Vài năm trở lại đây, cùng với sự nở rộ của mô hình kinh doanh đa cấp đã ghi
nhận hàng loạt vụ lừa đảo lợi dụng phương thức kinh doanh này. Đáng chú ý, trong
nhiều vụ lừa đảo đã được báo chí lên tiếng cảnh báo từ trước đó nhưng cơ quan chức
năng đã không kịp thời ngăn chặn và người dân cũng mất cảnh giác. Với sự phát triển
của công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ, việc chuyển đổi hình thức kinh doanh sang
kinh doanh đa cấp trên mạng trá hình dưới nhiều kiểu kinh doanh khác nhau, cũng gây
xôn xao dư luận với bao điều tốt xấu của hình thức kinh doanh này. Vậy thế nào là bán
hàng đa cấp (BHĐC) và BHĐC qua mạng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự hình thành và phát triển của kinh doanh đa cấp qua mạng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Marketing căn bản GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi
z
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ BÁN HÀNG ĐA CẤP QUA
MẠNG .............................................................................................................................. 1
1.1. Khái niệm ............................................................................................................... 1
1.1.1. Bán hàng đa cấp (BHĐC) ............................................................................... 1
1.1.2. Bán hàng đa cấp qua mạng (BHĐC) .............................................................. 2
1.2. Đặc điểm ................................................................................................................ 2
1.3. Sự khác nhau giữa BHĐC và BHĐC qua mạng .................................................... 3
CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH DOANH ĐA CẤP
QUA MẠNG Ở VIỆT NAM .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 3: WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - BÁN HÀNG QUẢN LÍ ĐA
CẤP .................................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ CÔNG TY KINH DOANH ĐA CẤP QUA MẠNG .......... 13
4.1. Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư Công nghệ Thăng Long................................. 13
4.2. Công ty cổ phần đầu tư Tâm Mặt Trời ................................................................. 15
4.3. Công ty cổ phần mua bán trực tuyến MB24 ........................................................ 18
CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA BÁN HÀNG ĐA CẤP QUA MẠNG ĐỐI VỚI
KINH TẾ NƯỚC TA .................................................................................................... 22
5.1. Tích cực ................................................................................................................ 22
5.2. Tiêu cực ................................................................................................................ 23
CHƯƠNG 6: QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP QUA MẠNG .... 25
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 29
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ BÁN HÀNG ĐA
CẤP QUA MẠNG
Vài năm trở lại đây, cùng với sự nở rộ của mô hình kinh doanh đa cấp đã ghi
nhận hàng loạt vụ lừa đảo lợi dụng phương thức kinh doanh này. Đáng chú ý, trong
nhiều vụ lừa đảo đã được báo chí lên tiếng cảnh báo từ trước đó nhưng cơ quan chức
năng đã không kịp thời ngăn chặn và người dân cũng mất cảnh giác. Với sự phát triển
của công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ, việc chuyển đổi hình thức kinh doanh sang
kinh doanh đa cấp trên mạng trá hình dưới nhiều kiểu kinh doanh khác nhau, cũng gây
xôn xao dư luận với bao điều tốt xấu của hình thức kinh doanh này. Vậy thế nào là bán
hàng đa cấp (BHĐC) và BHĐC qua mạng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây!
1.1. Khái niệm
1.1.1. Bán hàng đa cấp (BHĐC)
Bán hàng đa cấp (BHĐC tiếng anh gọi là Multi Level Marketing – MLM) đã xuất
hiện trên thế giới từ những năm 1940 gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ
Karl Ren Borg (1887 -1973 ). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng Multi Level
Marketing – MLM vào cuộc sống tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh
được xem là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21.
BHĐC là một hình thức kinh doanh mới ra đời nên việc đưa ra khái niệm về vấn
đề này còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng BHĐC nên được nhìn nhận từ hai góc độ:
Thứ nhất, từ góc độ khoa học kinh tế: “BHĐC (MLM) là một phương thức tiếp
thị để bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới người tham gia BHĐC gồm nhiều
cấp nhiều ngành khác nhau”
Theo định nghĩa này BHĐC là một phương thức tiếp thị bán lẻ hàng hóa mà sản
phẩm từ nhà sản xuất được đưa đến trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các
cá nhân bán lẻ, nhà phân phối (NPP) mà không cần phải qua các khâu trung gian,
cũng như không tốn những khoản chi phí quảng cáo khổng lồ. Mạng lưới phân
phối hàng hóa được phân thành nhiều nhánh khác, nhiều cấp khác nhau để trực
tiếp đưa hàng hóa tới người tiêu dùng.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Thứ hai từ góc độ khoa học luật của Việt Nam: “BHĐC là phương thức tiếp thị
để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật cạnh
tranh” (Điều 3 Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về
quản lý hoạt động BHĐC), cụ thể:
“Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham
gia BHĐC bao gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.
Hàng hóa được người tham gia BHĐC tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại
nơi ở hoặc địa điểm khác mà không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của
doanh nghiệp hoặc người tham gia.
Người tham gia BHĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh
tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia BHĐC dưới
do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp
thuận”.
1.1.2. Bán hàng đa cấp qua mạng (BHĐC)
Vậy BHĐC qua mạng điện tử là một cách thức thể hiện của BHĐC .Theo xu
hướng của thời đại hiện nay , khi mà công nghệ thông tin bùng nổ thì việc kinh doanh
BHĐC qua mạng tạo nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp sử dụng phương thức này,
thay vì tiếp thị trực tiếp cho khách hàng, thì BHĐC qua mạng điện tử chỉ sử dụng những
gian hàng ảo trên mạng được cung cấp từ các website, và áp dụng tương tự những mô
hình mở rộng mạng lưới như bán hàng đa cấp bình thường.
1.2. Đặc điểm
Người tham gia BHĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh
tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp
cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp BHĐC
chấp thuận. Cách thức phân chia lợi ích như vậy không chỉ kích thích người tham gia
tiêu thụ hàng hóa mà còn kích thích họ tích cực tạo lập hệ thống phân phối cấp dưới của
mình. Tùy chính sách cụ thể của từng doanh nghiệp mà người tham gia BHĐC được
hưởng các khoản hoa hồng hợp lý. Nhưng nhìn chung hoa hồng được trích cho người
tham gia từ khoản tiền chênh lệch giá khi họ lấy hàng hóa từ doanh nghiệp với giá sỉ và
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
bán ra với giá lẻ đã được công ty ấn định. Và số hoa hồng trích từ phần trăm hoa hồng
của những người tham gia ở cấp dưới do mình xây dựng nên.
Đối với phương thức BHĐC thì giảm thiểu chi phí quảng cáo một cách tối đa.
Khác với các công ty áp dụng hình thức kinh doanh truyền thống, các công ty phân phối
hàng hóa theo hình thức BHĐC không cần phải chi một số tiền khổng lồ để “lôi kéo”
khách hàng. Sản phẩm từ doanh nghiệp sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu
dùng không qua khâu trung gian nào, cũng như không tốn chi phí cho quảng cáo. Thay
vào đó, doanh nghiệp sẽ dùng số tiền này để trả cho NPP để NPP đẩy sản phẩm ra thị
trường. Vì thế mà doanh nghiệp có nhiều thời gian và tài chính để đầu tư vào việc nghiên
cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế được hiện tượng hàng giả, hàng nhái. Tạo
ra hệ thống phân phối hàng hóa khổng lồ rộng khắp mọi nơi và nhanh chóng (phát triển
theo cấp số nhân)
1.3. Sự khác nhau giữa BHĐC và BHĐC qua mạng
Giống nhau
- Vốn kinh doanh thấp, không cần có cửa hàng, địa điểm kinh doanh, không cần có bằng
cấp, điều kiện năng lực, đại loại là chỉ cần bỏ ra một ít tiền có thể mua được công ăn
việc làm, đã thế lại là công việc nhàn rỗi nhưng kiếm được nhiều tiền
- Ngoài ra còn có một số lợi ích khác khiến bạn nên thử công việc này: Nếu bạn là một
bạn trẻ, bạn có cơ hội để học hỏi thực tế kinh doanh với rủi ro thấp nhất, thời gian làm
việc linh hoạt nhất do bạn tư sắp xếp.
- Có một lượng khách hàng lớn đồng thời là nhà phân phối sản phẩm của mình và như
vậy nhiều khách hàng của công ty có thêm thu nhập để có điều kiện sử dụng sản phẩm,
điều này góp phần làm tăng doanh số.
- Không cần đầu tư nhiều vốn, làm việc tự do, không cần kinh nghiệm vì sẽ được đào
tạo, có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ, dễ được nhiều người giúp đỡ, hỗ trợ, có thể có
thu nhập rất lớn v.v. Ngoài ra ưu điểm đặc biệt quan trọng là môi trường học tập và trải
nghiệm rất tốt cho những ai có mong muốn chuyển từ làm thuê sang làm chủ mà không
phải trả giá quá cao.
Khác biệt
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, mới lạ, thu nhập hấp dẫn một cách kỳ diệu
- Không mất tiền thuê cửa hàng, không phải đi lại xa xôi, các chị em hoàn toàn có thể
mở những cửa hàng mua bán hàng qua mạng, tăng thêm thu nhập cho gia đình và chỉ
cần ngồi tại nhà vẫn có thể kinh doanh mua bán tìm thêm những cấp bậc dưới mình để
hưởng thêm hoa hồng “nhà phân phối”.
- Không cần bỏ ra một khoản tiền lớn cho quảng cáo và chi phí cho nhiều khâu trung
gian là các đại lý và cửa hàng bán lẻ, chi phí vận chuyển như trong mô hình kinh doanh
truyền thống.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH DOANH
ĐA CẤP QUA MẠNG Ở VIỆT NAM
Đầu thế kỉ 21, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị Việt Nam và đạt tổng
doanh thu không ngờ trong hai, ba năm đầu.
Năm 2003, Oriflame, công ty kinh doanh mỹ phẩm đa cấp quốc tế vào Việt Nam.
Sau đó, Nghị định 110 được ban hành (2005) để hợp thức hóa loại hình kinh doanh này
thì những cái tên quốc tế khác đã nối tiếp nhau nhảy vào như Amway, Avon và 3 năm
gần đây là Herbalife, Sophie Paris, À La Mode Paris.
Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 Công ty bán hàng đa cấp
phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Ngày 01-07-2005, luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản
quy định về bán hàng đa cấp.
Ngày 24-08-2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của chính phủ về Quản lý hoạt động bán
hàng đa cấp được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công
ty và nhà phân phối chân chính. Tuy nhiên, nghị định vẫn còn nhiều kẽ hở khiến cho
một số công ty lợi dụng.
Ngày 08-11-2005, Bộ thương mại ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung tại
Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.
Năm 2006, 2007 được xem là giai đoạn phục hồi của kinh doanh đa cấp tại Việt Nam,
khi mà hàng loạt các công ty tăng dần doanh số sau giai đoạn bị báo chí và dư luận đánh
tơi tả.
Năm 2008, trong bối cảnh thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế, đại gia làng công nghệ
là FPT cũng đã nhảy vào BHĐC với sự ra đời của FPT Network (FN), thành viên của
FPT Telecom với kỳ vọng hình thức kinh doanh này sẽ giúp FPT Telecom tiết giảm
những chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, giảm thiểu những rủi ro và tạo ra sự đột phá
trong việc kinh doanh.
Đầu tháng 10, năm 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam được thành lập. Hiệp hội
được thành lập và bổ nhiệm bà Trương Thị Nhi (Tổng giám đốc công ty TNHH TM Lô
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Hội, nhà đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ) là chủ
tịch nhiệm kỳ 2009-2014.
Ngày 31 tháng 03 năm 2010, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam (Vietnam MLMA)
chính thức ra mắt tại Hà Nội. Đến dự có nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các
phương tiện truyền thông đại chúng.
Năm 2010, Bán hàng đa cấp đạt lợi nhuận 2.799 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với 614 tỷ
đồng của 4 năm trước đó.
Năm 2011, với nhiều lý do, kinh doanh đa cấp nói chung và kinh doanh đa cấp dưới
hình thức thương mại điện tử nói riêng bùng nổ mạnh mẽ và tạo thành một làn sóng tại
Việt Nam, trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm chính thức, bên cạnh
các phương thức phân phối khác như: bán hàng qua đại lý, bán hàng theo catalog, bán
hàng qua truyền hình...
Năm 2012, cùng với sự rầm rộ của hoạt động kinh doanh trực tuyến dưới hình thức
thương mại điện tử thì hình thức kinh doanh đa cấp qua mạng cũng gây ra những xáo
trộn mạnh mẽ trong cái nhìn của giới kinh doanh cũng như của người tiêu dùng mua
hàng qua các trang web trực tuyến.
Theo báo cáo của các sở Công Thương, tính đến tháng 6-2011, trên toàn quốc đã
có 63 doanh nghiệp (DN) được cấp giấy đăng ký KDĐC tại các địa phương. Tổng doanh
thu KDĐC đạt từ 614 tỉ đồng năm 2006 đã vươn lên con số 2.799 tỉ đồng năm 2010,
tăng hơn 4 lần sau 4 năm kể từ khi ngành này xuất hiện tại Việt Nam. Số lượng người
tham gia kinh doanh đa cấp (KDĐC) đã tăng từ 235.783 người năm 2006 lên 874.281
người năm 2010, cũng tăng gần gấp 4 lần sau 4 năm hoạt động của ngành tại Việt Nam.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp (DN KDĐC), trong những năm
qua, tổng số thuế các DN này đã nộp vào ngân sách Nhà nước đạt trên 1.200 tỉ đồng và
số thuế thu nhập cá nhân đã nộp trên 170 tỉ đồng.
Tổng số tiền các DN KDĐC tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội tại Việt Nam
là trên 8,4 tỉ đồng mà cụ thể là Công ty Tahitian Noni đã tặng 2 căn nhà “Đại Đoàn Kết”
cho người dân nghèo tỉnh Tây Ninh, Công ty Sophie Paris đã trích 20.000 đồng doanh
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
thu trên mỗi sản phẩm bán ra để quyên góp cho Tổ chức Từ thiện Saigon Children
Charity, giúp sơn sửa một số trường tiểu học ở Đồng Nai.
Thông qua hợp tác với hai tổ chức Operration Smile và Hands of Hope, Công ty Amway
Việt Nam đã đóng góp 2,4 tỉ đồng để hỗ trợ các dự án cộng đồng trong 3 năm (2008 -
2010), giúp đỡ 2.200 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn... Chương trình Casa
Herbalife cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em cơ nhỡ tại 43 quốc gia trên
toàn thế giới và chương trình Herbalife Casa đầu tiên tại Việt Nam cũng vừa ra mắt vào
tháng 7-2011 cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bếp ăn cho trẻ em tại Trung tâm Nhân
đạo Hòa Bình thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Tuy nhiên Sự cố Agel Việt Nam (tháng 7/2011) và muaban24 (2012) đã như làm
sống lại làn sóng công kích mạnh mẽ từ báo giới về kinh doanh đa cấp biến tướng.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp lừa đảo thường chọn mô hình nhị phân biến tướng. Khách
hàng khi tham gia thường lôi kéo bạn bè, người thân… để rồi khi đỗ vỡ như Sinh Lợi,
Trường Ngoại ngữ SITC Agel Việt Nam hay gần nhất là muaban24, gây mất niềm tin
trong xã hội.
Với những sự kiện gây ầm ĩ gần đây, nhà nước đã và đang bắt đầu tiến trình ban
hành luật, chỉnh sửa bổ sung để hạn chế các hành vi lừa đảo bán hàng đa cấp và bán
hàng đa cấp qua mạng, để ngành thương mại điện tử tiếp tục phát triển, lấy lại lòng tin
của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
CHƯƠNG 3: WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - BÁN HÀNG QUẢN LÍ
ĐA CẤP
- Website thương mại điện tử cũng là website động với các tính năng mở rộng cao cấp
cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý
khách hàng, quản lý đơn đặt hàng ...vvv. Khi sở hữu website động các doanh nghiệp,
công ty có khả năng quản trị thay đổi thông tin, nội dung website như ý muốn..
- Phần mềm quản lý Khách hàng ( Tích hợp) - Phần mềm quản lý kinh doanh theo mạng
cho phép quản lí toàn diện hệ thống thành viên một cách dễ dàng, tích hợp quản lí dòng
chảy của dòng điểm trên toàn hệ thống.
1. Module Sản Phẩm:
Module này cho phép doanh nghiệp chia thành nhiều danh mục sản phẩm có thể tự thay
đổi theo nhu cầu ví dụ chia thành sản phẩm nội thất, sản phẩm mỹ nghệ, sản phẩm nông
sản...vvv. Trình bày thông tin, hình ảnh giá thành của sản phẩm theo dạng e-catalog.
tích hợp sẵn giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart) phục vụ cho nhu cầu mua sắm trên
mạng của khách hàng.
2. Module Thanh Toán Qua Mạng:
Module này đi kèm với giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart), phục vụ cho nhu cầu
thanh toán qua mạng của khách hàng.
3. Module Gian hàng
Mỗi thành viên tham gia vào Sàn TMĐT sẽ được cung cấp một gian hàng miễn phí. Có
nhiều mẫu giao diện gian hàng cho thành viên lựa chọn tương tự vatgia.com. Thành viên
được quyền quản trị toàn bộ Gian hàng của mình: Đăng sản phẩm, chỉnh sửa thông tin,
cấu hình giao diện, cập nhật nick Yahoo Skype, Tạo Menu, Post tin tức,...
4. Module Dịch Vụ:
Hiển thị thông tin, hình ảnh về các dịch vụ của doanh nghiệp trên website. Mỗi dịch vụ
có một form yêu cầu dịch vụ đi kèm, cho phép khách hàng dễ dàng liên lạc khi cần thiết.
5. Module Tin Tức:
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Module cho phép chia nhỏ thành nhiều loại tin khác nhau ví dụ tin trong nước, tin quốc
tế, tin tức công nghệ, tin nội bộ...vvv.
6. Module FAQ (Những câu hỏi thường gặp):
Module này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội
dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản
phẩm - dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những
yêu cầu, đề nghị, đóng góp ý kiến... đến doanh nghiệp.
7. Module Tuyển Dụng:
Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên
tiềm năng cho mình.
8. Module Tạo thăm dò ý kiến:
Doanh nghiệp có thể đưa ra những câu hỏi để thăm dò ý kiến của khách hàng khi viếng
thăm website.
9. Module Quảng Cáo Trực Tuyến:
Cho phép doanh nghiệp quản lý các banner, logo của các đối tác trên website mình, tạo
nguồn thu từ website.
10. Tiện ích tìm kiếm:
Bao gồm 2 chức năng tìm kiếm: Tìm nhanh và tìm nâng cao.
Tìm nhanh: cho phép người xem tìm kiếm nhanh bất kỳ thông tin nào trong website
thông qua thao tác đơn giản là nhập từ khóa cần tìm và nhấn enter để ra kết quả.
Tìm nâng cao: cho phép người xem giới hạn khu vực tìm kiếm thông tin để kết quả hiển
thị ra chính xác hơn.
11. Tích hợp bộ đếm chuyên sâu:
Bao gồm bộ đếm số người đã truy cập, đang truy cập website, đếm số lần đã được xem
cho từng sản phẩm.
12. Form liên hệ trực tuyến:
Cho phép khách liên hệ với doanh nghiệp khi có nhu cầu.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Tham khảo các loại hình thiết kế website MLM bán hàng mạng đa cấp
( Một sơ đồ hệ thống thành viên mẫu)
Các mô hình trả thưởng
- Trong quá trình hình thành và phát triển, với hàng chục ngàn công ty kinh doanh theo
mạng thì có rất nhiều cơ cấu trả thưởng khác nhau hoặc có nhiều tên gọi khác nhau. Có
những sơ đồ bậc nâng cao, với tiền thù lao tạm thời chưa có và một phần thưởng lớn
phía sau hoặc sơ đồ bậc đầu tiên cho phép bạn có lợi nhuận ban đầu cao mà nỗ lực nhỏ
và tiềm năng lâu dài cũng nhỏ. Tùy chính sách công ty, khi bạn không đạt được hạn
ngạch hàng tháng, có thể bạn vẫn được duy trì cấp bậc trong vài tháng trước khi giáng
bạn xuống cấp thấp hơn hoặc cấp đầu tiên. Những sơ đồ khác giáng bạn xuống bậc ngay
trong tháng mà bạn không hoàn thành hạn ngạch của mình. Một vài sơ đồ không chỉ
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc