Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đối với hoạt động của hệ thống chính trị là một trong những nội dung mà Đảng ta rất quan tâm, được thể hiện bằng Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Nghị quyết nêu rõ: "Đảng ta là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo đất nước chủ yếu thông qua Nhà nước. Đảng lập các tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước và giới thiệu những đảng viên ưu tú vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của bộ máy nhà nước để lãnh đạo thể chế hóa và tổ chức thực hiện đúng đắn cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị của Đảng"(1). Tuy nhiên, trong thực tiễn, vấn đề lãnh đạo của Đảng và sự điều hành, quản lý của Nhà nước vẫn chưa được phân định một cách rõ ràng. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra, cần có những biện pháp hữu hiệu góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, chủ yếu là đối với Nhà nước.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4002 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân: Một số giải pháp chủ yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân - một số giải pháp chủ yếu
ThS. Nguyễn Thị Tâm
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đối với hoạt động của hệ thống chính trị là một trong những nội dung mà Đảng ta rất quan tâm, được thể hiện bằng Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Nghị quyết nêu rõ: "Đảng ta là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo đất nước chủ yếu thông qua Nhà nước. Đảng lập các tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước và giới thiệu những đảng viên ưu tú vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của bộ máy nhà nước để lãnh đạo thể chế hóa và tổ chức thực hiện đúng đắn cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị của Đảng"(1). Tuy nhiên, trong thực tiễn, vấn đề lãnh đạo của Đảng và sự điều hành, quản lý của Nhà nước vẫn chưa được phân định một cách rõ ràng. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra, cần có những biện pháp hữu hiệu góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, chủ yếu là đối với Nhà nước.
1. Kiện toàn đổi mới các Ban cán sự Đảng, các Đảng đoàn đáp ứng yêu cầu đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền (NNPQ), vai trò của Ban cán sự đảng, Đảng đoàn trong các cơ quan nhà nước tăng lên.
- Đảng đoàn Quốc hội: Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị lãnh đạo Quốc hội thông qua Đảng đoàn Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội có trách nhiệm lãnh đạo Quốc hội thực hiện đúng đắn các đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức, cán bộ, quyết định những vấn đề tổ chức cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị. Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đảng viên là đại biểu Quốc hội. Qua thảo luận, tranh luận dân chủ thuyết phục, vận động các đại biểu Quốc hội ngoài Đảng thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, các đảng viên phải chấp hành các quyết định của tổ chức đảng một cách nghiêm túc. Đảng đoàn Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những hoạt động của cơ quan Quốc hội trước khi họp Quốc hội. Bộ Chính trị nghe Đảng đoàn quốc hội báo cáo về xây dựng, sửa đổi luật pháp, pháp lệnh, nội dung chủ yếu của kỳ họp Quốc hội. Điều 42 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: "Trong cơ quan lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị xã hội, cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, do bầu cử lập ra, cấp ủy cùng cấp lập Đảng đoàn gồm một số đảng viên công tác trong tổ chức đó. Nơi không lập Đảng đoàn thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện chức năng lãnh đạo theo quy định của Ban chấp hành Trung ương"(1).
- Đảng đoàn do cấp ủy cùng cấp chỉ định, làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp ủy. Theo tinh thần trên, thì Bộ Chính trị quyết định việc thành lập Ban cán sự Đảng Chính phủ. Ban cán sự Đảng chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban cán sự Đảng Chính phủ làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số, bảo đảm và tạo điều kiện để Thủ tướng thực hiện quyền hạn và trách nhiệm được giao theo pháp luật.
- Đối với cơ quan tư pháp, Bộ Chính trị lãnh đạo Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông qua Ban cán sự Đảng của các cơ quan này. Bộ Chính trị quyết định việc thành lập Ban cán sự Đảng ở các cơ quan đó. Ban cán sự Đảng ở Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lãnh đạo Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng trong cơ quan mình. Thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác tổ chức - cán bộ, quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ chính trị, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao và trong ngành kiểm sát. Ban cán sự làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, bảo đảm và tạo điều kiện để Chánh án và Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện quyền hạn và chức năng theo luật định.
Đảng ta đang chủ trương tiếp tục cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có việc kiện toàn lại Ban cán sự đảng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan này trước nhiệm vụ của NNPQ đặt ra.
Tóm lại, đổi mới và kiện toàn các ban cán sự, các đảng đoàn trong các cơ quan nhà nước, Đảng cần chú ý đề cao, tôn trọng, nâng cao trách nhiệm của các bộ phận này trước Ban chấp hành Trung ương, trước Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, bảo đảm cho các cơ quan này tập trung vào nhiệm vụ lãnh đạo ở tầm vĩ mô.
2. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng gắn với việc thực hiện dân chủ và Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là điều kiện, là môi trường, trường học để đổi mới và hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội. Chúng ta chủ trương xây dựng nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của đa số nhân dân, gắn với công bằng xã hội, chống áp bức bất công. Dân chủ XHCN, về thực chất đó là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể quyền lực, chủ thể các hoạt động sáng tạo thông qua nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đó là nền dân chủ cho đa số mà chúng ta đang xây dựng, khác hẳn với dân chủ tư sản là dân chủ của thiểu số.
ở nước ta, nhân dân chỉ có thể làm chủ xã hội, làm chủ nhà nước, làm chủ bản thân thông qua nhà nước. "Nhân dân là nguồn gốc của mọi quyền lực. Quyền độc lập dân tộc và quyền làm chủ của nhân dân lao động được tổ chức thành quyền lực chính trị. Đó là Nhà nước". Quyền làm chủ của nhân dân thể hiện trong việc thực thi quyền lực chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của từng cấp, từng ngành, từng địa phương và của mỗi cá nhân cụ thể.
Trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, quyền lực của Đảng, quyền lực của Nhà nước đều do nhân dân giao phó. Nhưng nhân dân chỉ giao cho Đảng sử dụng quyền lực, đó là quyền lực chính trị - quyền lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, chứ không giao cho Đảng sở hữu quyền lực. Quyền sở hữu quyền lực phải nằm trong tay nhân dân, nhân dân phải nắm chắc quyền lực đó trong thực tế. Đây là trách nhiệm của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện NNPQ phải dựa vào nguyên tắc cơ bản này.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là tạo điều kiện để nhân dân tham gia xây dựng và quản lý nhà nước. Trong xây dựng NNPQ, quyền làm chủ của nhân dân phải không ngừng được hoàn thiện và nghiêm chỉnh thực thi pháp luật, pháp chế. Pháp luật do Nhà nước ban hành phải cụ thể, dễ hiểu, quy định những gì công dân được phép làm và những gì công dân không được phép làm. Pháp luật, pháp chế ban hành ra phải bảo vệ công dân, khuyến khích họ đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ cái đúng, các tích cực. Các văn bản pháp luật phải chặt chẽ, không sơ hở làm cho kẻ xấu lợi dụng để tham nhũng, biển thủ tiền bạc của Nhà nước, làm giàu bất chính. Đây là vấn đề bức xúc, khi Đảng chủ trương hạn chế đến mức tối đa tình trạng tham nhũng ở nước ta.
Phải xây dựng và hoàn thiện từng bước chế độ dân chủ trực tiếp, nhất là hướng mạnh về cơ sở. Mấy năm qua, thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" cả nước đã từng bước xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực tế cho thấy, ở nơi nào cấp ủy đảng lãnh đạo sát sao, nhận thức đúng tác dụng tích cực của Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời động viên nhân dân thực hiện tốt thì ở nơi đó tình hình ổn định và phát triển, tình đoàn kết làng xóm, tính đồng thuận tăng lên, việc khiếu kiện giảm đi rõ rệt, các công việc chung được đẩy mạnh. Ngược lại, những nơi nào cấp ủy đảng không quan tâm, không nhận thức đúng tầm quan trọng của Quy chế dân chủ, không thực hiện hoặc triển khai một cách hình thức, chiếu lệ thì các công việc chung bị trì trệ, kinh tế chậm phát triển mà còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, tình trạng khiếu kiện tăng, dẫn đến mất ổn định và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cơ sở. Tình hình trên là một trở lực lớn cho việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Việc Đảng và Nhà nước ta ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở là một bước tiến quan trọng về nhận thức và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu thế phát triển khẳng định vai trò động lực của dân chủ trong phát triển xã hội.
Để tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, cần tập trung giải quyết những việc sau:
- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong quần chúng để mọi người nhận thức đúng vị trí vai trò, tác dụng tích cực của Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở là thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, là mang lại lợi ích thiết thân cho nhân dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở quy định cụ thể, rõ ràng những việc dân được biết, dân được bàn, được quyết định trực tiếp hoặc tham gia góp ý kiến, thảo luận dân chủ về những việc có liên quan đến lợi ích thiết thân của họ cũng như của cả cộng đồng. Mặt khác, nhân dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra các hoạt động của Nhà nước và hành vi của các công chức ở nơi cư trú.
- Cấp ủy đảng ở cơ sở phải thể hiện đúng vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở, tập trung sức lực vào lãnh đạo các định hướng phát triển chung của cơ sở, giáo dục cán bộ, đảng viên, không can thiệp vào công việc của chính quyền, tập trung vào hoạt động kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, củng cố, phát huy được tính chủ động sáng tạo của chính quyền, của các đoàn thể. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc làm, phải chí công, vô tư, tận tụy phục vụ nhân dân
- Phải thực hiện chế độ thông tin thường xuyên để nhân dân nắm bắt được những việc liên quan tới lợi ích và nghĩa vụ của người dân. Trong Quy chế dân chủ có tới 14 điều dân biết, nhưng nếu không có chế độ thông tin kịp thời tới tận dân thì những điều quy định đó khó trở thành hiện thực.
- Cần phải có quy định chế tài cần thiết để Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện sâu rộng và đi vào cuộc sống theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) của Đảng.
3. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng, xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhà nước pháp quyền
Thực tiễn lãnh đạo và xây dựng nhà nước của Đảng ta trong hơn 20 năm đổi mới cho thấy, sự trưởng thành và phát triển lớn mạnh của Nhà nước tùy thuộc vào bản lĩnh, trình độ và năng lực lãnh đạo của Đảng. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, tính kiên định cách mạng, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Đảng ta đã tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống vẻ vang, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm bắt và tổng kết thực tiễn sáng tạo của quần chúng, kịp thời đề ra chủ trương đổi mới đúng đắn, khơi dậy và phát huy được tiềm năng sáng tạo to lớn trong nhân dân.
Ngày nay, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và hoàn thiện NNPQ, thì việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Là Đảng cầm quyền, hoạt động trong điều kiện mới khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với những thời kỳ trước đây, thậm chí có cả những nguy cơ thách thức nghiệt ngã, Đảng ta đã ý thức sâu sắc về sự tự đổi mới, và chỉnh đốn Đảng. Ngay từ Đại hội VI (tháng 12/1986) Đảng đã đề ra chủ trương phải đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách công tác. Đến Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (1989), Đảng tiếp tục chỉ rõ phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phải đổi mới phương thức lãnh đạo. Tại Đại hội VII (1991), Đảng đề ra chủ trương Đảng tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (1992) đã cụ thể hóa chủ trương đó và nhấn mạnh: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống còn của Đảng ta, của chế độ ta. Đại hội VIII (1996) khẳng định và làm rõ những nội dung về bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ tháng 5/1999, toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII.
Thời gian qua, việc thực hiện các nghị quyết của Đảng trên lĩnh vực xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng.
- Nét nổi bật nhất là "Đảng ta đã đề ra được và từng bước bổ sung, hoàn thiện dần đường lối đổi mới một cách đúng đắn, sáng tạo, hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta".
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng khẳng định là "nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Kiện định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên trì đường lối đổi mới, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng"(1). ở những bước ngoặt của cách mạng, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, Đảng kịp thời có định hướng tư tưởng chính trị đúng đắn, uốn nắn những sai lệch trong nhận thức, chống những tư tưởng thù địch, tạo cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng và trong nhân dân.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ từng bước được Đảng giữ vững và xây dựng cơ chế thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nhằm bảo đảm dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội.
- Công tác tổ chức và cán bộ có một số đổi mới về nội dung và cách làm. Đã giữ vững và thực hiện đổi mới, ngăn chặn được sự sa sút, yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng; có sự cải tiến phương thức lãnh đạo và phong cách công tác.
"Tuy nhiên, trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: "Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới"(1).
Trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay ở nước ta, nhiều nhân tố ở trong nước cũng như trên quốc tế tác động và chi phối tới yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ phát triển này. Đó là cơ chế thị trường đã được định hình và đang đi vào giai đoạn phát triển. Cùng với mặt năng động tích cực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, những mặt trái của nó sẽ tiếp tục bộc lộ và có phần gay gắt dữ dội hơn. Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, phân hóa giai cấp, thất nghiệp và các tệ nạn gia tăng. Giải quyết các vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập mở cửa giao lưu với bên ngoài trở thành một sức ép và một thử thách lớn đối với năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước, hai chủ thể quan trọng nhất của hệ thống chính trị ở nước ta.
Đảng lãnh đạo xây dựng NNPQ thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đi đúng quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. Đây là mục tiêu của công tác xây dựng Đảng và cũng là mục tiêu xây dựng NNPQ ở nước ta.
Để thực hiện mục tiêu trên, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã chỉ ra những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo, năng lực và sức chiến đấu của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng NNPQ.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nghiêm túc nhận rõ những khuyết điểm, yếu kém của Đảng: "... năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới"(1).
Đại hội nhấn mạnh, trong thời gian tới cần tập trung làm tốt các mặt sau đây:
Một là, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng trong cán bộ, đảng viên. Đây là công tác xây dựng Đảng về mặt chính trị, tư tưởng gắn liền với giáo dục cán bộ, đảng viên về tư cách đạo đức cách mạng.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với người cán bộ, đảng viên, không có gì thiết thực hơn là theo đúng chuẩn mực Hồ Chí Minh. Tạo ra trong Đảng một sự phát triển mạnh mẽ về đạo đức lối sống, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đó cũng là điều mà toàn dân đang mong muốn, chờ đợi ở Đảng. Để thực hiện nhiệm vụ này, tất cả các tổ chức, các cơ quan Đảng và nhà nước, tất cả các cấp, các ngành, mọi cán bộ đảng viên dù ở cương vị công tác và trọng trách khác nhau đều phải thực hành đạo đức lối sống theo chuẩn mực đó. Các cấp ủy Đảng từ cơ sở đến Trung ương phải coi đây là chủ đề sinh hoạt thường xuyên của Đảng, trong tu dưỡng rèn luyện hàng ngày của mỗi đảng viên. Phải có biện pháp cụ thể để biến nhận thức thành hành động, tạo ra sự thay đổi tích cực trong đạo đức của Đảng và của xã hội.
Các tổ chức đảng và đảng viên phải thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ sau:
- Học tập, nắm vững và tổ chức thực hiện Pháp lệnh cán bộ công chức, Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luật khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế tiếp dân, chế độ công khai tài chính.
- Thực hiện công khai hóa tài sản, nhất là đối với các đảng viên giữ chức vụ theo quy định của Đảng và Nhà nước.
- Thực hiện quy định những việc đảng viên không được làm.
Hai là, xây dựng Đảng vững mạnh về mặt tổ chức.
Yêu cầu hàng đầu của nhiệm vụ này là phải củng cố vững chắc nguyên tắc tập trung dân chủ, chống mọi biểu hiện vi phạm quyền dân chủ, dân chủ hình thức, hoặc lợi dụng dân chủ để mưu cầu lợi ích riêng, cục bộ, bản vị, làm suy yếu sức mạnh của tổ chức đảng. Bảo đảm dân chủ trong sinh hoạt đảng, từ sinh hoạt chi bộ đến sinh hoạt các cấp ủy đảng và các cơ quan lãnh đạo ở các cấp. Thực hiện đúng chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong các cấp ủy đảng và tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ. Khắc phục tình trạng mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong nội bộ tổ chức đảng. Những cấp ủy đảng, tổ chức đảng nào vi phạm dân chủ, cán bộ lãnh đạo bè phái, độc đoán, chuyên quyền gây mất đoàn kết nội bộ phải kiểm điểm làm rõ đúng sai và xử lý nghiêm minh đối với những người có khuyết điểm. Thực hiện nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, chế độ tự phê bình và phê bình. Cấp ủy, chi bộ trực tiếp phân công, kiểm tra đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, liên hệ tốt với nhân dân ở nơi làm việc và nơi cư trú. Chú trọng công tác phát triển đảng viên mới, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú có đầy đủ các tiêu chuẩn của người cách mạng để kết nạp họ vào Đảng làm tăng sức mạnh cho Đảng.
Ba là, xây dựng Đảng về đạo đức, lối sống, thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng và trong quần chúng. Đổi mới chỉnh đốn Đảng là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Nội dung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là rất toàn diện: từ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức đến xây dựng Đảng về đạo đức, lối sống. Nhờ đó, đảm bảo cho Đảng không chỉ lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng đường lối đúng, bằng tổ chức mạnh mà còn bằng tính tiền phong gương mẫu của Đảng và đảng viên - tiền phong về chính trị, gương mẫu về hành động, đạo đức, tác phong, lối sống và toàn bộ nhân cách Đảng, văn hóa Đảng nói chung.
Bốn là, củng cố mối liên hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, dựa vào dân mà xây dựng Đảng và Nhà nước. Gần dân, gắn bó với dân, để dân góp ý, phê bình, dân giúp Đảng sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm, điều chỉnh đường lối, chính sách, chấn chỉnh tổ chức, uốn nắn, giáo dục, đào tạo cán bộ là cách tốt nhất để xây dựng Đảng trong sạc