệ chi trả cổ tức
: tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn đầu
g: tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn sau
k: lãi suất chiết khấu
T: số năm trong giai đoạn đầu
Với mỗi công ty có tăng trưởng lợi nhuận theo những mô hình khác nhau, ta sẽ có một hệ số P/E tương ứng và sử dụng hệ số này để định giá cổ phiếu.
1.1.3. Định giá cổ phiếu dựa trên hệ số P/E
Bằng cách chia giá của mỗi cố phiếu của công ty cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty, chúng ta được hệ số P/E. Nếu thu nhập tăng lên cùng với giá cổ phiếu, thì hệ số P/E không đổi. Nhưng nếu cổ phiếu giảm giá trị và thu nhập vẫn như vậy hay giảm xuống, thì hệ số P/E tăng.
Giá dùng để tính toán hệ số P/E thường là mức giá gần đây nhất.
Số liệu về thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng là EPS của 4 quý gần đây nhất hoặc số liệu EPS ước tính của 4 quý tiếp theo, hoặc số liệu EPS của 2 quý trước và EPS ước tính của 2 quý tới. Thông thường hệ số P/E liên tục được ưa thích hơn bởi vì nó liên quan đến thu nhập nhận được trong 4 quý gần nhất.
Để xem xét xem giá của cổ phiếu có phù hợp không ta dựa vào hệ số P/E chuẩn để đánh giá.
Nếu P/Ett > P/Echuẩn thì cổ phiếu được định giá cao
P/Ett < P/Echuẩn thì cổ phiếu được định giá thấp
Ta có thể so sánh P/E của từng cổ phiếu riêng, hoặc so sánh P/E của từng cổ phiếu với mức trung bình của ngành, lĩnh vực hay toàn bộ thị trường.
Với những cổ phiếu có hệ số P/E cao thì cổ phiếu này được gọi là cổ phiếu tăng trưởng( growth stock), thể hiên sự kì vọng hay yêu cầu của nhà đầu tư, của thị trường về giá cổ phiếu này sẽ tăng.
Với những cổ phiếu có hệ số P/E thấp thì được gọi là cổ phiếu giá trị (values stock), thể hiện rằng thị trường hay các nhà đầu tư chỉ trả cho một đơn vị thu nhập trong tương lai của cổ phiếu mức giá thấp- cổ phiếu được coi là “rẻ”. Cụ thể:
♦ Nếu hệ số P/E nằm trong khoảng từ 0-10 thì:
- có thể cổ phiếu này được định giá thấp
- Có thể cổ phiếu này có thu nhập giảm trong tương lai
- Có thể thu nhập hiện tại của cổ phiếu là cao hơn so với xu hướng trong quá khứ
♦ Nếu hệ số P/E nằm trong khoảng từ 10-17: cổ phiếu có giá chuẩn.
♦ Nếu hệ số P/E nằm trong khoản từ 17-25 thì:
- Có thể cổ phiếu định giá cao
- Có thể cổ phiếu có thu nhập tăng trong tương lai
♦ Nếu hệ số P/E lớn hơn 25 thì:
- Nhà đầu tư hoặc thị trường dự tính cổ phiếu này có thu nhập tăng trưởng rất mạnh trong tương lai
- Có bong bóng giá.
Sau khi xem xét nếu ta nhận thấy cổ phiếu đó bị định giá cao hơn hay thấp hơn thực tế thì ta có thể sử dụng hệ số P/E chuẩn và dữ liệu về thu nhập để tính toán mức giá hợp lý của cổ phiếu đó bằng cách lấy P/E chuẩn nhân với thu nhập của cổ phiếu.
Nếu sử dụng thu nhập hiện tại thì mức giá được gọi là mức giá hiện tại, nếu sử dụng thu nhập dự kiến trong tương lai thì mức giá đó được gọi là mức giá hợp lý tương lai của cổ phiếu.
1.2. Định giá cổ phiếu sử dụng mô hình hệ số PBV
1.2.1. Lý thuyết chung về hệ số PBV
Hệ số PBV là một trong những hệ số được sử dụng để định giá cổ phiếu và để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỉ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Công thức như sau:
P/BV= giá cổ phiếu/giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
Trong đó:
- Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu là chênh lệch giữa giá trị sổ sách của tài sản và giá trị sổ sách của nợ. Giá trị này được các kế toán xác định bằng cách sử dụng thông tin chi phí trong quá khứ.
Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu thường (book value per common share) là một hằng số cố định trong một thời gian, giữa hai kì công bố bảng tổng kết tài sản, tùy theo kết quả kinh doanh đã được xác định. Nó là tài sản cổ phần thường của các cổ đông tính trên một cổ phiếu được xác định trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty (bảng tổng kết tài sản), giá trị này được tính như sau:
Vốn chủ sở hữu
Tổng số cổ phiếu thường
Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu =
Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu cho phép người đầu tư thấy được số giá trị tăng thêm của mỗi cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so với vốn góp ban đầu.
Giá trị sổ sách và tỷ số giá trên giá trị sổ sách được sử dụng làm công cụ thẩm định xem liệu cổ phiếu đang được giao dịch ở mức giá đắt hay rẻ. Cổ phiếu có mức giá cao hơn gấp 2lần giá trị sổ sách có lẽ là quá cao đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên thực tế đã có nhiều loại cổ phiếu được giao dịch ở các mức cao hơn thế. Nhưng cũng không nên coi giá trị sổ sách là mức giá sàn của cổ phiếu, điều này có thể dẫn đến sự thua lỗ bởi không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có quyền lựa chọn để bán tài sản của mình theo giá trị sổ sách của chúng.
- Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu được những người mua và người bán cổ phiếu xác định bằng cách sử dụng các thông tin gần đây.
● Sự khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường.
Giá trị thị trường của tài sản phản ánh mức thu nhập và dòng tiền kì vọng của nó.
Do giá trị sổ sách của tài sản phản ánh chi phí thuần của nó nên nó có thể lệch đáng kể so với giá trị thị trường nếu mức thu nhập của tài sản tăng lên hay giảm xuống đáng kể.
● Những thuận lợi khi sử dụng hệ số P/BV
Hệ số này cung cấp một phương pháp định giá trực giác và tương đối ổn định để có thể so sánh với giá thị trường.
Đưa ra những tiêu chuẩn kế toán hợp lý chắc chắn cho các công ty, hệ số giá/giá trị sổ sách có thể được so sánh giữa các công ty tương tự nhau để đưa ra dấu hiệu về việc định giá trên hoặc dưới giá trị.
Thậm chí những công ty có thu nhập âm, không thể sử dụng hệ số P/E để định giá được thì có thể sử dụng hệ số P/BV để định giá.
● Những trở ngại khi sử dụng hệ số P/BV.
Giá trị sổ sách, ví dụ như thu nhập, bị ảnh hưởng bởi những nhận định kế toán về sự sụt giảm giá và những biến khác. Khi những tiêu chuẩn kế toán mở rộng hơn cho các công ty, hệ số P/BV có thể không được so sánh giữa các công ty.
Giá trị sổ sách có thể không có nhiều ý nghĩa với những công ty dịch vụ bởi những công ty này không có nhiều tài sản cố định.
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu có thể bị âm nếu công ty liên tục có báo cáo thu nhập âm, dẫn đến hệ số P/BV âm.
1.2.2. Mô hình hệ số P/BV
1.2.2.1. Mô hình hệ số P/BV cho các công ty ổn định
Hệ số giá trên giá trị sổ sách có thể được liên quan tới những nguyên tắc cơ bản dùng để xác định giá trị trong mô hình dòng tiền chiết khấu. Do đây là hệ số bội vốn chủ sở hữu, chúng ta sẽ sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức để khám phá những nhân tố quyết định. Giá trị của vốn chủ sở hữu trong mô hình chiết khấu cổ tức tăng trưởng ổn định có thể được viết như sau:
Trong đó:
P0: giá trị hiện tại của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu.
DPS1: cổ tức kì vọng trên mỗi cổ phiếu năm tới.
ke: chi phí vốn chủ sở hữu.
gn: tỉ lệ tăng trưởng cổ tức (ổn định lâu dài).
Thay thế DPS1 = EPS1 p1, với p1 là hệ số chi trả cổ tức trong năm tới.
Giá trị vốn chủ sở hữu có thể được viết lại như sau:
Mặt khác ta có thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) được xác định như sau:
Trong đó: BV0 là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu.
Suy ra: EPS1 = BV0 ROE
Khi đó giá trị vốn chủ sở hữu có thể được viết lại như sau:
Viết lại dưới dạng hệ số P/BV, ta có:
Nếu chúng ta sử dụng EPS hiện tại để tính toán ROE thì khi đó hệ số P/BV này được viết lại như sau:
Hệ số P/BV là hàm tăng của ROE, hệ số chi trả p1, và tỉ lệ tăng trưởng và là hàm giảm của rủi ro của công ty.
Công thức này có thể được đơn giản hơn bằng cách thay thế tỉ lệ tăng trưởng của cổ tức trong phương trình:
Suy ra:
Khi đó công thức P/BV được viết lại như sau:
Hệ số P/BV của các công ty ổn định được xác định bởi sự khác biệt giữa thu nhập trên vốn chủ sở hữu và chi phí vốn chủ sở hữu của công ty. Nếu ROE lớn hơn ke thì giá cổ phiếu sẽ lớn hơn giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, nếu ROE thấp hơn ke thì giá cổ phiếu sẽ thấp hơn giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Lợi thế của phương pháp này là có thể được sử dụng để ước lượng hệ số P/BV cho các công ty tư nhân mà không trả cổ tức.
1.2.2.2. Mô hình hệ số P/BV cho công ty tăng trưởng mạnh
Hệ số P/BV cho những công ty tăng trưởng mạnh cũng có thể liên quan tới các chỉ tiêu cơ bản. Trong trường hợp đặc biệt của mô hình chiết khấu cổ tức 2 giai đoạn, mối quan hệ này có thể được đưa ra một cách đơn giản dễ dàng. Giá trị của vốn chủ sở hữu của các công ty tăng trưởng mạnh trong mô hình chiết khấu cổ tức 2 giai đoạn có thể được viết như sau:
Giá trị của vốn chủ sở hữu= giá trị hiện tại của lợi nhuận kì vọng + giá trị hiện tại của giá theo quý.
Khi tỉ lệ tăng trưởng được giả định là không đổi sau giai đoạn tăng trưởng cao ban đầu, mô hình chiết khấu cổ tức có thể được viết như sau:
Trong đó:
G: tỷ lệ tăng trưởng trong n năm đầu.
P: hệ số chi trả trong n năm đầu.
gn: tỷ lệ tăng trưởng sau n năm ( tỷ lệ tăng trưởng ổn định)
pn: tỷ lệ chi trả sau n năm cho công ty ổn định
ke: chi phí vốn chủ sở hữu