Kiểm toán là hoạt động nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.
Kiểm toán làm gia tăng giá trị cho các Báo cáo tài chính (BCTC). Từ đó những người quan tâm tới tình hình tài chính của đơn vị như: Nhà đầu tư, các ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, nhà nước… để đưa ra các quyết định kinh tế như: Đầu tư, cho vay, cấp tín dụng thương mại, bán hàng, đưa ra các chính sách thuế phù hợp… Những nhận xét đánh giá của những công ty này chính là căn cứ cho các nhà đầu tư khi họ cân nhắc có nên đầu tư hay không dựa vào các báo cáo kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các số liệu kế toán của một công ty. Điều gì sẽ xảy ra nếu các công ty kiểm toán này đưa ra những nhận xét, đánh giá không xác đáng về BCTC của công ty được kiểm toán? Chắc chắn những thành viên của gia đình kiểm toán Việt Nam đã từng biết tới sự kiện tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Mỹ tập đoàn Enron sụp đổ dẫn tới sự sụp đổ của công ty kiểm toán A&A vì đã đưa ra những báo cáo kiểm toán sai lệch về tình hình tài chính của Enron. Điều này đã làm cho đại gia kiểm toán đứng thứ 5 của Mỹ Arthur Andersen phải sụp đổ.
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN
1. Bản chât của Kiểm toán
Thuật ngữ kiểm toán mới xuất hiện và sử dụng ở nước ta hơn một chục năm cuối thế kỷ XX.Trong quá trình đó cách hiểu và sử dụng khái niệm đó chua được thống nhất,có thể khái quát cách hiểu của kiểm toán theo 3 quan điểm sau đây. Theo quan điểm thứ nhất, kiểm toán được hiểu theo đúng thời cuộc của nó “ kiểm toán lá hoạt động kiểm tra độ tin cậy của các thông tin do kế toán cung cấp”.Hoặc cụ thể hơn theo quan niệm thứ 2 “Khái niệm: Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các Bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” Theo quan điểm thứ 3 quan điểm hiện đại vế kiểm toán toàn diện Khái niệm”Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập”.
Theo quan điểm này thì kiểm toán có 2 chức năng là xác minh và bầy tỏ ý kiếnậi
1.1. Chức năng xác minh
Khái niệm: Xác minh là việc KTV thu thập và đánh giá các Bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm đánh giá sự phù hợp của chúng với các chuẩn mực đã được thiết lập.
>.Chức năng của kiểm toán là xác minh chứ không phải kiểm tra
1.2. Chức năng bày tỏ ý kiến
Khái niệm: Bày tỏ ý kiến là việc kiểm toán viên sau khi kết thúc kiểm toán đưa ra kết luận về chất lượng thông tin được kiểm toán và đưa ra ý kiến tư vấn thông qua chức năng xác minh.
Thể hiện ở hai mặt:
>Đưa ra kết luận về đối tượng kiểm toán
>Đưa ra ý kiến tư vấn đối với đơn vị được kiểm toán Để hiểu dõ hơn về kiểm toán ta đi tìm hiểu về các loại kiểm toán
2. Phân loại Kiểm toán
Qua nghiên cứu về bản chất của kiểm toán,chung ta đã tiếp cận được các loại kiểm toán khác nhau. Để nhận thức dõ hơn về kiểm toán và cơ sở tổ chức tốt công tác kiểm toán cần đi sâu vào nghiên cứu các loại kiểm toán.Kiểm toán được phân loại theo 2 tiêu thức: Phân loại theo đối tượng kiểm toán và phân loại theo tổ chức nhà máy
2.1. Phân loại theo đối tượng kiểm toán
>Kiểm toán tài chính (Financial Statements Audit)
>Kiểm toán tuân thủ (Compliance Audit)
>Kiểm toán hoạt động (Operational Audit)
2.1.1. Kiểm toán tài chính (Financial Statements Audit):
Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các Bảng khai tài chính, được thực hiện bởi những người có chuyên môn, trình độ, có đạo đức tương xứng dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. Cách thức tiến hành kiểm toán:
Kiểm toán theo khoản mục
Kiểm toán theo chu trình
Chủ thể: chủ yếu là KTV nhà nước và KTV độc lập
Kết thúc kiểm toán: phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có)Cơ sở pháp lý: VSA, ISA (Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế) và các văn bản pháp quy có liên qua
2.1.2. Kiểm toán tuân thủ(Compliance Audit):
Kiểm toán tuân thủ là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về mức độ tuân thủ hay chấp hành luật pháp của Nhà nước, các nguyên tắc, thể lệ, chế độ và quy định của đơn vị được kiểm toán
Chủ thể: chủ yếu là KTV nhà nước và KTV nội bộ
Kết thúc kiểm toán: phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có)
Cơ sở pháp lý: chính bản thân các văn bản pháp quy hoặc nội quy, quy định đó
Khách thể: một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán
Tính chất pháp lý của cuộc kiểm toán: phụ thuộc vào KTV thực hiện
2.1.3. Kiểm toán hoạt động( Operational Audit):
Kiểm toán hoạt động là một quá trình đánh giá có hệ thống về sự hữu hiệu, tính hiệu quả, và tính kinh tế của các hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà quản lý và báo cáo cho các cá nhân thích hợp về kết quả của việc đánh giá, đồng thời đưa ra những kiến nghị để cải tiến
2.2. Phân loại theo bộ máy tổ chức kiểm toán
>Kiểm toán độc lập( Independent Audit)
> Kiểm toán Nhà nước( State/ Government Audit)
> Kiểm toán nội bộ( Internal Audit)
2.2.1. Kiểm toán Nhà nước( State/ Government Audit):
Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện chức năng kiểm toán đối với các đơn vị, tổ chức có sử dụng Ngân sách Nhà nước, tài sản công
Ở thời trung đại,kiểm soát nhà nước xuất hiện để đối soát tài sản của vua chúa.Qua quá trình phát triển cho đến nay kiểm toán của các nươc phát triển đều thực hiện chức năng kiểm toán các đơn vị ở khu vực công cộng . Ơ công hoá PHÁP,cơ quan kiểm toán quốc gia là toà thẩm kê do Napoleon đệ nhất thành lập từ năm 1807, đến năm 1976 mới được sủa đổi. Đến năm 1982,các cơ quan kiểm toán địa phương đuợc thành lập để kiểm toán ngân sách của địa phương,các tổ chức nhà nước,các xí nghiệp sử dụng vốn. Ơ MỸ,vă phòng tổng kế toán được thành lập theo luật kế toàn năm 1921. Còn ở VIỆT NAM trong nhưng năm áp dụng cơ chế hoá tập trung ,việc xét duyệt các báo các quyết toán quyết toán do các vụ tài chính của bộ chủ quản, phòng tài chính của các sở chủ quản tiến hành.Từ ngày 11 tháng 7 1994,kiểm toán nhà nước chính thức được thành lập theo nghị quyết70/CP của chính phủ với chức năng: xác nhận tính đúng đắn hợp pháp của số liệu,các đơn vị sự ngiệp….Cũng theo nghi quyết này “ kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ xây dựng kê hoạch kiểm toán hang năm.
Chỉ sau 1 năm thành lập,kiểm toán nhà nước đã vừa ổn định bộ máy,xây dựng các văn phòng pháp quy,huấn luyện nghiệp vụ cho các bộ kiểm toán và thục hiện các cuộc kiểm táon có quy mô lớn, qua quá trình thành lập vị trí kiểm toán nhà nước ngày càng tăng cường và được củng cố
2.2.2. Kiểm toán độc lập( Independent Audit):
Kiểm toán độc lập là bộ máy tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp, chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan như tư vấn kế toán, tư vấn thuế, tài chính, tuyển dụng và đào tạo “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này”
Hiện nay thế mạnh cạnh tranh quốc tế của kiểm toán độc lập đã được thể hiện ở các công ty kiểm toán có quy mô lớn quốc gia và xuyên quốc gia. Chỉ riêng 28 công ty lớn của thế giới đã có gần 500000 nhân viên và có gần 8000 văn phòng doanh số trên 34000USD.Còn đối với Việt Nam,trước năm 1976 có công ty kiểm toán độc lập của nước ngoài và các giám định viên kế toán hành nghề độc lập ở các tỉnh và thành phố phía nam. Tuy nhiên sự hiện diện của kiểm toán độc lập ở Việt Nam được đánh dấu bởi sự ra đời của cônt ty kiểm toán độc lập Việt Nam(VACO)và công ty dịch vụ kế toán,kiểm toán và tư vấn tài chính(AASC) từ tháng 5 năm 1991.Cho đến nay đã xuất hiện nhiều công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam: Công ty tư vấn và kiểm toán(A và C), công ty tư vấn kiểm toán Sài Gonf(AFC), cônt ty kiểm toán dịch vụ tin học (ATSC).
2.2.3. Kiểm toán nội bộ( Internal Audit) :
Kiểm toán nội bộ là bộ máy tổ chức của các kiểm toán viên không chuyên nghiệp, tiến hành hoạt động kiểm toán phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ đơn vị Mô hình tổ chức:
Các giám định viên kế toán
Bộ phận kiểm toán nội bộ
Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động
Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán: hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ và nội quy của đơn vị
Nếu như kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước đã có mặt ở Việt Nam đã lâu, khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiều nhà quản lý. Tuy nhiên,yêu cầu hội nhập và sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán và những vụ bê bối về quản trị ở một số doanh nghiệp lớn của Nhà nước gần đây cho thấy sự cần thiết của kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp.
Trên thế giới, kiểm toán nội bộ đã ra đời từ lâu nhưng chỉ phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính ở Công ty Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt là khi Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002. Luật này quy định các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.
Trong khi hoạt động của kiểm toán độc lập giới hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính (mức độ trung thực và hợp lý), hoạt động của kiểm toán nội bộ không bị giới hạn ở bất kỳ phạm vi nào trong công ty, từ mua hàng, sản xuất, bán hàng đến quản lý tài chính, nhân sự hay công nghệ thông tin. Mục đích của kiểm toán nội bộ là phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, chứ không phải cho đối tác bên ngoài. Kiểm toán nội bộ không chỉ đánh giá các yếu kém của hệ thống quản lý mà còn đánh giá các rủi ro cả bên trong và bên ngoài.
31 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 8158 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự sụp đổ của công ty kiểm toán A&A và Enron, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán là hoạt động nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.
Kiểm toán làm gia tăng giá trị cho các Báo cáo tài chính (BCTC). Từ đó những người quan tâm tới tình hình tài chính của đơn vị như: Nhà đầu tư, các ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, nhà nước… để đưa ra các quyết định kinh tế như: Đầu tư, cho vay, cấp tín dụng thương mại, bán hàng, đưa ra các chính sách thuế phù hợp… Những nhận xét đánh giá của những công ty này chính là căn cứ cho các nhà đầu tư khi họ cân nhắc có nên đầu tư hay không dựa vào các báo cáo kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các số liệu kế toán của một công ty. Điều gì sẽ xảy ra nếu các công ty kiểm toán này đưa ra những nhận xét, đánh giá không xác đáng về BCTC của công ty được kiểm toán? Chắc chắn những thành viên của gia đình kiểm toán Việt Nam đã từng biết tới sự kiện tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Mỹ tập đoàn Enron sụp đổ dẫn tới sự sụp đổ của công ty kiểm toán A&A vì đã đưa ra những báo cáo kiểm toán sai lệch về tình hình tài chính của Enron. Điều này đã làm cho đại gia kiểm toán đứng thứ 5 của Mỹ Arthur Andersen phải sụp đổ. Để làm sáng tỏ những hành vi nghiêm trọng này của A&A nhóm thuyết trình sẽ trình bày diễn biến, nguyên nhân kết quả và trách nhiệm pháp lý của sự kiện này.I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN
1. Bản chât của Kiểm toán
Thuật ngữ kiểm toán mới xuất hiện và sử dụng ở nước ta hơn một chục năm cuối thế kỷ XX.Trong quá trình đó cách hiểu và sử dụng khái niệm đó chua được thống nhất,có thể khái quát cách hiểu của kiểm toán theo 3 quan điểm sau đây. Theo quan điểm thứ nhất, kiểm toán được hiểu theo đúng thời cuộc của nó “ kiểm toán lá hoạt động kiểm tra độ tin cậy của các thông tin do kế toán cung cấp”.Hoặc cụ thể hơn theo quan niệm thứ 2 “Khái niệm: Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các Bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” Theo quan điểm thứ 3 quan điểm hiện đại vế kiểm toán toàn diện Khái niệm”Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập”.
Theo quan điểm này thì kiểm toán có 2 chức năng là xác minh và bầy tỏ ý kiếnậi
1.1. Chức năng xác minh
Khái niệm: Xác minh là việc KTV thu thập và đánh giá các Bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm đánh giá sự phù hợp của chúng với các chuẩn mực đã được thiết lập.
>.Chức năng của kiểm toán là xác minh chứ không phải kiểm tra
1.2. Chức năng bày tỏ ý kiến
Khái niệm: Bày tỏ ý kiến là việc kiểm toán viên sau khi kết thúc kiểm toán đưa ra kết luận về chất lượng thông tin được kiểm toán và đưa ra ý kiến tư vấn thông qua chức năng xác minh.
Thể hiện ở hai mặt:
>Đưa ra kết luận về đối tượng kiểm toán
>Đưa ra ý kiến tư vấn đối với đơn vị được kiểm toán Để hiểu dõ hơn về kiểm toán ta đi tìm hiểu về các loại kiểm toán
2. Phân loại Kiểm toán
Qua nghiên cứu về bản chất của kiểm toán,chung ta đã tiếp cận được các loại kiểm toán khác nhau. Để nhận thức dõ hơn về kiểm toán và cơ sở tổ chức tốt công tác kiểm toán cần đi sâu vào nghiên cứu các loại kiểm toán.Kiểm toán được phân loại theo 2 tiêu thức: Phân loại theo đối tượng kiểm toán và phân loại theo tổ chức nhà máy
2.1. Phân loại theo đối tượng kiểm toán
>Kiểm toán tài chính (Financial Statements Audit)
>Kiểm toán tuân thủ (Compliance Audit)
>Kiểm toán hoạt động (Operational Audit)
2.1.1. Kiểm toán tài chính (Financial Statements Audit):
Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các Bảng khai tài chính, được thực hiện bởi những người có chuyên môn, trình độ, có đạo đức tương xứng dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. Cách thức tiến hành kiểm toán:
Kiểm toán theo khoản mục
Kiểm toán theo chu trình
Chủ thể: chủ yếu là KTV nhà nước và KTV độc lập
Kết thúc kiểm toán: phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có)Cơ sở pháp lý: VSA, ISA (Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế) và các văn bản pháp quy có liên qua
2.1.2. Kiểm toán tuân thủ(Compliance Audit):
Kiểm toán tuân thủ là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về mức độ tuân thủ hay chấp hành luật pháp của Nhà nước, các nguyên tắc, thể lệ, chế độ và quy định của đơn vị được kiểm toán
Chủ thể: chủ yếu là KTV nhà nước và KTV nội bộ
Kết thúc kiểm toán: phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có)
Cơ sở pháp lý: chính bản thân các văn bản pháp quy hoặc nội quy, quy định đó
Khách thể: một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán
Tính chất pháp lý của cuộc kiểm toán: phụ thuộc vào KTV thực hiện
2.1.3. Kiểm toán hoạt động( Operational Audit):
Kiểm toán hoạt động là một quá trình đánh giá có hệ thống về sự hữu hiệu, tính hiệu quả, và tính kinh tế của các hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà quản lý và báo cáo cho các cá nhân thích hợp về kết quả của việc đánh giá, đồng thời đưa ra những kiến nghị để cải tiến
2.2. Phân loại theo bộ máy tổ chức kiểm toán
>Kiểm toán độc lập( Independent Audit)
> Kiểm toán Nhà nước( State/ Government Audit)
> Kiểm toán nội bộ( Internal Audit)
2.2.1. Kiểm toán Nhà nước( State/ Government Audit):
Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện chức năng kiểm toán đối với các đơn vị, tổ chức có sử dụng Ngân sách Nhà nước, tài sản công
Ở thời trung đại,kiểm soát nhà nước xuất hiện để đối soát tài sản của vua chúa.Qua quá trình phát triển cho đến nay kiểm toán của các nươc phát triển đều thực hiện chức năng kiểm toán các đơn vị ở khu vực công cộng . Ơ công hoá PHÁP,cơ quan kiểm toán quốc gia là toà thẩm kê do Napoleon đệ nhất thành lập từ năm 1807, đến năm 1976 mới được sủa đổi. Đến năm 1982,các cơ quan kiểm toán địa phương đuợc thành lập để kiểm toán ngân sách của địa phương,các tổ chức nhà nước,các xí nghiệp sử dụng vốn. Ơ MỸ,vă phòng tổng kế toán được thành lập theo luật kế toàn năm 1921. Còn ở VIỆT NAM trong nhưng năm áp dụng cơ chế hoá tập trung ,việc xét duyệt các báo các quyết toán quyết toán do các vụ tài chính của bộ chủ quản, phòng tài chính của các sở chủ quản tiến hành.Từ ngày 11 tháng 7 1994,kiểm toán nhà nước chính thức được thành lập theo nghị quyết70/CP của chính phủ với chức năng: xác nhận tính đúng đắn hợp pháp của số liệu,các đơn vị sự ngiệp…..Cũng theo nghi quyết này “ kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ xây dựng kê hoạch kiểm toán hang năm.
Chỉ sau 1 năm thành lập,kiểm toán nhà nước đã vừa ổn định bộ máy,xây dựng các văn phòng pháp quy,huấn luyện nghiệp vụ cho các bộ kiểm toán và thục hiện các cuộc kiểm táon có quy mô lớn, qua quá trình thành lập vị trí kiểm toán nhà nước ngày càng tăng cường và được củng cố
2.2.2. Kiểm toán độc lập( Independent Audit):
Kiểm toán độc lập là bộ máy tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp, chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan như tư vấn kế toán, tư vấn thuế, tài chính, tuyển dụng và đào tạo “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này”
Hiện nay thế mạnh cạnh tranh quốc tế của kiểm toán độc lập đã được thể hiện ở các công ty kiểm toán có quy mô lớn quốc gia và xuyên quốc gia. Chỉ riêng 28 công ty lớn của thế giới đã có gần 500000 nhân viên và có gần 8000 văn phòng doanh số trên 34000USD.Còn đối với Việt Nam,trước năm 1976 có công ty kiểm toán độc lập của nước ngoài và các giám định viên kế toán hành nghề độc lập ở các tỉnh và thành phố phía nam. Tuy nhiên sự hiện diện của kiểm toán độc lập ở Việt Nam được đánh dấu bởi sự ra đời của cônt ty kiểm toán độc lập Việt Nam(VACO)và công ty dịch vụ kế toán,kiểm toán và tư vấn tài chính(AASC) từ tháng 5 năm 1991.Cho đến nay đã xuất hiện nhiều công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam: Công ty tư vấn và kiểm toán(A và C), công ty tư vấn kiểm toán Sài Gonf(AFC), cônt ty kiểm toán dịch vụ tin học (ATSC).....
2.2.3. Kiểm toán nội bộ( Internal Audit) :
Kiểm toán nội bộ là bộ máy tổ chức của các kiểm toán viên không chuyên nghiệp, tiến hành hoạt động kiểm toán phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ đơn vị Mô hình tổ chức:
Các giám định viên kế toán
Bộ phận kiểm toán nội bộ
Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động
Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán: hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ và nội quy của đơn vị
Nếu như kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước đã có mặt ở Việt Nam đã lâu, khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiều nhà quản lý. Tuy nhiên,yêu cầu hội nhập và sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán và những vụ bê bối về quản trị ở một số doanh nghiệp lớn của Nhà nước gần đây cho thấy sự cần thiết của kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp.
Trên thế giới, kiểm toán nội bộ đã ra đời từ lâu nhưng chỉ phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính ở Công ty Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt là khi Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002. Luật này quy định các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.
Trong khi hoạt động của kiểm toán độc lập giới hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính (mức độ trung thực và hợp lý), hoạt động của kiểm toán nội bộ không bị giới hạn ở bất kỳ phạm vi nào trong công ty, từ mua hàng, sản xuất, bán hàng đến quản lý tài chính, nhân sự hay công nghệ thông tin. Mục đích của kiểm toán nội bộ là phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, chứ không phải cho đối tác bên ngoài. Kiểm toán nội bộ không chỉ đánh giá các yếu kém của hệ thống quản lý mà còn đánh giá các rủi ro cả bên trong và bên ngoài.
3. Vai trò của Kiểm toán viên (KTV)
Các kiểm toán viên độc lập đóng vai trò quyết định trong việc quản trị công ty. Nếu không có báo cáo kế toán và thông tin tài chính chính xác, thì ngay cả người có thiện chí nhất trong các thành viên HĐQT độc lập cũng sẽ không thể thi hành nhiệm vụ. Về khía cạnh này, hoạt động của giới kiểm toán trong thời gian qua thật là đáng thất vọng. Khó khăn chính, cũng như trong trường hợp các thành viên HĐQT độc lập, là việc bổ nhiệm kiểm toán viên độc lập hầu như trong tay của ban giám đốc. Trên lý thuyết thì các kiểm toán viên độc lập, tương tự như các thành viên HĐQT độc lập, được cổ đông bổ nhiệm trong đại hội cổ đông. Trong thực tế, thường thì kiểm toán viên nào được tiến cử thì người đó sẽ được bổ nhiệm, mà việc tiến cử này lại do ban giám đốc phụ trách.
Công nhận điểm yếu này, NYSE đã kiến nghị tăng cường quyền lực và trách nhiệm của ủy ban kiểm toán, kể cả việc độc quyền quyết định thuê mướn hay sa thải kiểm toán viên độc lập. Ủy ban kiểm toán phải có một số nhiệm vụ tối thiểu hàng năm là tiếp nhận và xem xét báo cáo của kiểm toán viên độc lập về quy trình kiểm soát nội bộ, đánh giá mối quan hệ giữa kiểm toán viên độc lập và công ty. Ủy ban kiểm toán cũng phải có quyền được sự cố vấn và hỗ trợ của các nhà cố vấn pháp lý, kế toán và các nhà cố vấn khác không làm cho công ty, tiếp xúc riêng với ban giám đốc, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập và cùng với kiểm toán viên độc lập rà soát bất kỳ vấn đề hay gút mắc nào về kiểm toán.
Ngoài ra, Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã tiến hành các bước nhằm tăng cường sự độc lập của kiểm toán viên. Phần 201(a) của Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2000 được thông qua gần đây, sửa đổi phần 10A của Đạo luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934 và ngăn cấm một số công ty kiểm toán có đăng ký cung cấp cùng một lúc dịch vụ kiểm toán lẫn phi kiểm toán cho bất kỳ công ty phát hành nào mà hãng này đang phục vụ. Một số dịch vụ phi kiểm toán bao gồm:- Giữ sổ sách kế toán hay các dịch vụ khác liên quan đến hồ sơ kế toán hay báo cáo tài chính của khách hàng đang được kiểm toán;- Thiết kế và thực hiện các hệ thống thông tin tài chính;- Quản lý công ty hay quản lý nhân lực;- Môi giới, tự doanh, cố vấn đầu tư, hay làm dịch vụ ngân hàng đầu tư;- Cung cấp dịch vụ pháp lý và các dịch vụ chuyên môn không liên quan đến việc kiểm toán;- Đối với các dịch vụ phi kiểm toán khác, như các dịch vụ về thuế, thì phải được sự chấp thuận trước của ủy ban kiểm toán của nhà phát hành cổ phiếu.
Việc cấm đoán các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ khác cho khách hàng được họ kiểm toán sẽ có tác dụng phần nào trong việc phục hồi sự độc lập của kiểm toán viên, nhưng tự nó không thể hoàn toàn giải quyết vấn đề. Với một số công ty kiểm toán bị cáo buộc là cẩu thả trong việc kiểm toán, có lẽ các kiểm toán viên sẽ chú ý hơn rất nhiều đến việc kiểm toán cho khách hàng của họ, ít nhất là trong tương lai gần. Những sự cấm đoán và khó khăn liên quan đến công việc phi kiểm toán cũng sẽ góp phần giúp các kiểm toán viên tập trung hơn vào công việc chính của mình.
4. Tham khảo những kiến nghị được trình lên NYSE ngày 6 tháng 6 năm 2002 bao gồm:
(1) Yêu cầu các công ty niêm yết phải có đa số thành viên HĐQT độc lập.
(2) Định nghĩa rõ hơn thế nào là một thành viên HĐQT “độc lập”. Ví dụ, một thành viên độc lập không được có quan hệ vật chất với công ty và không thể là một nhân viên cũ cho đến năm năm sau khi thôi việc.
(3) Trao thêm quyền cho các thành viên HĐQT độc lập để họ thực hiện nhiệm vụ kiềm chế ban giám đốc một cách hiệu quả hơn; yêu cầu họ có những phiên họp thường kỳ ở cấp điều hành không có ban giám đốc hiện diện; đồng thời, yêu cầu các thành viên HĐQT độc lập chỉ định và tiết lộ công khai danh tánh của thành viên HĐQT sẽ chủ tọa các phiên họp này, nhằm tạo điều kiện cho một thành viên HĐQT độc lập làm đối trọng với quan chức điều hành cao nhất (CEO) trong công ty.
(4) Yêu cầu các công ty niêm yết phải có một ủy ban tiến cử/quản trị công ty gồm toàn thành viên HĐQT độc lập để xem xét việc bổ nhiệm những người mới vào HĐQT và định hình cơ chế quản trị của công ty. Tương tự, ủy ban phụ trách về thù lao cũng phải gồm toàn thành viên HĐQT độc lập.
(5) Gia tăng quyền lực và trách nhiệm của ủy ban kiểm toán, kể cả giao cho họ quyền quyết định thuê mướn hay sa thải các kiểm toán viên độc lập, và phê duyệt bất kỳ quan hệ phi kiểm toán đáng kể nào với các kiểm toán viên độc lập.
(6) Các công ty niêm yết phải công bố những nguyên tắc quản trị công ty của mình, bao gồm các tiêu chuẩn về năng lực, trách nhiệm, mức thù lao của thành viên HĐQT, v.v...
(7) Yêu cầu các công ty niêm yết chấp nhận thực hiện cũng như công bố thông tin một bộ qui tắc về hành vi cũng như đạo đức kinh doanh áp dụng cho các thành viên HĐQT, các quan chức và nhân viên của công ty, và nhanh chóng công bố mọi trường hợp khước từ bộ qui tắc này đối với các thành viên HĐQT hay các quan chức điều hành.
Còn quá sớm để có thể nói, liệu những sáng kiến này có giúp tăng cường vai trò của các thành viên HĐQT độc lập hay không. Một vấn đề cơ bản là, không tránh được việc ban giám đốc tiếp tục đóng vai trò đáng kể trong việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT độc lập, cho dù vai trò của các ủy ban tiến cử được củng cố. Mặt khác, hy vọng rằng trong thời kỳ hậu-Enron, các thành viên HĐQT độc lập sẽ cương quyết hơn và không tin tưởng ban giám đốc một cách mù quáng như trước. Đồng thời, để ngăn ngừa lòng tham của ban giám đốc, một hiện tượng không thể chối cãi qua các sự kiện gần đây, các kế hoạch trả thù lao cho ban giám đốc sẽ gắn các khoản thưởng với thành tích hoạt động lâu dài của công ty; ví dụ, các kế hoạch về quyền chọn mua cổ phiếu (share option schemes) – là một loại tiền thưởng – đòi hỏi nhiều thời gian hơn trước khi được thực hiện, và như thế, liên quan trực tiếp hơn với thành tích hoạt động dài hạn của công ty.
II/ GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN ENRON VÀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ARTHUR ANDERSEN (A&A)
Khái quát về tập đoàn năng lượng Enron
Tập đoàn năng lượng Enron tên ban đầu là công ty Northern Natural Gas được thành lập năm 1931 tại Omaha Nebraka và được tái cơ cấu năm 1979 khi công ty này được sáp nhập Holding Company Inter-North. Năm 1985 công ty mua lại Houston Gas Natural và đổi tên thành tập đoàn Enron . Sau này chính CEO của Houston đã chuyển trụ sở của enron về Houston, Texas, USA.
Enron ban đầu hoạt động trong lĩnh vực truyền tải và phân phối điện, gas trên toàn nước Mỹ ; xúc tiến, xây dựng, đưa vào hoạt động các nhà máy điện , các hệ thống đường ống khí thiên nhiên. Enron sở hữu một mạng lưới lớn các đường ống khí thiên nhiên xuyên biển, xuyên biên giới như: Northern Natural Gas, Florida Gas Transmission , công ty Transwestern Pipenline cùng với 1 đối tác phía Canada. Doanh thu của Enron chủ yếu thu từ các hoạt động trên và nó tài trợ cho các hoạt động đàu tư mao hiểm của Enron. Năm 1998 Tập đoàn này lấn sân sang lĩnh vực cung cấp nước và thành lập tập đoàn Azurix. Tuy nhiên Azurix đã thất bại thảm hại đặc biệt tại Bunos Aires. Thất bại này đã khiến Enron mất một khoản tiền lớn . Tháng 8/2001 Enron có ý định phá sản Azurix và bán tài sản của tập đoàn này đi.
Trước khi sụp đổ năm 2001 Enron có khoảng 22000 công nhân và là một trong những tập đoàn năng lượng dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp khí thiên nhiên, điện , sản xuất bột giẩy, truyền thông doanh thu năm 2000 đạt 111 tỷ USD.
Enron đã từng là một công ty năng lượng tăng trưởng nhanh và tự chuyển đổi thành một tập đoàn năng lượng lớn nhất thế giới Có thời kỳ Enron là một trong 7 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ xét về giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.Giá cổ phiếu của Enron lên đến đỉnh cao 90 đô la vào tháng 8/2000. Một năm sau đó, vàotháng 10/2001 công ty thông báo lỗ 638 triệu đô la trong quý 3/2001 và giá trị vốn cổđông giảm 1,2 tỉ đô la. Tháng 11/2001 giá cổ phiếu của công ty tụt xuống dưới 1 đô la. Tháng 12/2001 công ty tuyên bố có thể phá sản và cho nghỉ việc hàng ngàn nhân viên.Tháng 1/2002 Bộ Tư pháp Hoa Kỳ bắt đầu cuộc điều tra hình sự về công ty Enron.Vậy nguyên nhân từ đâu
Khái quát về công ty kiểm toán A&A
Công ty kiểm toán Arthur Anderson có trụ sở đặt tại Chicago đã từng là công ty kiểm toán lớn thứ năm thế giới hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán , thuế , dịch vụ tư vấn...
Công ty do Arthur Andersen thành lập vào năm 1913 khi ông ở tuổi 28. khách hàng đầu tiên của A&A là công ty sản xuất bia Jojeph Shilte brewing.
Vào năm 2002 do có sự sai phạm nghiêm trọng trong việc kiểm toán tập đoàn năng lượng Enron công ty đã bị thu hồi giấy phép hành nghề kiểm toán độc lập và chính điều này đã làm mất hơn 85000 việc làm của nhân viên trong công ty.
Thuật ngữ kiểm toán đã ra đời và tồn tại cách đây hơn 100 năm, cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chính trong thời điểm đó đã xuất hiện sự phân chia quyền lợi giữa các ông chủ xí nghiệp và những người quản lý làm thuê. Và kiểm toán độc lập ra đời như là một hình thức "trọng tài" chuyên kiểm tra tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính trước các ông chủ xí nghiệp. Như vậy, trọng trách của kiểm toán chính là bảo vệ quyền lợi của các ông chủ thông qua việc xác nhận tính chính xác của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Nhưng, không hẳn chỉ dừng ở chỗ đó, các kiểm toán viên còn muốn gửi gắm vào các báo cáo tài chính của mình hình ảnh và danh tiếng của một nghề cần được trọng vọng. Cho tớithời điểm này, trên thế giới có hàng trăm công ty kiểm toán đăng ký hoạt động và được công nhận, thế nhưng, trong số hàng trăm công ty lớn nhỏ trên toàn cầu chỉ có 5 công ty - thường được gọi là "Big Five" - là những "đại gia" hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn (PricewaterhouseCoopers, Andersen, Deloitte & Touche, KPMG, Ernst & Young). Vậy điều gì khiến 5 đại gia này trở nên nổi tiếng và khác biệt với tất cả các công ty kiểm toán khác trên thế giới?
Danh tiếng của 5 đại gia này được nâng dần lên cùng thời gian và năm tháng, và cùng với danh tiếng đó là lợi nhuận khổng lồ mà không phải công ty nào