Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang lan rộng như hiện nay, sự ảnh
hưởng của môi trường toàn cầu là không thể tránh khỏi. Những tác động của
môi trường ngày càng mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia nói
chung cũng như đối với từng doanh nghiệp nói riêng . Chúng ta đã và đang
chứng kiến sự kiện suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu xảy ra từ cuộc khủng
hoảng tiền tệ và nhà đất tại Mỹ năm 2008, sau đó là các quốc gia ở khu vực
Châu Âu , Tây Âu và sau đó lan rộng ra cả những nước châu Á. Những bằng
chứng về sự tác động của môi trường toàn cầu càng rõ nét hơn khi chúng ta
chứng kiến các chỉ số chứng khoán Việt Nam bị tác động trực tiếp từ các biến
động của thị trường chứng khoán của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật,
Trung Quốc, rồi những tác động do những biến động về giá trị của các đồng
ngoại tệ mạnh như: USD, Euro, Bảng Anh. Trong suốt thời kì khủng khoảng
kinh tế đó,Việt Nam đã chịu không ít ảnh hưởng về mọi mặt: kinh tế, an ninh,
xã hội,…
Nhà nước, cơ quan, bộ, ban ngành, và hơn nữa là từng người dân Việt Nam phải
đối mặt với những khó khăn trong và sau thời kì khủng hoảng kinh tế. Các
chính sách kinh tế vĩ mô trở nên khó kiểm soát, tình hình kinh tế biến động
mạnh, lạm phát gia tăng, cuộc sống trở nên khó khăn hơn,…Đòi hỏi nhà nước
phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hậu quả của suy
giảm kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Những
biện pháp đó được thực hiện đồng bộ qua các chính sách tiền tệ, chính sách tài
khóa,…của ngân hàng nhà nước, của chính phủ. Mỗi biện pháp, mỗi mục tiêu
đề ra được thực hiện bởi chính sách khác khau.
Những tín hiệu khả quan gần đây cho thẩy nền kinh tế Việt Nam đang có những
bước phục hồi đáng kể. Chính sách tiền tệ đóng góp lớn trong sự phục hồi này.
Sau thời kì khủng hoảng kinh tế,chính sách tiền tệ ở việt nam đã và đang được
thực hiện như thế nào,cần làm những gì để phục hồi và phát triển nền kinh tế,
đó là câu hỏi lớn đặt ra cho chính phủ, nhà nước, và mỗi người dân Việt Nam.
27 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7119 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động chính sách tài chính tiền tệ đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam sau thời kì khủng hoảng Kinh Tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu:
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang lan rộng như hiện nay, sự ảnh
hưởng của môi trường toàn cầu là không thể tránh khỏi. Những tác động của
môi trường ngày càng mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia nói
chung cũng như đối với từng doanh nghiệp nói riêng . Chúng ta đã và đang
chứng kiến sự kiện suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu xảy ra từ cuộc khủng
hoảng tiền tệ và nhà đất tại Mỹ năm 2008, sau đó là các quốc gia ở khu vực
Châu Âu , Tây Âu và sau đó lan rộng ra cả những nước châu Á. Những bằng
chứng về sự tác động của môi trường toàn cầu càng rõ nét hơn khi chúng ta
chứng kiến các chỉ số chứng khoán Việt Nam bị tác động trực tiếp từ các biến
động của thị trường chứng khoán của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật,
Trung Quốc, rồi những tác động do những biến động về giá trị của các đồng
ngoại tệ mạnh như: USD, Euro, Bảng Anh. Trong suốt thời kì khủng khoảng
kinh tế đó,Việt Nam đã chịu không ít ảnh hưởng về mọi mặt: kinh tế, an ninh,
xã hội,…
Nhà nước, cơ quan, bộ, ban ngành, và hơn nữa là từng người dân Việt Nam phải
đối mặt với những khó khăn trong và sau thời kì khủng hoảng kinh tế. Các
chính sách kinh tế vĩ mô trở nên khó kiểm soát, tình hình kinh tế biến động
mạnh, lạm phát gia tăng, cuộc sống trở nên khó khăn hơn,…Đòi hỏi nhà nước
phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hậu quả của suy
giảm kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Những
biện pháp đó được thực hiện đồng bộ qua các chính sách tiền tệ, chính sách tài
khóa,…của ngân hàng nhà nước, của chính phủ. Mỗi biện pháp, mỗi mục tiêu
đề ra được thực hiện bởi chính sách khác khau.
Những tín hiệu khả quan gần đây cho thẩy nền kinh tế Việt Nam đang có những
bước phục hồi đáng kể. Chính sách tiền tệ đóng góp lớn trong sự phục hồi này.
Sau thời kì khủng hoảng kinh tế,chính sách tiền tệ ở việt nam đã và đang được
thực hiện như thế nào,cần làm những gì để phục hồi và phát triển nền kinh tế,
đó là câu hỏi lớn đặt ra cho chính phủ, nhà nước, và mỗi người dân Việt Nam.
Chương 1 : hủng hoảng kinh tế 2008 và khủng hoảng tài chính 2007-2009
I. hủng hoảng kinh tế năm 2008
Tình hình chung
Cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của một số nước,
từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển. Sản xuất bị đình trệ, tiêu
dùng giảm sút do người dân “thắt lưng buộc bụng” đã làm phá sản hàng loạt tập
đoàn lớn cũng như những công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhiều tổ chức tài
chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu đã tham gia vào thị
trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa ỳ. Chính vì vậy, “bong bóng” nhà ở của
Hoa ỳ bị vỡ cũng làm cho các tổ chức tài chính này gặp nguy cơ như các tổ
chức tài chính của Hoa ỳ.
Hầu hết các khu vực trên thế giới đều bị tác động mạnh và rơi vào tình trạng suy
thoái toàn cầu trong năm 2009. Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái, Nhật Bản, Tây
Âu tăng trưởng âm, các nước công nghiệp rơi vào tình trạng của Nhật Bản
những năm 90 đó là lãi suất 0% và giá cả giảm xuống không có tăng trưởng.
Các nền kinh tế có mức tăng trưởng âm đứng đầu là Anh (-1,3%), Đức (-0,8%),
Mỹ và Tây Ban Nha (-0,7%), một số nước như Nga cũng chỉ tăng trưởng
khoảng 3,5%, Trung Quốc khoảng 8,5%.
II.Khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2009
1.Nguyên nhân
Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có một lần", theo lời ông
Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), đã được dự báo từ
năm 2006. Tuy nhiên, dự đoán cũng như phân tích của nhiều nhà kinh tế đã
không đủ sức thuyết phục để các cơ quan tài chính quyền lực nhất tại Mỹ và
châu Âu có biện pháp đề phòng.
Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn
tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín
dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng
bất động sản càng lúc càng phình to đã
đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín
dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia
châu Âu vào thế nguy hiểm.
Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường
nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới
khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm
2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo
ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ
là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối
phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên
5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với
người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng
băng và sụt giảm.
Trước tình hình trên, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính... đã
mua lại các hợp đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát
hành trái phiếu ra thị trường. Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao
bởi các tổ chức định giá tín dụng, nên thanh khoản tốt. hông chỉ dừng lại ở đó,
nhiều công ty bảo hiểm, trong đó có AIG, còn sẵn sàng bảo lãnh cho những hợp
đồng hoán đổi này.
Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản
vay bất động sản. Tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền
và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn. Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới
chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Cuộc khủng
hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng
dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến
nhiều công ty lớn phá sản.
Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa ỳ đã dẫn
tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ
cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật
thiết của Hoa ỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa ỳ đã lan rộng ra
nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
hủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá d
dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp đồng
cho vay không đạt tiêu chuẩn và sự chứng khoán hoá được bảo đảm bằng các tài
sản thế chấp là các giấy chứng nhận nợ.
1.1.Bong bóng thị trường nhà ở
Sau khi bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau
sự kiện 11 tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa ỳ đã có những biện pháp tiền tệ
để cứu nền kinh tế nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm
liên ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm
2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%. Tín dụng
thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của khu vực
bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong
môi trường tín dụng d dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay
mạo hiểm, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay. Hệ quả là vay và
đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở. Năm
2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ
để không. Năm này, bong bóng nhà ở này phát triển đến mức cực đại và vỡ. Từ
quý IV năm 2005 đến quý I năm 2006, giá trị trung vị của giá nhà giảm 3,3%.
Thời điểm đó, tổng giá trị lũy tích các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600
tỷ dollar.
Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều
tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá
nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO - viết
tắt của collateralized debt obligations) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế
chấp (MBS - viết tắt của mortgage-backed security) do các tổ chức tài chính
phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. ết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ
chức này xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt.
Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
Nguyên Chủ tịch Fed Alan Greenspan sau này thừa nhận rằng ông đã không
nhận thức hết quy mô của thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp
1.2.Chứng khoán hóa các hợp đồng vay
Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển
mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001.
Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng
khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản
(CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Tuy
nhiên, vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa
(thay vi 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho
vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của
bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất
tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt
(SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã
tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý.
Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa ỳ trước khủng hoảng không
đủ năng lực giám sát các rủi ro này.
Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng
thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của
các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm
cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng
phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi
tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và
di n ra nhanh chóng hơn.
Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà
đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo.
Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra
vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như
một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và
CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007
khi đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng
tài chính toàn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ như
Lehman Brothers sụp đổ
II.Hậu quả
1.Đối với Mỹ
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu
đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa ỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó,
tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp
phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào.
Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng
của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều
doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản
xuất ô tô hàng đầu của Hoa ỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler
LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa ỳ
cứu trợ, nhưng không thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải
tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng
giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục,
đẩy kinh tế Hoa ỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát.
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện
thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua
dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều
này làm cho xuất khẩu của Hoa ỳ bị thiệt hại
2.Đối với thế giới
Hoa ỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế
suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng
xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan,
Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng
trưởng chậm lại.
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa ỳ chịu tác động nghiêm
trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến
mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền
kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban
Nha cùng đều giảm tăng trưởng. hu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc
suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa ỳ, nên
cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi
giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
inh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho
sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các
nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra
đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng
cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng
hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp
phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục
đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc
Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác,
gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ
ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi
vào khủng hoảng tiền tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008
Chương 2 : Tình hình chung về thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện nay
I. ết quả tích cực:
hông thể phủ nhận những mảng sáng của thị trường tài chính năm 2010. Một
cách chung nhất, đó là: Chủ động, linh hoạt, vật lộn và nhìn rõ ra nhiều góc
khuất… nên đã cơ bản thoát khỏi nhiều nguy cơ tái khủng hoảng tài chính, bùng
nổ lạm phát quá lớn và chặn được đà suy giảm kinh tế. Cụ thể về một số thành
công cần ghi nhận là:
- Trong bối cảnh gần như cả thế giới, kể cả những nền kinh tế phát triển tiếp tục
lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ và chưa khắc phục xong cuộc khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xuất phát từ Mỹ năm 2008, thì nền kinh
tế Việt Nam vẫn kiểm soát được hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nói chung và
thị trường tài chính nói riêng ở mức chấp nhận được. Tốc độ tăng tín dụng tổng
quát xung quanh 25%, đạt mức kỳ vọng; Chỉ số chứng khoán không mất điểm
như các thách thức từng đe dọa từ đầu năm, VNINDEX vẫn giữ ở mức xung
quanh 500 điểm; Thị trường bất động sản khá ổn định ở mức không bị trồi, sụt
quá lớn; Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 17,2 tỉ USD, vốn giải
ngân tăng 10% so với 2009 và “chạm” mức kỷ lục đã xác lập 11,5 tỉ USD năm
2008; Xuất khẩu xác lập con số kỷ lục 71,6 tỉ USD; Nhập siêu chỉ còn 17,3%
tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu; Tăng trưởng GDP khá, ở mức 6,78%. Việt
Nam vẫn đứng trong số các nước tăng trưởng khá trong khu vực châu Á – vùng
kinh tế đầu tầu của thế giới;
- Hầu hết các chỉ số tăng trưởng của cả 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ đều tăng khá so với năm 2009 (lần lượt công nghiệp: 7,7%/5,57%; nông
nghiệp: 2,78%/3,74% và dịch vụ: 7,52%/6,64%), kéo theo tăng trưởng GDP:
6,78%/5,32% cùng cặp so sánh năm 2010/2009 – Nghĩa là, thị trường tài chính
đã ừng bước đi đúng địa chỉ để kích hoạt cho nền kinh tế dần hồi phục sau suy
giảm.
1. Thị trường ngân hàng
Với chính sách và thành tựu đổi mới nền kinh tế, ngành ngân hàng
Việt nam đã có những thay đổi bước ngoặt. Việt nam đã xây dựng
được những cơ sở quan trọng cho một nền kinh tế thị trường và một hệ
thống ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường.
Hơn 10 năm qua, nhờ tích cực đổi mới và hội nhập, Việt nam đã đẩy lùi
và kiềm chế được lạm phát, ổn định vĩ mô, tạo điều kiện cho nền kinh
tế tăng trưởng với tốc độ cao trong nhiều năm, từng bước chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đạt được
thành tựu nổi bật trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải
thiện đời sống nhân dân.
Việt Nam hiện có hơn 130 tổ chức tín dụng, trong đó có 5 ngân hàng thương
mại vốn nhà nước, 37 ngân hàng cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài
và 5 liên doanh. Số lượng ngân hàng gia tăng nhanh chóng trong hai năm
2006-2007, khi lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ Việt Nam lại cho phép
thành lập mới và khuyến khích các ngân hàng tăng quy mô, mở rộng phạm
vi hoạt động. Đây cũng là thời gian Việt Nam đang thăng hoa sau sự kiện gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với những hứa hẹn bùng nổ làn
sóng đầu tư nước ngoài.
Hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trên thị
trường Việt Nam đang ngày càng mở rộng, nhất là từ sau khi Việt Nam
gia nhập WTO. Đến nay, có 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100%
vốn nước ngoài, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 8 công ty cho thuê tài
chính, 56 văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các
tổ chức này đều là những ngân hàng và tổ chức tài chính lớn, có uy tín và độ
an toàn cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù thị phần hoạt động của các
tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài vẫn còn ở mức khiêm tốn (khoảng
10%), nhưng có vị trí quan trọng trong hệ thống các định chế tài chính tại
Việt Nam. Các TCTD nước ngoài là kênh truyền dẫn vào Việt Nam các công
nghệ ngân hàng hiện đại và kinh nghiệm quản trị ngân hàng tiên tiến, đồng
thời bổ sung nguồn tài chính không nhỏ cho thị trường tài chính Việt Nam
2. Chính sách tiền tệ
Dường như chính sách tiền tệ từ cuối tháng 5 đến nay đang có hơi hướng
thay đổi, từ thắt chặt sang dần mở rộng.
Trong các thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cũng như phát ngôn chính thức
của lãnh đạo cơ quan này thời gian qua, từ “thắt chặt” gần như không được
dùng đến khi nói về việc điều hành chính sách tiền tệ. Thay vào đó là sự
“linh hoạt” và “thận trọng”.
Nhưng dù thế nào thì việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng đã thể hiện rõ từ
tháng 2/2011, khi Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng các lãi suất điều hành,
và liên tiếp tăng lên cho đến các quyết định gần nhất là ngày 1/5. Hướng
điều chỉnh này được xem là sự quyết liệt trong việc sử dụng các công cụ lãi
suất để kiềm chế lạm phát.
Từ tháng 5 đến nay, ít nhất là chưa có lần tăng nào tiếp theo ngoại trừ việc
nâng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 14%/năm lên 15%/năm. Và chính
sách tiền tệ dường như đã có sự mở rộng nhất định.. Tuy nhiên, do lạm phát
vẫn còn ở mức cao và chưa có cơ sở để hạ nhiệt vào những tháng cuối năm,
nên trong 5 tháng còn lại, chính sách tiền tệ cũng chưa d dàng nới lỏng
Cung tiền còn rộng và cũng có khả năng việc cung tiền nếu điều tiết hợp lý
sẽ không sợ bị phá vỡ các chỉ tiêu của cả năm đã được hoạch định là tăng
trưởng tín dụng 20% và M2 15-16%. Đây chắc chắn sẽ là những cơ sở để
NHNN nghiên cứu những động thái mới, nhằm kéo giảm lãi suất tín dụng,
tiếp sức cho DN và nền kinh tế mà không để tác động tăng vọt CPI và kéo
theo lạm phát cao.
Tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam dần trở nên ổn định: tỷ giá tự do
giảm từ 22.500 (tháng 2/2011) xuống 20.600 (tháng 6/2011), giảm 6%, chỉ
tăng chút ít trong tháng 7. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng tháng 5/2011 thậm
chí thấp hơn tỷ giá tham chiếu (lần đầu tiên sau 37 tháng). Dự trữ ngoại tệ tại
các ngân hàng đã tăng trở lại, áp lực lạm phát cũng giảm dần. Chỉ số CPI
tháng 5/2011 là 1,09 %; dưới sức ép của tỷ giá hối đoái đang tăng lên từ nay
tới cuối năm, dự báo CPI cả năm sẽ ở mức 19% -20%. Bên cạnh đó, lãi suất
tuy còn cao nhưng đã có xu hướng giảm nhẹ: lãi suất liên ngân hàng giảm từ
22% xuống còn 12%, lãi suất trái phiếu chính phủ giảm từ 14% xuống 12%,
lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân giảm 1%, thanh khoản tại các ngân
hàng ở mức ổn định. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối cũng được cải thiện đáng kể
II. Hạn ch