Dạy học có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho người học phương pháp tốt để
nắm bắt tri thức. Hiện nay, với sự bùng nổ và tác động của công nghệ thông tin, nền kinh
tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp
thiết. Phương pháp dạy học tích cực bao gồm rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó
PPTLN tích hợp được nhiều phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của
học sinh. Tuy nhiên, hiện nay ở nhà trường phổ thông việc vận dụng phương pháp trên còn
ít, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường THPT có vị trí đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành nên thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng và cung cấp tri
thức, kỹ năng sống cho con người, giúp hình thành nhân cách tốt đẹp.
5 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phưương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần “công dân với đạo đức” trong chương trình GDCD lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC
PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” TRONG CHƢƠNG TRÌNH
GDCD LỚP 10
METHODS USED IN TEACHING GROUP DISCUSSION SESSION "CITIZENS TO
ETHICS" IN CITIZENSHIP EDUCATION PROGRAM GRADE 10
SVTH : Lê Thị Minh Thảo
Lớp 08SGC, khoa Giáo dục chính trị, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS Đinh Thị Phượng
Khoa Giáo dục Chính trị, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN) là một trong những phương pháp dạy học tích cực
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và tiếp thu tri thức. Sử dụng PPTLN trong dạy học là một
hướng tìm tòi các giải pháp để kích thích nhu cầu nhận thức từ bên trong, tạo khả năng tư duy độc
lập nhằm biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, phát huy tính năng động, sáng tạo của người
học. Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu và thiết kế các bài giảng sử dụng hiệu quả PPTLN trong
giảng dạy phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình GDCD lớp 10. Qua đó cải thiện tình
hình và hứng thú học tập môn GDCD ở trường THPT hiện nay.
ABSTRACT
Group discussion method is one of the active teaching methods to enhance teaching
effectiveness and to acquire knowledge. Using group discussion method in teaching is a direction
to explore solutions to stimulate awareness from the inside, to create independent thinking ability to
turn the training process into self-training, to promote learners’ self-motivation and creativeness.
The main purpose of the research is to understand and design lessons using effective methods in
teaching a group discussion method of "moral citizens" in the civic education program for grade 10,
thereby, improving the interest and situation for pupils to study civic education in high school today.
1. Đặt vấn đề:
Dạy học có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho người học phương pháp tốt để
nắm bắt tri thức. Hiện nay, với sự bùng nổ và tác động của công nghệ thông tin, nền kinh
tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp
thiết. Phương pháp dạy học tích cực bao gồm rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó
PPTLN tích hợp được nhiều phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của
học sinh. Tuy nhiên, hiện nay ở nhà trường phổ thông việc vận dụng phương pháp trên còn
ít, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường THPT có vị trí đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành nên thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng và cung cấp tri
thức, kỹ năng sống cho con người, giúp hình thành nhân cách tốt đẹp. Tuy nhiên, việc áp
dụng phương pháp chưa hợp lí, thiếu sự phong phú, đa dạng đã làm hạn chế hứng thú trong
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
học tập môn GDCD ở học sinh. Vì vậy việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để
nâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDCD trong trường THPT là hết sức cần thiết. Các đơn
vị kiến thức trong phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình GDCD lớp 10 rất gần
gũi với đời sống của học sinh, vì vậy việc sử dụng PPTLN trong phần này sẽ mang lại hiệu
quả cao cho giảng dạy.
2. Sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy phần “Công dân với đạo
đức” trong chƣơng trình GDCD lớp 10
2.1 Khái quát về phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy GDCD ở THPT
2.1.1 Đôi nét về phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm thực chất đã có từ rất lâu trong lịch sử, người khởi
sướng phương pháp này là Socrate – nhà triết học Hy Lạp. Ông đã đề ra phương pháp
Socrate hay còn gọi là phương pháp hội thoại, tranh luận để tìm tòi, phát hiện ra chân lý. Ở
Việt Nam phương pháp này cũng được sử dụng và nhắc đến trong câu thành ngữ “Học
thầy không tày học bạn” và hiện nay đây được coi là một trong những phương pháp dạy
học tích cực, đáp ứng những yêu cầu về dạy và học trong điều kiện mới của đời sống xã
hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về thực chất,
PPTLN là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Đây là phương pháp học
sinh gặp mặt, trao đổi với nhau về một chủ đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập nhận
thức Trong phương pháp này học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia thảo luận,
giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý, thiết kế và tổng kết. PPTLN là một dạng dạy học
hợp tác với cách tổ chức hợp lý, hoạt động theo nhóm với sự tham gia tích cực của mỗi cá
nhân. Học sinh các nhóm sẽ đạt được mục tiêu chung trong thời lượng có hạn.
Phương pháp thảo luận nhóm tạo nên sự sôi nổi trong giờ học, tạo môi trường học
tập cho những học sinh nhút nhát, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tất cả thành viên trong
nhóm giải quyết yêu cầu của giáo viên trên cơ sở hợp tác, cùng thảo luận và đưa ra kết quả
tổng hợp. Hơn nữa, PPTLN mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học tập lẫn nhau, theo đó
các lỗi sai đều được giải quyết trong bầu không khí rất thoải mái. Nó giúp học sinh giảm
bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học; kiến thức sẽ trở nên sâu
sắc, bền vững, dễ nhớ nhanh hơn, do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong
nhóm. Thảo luận nhóm cũng làm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học
hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, học sinh có thể đưa ra những giải
pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Như vậy, PPTLN có những ưu điểm rất nổi
bật, không chỉ phát huy tốt các thao tác tư duy, khả năng hợp tác, khả năng tổ chức của các
thành viên trong nhóm, mà nó còn mang lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh và giáo
viên. Thông qua đó, người dạy và người học trở nên gần gũi. Đây là cơ sở cho giáo viên
nắm bắt nhu cầu, thấu hiểu tâm lý và sự lĩnh hội kiến thức của học sinh để từ đó có sự điều
chỉnh cho quá trình lên lớp đạt kết quả cao nhất.
Hạn chế của PPTLN là đôi khi giáo viên chỉ chú trọng đến hình thức mà ít chú ý đến
nội dung thực chất của buổi thảo luận, không gian chật hẹp, thời gian hạn định của tiết học.
Trong khi thảo luận có thể xảy ra tình trạng mỗi nhóm chỉ có vài thành viên hoạt động thực
sự, còn lại chỉ dựa dẫm làm theo, không khí lớp học có phần ồn ào, mất trật tự. Tuy nhiên,
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
người giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THPT có thể khắc phục khó khăn trên để
cho PPTLN ngày càng được phát huy ưu thế của mình với tư cách là một phương pháp dạy
học mới đầy hiệu quả và triển vọng.
Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm bao gồm năm bước: Bước 1: Chia nhóm; Bước
2: Giáo viên giao nhiệm vụ; Bước 3: Làm việc trong nhóm; Bước 4: Đại diện các nhóm
trình bày kết quả. Các nhóm khác đóng góp ý kiến và tham gia tranh luận; Bước 5: Giáo
viên tổng hợp và rút ra kết luận về đề tài đã đưa ra. Một số yêu cầu khi sử dụng PPTLN:
chủ đề thảo luận nhóm phải phù hợp, người học cần có kiến thức, kỹ năng làm việc theo
nhóm, có đủ điều kiện, phương tiện làm việc cho các nhóm, các thành viên phải nắm vững
nhiệm vụ của nhóm mình, thành viên tham gia thảo luận nhóm cần có thái độ làm việc
nghiêm túc, tích cực, số lượng thành viên phải phù hợp.
2.1.2 Khái quát phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình GDCD lớp 10
Môn GDCD ở trường THPT có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong việc giáo
dục, đào tạo nên người công dân XHCN hiện đại. Bản thân nó cũng có những đặc thù nhất
định: mang tính đa dạng, tổng hợp; tính khái quát và trừu tượng; mang tính thời sự; tính
định hướng chính trị sâu sắc; gắn liền với việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Từ
những đặc thù tri thức của bộ môn GDCD ở trường THPT, người giáo viên bộ môn cần tìm
hiểu và rèn luyện cho mình những kỹ năng, phương pháp, hình thức tổ chức tiết học một
cách phù hợp để phát huy hiệu quả giảng dạy bộ môn GDCD, tạo hứng thú, yêu thích cho
học sinh khi tiếp thu kiến thức bộ môn này.
Nội dung “Công dân với đạo đức” là một trong hai phần của chương trình GDCD ở
lớp 10, có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những hiểu biết về các phạm
trù cơ bản của đạo đức học và trách nhiệm đạo đức của người công dân trong giai đoạn
hiện nay, giúp các em có sự hiểu biết sâu sắc và chính xác hơn về các giá trị đạo đức trong
xã hội và từ đó có cách điều chỉnh, uốn nắn bản thân, có sự điều chỉnh hành vi và thái độ
phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội hiện đại. Nội dung “Công dân với đạo
đức” trong chương trình GDCD lớp 10 được sắp xếp thành 7 bài với thời lượng phân phối
là 13 tiết với các đơn vị kiến thức rất gần gũi với đời sống học sinh như: công dân với các
giá trị đạo đức, công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình, cộng đồng, Tổ quốc, công dân
với các vấn đề cấp thiết của nhân loại, tự hoàn thiện bản thân
2.2 Thiết kế bài giảng phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình GDCD lớp 10
bằng phương pháp thảo luận nhóm
Việc thiết kế bài dạy phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình GDCD 10
bằng PPTLN phải đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và mục tiêu bài dạy, đảm bảo tính
vừa sức của vấn đề thảo luận; đảm bảo tính đổi mới.
2.2.1 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm thiết kế các bài trong phần “Công dân với
đạo đức” trong chương trình GDCD lớp 10
Phần đặt vấn đề là phần mở đầu cho một tiết học, dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội
dung tri thức được nói đến trong bài học. Sử dụng PPTLN trong phần này sẽ tạo không khí
sôi nổi ngay từ đầu, những kiến thức được đề cập đến trong bài do chính các em tìm ra chứ
không phải do giáo viên diễn giải. Từ những khám phá ban đầu đó các em sẽ có hứng thú
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về vấn đề mà bài học nói tới. Các chủ đề đưa ra thảo luận
thường là những vấn đề không mang tính thách đố, thảo luận trong 2 – 3 phút để học sinh
có thể giải quyết vấn đề đồng thời đảm bảo thời gian phân phối cho tiết dạy. Thiết kế giáo
án cho phần đặt vấn đề bằng PPTLN giáo viên có thể kết sử dụng các hình thức như: cho
học sinh thảo luận về các tình huống ngắn mang tính gợi mở, xem tranh, nghe các bản
nhạc, tìm các câu ca dao tục ngữ có liên qua đến nội dung bài họcrồi cùng nhau thảo
luận. Qua việc sử dụng PPTLN trong phần đặt vấn đề các em sẽ bộc lộ những quan điểm
của mình về một phạm trù nào đó. Từ đó, giáo viên có thể tìm ra cách truyền đạt hợp lí,
định hướng cho các em có những quan niệm đúng đắn, mang lại hiệu quả cho giờ học.
Phương pháp thảo luận nhóm phù hợp với việc thiết kế một số hoạt động của giáo
viên và học sinh đối với các nội dung là trọng tâm kiến thức trong bài học, đặc biệt là
những kiến thức gần gũi và có tính thực tế cao với đời sống hàng ngày của học sinh như:
lương tâm, nghĩa vụ, thế nào là một tình yêu chân chính, cộng đồng và vai trò của cộng
đồng, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, tự
nhận thức bản thân. Sử dụng PPTLN sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và tìm tòi
của học sinh để các em từ những hiểu biết thực tế trong cuộc sống vận dụng vào để tìm
hiều bài học. Các đơn vị kiến thức được chọn thiết kế là những kiến thức trọng tâm của bài
do đó thời gian thảo luận cho mỗi câu hỏi của mỗi nhóm cũng dài hơn và mức độ tìm hiều
vấn đề cũng sâu hơn so với phần đặt vấn đề. Thiết kế giáo án cho các nội dung trọng tâm
trong bài bằng PPTLN giáo viên có thể sử dụng các hình thức như: cho học sinh thảo luận
về các tình huống có vấn đề, cho học sinh thảo luận và lấy một số ví dụ thực tế trong đời
sống để minh họa cho nội dung bài học, cho học sinh thi tìm các câu ca dao tục ngữ có liên
qua đến nội dung bài học, học sinh tự chuẩn bị trước các tài liệu liên quan đến bài học và
thuyết trình nhóm, làm các bài text kết hợp cá nhân và nhóm Trong quá trình thiết kế,
cùng với việc sử dụng PPTLN, người giáo viên cũng nên kết hợp với các phương pháp
khác để phát huy những ưu điểm của PPTLN nhằm mang lại hiệu quả cho giờ học. Tuy
nhiên, căn cứ vào đối tượng học sinh, cơ sở vật chất – kỹ thuật mà có thể biến đổi nội dung
và hình thức câu hỏi để đảm bảo tính vừa sức đối với các bài dạy và năng lực nhận thức
của học sinh.
Sử dụng PPTLN trong phần củng cố sẽ giúp các học sinh có điều thể hiện những
nhận thức của mình sau khi được học bài, trao đổi với nhau những kiến thức mà mình có
để bổ sung cho nhau nhằm nắm vững kiến thức trong bài. Các chủ đề đưa ra thảo luận
trong phần củng cố thường là những vấn đề ngắn gọn mang tính kiểm tra đánh giá nhận
thức của học sinh vì các em đã được lĩnh hội kiến thức vì vậy thời gian để thảo luận nhóm
gói gọn trong vòng 2 – 3 phút để học sinh giải quyết vấn đề. Qua việc sử dụng PPTLN
trong phần củng cố, giáo viên có thể thấy được mức độ hiệu quả của việc giảng dạy để từ
đó tìm ra cách truyền đạt hợp lí phù hợp hơn và mang lại hiệu quả cao cho bài học sau.
2.2.2 Thực nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để giảng dạy Bài 12. Công dân
với tình yêu, hôn nhân và gia đình trong phần “Công dân dân với đạo đức”
Đây là bài học có nội dung gần gũi và rất được quan tâm ở lứa tuổi THPT đặc biệt là
học sinh lớp 10. Với việc thử nghiệm dạy bài 12 ở hai lớp 10/4 và 10/5 trường THPT Sào
Nam, một lớp sử dụng phương pháp truyền thống, một lớp sử dụng PPTLN sau đó phát
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
phiếu điều tra hiệu quả giảng dạy cho học sinh đã cho thấy rõ những ưu điểm của PPTLN.
So với lớp sử dụng phương pháp truyền thống, lớp sử dụng PPTLN sôi nổi hơn, học sinh
làm việc tích cực hơn, các ý kiến thảo luận đã được chọn lọc thông qua thảo luận nên hoàn
chỉnh và chính xác hơn. Học sinh chủ động trong học tập, tự tin phát biểu ý kiến của mình,
giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn và định hướng. Ngoài những kiến thức chuẩn trong
sách các em còn được bổ sung thêm nhiều kỹ năng mềm khác như kỹ năng thuyết trình,
làm việc nhóm, giải quyết tình huống, thương lượng. PPTLN phát huy được tính năng
động, sáng tạo của học sinh, các em chủ động phân tích câu hỏi tình huống và rút ra nội
dung tri thức thay cho việc thụ động tiếp thu kiến thức một chiều từ giáo viên. Mặc dù còn
một số khó khăn nhưng PPTLN vẫn được coi là một phương pháp dạy học tích cực phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. PPTLN khi được áp dụng vào
những đơn vị kiến thức phù hợp và kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác sẽ
phát huy được hết ưu điểm của nó và mang lại hiệu quả cao cho quá trình giáo dục.
3. Kết luận
Đề tài đã giải quyết được các vấn đề như sau: Hệ thống hóa lý luận về PPTLN, xây
dựng được một cách có hệ thống các cách đặt vấn đề, các hoạt động của giáo viên và học
sinh trong một số nội dung kiến thức trọng tâm, phần củng cố trong các bài thuộc phần
“Công dân với đạo đức” trong chương trình GDCD lớp 10. Qua thực nghiệm đã chứng
minh được hiệu quả của PPTLN trong giảng dạy, mang lại hứng thú học môn GDCD cho
học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Đình Bảy (chủ biên) (2005), Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở
trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[2] Vũ Đình Bảy (2006), Giới thiệu giáo án Giáo dục công dân 10, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
[3] Mai Văn Bính (chủ biên)( 2009), SGK Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4] Mai Văn Bính (chủ biên) (2010), Sách giáo viên Giáo dục công dân 10, NXB Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
[5] Trần Văn Chương (chủ biên) (2006), Tình huống Giáo dục công dân 10, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
Họ và tên: Lê Thị Minh Thảo
Địa chỉ: Lớp 08SG khoa Giáo dục chính trị - ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
Số điện thoại liên hệ: 0977 334 702 - Email: minhthaosp@gmail.com