1. Phương pháp hệ thống, đơn giản
a. Phương pháp ma trận tương tác
Ma trận tương tác thường gọi là ma trận là một trong những phương pháp sớm nhất sử dụng trong ĐTM. Ma trận đơn giản trình bày hoạt động dự án trên trục hoành và các thành phần môi trường trên trục kia. Khi một hoạt động có thể tác động làm thay đổi thành phần môi trường, ghi nhận này được ghi lại trên ma trận và có thể mô tả bằng khái niệm đặc trưng bởi độ lớn riêng biệt hoặc liên kết và các cân nhắc quan trọng. Có nhiều phiên bản của ma trận đơn giản được sử dụng trong ĐTM, trong đó kể cả ma trận bước.
b. Phương pháp sơ đồ lưới
Phương pháp sơ đồ lưới là phương pháp nghiên cứu ĐTM. Phương pháp thể hiện các mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động kết hợp bằng sơ đồ. Phương pháp này thường được thể hiện qua sơ đồ chuỗi nối tiếp.
Sơ đồ lưới hợp nhất các tác động và hệ quả trong một quan hệ tương tác nhất định giữa hoạt động và thành phần môi trường chịu tác động kể cả các hiệu ứng thứ cấp và tam cấp. Sơ đồ lưới còn được biết dưới tên gọi “ biểu đồ hệ quả” và “cây tác động”.
Sơ đồ lưới có ý nghĩa lớn đối với các tác động tiềm năng của các dự án. Trình bày sơ đồ lưới có tác dụng tốt trong truyền thông nghiên cứu môi trường cho các đối tượng quan tâm. Sơ đồ này hiệu quả trong việc xác định mối quan hệ giữa hệ thống môi trường tự nhiên và KT-XH.
10 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong việc xác định các vấn đề môi trường quan trọng trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ò
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Môn học
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
BTKN4
Chủ đề : SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG
TRẠM BƠM LƯU VỰC NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ
Nhóm: 3
Nguyễn Hoàng Dũng. MSSV: 91201153.
Phạm Huỳnh Thế Hiển. MSSV: 91201030.
Võ Thị Ánh Hồng. MSSV: 91201036.
Đặng Khánh Linh. MSSV: 91202132.
Trần Khánh Nguyên. MSSV: 91201260.
Từ Thiện Thành. MSSV: 91201310.
Chung Kim Thư. MSSV: 91201337.
GVHD: TS. VƯƠNG QUANG VIỆT.
Tp. Hồ Chí Minh, 2014
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐTM
Phương pháp hệ thống, đơn giản
Phương pháp ma trận tương tác
Ma trận tương tác thường gọi là ma trận là một trong những phương pháp sớm nhất sử dụng trong ĐTM. Ma trận đơn giản trình bày hoạt động dự án trên trục hoành và các thành phần môi trường trên trục kia. Khi một hoạt động có thể tác động làm thay đổi thành phần môi trường, ghi nhận này được ghi lại trên ma trận và có thể mô tả bằng khái niệm đặc trưng bởi độ lớn riêng biệt hoặc liên kết và các cân nhắc quan trọng. Có nhiều phiên bản của ma trận đơn giản được sử dụng trong ĐTM, trong đó kể cả ma trận bước.
Phương pháp sơ đồ lưới
Phương pháp sơ đồ lưới là phương pháp nghiên cứu ĐTM. Phương pháp thể hiện các mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động kết hợp bằng sơ đồ. Phương pháp này thường được thể hiện qua sơ đồ chuỗi nối tiếp.
Sơ đồ lưới hợp nhất các tác động và hệ quả trong một quan hệ tương tác nhất định giữa hoạt động và thành phần môi trường chịu tác động kể cả các hiệu ứng thứ cấp và tam cấp. Sơ đồ lưới còn được biết dưới tên gọi “ biểu đồ hệ quả” và “cây tác động”.
Sơ đồ lưới có ý nghĩa lớn đối với các tác động tiềm năng của các dự án. Trình bày sơ đồ lưới có tác dụng tốt trong truyền thông nghiên cứu môi trường cho các đối tượng quan tâm. Sơ đồ này hiệu quả trong việc xác định mối quan hệ giữa hệ thống môi trường tự nhiên và KT-XH.
Phương pháp bảng liệt kê
Phương pháp bảng liệt kê là phương pháp nghiên cứu ĐTM bao gồm các bảng liệt kê từ thành phần môi trường chịu tác động cho tới các tiếp cận hệ thống kể cả lượng hóa các tác động cho các phương án và từng thành phần môi trường.
Bảng liệt kê mô tả là phương pháp liệt kê thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá.
Bảng liệt kê đơn giản là liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu ( có khả năng nhận/ bị tác động). Ban đầu các bảng liệt kê chỉ sử dụng cho thành phần môi trường, sau mở rộng cho tất cả các yếu tố khác.
Phương pháp kỹ thuật, hỗ trợ
Phương pháp chồng bản đồ
Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp chập bản đồ dựa trên nguyên tắc so sánh các bản đồ chuyên ngành (bản đồ dịa hình, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất, bản đồ phân bố dòng chảy mặt, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ phân bố dân cư) với các bản đồ môi trường cùng tỷ lệ. Hiện nay kỹ thuật GIS (Hệ thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một cách nhanh chóng và chính xác.
- Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác.
- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án.
Phương pháp chỉ thị và trọng số
Điển hình của phương pháp này là phương pháp Battele.Phương pháp Battele dựa vào việc đánh giá từng thông số môi trường, sau đó cho điểm để định lượng tác động đối với từng thông số. Phương pháp này phù hợp cho việc ĐTM đối với dự án phát triển vùng hoặc dự án phát triển tài nguyên nước.
Hệ thống đánh giá môi trường Battelle được sử dụng để dự báo chất lượng môi trường trong các phương án ‘có” và “không có” dự án. Giá trị tác động môi trường thể hiện các tác động môi trường tích cực khi EI>0 hoặc tiêu cực với FI<0 khi so sánh phương án “có” và “không có”. Giá trị EI được tính theo công thức:
m m
EI = Σ (Vi)1 Wi - Σ (Vi)2Wi
i = 1 i = 1
EI : Giá trị tác động môi trường;
(Vi)1 : Giá trị chất lượng môi trường phương án “có” dự án;
(Vi)2 : Giá trị chất lượng môi trường phương án “không có” dự án;
Wi : Hệ số định lượng tương đối tầm quan trọng của thông số i;
m : Tổng số thông số.
Phương pháp chi phí và lợi ích mở rộng
Phương pháp này sử dụng các kết quả phân tích, đánh giá về tác động môi trường mà các phương pháp giới thiệu trên đã đem lại. Từ đó đi sâu hơn về mặt kinh tế, tiến thêm một bước so sánh những lợi ích mà việc thực hiện hoạt động sẽ đem lại, với những chi phí và tổn thất mà việc thực hiện hoạt động sẽ gây ra.
Phương pháp đánh giá nhanh
Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập.
Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian. Đây là một phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.
Các mô hình đang được áp dụng rộng rãi trong định lượng tác động môi trường gồm:
- Các mô hình chất lượng không khí: dự báo phát tán bụi, SO2, NOx, CO từ ống khói;
- Các mô hình chất lượng nước: Dự báo phát tán ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD) theo dòng sông và theo thời gian; Dự báo phát tán ô nhiễm dinh dưỡng (N, P) theo dòng sông và theo thời gian; Dự báo phát tán các chất độc bền vững (kim loại nặng, hydrocacbon đa vòng thơm) từ nguồn thải; Dự báo ô nhiễm hồ chứa (ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng hóa); Dự báo xâm nhập mặt và phân tán chất ô nhiễm trong nước dưới đất; Dự báo xâm nhập mặn vào sông, nước dưới đất; Dự báo lan truyền ô nhiễm nhiệt trong sông, biển;
- Các mô hình dự báo lan truyền dầu; Các mô hình dự báo bồi lắng, xói lở bờ sông, hồ, biển;
- Các mô hình dự báo lan truyền độ ồn;
- Các mô hình dự báo lan truyền chấn động;
- Các mô hình dự báo địa chấn.
Những lưu ý trong việc sử dụng phương pháp này là: phải lựa chon đúng mô hình có thể mô phỏng gần đúng với điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu; số liệu đầu vào phải đầy đủ, chính xác; cần kiểm chứng kết quả dự báo với thực tế.
BẢNG LIỆT KÊ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM
Hoạt động của trạm bơm
Mức độ tác động
Thành phần môi trường bị ảnh hưởng
Khử mùi nước thải
++
Không khí
+
Nước
+
Sinh vật
Hoạt động bơm chuyển tải
--
Không khí
Nước xả thải ra sông Sài Gòn
--
Nước
-
Đất
--
Sinh vật
Hệ thống lược rác
-
Không khí
+
Nước
Chỉnh Ph
+
Nước
-
Đất
Pha loãng
--
Nước
-
Đất
--
Sinh vật
Sinh hoạt của công nhân
-
Nước
-
Đất
Chú thích:
++: tác động tích cực lớn.
+: tác động tích cực.
-: tác động tiêu cực.
--: tác động tiêu cực lớn.
Nhận xét:
Nhìn chung, ta thấy các hoạt động của trạm bơm đều tác động đến môi trường. Một số hoạt động ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với các môi trường không khí, nước, đất, sinh vật. Hoạt động khử mùi giúp giảm ô nhiễm môi trường không khí. Ngược lại hoạt động bơm chuyển tải lại gây mùi rất khó chịu. Hoạt động xả nước thải xử lý sơ bộ ra sông Sài Gòn sẽ ảnh hưởng đến thủy văn và hệ sinh thái của sông nếu vượt quá khả năng tự làm sạch của sông. Hoạt động pha loãng cũng ảnh hưởng tương tự như hoạt động xả thải nước ra sông Sài Gòn. Tóm lại, hoạt động của tram bơm ảnh hưởng chủ yếu đến môi trường nước và không khí.
SƠ ĐỒ LƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM
Trạm bơm
Sinh hoạt của công nhân
Bơm chuyển tải
Chỉnh pH
Pha loãng
Khử mùi, xả thải khí
Xả nước sau xử lý sơ bộ
Môi trường không khí
Môi trường nước
Môi trường đất
Giảm lượng rác thải
Giảm ô nhiểm nguồn nước
Hóa chất xử lý, các chất trong nước thải gây hư hại các thiết bị.
Xe vận chuyển rác gây hư hại đường
Giảm lượng H2S thải ra môi trường
Không khí trong lành hơn.
Chỉ xử lý H2S nên vẫn còn các khí độc khác; mùi; tiếng ồn; nhiệt thừa
Cơ sở hạ tầng đầu tư tốt hơn
Năng suất làm việc cao hơn
Cơ sở hạ tầng, kỷ thuật
Giảm thiểu lượng rác trong đất cản trở quá trình sinh trưởng của sinh vật
Chất ô nhiểm thấm vào đất.
Nước trong sạch hơn.
Chống ngập lụt
Chất lượng cuộc sống con người.
Không khí trong lành hơn.
Sinh vật phát triển tốt hơn
Hệ sinh thái lưu vực sông Sài Gòn
Lượt rác
Chất lượng nguồn nước cấp.
Hóa chất dư, cặn trong quá trình hoạt động
Nhận xét về sơ đồ lưới:
Nhìn chung các hoạt động của trạm bơm đều mang lại lợi ích cho môi trường và cộng đồng. Một trong số các hoạt động tích cực đó là mang lại vẻ mỹ quan đô thị cho khu vực Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, không khí trở nên trong sạch hơn, cải thiện đời sống tinh thần của người dân, Nhưng vấn đề quan trọng và thiết yếu nhất là chống ngập lụt cho 7 quận của thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những lợi ích mà Trạm bơm mang lại vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý:
Chỉ thu gom và xử lý H2S nên vấn đề không khí chưa giải quyết tốt.
Quy mô thu gom còn hẹp chỉ trong 7 quận nên nước thải vẫn còn tồn tại ở một số quận khác.
Nước thải và các hóa chất tồn lưu chưa được giải quyết triệt để khi thải ra sông sẽ gây hại cho hệ sinh thái sông Sài Gòn.
MA TRẬN TÁC ĐỘNG CỦA TRẠM BƠM
Hoạt động
Tác động
Hoạt động Bơm chuyển tải
Lược rác
Chỉnh pH
Pha loãng
Khử mùi
Xả thải ra sông Sài Gòn
Sinh hoạt của công nhân
Không Khí
-
-
+
Nước
+
+
-
+
-
-
Đất
-
-
-
-
Sinh vật
-
+
-
Kinh tế xã hội
+
+
+
+
+
+
+
Chú thích:
+: tích cực.
-: tiêu cực.
Nhận xét:
Với mục đích ban đầu khi xây dựng trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè là chống ngập cho 7 quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chỉ mới xây dựng và đưa vào vận hành nhưng nhà máy đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Với các hoạt động chính là bơm chuyển tải, lược rác, chỉnh pH, pha loãng, khử mùi, xả thải, sinh hoạt của công nhân nhưng cũng ảnh hưởng đến môi trường đáng kể. Trong đó, hoạt động khử mùi đặc biệt là khử khí H2S đem lại nhiều hiệu quả tốt đến môi trường không khí, nước, sinh vật, kinh tế xã hội. Hoạt động xả ra sông Sài Gòn là hoạt động ít đem lại hiệu quả nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước, đất, sinh vật. Nhìn chung trạm bơm đem lại nhiều lợi ích về kinh tế xã hội bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
KẾT LUẬN
Qua 3 phương pháp bảng liệt kê, sơ đồ lưới và ma trận, hoạt động của trạm bơm đều ảnh hưởng đến môi trường. Nó có những tác động tích cực như chống ngập lụt, giảm ô nhiễm nguồn nước, cải thiện cuộc sống của người dân xung quanh trạm bơm, Bên cạnh đó, nó cũng có những mặt tiêu cưc như gây ảnh hưởng đến sông Sài Gòn về mặt thủy văn cũng như hệ sinh thái nếu không có nhà máy xử lý nước trong tương lai.
Ba phương pháp đều cho ta các cách nhìn khác nhau:
Phương pháp bảng liệt kê: đơn giản, dễ thực hiện, có thể sửa đổi, thêm bớt dễ dàng; nhưng không thuận lợi khi xem xét tác động thứ cấp, khó đánh giá dự án một cách chi tiết.
Phương pháp sơ đồ lưới: mang tính hệ thống cao, cho thấy tác động tiềm năng theo thời gian, sơ cấp, thứ cấp, dễ dàng đánh giá dự án một cách chi tiết; nhưng lại khá phức tạp, khó khan trong việc định lượng tác động.
Phương pháp ma trận: có thể định lượng tác động, so sánh cũng như xác định các tương tác giữa hoạt động và thành phần môi trường; nhưng cần nhiều thông tin, chỉ xem xét được tác động sơ cấp.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
[1] Vương Quang Việt, Đánh giá tác động môi trường. TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, 2014.
[2] Các thông tin từ trạm bơm Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
[3] Nguyễn Thúy Lan Chi, Tóm tắt bài giảng Đánh giá tác động môi trường. TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, 2012.