Tác động của chính sách thương mại quốc tế Malaysia đến nền kinh tế Quốc Gia

Malaysia là một nước NIC thế hệ thứ hai. Mặc dù có đường lối phát triển kinh tế tương đối gần với các nước NICS thế hệ thứ nhất, nhưng Malaysia thực hiện tiến trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu tương đối muộn. Do đó mà sự phát triển của nền kinh tế Malaysia chỉ thực sự trở nên nổi bật từ sau những năm 1980. Điều đáng nói là sự thành công của Malaysia không bắt nguồn từ những điều kiện bên ngoài thuận lợi, mà do những tác động tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại. Cụ thể là chính sách thương mại và đầu tư quốc tế đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này. Vậy chính sách thương mại quốc tế của Malaysia đã tác động đến nền kinh tế quốc gia như thế nào? Giành độc lập từ thực dân Anh vào năm 1957, Malaysia chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, nguồn thu chính lấy từ xuất khẩu cao su tự nhiên và thiếc. Nền kinh tế khi đó vẫn phụ thuộc chủ yếu vào Anh.

doc4 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4281 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của chính sách thương mại quốc tế Malaysia đến nền kinh tế Quốc Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MALAYSIA ĐẾN NỀN KINH TẾ QUỐC GIA Malaysia là một nước NIC thế hệ thứ hai. Mặc dù có đường lối phát triển kinh tế tương đối gần với các nước NICS thế hệ thứ nhất, nhưng Malaysia thực hiện tiến trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu tương đối muộn. Do đó mà sự phát triển của nền kinh tế Malaysia chỉ thực sự trở nên nổi bật từ sau những năm 1980. Điều đáng nói là sự thành công của Malaysia không bắt nguồn từ những điều kiện bên ngoài thuận lợi, mà do những tác động tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại. Cụ thể là chính sách thương mại và đầu tư quốc tế đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này. Vậy chính sách thương mại quốc tế của Malaysia đã tác động đến nền kinh tế quốc gia như thế nào? Giành độc lập từ thực dân Anh vào năm 1957, Malaysia chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, nguồn thu chính lấy từ xuất khẩu cao su tự nhiên và thiếc. Nền kinh tế khi đó vẫn phụ thuộc chủ yếu vào Anh. Phần 1. Chính sách TMQT của Malaysia 1.1. Giai đoạn trước năm 1970 Những năm đầu sau khi dành độc lập, Malaysia đã thực hiện phát triển kinh tế với mục tiêu thay thế nhập khẩu. Nhìn chung, các chính sách thương mại của Malaysia giai đoạn này mang tính bảo hộ nhiều hơn là mở cửa, chủ yếu hướng nội. Chính phủ đã sử dụng hệ thống bảo hộ thuế quan làm công cụ khuyến khích khu vực chế tạo. Tuy nhiên trên thực tế chính sách này không tạo ra được những thay đổi tích cực. Nền kinh tế Malaysia vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu cao su tự nhiên và dầu cọ. . . 1.2. Giai đoạn sau năm 1970 Giai đoạn từ năm 1970, Malaysia thực hiện mở cửa nền kinh tế bằng việc chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng ra xuất khẩu. Malaysia thực hiện mô hình thúc đẩy xuất khẩu song có sự khác biệt về các sản phẩm khai thác lợi thế cạnh tranh trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1970 - 1989 Trong giai đoạn này, các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Malaysia gồm có: cao su, dầu cọ, gỗ, dầu khí, dệt may, giầy dép…, chủ yếu khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Malaysia là các nước phát triển. Để thúc đẩy xuất khẩu trong giai đoạn này, chính phủ Malaysia đã thực hiện các biện pháp sau: (1) Miễn giảm thuế doanh thu đối với các ngành hàng xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu trong nước. (2) Trợ cấp về thuế và chi phí cho những hàng hóa liên quan đến xuất khẩu. mức thuế trung bình cho các ngành công nghiệp chỉ còn 13% và hàng rào phi thuế quan gần như không tồn tại. (3) Hỗ trợ tín dụng cho thông qua bảo lãnh và cho vay với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra còn thực hiện biện pháp khấu hao nhanh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ lệ  trên 20% tổng doanh thu hàng năm. (4) Xây dựng và phát triển các khu mậu dịch tự do, khu chế xuất và hệ thống kho chứa hàng miễn phí nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Năm 1980, 70% hàng chế tạo xuất khẩu là sản phẩm của các khu chế xuất. (5) Từng bước thực hiện xuất khẩu những sản phẩm chế tạo: hàng dệt may, giày dép thông qua tự do nhập khẩu những yếu tố đầu vào sản xuất (6) Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại MATRADE (1985), tổ chức hội chợ hàng xuất khẩu, tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị trường các quốc gia khác nhau, hỗ trợ thương mại, tư vấn … Tuy nhiên thời kỳ này, đối tác chủ yếu của Malaysia là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore. . ., thị trường chưa thực sự rộng lớn. Giai đoạn 1990 - nay Từ năm 1990, Malaysia chuyển sang thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo, đồng thời thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường - thay vì chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển, Malaysia đã quan tâm hơn tới thị trường các nước đang phát triển, trong đó đặc biệt tập trung hướng tới thị trường ASEAN và Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu mới, chính phủ Malaysia đã thực hiện các biện pháp sau: (1) Ký kết các hiệp định song phương và đa phương với nhiều nước như Nhật, New Zealand, Australia… Năm 2008, Malaysia ký hiệp định song phương với Việt Nam. (2) Gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế như ASEAN (1967), WTO (1995), thực hiện cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo quy định. (3) Hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc thỏa thuận, ký kết giữa Ngân hàng trung ương Malaysia (BNM – Bank Negara Malaysia) với các ngân hàng nước ngoài. (4) Thành lập các trung tâm thông tin về thương mại và công nghệ để hỗ trợ các công ty trong nước nghiên cứu và phát triển thị trường. Phần 2. Tác động đến thương mại Nhìn chung, các chính sách TMQT của Malaysia đã tác động đến thương mại nước này thể hiện ở: Việc chuyển từ xu hướng bảo hộ sang việc nâng đỡ tối đa cho các ngành xuất khẩu đã kích thích các doanh nghiệp nước này tập trung nghiên cứu công nghệ mới, đầu tư cho xuất khẩu… dẫn đến các mặt hàng đa dạng nhưng ngày càng chất lượng hơn. Cán cân thương mại của Malaysia sau đổi mới đến nay luôn đạt thặng dư ở mức cao. Tập trung đầu tư cho các ngành có thể mạnh, đến nay, các ngành này đã có những vị thế nhất định, là những mặt hàng được ưa chuộng trong thương mại (ôtô, sản phẩm viễn thông, máy điều hóa, đĩa cứng…). Thay vì xuất khẩu những sản phẩm thô như trước kia thì nay đã xk đa số là mặt hàng đã qua tinh chế, công nghệ cao. Mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới. Đến năm 2000, Malaysia đã ký hiệp định thương mại với 50 quốc gia trên thế giới. Thị trường của Malaysia ngày càng được mở rộng nhờ vào sự tìm kiếm của các tổ chức Xúc tiến thương mại. Các đối tác thương mại hàng đầu của Malaysia hiện nay đều là những thị trường lớn và phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… Do vậy, qua đó cũng có thể trao đổi công nghệ cao, tiết kiệm quá trình nghiên cứu. Hay là tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tu nước ngoài. Phần 3.: Bài học đối với Việt Nam Thứ nhất, Việt Nam đã xác định rõ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để càng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Hiện nay, chính phủ VN đã có chương trình “Phát triển thương hiệu quốc gia” (triển khai từ năm ????) nhưng chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Tự bản thân các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cũng như doanh nghiệp phân phối hàng ra nước ngoài đều cần phải có những biện pháp tích cực thực hiện chiến lược khẳng định thương hiệu của mình. Thứ hai, Malaysia là 1 trong 3 nước rất thành công trong việc xây dựng và phát triển các khu chế xuất cũng như khu mậu dịch tự do. Một trong những nguyên nhân là quốc gia này có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Trong khi đó, VN hiện nay chưa phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, chưa quy hoạch các khu chế xuất. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm thô, độ tinh chế thấp. Học tập Malaysia, VN có thể phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, từ đó xây dựng nên các khu chế xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia. Thứ ba, với điều kiện hiện nay, VN hoàn toàn có thể học tập kinh nghiệm từ Malaysia trong việc xây dựng hệ thống các kho chứa hàng miễn phí, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc mua-bán hàng hoá với các nước khác. Các kho này sẽ là nơi bảo quản hàng hoá, đảm bảo chất lượng sản phẩm (đặc biệt hữu dụng trong trường hợp hàng xuất khẩu đang chờ xuất hoặc bị trả lại do không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng từ phía đối tác). Nhờ vậy sẽ tiết kiệm được 1 khoản chi phí lớn, giúp tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Thứ tư, hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại (XTTM) của VN hiện nay đầy đủ, có thể phân ra là tổ chức XTTM của chính phủ, phi chính phủ và của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế các tổ chức này lại chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, các hoạt động mới chủ yếu tập trung vào việc cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm. Nhìn vào Malaysia, VN có thể học tập kinh nghiệm như tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức. Nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường, cần mở thêm các văn phòng đại diện, các trung tâm thương mại tại nước ngoài, tích cực tìm hiểu tập quán thương mại của đối tác. Về hoạt động của tổ chức XTTM, cần mở rộng thêm như dịch vụ tư vấn, tìm kiếm các khách hàng, các thị trường tiềm năng. . .
Luận văn liên quan