Sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động chuyển giá

Hoạt động chuyển giá làm cho nền kinh tế thế giới hàng năm bị thiệt hại nặng. Do đó, việc ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia. • Gần đây, Việt Nam và Sri Lanka đã giới thiệu những qui định chuyển giá; Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, và Nhật Bản tất cả đều thấy có sự gia tăng trong hoạt động kiểm toán; và cơ quan thuế Singapore đã báo hiệu rằng họ dự định gia tăng sự tuân thủ về chuyển giá và những nỗ lực kiểm toán. Kết quả của điều này là cơ quan thuế khu vực châu Á - Thái Bình Dương được xem như là cơ quan khó khăn nhất trên thế giới, với một báo cáo gần đây đã đặt các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tốp 5 cho các cơ quan thuế khó khăn nhất. • Cục thuế của Nhật (NAT) đã xem xét tình hình chuyển giá theo một hướng khác bằng cách thực hiện rất nhiều các đánh giá kiểm tra về thuế, chủ yếu đều tập trung vào các công ty mẹ ở Nhật. Cụ thể trong năm 2005, một số các hoạt động của NAT nhằm vào và phát hiện tình trạng chuyển giá của các tập đoàn lớn ở Nhật như Sony, Takeda, Mazda, Mitsui, Mitsubishi Cách tiếp cận này được NAT triển khai thực hiện trong bối cảnh lịch sử lâu dài trong công cuộc chống chuyển giá. Cơ quan thuế Nhật Bản đã thực hiện công việc kiểm soát lớn gấp đôi từ năm 2001. Có những cải tổ trong các chỉ thị của Cục quản lý thuế dựa trên các hoạt động chuyển giá và dựa trên các tình huống nghiên cứu về việc áp dụng thuế suất về định giá chuyển giao đưa ra vào ngày 22/10/2008 bao gồm các điều khoản nhắm vào các đối tượng là chi phí quản lý, tài sản vô hình và dịch vụ

doc13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động chuyển giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ (phần này tao copy past đó nha ! Coi coi đưa vào ko, có cần edit lại thì mày edit lại nha !) Hoạt động chuyển giá làm cho nền kinh tế thế giới hàng năm bị thiệt hại nặng. Do đó, việc ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia. Gần đây, Việt Nam và Sri Lanka đã giới thiệu những qui định chuyển giá; Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, và Nhật Bản tất cả đều thấy có sự gia tăng trong hoạt động kiểm toán; và cơ quan thuế Singapore đã báo hiệu rằng họ dự định gia tăng sự tuân thủ về chuyển giá và những nỗ lực kiểm toán. Kết quả của điều này là cơ quan thuế khu vực châu Á - Thái Bình Dương được xem như là cơ quan khó khăn nhất trên thế giới, với một báo cáo gần đây đã đặt các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tốp 5 cho các cơ quan thuế khó khăn nhất. Cục thuế của Nhật (NAT) đã xem xét tình hình chuyển giá theo một hướng khác bằng cách thực hiện rất nhiều các đánh giá kiểm tra về thuế, chủ yếu đều tập trung vào các công ty mẹ ở Nhật. Cụ thể trong năm 2005, một số các hoạt động của NAT nhằm vào và phát hiện tình trạng chuyển giá của các tập đoàn lớn ở Nhật như Sony, Takeda, Mazda, Mitsui, Mitsubishi… Cách tiếp cận này được NAT triển khai thực hiện trong bối cảnh lịch sử lâu dài trong công cuộc chống chuyển giá. Cơ quan thuế Nhật Bản đã thực hiện công việc kiểm soát lớn gấp đôi từ năm 2001. Có những cải tổ trong các chỉ thị của Cục quản lý thuế dựa trên các hoạt động chuyển giá và dựa trên các tình huống nghiên cứu về việc áp dụng thuế suất về định giá chuyển giao đưa ra vào ngày 22/10/2008 bao gồm các điều khoản nhắm vào các đối tượng là chi phí quản lý, tài sản vô hình và dịch vụ… Và thực tế đã chứng minh rằng, chỉ với vài biện pháp ban hành nhằm ngăn chặn chuyển giá đã giúp nguồn thu thuế hằng năm tăng lên đáng kể: Trong giai đoạn 2003-2007, việc điều chỉnh giá chuyển giao đã mang lại kết quả là tăng thuế doanh thu lên được 1.134 triệu bảng Anh, con số này ước tính là 2.114 triệu bảng Anh trong giai đoạn 2007-2009 (Hansard, UK House of Commons Debates, 11/1/2010). Việc tăng cường kiểm toán giá chuyển giao đã giúp cơ quan thuế Australia tăng thuế doanh thu hơn 2,5 tỷ AUD trong 5 năm 2001-2005 (Sydney Morning Herald, 31/8/2006). KINH NGHIỆM CHỐNG CHUYỂN GIÁ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 1/ Mỹ Theo báo cáo của Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS), từ năm 1998 tới 2005, khoảng 2/3 các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ trốn thuế TNDN thông qua việc chuyển một lượng lớn thu nhập ra nước ngoài để tránh một khoản tiền thuế lên đến 8 tỷ USD mỗi năm. Thực tế cho thấy, thuế suất ở Mỹ khoảng 40% cao hơn nhiều quốc gia khác, vì vậy hiện tượng chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Mỹ là khá phổ biến. Nhằm chống lại hiện tượng trên, Mỹ đã có một số biện pháp chống chuyển giá tương đối nghiêm ngặt. Đạo luật cơ bản và đầy đủ nhất về việc chống chuyển giá Mỹ ban hành đạo luật IRS Sec 482. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các MNC với nhau nhưng đồng thời cổ vũ cho việc vận dụng phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận.. Mỹ quy định cụ thể các nguyên tắc chế tài dành cho hành vi chuyển giá: Phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty): là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh: Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định được. Với tổng mức sai phạm trọng yếu: mức phạt chuyển giá 40% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) so với mức mà IRS xác định được. Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty): phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước. Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp. Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau – 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp. Để đánh giá và phát hiện hành vi chuyển giá, Mỹ sử dụng 6 phương pháp định giá bao gồm Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontroller Price – CUP) Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method) Phương pháp chi phí cộng thêm vốn (Cost Plus Method) Phương pháp chiết tách lợi nhuạn (Profit Split Method) Phương pháp chiết tách lợi nhuận có thể so sánh được (Comparabable Profit Split Method) Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh (The Comparable Profit Method) Trong đó, phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp giá bán lại (Resales price method) và phương pháp giá phí cộng thêm (cost plus method) vì những tài liệu cần thiết không quá phức tạp khi thu thập. Thực tế cho thấy, phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit split method) là phương pháp dễ áp dụng và ít tốn kém nhất ở Mỹ. Tuy nhiên do tính chính xác không cao nên đã bị chỉ trích khá nhiều bởi các MNC. Ở Mỹ, việc lưu trữ và nộp trình các tài liệu hồ sơ liên quan đến giá bán, các trí trị mua, bán, chuyển nhượng và các chứng từ khác không được quy định bởi luật. Nhưng trên thực tế, các công ty cần lưu giữ các tài liệu đó liên tục trong nhiều năm liền để phục vụ cho việc điều tra, xem xét khi có yêu cầu. Kể từ khi có yêu cầu, công ty phải gửi đầy đủ tài liệu đến IRC trong vòng tối đa 30 ngày. Việc xuất trình đầy đủ các chứng từ có ‎ y nghĩa lớn trong việc xác định đâu là phương pháp tốt nhất sẽ được sử dụng để xem xét hành vi chuyển giá. Một số giấy tờ được yêu cầu cụ thể như: Tổng quan về người trả thuế, phân tích tính các yếu tố về pháp luật và kinh tế ảnh hưởng đến việc định giá Bản mô tả cấu trúc tổ chức Một bản mô tả phương pháp định giá và l‎í do tại sao phương pháp đó lại được sử dụng. Một bản mô tả phương pháp thay thế và giải thích tại sao nó lại không được sử dụng Một bản mô tả các giao dịch có kiểm soát và tất cả các số liệu nội bộ được dùng để phân tích các giao dịch đó Một bản mô tả về các số liệu có thể so sánh, và tính có thể so sánh đó được đánh giá như thế nào. (A description of comparables used, how comparabilitiy was evaluated) Một bản giải thích tất cả các phân tích kinh tế và cơ sỡ để hình thành phương pháp tính giá Bất kỳ tài liệu nào được phát hiện sau khi năm tài chính kết thúc nhưng trước khi việc hoàn thuế diễn ra. Mô tả về hệ thống lưu giữ các số liệu. Ở Mỹ, các thỏa thuận đơn phương, song phương hoặc đa phương APA được thực hiện dưới sự điều chỉnh của Revenue Procedure 2006-9 (Pev.Proc.2006-9) được sửa đổi 12/2005. Để thực hiện được APA, đòi hỏi khoản phí cao hơn theo yêu cầu từ IRS. Cụ thể, IRS đưa ra các thay đổi sau cho chương trình APA: Quản l‎í chặt chẽ hơn nữa các quá trình quản trị Sự minh bạch của doanh nghiệp được yêu cầu cao hơn APA sẽ không được tiến hành cho đến khi quá trình đăng kí hoàn toàn hoàn tất Thêm vào những điều kiện mà APA có thể bị tạm dừng, ví dụ như sự thiếu trung thực trong việc thực hiện. Đơn giản hóa hệ thống phí.Tuy nhiên mức phí tăng lên. Mỹ không có một chương trình chính thức trong việc ưu tiên xem xét người nộp thuế ở góc độ một ngành công nghiệp cụ thể mà tổ chức dưới góc độ 5 nhóm ngành chính. Gần đây, hầu hết việc kiểm toán chuyển giá xuất hiện ở 2 trong 5 nhóm ngành này: thông tin liên lạc, công nghệ và truyền thông, và nhóm ngành bán lẻ, thực phẩm, dược và nhóm ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe. Mỹ liên tục nâng cao số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên thuế vụ nhằm phục vụ cho việc điều tra chống chuyển giá được thực hiện chính xác và chặt chẽ hơn. Năm 2009, cơ quan thuế tuyển chọn thêm 1.200 nhân viên và dự định thêm 800 nhân viên trong năm 2010 để thực hiện rà soát, giám sát giá chuyển nhượng (Tạp chí CFO, 1/9/2009). 2/ Trung Quốc Năm 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lan rộng làm vốn FDI toàn thế giới giảm gần 40%, nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được vị trí thứ 2 về thu hút vốn FDI với tổng vốn là 90 tỷ USD. Đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng về nguồn lực cũng như thị trường tiêu thụ rộng lớn. Một cuộc khảo sát năm 2007 của Cục Thống kê quốc gia đã cho thấy rằng: gần hai phần ba doanh nghiệp nước ngoài thua lỗ rõ ràng là đã cố tình thực hiện báo cáo sai sự thật và đã sử dụng chuyển giá để tránh nộp 30 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng 4,39 tỷ USD) trong lĩnh vực thuế (Global Times, 31/7/2009 ). Do đó chính phủ Trung Quốc cũng đã tăng cường các quy định định giá chuyển giao và tích cực hơn trong điều tra chuyển giá. Cơ quan thuế thông báo rằng trước năm 2005 họ điều tra khoảng 1.500 trường hợp thì có 1.200 trường hợp bị xử phạt và mang lại doanh thu thuế bổ sung khoảng 460 triệu Nhân Dân Tệ. Các hành động tích cực trong năm 2007 dẫn đến kết quả là 192 trường hợp, và mang lại doanh thu 987 triệu Nhân Dân Tệ (Daily 18 Thượng Hải, 4/2/2008). Trước năm 2008, Trung Quốc duy trì song song hai hệ thống thuế, một cho doanh nghiệp trong nước và một cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một cuộc khảo sát năm 2005 cho thấy hai hệ thống thuế tạo ra một sự chênh lệch về thuế suất có hiệu lực gần 10% giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, điều này được các doanh nghiệp nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 3 năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật TNDN mới đã thống nhất một mức thế suất chung cho hai hệ thống này. Thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 01/01/2008, áp đặt một mức thuế suất thống nhất 25% cho tất cả các doanh nghiệp, trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, nó cũng chú trọng đáng kể về định giá chuyển giao, khuyến khích các giám sát chặt chẽ hơn các giao dịch của các bên liên kết. Trung Quốc cũng gia tăng củng cố hệ thống thuế. Pháp luật điều chỉnh chuyển giá hiện nay Trung Quốc đang áp dụng các quy định chủ yếu theo các luật sau: Luật Thuế TNDN (2007); Thực hiện Quy phạm pháp luật thuế TNDN (2007); Thông tư Guoshuifa số 2 (2009). Mục đích của thuế TNDN là để mang lại nhiều quy định về giá chuyển giao cho Trung Quốc phù hợp với các quy tắc áp dụng trong các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới. Nó cung cấp cho SAT cơ sở để điều chỉnh thu nhập chịu thuế của người nộp thuế khi họ thực hiện các giao dịch với các bên liên kết chưa đúng theo hướng dẫn của “nguyên tắc ALP”. Luật thuế này cũng yêu cầu những người nộp thuế có liên quan đến giao dịch với các bên liên kết phải gửi tài liệu trình bày rõ về giao dịch với bên liên kết đó cùng với tờ khai thuế hàng năm của họ. Người nộp thuế cũng được yêu cầu nộp các tài liệu liên quan về giao dịch với các bên liên kết như giá cả, tiêu chuẩn xác định chi phí, phương pháp tính toán và giải thích khi được kiểm toán. Cụ thể Luật thuế TNDN qui định như sau: các doanh nghiệp có các giao dịch tài sản hữu hình liên quan đến các bên liên kết có giá trị hằng năm trên 200 triệu Nhân Dân Tệ hoặc có các giao dịch giữa các bên liên kết trên 40 triệu Nhân Dân Tệ phải chuẩn bị tài liệu đương thời giải trình rõ. Các qui định chống chuyển giá của Trung Quốc cũng xây dựng dựa trên cở sở hướng dẫn của OECD, tuy nhiên luật chống chuyển giá của Trung Quốc có một số điểm khác cơ bản so với luật chống chuyển giá của Mỹ như sau: Nghĩa vụ nộp thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một tập đoàn kinh tế có các chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc sẽ chịu thanh tra về thuế chống chuyển giá nhiều lần. Một điểm khác nữa là, khi cơ quan thuế của tỉnh này chấp nhận một vấn đề nào đó về thuế thì chưa chắc cơ quan thuế ở địa phương khác chấp nhận. Điều này khác hoàn toàn nếu các tập đoàn kinh tế có nhiều chi nhánh tại Mỹ, các vấn đề về thuế được cơ quan thuế tiểu bang chấp nhận thì xem như là được chấp nhận tại các tiểu bang khác. Điều này giúp chính phú Trung Quốc có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách để thu hút lượng vốn FDI về từng vùng một cách phù hợp dựa trên việc thắt chặt hoặc nới lỏng hoạt động chống chuyển giá. Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về định giá chuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loại thuế có liên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu… Trong khi tại Mỹ chỉ áp đặt tính lại thuế TNDN mà thôi. Tại Mỹ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên các nguồn thông tin đại chúng và mọi người đều biết. Nhưng tại Trung Quốc thì cơ quan thuế Trung Quốc xây dựng các nguồn dữ liệu từ việc so sánh bí mật. Pháp luật mới về quy định giá chuyển nhượng có hiệu lực từ 1/1/2008, Trung Quốc sẽ thực hiện áp dụng các quy định về giá chuyển giao khi các bên có quan hệ như sau: Một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên cổ phần của doanh nghiệp khác. Một bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên số cổ phần trong cả hai doanh nghiệp. Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn với khoản vốn vay vượt quá 50% vốn của doanh nghiệp, hoặc 10% trở lên tổng số các khoản nợ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ định hơn một nửa số quản lý cấp cao của một doanh nghiệp khác (bao gồm Hội đồng quản trị và tổng giám đốc), Hoặc hơn một nửa của cấp quản lý doanh nghiệp (bao gồm Hội đồng quản trị và các tổng giám đốc) cũng phục vụ như là quản lý cao cấp tại doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp có việc hoạt động mua và bán hàng, cung cấp và nhận dịch vụ được kiểm soát bởi một doanh nghiệp khác. Để xác định mục tiêu cho việc kiểm toán điều tra giá chuyển nhượng dễ dàng hơn, điều 29 của Guoshuifa số 2 (2009) vạch ra 7 tiêu chuẩn được sử dụng. 3 tiêu chuẩn chính trong 7 tiêu chuẩn đó là : Người đóng thuế có lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ liên tiếp trong 1 thời kì dài hoặc có các khoản thu nhập không phù hợp. Người nộp thuế có một khối lượng lớn các giao dịch với các công ty đặt tại thiên đường thuế. Doanh nghiệp không tuân thủ báo cáo các giao dịch với bên liên hết với các cơ quan Thuế. Đặc biệt ngoài việc có lợi nhuận thấp hoặc lỗ, SAT còn tập trung vào các công ty chi trả số lượng lớn tiền bản quyền cho các bên liên quan ở nước ngoài hoặc một tỷ lệ lớn các hoạt động kinh doanh chính của họ là giao dịch với các bên liên quan. Trung Quốc đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể đối với hành vi chuyển giá. Điều 60-73 của Luật quản lý thuế quy định rằng hành vi vi phạm luật có thể bị phạt tiền, và những vi phạm nghiêm trọng như trốn thuế, gian lận thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật thuế TNDN Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2008 các khoản thuế bị trả thiếu liên quan đến giao dịch giữa các bên liên kết sẽ phải chịu một khoản lãi phí. Khoản lãi suất này được tính bằng lãi suất cho vay cơ bản Nhân dân tệ của Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc cùng kì cộng 5% phí. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cung cấp được các tài liệu và thông tin liên quan khác theo quy định này thì 5% phí tăng thêm này có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Trung Quốc cũng khuyến cáo những hậu quả bất lợi mà những người không tuân thủ quy định giá chuyển nhượng có thể gặp. Đó là người nộp thuế có thể sẽ bị đưa vào một trong những mục tiêu đầu tiên cho một cuộc thanh tra về vấn đề định giá chuyển giao. Thông thường, người nộp thuế không được chấp nhận tham gia vào các thỏa thuận giá trước. Trung Quốc cũng đã nới lỏng các quy định để tham gia vào các thỏa thuận giá trước. Do đó các doanh nghiệp sẽ được tham gia nhiều hơn. Để hội đủ điều kiện để trở thành ứng viên cho APA các công ty phải có tổng giá trị các giao dịch hằng năm với các bên liên quan lớn hơn 40 triệu Nhân Dân Tệ, đã chuẩn bị hoặc đã nộp hồ sơ hàng năm và nộp hồ sơ tài liệu đương thời theo quy định của pháp luật. Đồng thời công ty sẽ không tốn lệ phí khi nộp đơn cho APA. Trong năm 2009, cơ quan Thuế Trung Quốc đã đặc biệt tập trung vào các chủ thể, công ty có giao dịch với các khu vực có luật thuế thấp hoặc có giao dịch với các thiên đường thuế. Ngoài ra, các phòng thuế tại các thành phố thuộc Bắc Kinh và Thượng Hải và tại các tỉnh ven biển cũng đã rất tích cực trong việc thực hiện hoạt động kiểm toán giá chuyển nhượng, các giao dịch liên quan đến tiền bản quyền và phí dịch vụ lao động cũng được kiếm soát chặt chẽ (kết quả khảo sát chuyển giá toàn cầu, Ernst & Young, 2009). Cũng theo nguồn này công bố, trong những năm qua, cơ quan thuế đã tập trung vào các ngành may mặc, điện tử và viễn thông, thực phẩm và nước giải khát, bán lẻ, công nghiệp, ô tô, dược phẩm, và các ngành công nghiệp dịch vụ, cũng như về các vấn đề tài chính liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng và các công ty có vốn đầu tư ra bên ngoài. Hiện nay, các phòng thuế cũng tăng cường các công cụ như công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho công tác chống tránh thuế. Phòng thuế cũng đang gia tăng huấn luyện cho các chuyên gia chống trốn thuế bao gồm cả đào tạo ngắn hạn và dài hạn, cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài. Ngoài ra, các sở thuế cũng đã tuyển dụng thêm sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành liên quan để bổ sung thêm vào lực lượng chống trốn thuế. 3/ Úc Ở Úc, hoạt động chống chuyển giá được thực hiện bởi Cơ quan thuế Úc (Australian Taxation Office –ATO). Các vấn đề về chuyển giá và chống chuyển giá được quy định trong điều 13, phần III của luật thuế thu nhập (Income Assessment Act) và một số quy định và hướng dẫn áp dụng như Ruling (TR) TR92/11: Loans, TR94/14: Application of Division 13, TR95/23: APAs, TR97/20 Methodologies … Nhìn chung, ATO chấp nhận và dựa theo hầu hết các hướng dẫn của OECD và mở rộng thêm một số điểm nhằm phù hợp cho tình hình cụ thể. ATO sử dụng tất cả các phương pháp định giá theo hướng dẫn của OECD đồng thời phát triển thêm một số phương pháp mở rộng nhằm phù hợp nhất cho từng hoàn cảnh thực tế. ATO sử dụng phương pháp định giá phù hợp nhất cho từng công ty. Úc chia các phương pháp định giá thành 2 nhóm: nhóm phương pháp theo giao dịch truyền thống (transational transaction methods) bao gồm CUP, Resale Price and Cost Plus) và nhóm phương pháp theo lợi nhuận (profit methods) bao gồm Profit Split và TNMM (Transactional Net Margin). Mặc dù phương pháp thep giao dịch truyền thống (như CUP) được ưu tiên bởi ATO nhưng TNMM được chấp nhận như là phương pháp phù hợp nhất trong trường hợp các tài liệu về mua bán, chuyển nhượng không đầy đủ, khó so sánh hoặc không đáng tin cậy. Mặc dù có một số chỉ trích ở Úc dành cho phương pháp TNMM, nhưng hiện nay đây vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến trong trường hợp các tài liệu về mua bán, chuyển nhượng không đáp ứng yêu cầu điều tra. Theo điều 13, nếu bị phát hiện chuyển giá tại Úc thì công ty sẽ bị phạt 25% thuế phải đóng. Tuy nhiên trong trường hợp công ty có thể chứng minh được trường hợp của họ không được luật quy định rõ ràng, hoặc còn nhiều nghi vấn trong việc áp dụng các điều khoản luật vào trường hợp cụ thể … , gọi chung là RAP (reasonably arguable position). Nếu bị chứng minh là có hành vi cố tình trốn thuế, thì mức phạt được áp dụng sẽ là 50%, tuy nhiên có thể giảm xuống 25% nếu công ty có thể chức minh được là họ có RAP. Trong một số trường hợp, mức phát có thể tăng thêm 20% nếu công ty có hành vi che giấy, cản trở việc điều tra của cơ quan thuế. Từ năm 2004 trở đi, Úc áp dụng mức lãi suất cho các khoản thuế còn thiếu (Shortfall Interest Charge – SIC). Mức lãi suất này được tính bằng với lãi suất cơ bản cộng thêm mức phí là 3% Úc có chính sách giảm mức phạt xuống 20% cho trường hợp người trả thuế tự động khai báo sau khi có thông báo kiểm toán, và 80% nếu tự nguyện khai báo trước khi có báo cáo kiểm toán. Các tài liệu khai báo phải phù hợp, cùng thời điểm với các giao dịch liên quan. Các tài liệu này chỉ phải nộp khi có những thông báo đặc biệt từ ATO yêu cầu kiểm toán, và các doanh nghiệp có thời hạn 2 tuần để từ ngày nhận được yêu cầu. Hằng năm, Úc tập trung việc kiểm tra chuyển
Luận văn liên quan