Doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một lực lượng chính cho sự tăng trưởng kinh tế
nhanh và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh một số
lượng lớn doanh nghiệp hộ gia đình (trong khu vực không chính thức), đã có rất nhiều
doanh nghiệp đăng ký mới trong thập kỷ qua là kết quả của sự ra đời Luật Doanh
nghiệp trong năm 2000 và 2005. Theo đó, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới đã tăng
160.000 doanh nghiệp trong suốt giai đoạn 2000 – 2005 (Tô Trung Thành và công sự,
2009). Sự bùng nổ của những doanh nghiệp tư nhân đã hấp thụ số lượng lớn số người
thât nghiệp trong những thành phố lớn và những nông dân dư thừa ở khu vực nông thôn,
do đó đã có những đóng góp tuyệt vời cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những
năm qua (Perkins và cộng sự, 2008).
Nhận thức được tầm quan trọng của những doanh nghiệp nhỏ đối với tăng trưởng kinh
tế; chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển doanh
nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, vẫn có sự thiếu hụt những chính sách đồng bộ nhắm tới
những cá nhân đang phải đối mặt với sự lựa chọn việc trở thành doanh nhân (tự làm
chủ) hay trở thành người làm công ăn lương.
Bài nghiên cứu này của chúng tôi sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình
năm 2008 (VLSS 2008). Được tiến hành điều tra bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam
(GSO), dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB). Bao gồm 9189 hộ gia
đình v ới 38253 cá nhân được điều tra. Mô hình logit được sử dụng để đánh giá sự tác
động của các yếu tố tới xác suất quyết định tự làm chủ của một cá nhân. Trong đó, tập
trung xem xét ảnh hưởng của ba nhân tố: trình độ học vấn, tiềm lực tài chính và gia
cảnh cá nhân.
64 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của trình độ học vấn, tiềm lực tài chính và gia cảnh cá nhân đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp: làm chủ hay làm thuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CÔNG TRÌNH DỰ THI
“GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU
KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH 2010”
Tên công trình:
TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, TIỀM LỰC TÀI
CHÍNH VÀ GIA CẢNH CÁ NHÂN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN NGHỀ NGHIỆP: LÀM CHỦ HAY LÀM THUÊ
Họ và tên sinh viên: Lê Thanh Hà
Nguyễn Đức Hùng
Ngô Quốc Thái
Trần Nhật Tuấn
Lớp: Kinh tế học 49 Năm thứ: 4/4
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo viên hướng dẫn: T.S. Tô Trung Thành
HÀ NỘI, 2010
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------~--~----------- **********************
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2010
Kính gửi: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)
Tên chúng tôi là: Lê Thanh Hà, sinh ngày 9 tháng 2 năm 1990,
Nguyễn Đức Hùng, sinh ngày 15 tháng 10 năm 1989 (Trưởng nhóm)
Ngô Quốc Thái, sinh ngày 18 tháng 9 năm 1989
Trần Nhật Tuấn, sinh ngày 9 tháng 10 năm 1989
Chúng tôi là sinh viên năm thứ 4/4. Tổng số năm đào tạo: 4
Lớp Kinh tế học 49 Khoa : Kinh tế học Ngành học: Kinh tế học
Địa chỉ nhà riêng (Đức Hùng): Khu 3, Liên Kết, Hoàng Lâu, Tam Dương, Vĩnh Phúc.
Số điện thoại (cố định, di động) : 0975.838.015
Địa chỉ email: hungnguyenduc.neu@gmail.com
Chúng tôi gửi công trình này cho VEPR để tham dự “Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu
Kinh tế và Chính sách 2010”.
Tên công trình: TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN TIỀM LỰC TÀI CHÍNH
VÀ GIA CẢNH CÁ NHÂN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP: LÀM
CHỦ HAY LÀM THUÊ.
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình do chúng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
tiến sỹ Tô Trung Thành, giảng viên khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân trong
năm học 2009-2010.
Nếu những thông tin trên không chính xác, tôi (chúng tôi) xin chịu trách nhiệm trước
Ban tổ chức cuộc thi.
Người gửi
Nguyễn Đức Hùng
3
Tóm tắt nghiên cứu
Doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một lực lượng chính cho sự tăng trưởng kinh tế
nhanh và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh một số
lượng lớn doanh nghiệp hộ gia đình (trong khu vực không chính thức), đã có rất nhiều
doanh nghiệp đăng ký mới trong thập kỷ qua là kết quả của sự ra đời Luật Doanh
nghiệp trong năm 2000 và 2005. Theo đó, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới đã tăng
160.000 doanh nghiệp trong suốt giai đoạn 2000 – 2005 (Tô Trung Thành và công sự,
2009). Sự bùng nổ của những doanh nghiệp tư nhân đã hấp thụ số lượng lớn số người
thât nghiệp trong những thành phố lớn và những nông dân dư thừa ở khu vực nông thôn,
do đó đã có những đóng góp tuyệt vời cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những
năm qua (Perkins và cộng sự, 2008).
Nhận thức được tầm quan trọng của những doanh nghiệp nhỏ đối với tăng trưởng kinh
tế; chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển doanh
nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, vẫn có sự thiếu hụt những chính sách đồng bộ nhắm tới
những cá nhân đang phải đối mặt với sự lựa chọn việc trở thành doanh nhân (tự làm
chủ) hay trở thành người làm công ăn lương.
Bài nghiên cứu này của chúng tôi sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình
năm 2008 (VLSS 2008). Được tiến hành điều tra bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam
(GSO), dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB). Bao gồm 9189 hộ gia
đình với 38253 cá nhân được điều tra. Mô hình logit được sử dụng để đánh giá sự tác
động của các yếu tố tới xác suất quyết định tự làm chủ của một cá nhân. Trong đó, tập
trung xem xét ảnh hưởng của ba nhân tố: trình độ học vấn, tiềm lực tài chính và gia
cảnh cá nhân. Chúng tôi sẽ làm rõ chiều hướng tác động và ảnh hưởng của các nhân tố
này.
Có thể thấy rằng: tổng số người trong gia đình không có ý nghĩa trong mô hình
xác suất quyết định trở thành người làm thuê nhưng có ý nghĩa trong mô hình tự làm
chủ và có tác động tích cực. Việc có vợ hoặc chồng cũng không ảnh hưởng tới quyết
định của cá nhân. Nhưng tình trạng nghề nghiệp, loại hình công việc của vợ hoặc chồng
lại có ảnh hưởng cụ thể: nếu vợ hoặc chồng là làm thuê thì tác động tích cực đến quyết
định làm thuê và làm giảm xác suất quyết định tự làm chủ của cá nhân. Nếu vợ hoặc
chồng tự kinh doanh thì sẽ có tác động tích cực, đáng kể và làm tăng xác suất quyết
định tự làm chủ. Tác động là ngược lại đối với khu vực làm thuê. Các biến vợ (chồng)
4
đang làm việc tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng chúng cho ta thấy sự tác động tiêu
cực tới xác suất trở thành người làm thuê. Biến tài chính mà đại diện ở đây là giá trị nhà
sở hữu tác động tích cực, đáng kể và làm tăng xác suất trở thành người tự chủ kinh
doanh ngược lại với khu vực làm chủ. Trình độ học vấn hay cấp độ giáo dục cao không
phải là yếu tố quyết định nhất đối với một cá nhân trong việc đi đến quyết định tự chủ
kinh doanh. Với bộ số liệu chúng tôi có, được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Trong
mô hình phân tích, giáo dục (việc sở hữu bằng cấp cao) xuất hiện như là một yếu tố tác
động tiêu cực đến xác suất quyết định tự làm chủ (tự làm thuê cho chính mình) hay việc
đi đến quyết định khởi đầu một doanh nghiệp. Ngược lại, trình độ học vấn cao hơn lại
tác động mạnh mẽ, tích cực và làm đến xác suất cá nhân làm việc trong khu vực làm
công ăn lương.
Bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót do hạn chế của bộ số liệu sử dụng trong bài
nghiên cứu. Bộ số liệu (VLSS 2008) được điều tra chung bao gồm những câu hỏi về
giáo dục, y tế, sức khỏe, đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện kinh tế, hoạt động kinh tế,
cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp,…. Không phải là bộ số liệu
điều tra chuyên biệt và tốt nhất để phục vụ mục đích nghiên cứu của chúng tôi. Các biến
đại diện cho trình độ học vấn khá đầy đủ nhưng biến đại diện cho gia cảnh cá nhân còn
thiếu. Ví dụ như biến số người phụ thuộc, vợ (chồng) sở hữu doanh nghiệp riêng,... Đặc
biệt các biến đại diện cho tiềm lực tài chính còn quá ít, mới chỉ dừng lại ở số lượng và
giá trị tài sản sở hữu. Các biến tiếp cận nguồn lực tài chính, thu nhập của vợ, đầu tư thu
nhập… Do hạn chế số liệu nên chưa thể đưa vào mô hình. Điều này gây ra hạn chế
trong việc đánh giá sự tác động của tiềm lực tài chính tới quyết định của mỗi cá nhân.
Tiếp đó, là hạn chế của mô hình nghiên cứu khi mô hình sử dụng trong việc phân tích
tác động của các yếu tố đến xác suất quyết định tự làm chủ của cá nhân. Khi chúng tôi
chỉ sử dụng mô hình logit để đánh giá xác suất tác động của các nhân tố. Điều này, một
phần cũng do thời gian không cho phép. Cũng phải nói đến sự hạn chế về trình độ
nghiên cứu, cụ thể trong quá trình sử lý số liệu và biến cho từng lĩnh vực xem xét còn
nhiều biến chưa được xem xét và nhiều biến đưa vào mô hình gây ra các khuyết tật của
ước lượng. Do vậy phải đưa ra khỏi mô hình.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu đã giải thích được chiều hướng tác động của các biến tới
quyết định lựa chọn của mỗi cá nhân mà trong bài nghiên cứu chúng tôi đã tập trung
vào ba nhóm nhân tố: Trình độ học vấn, tiềm lực tài chính và gia cảnh cá nhân. Kết quả
5
phát hiện phù hợp với mục đích nghiên cứu cũng như trong điều kiện thực tế tại Việt
Nam. Mặt khác, bộ số liệu (VLSS 2008) lần đầu tiên được chúng tôi sử dụng cho mục
đích nghiên cứu về chủ đề này. Trước đó, không có nhiều nghiên cứu về các yếu tố
quyết định đến sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân ở Việt Nam. Có ý nghĩa như là kim
chỉ nam, tài liệu hướng dẫn cho mỗi cá nhân khi quyết định tự làm chủ (làm thuê cho
chính mình) hay khởi đầu một doanh nghiệp. Bài nghiên cứu của chúng tôi phần nào bổ
xung những thiếu sót này.
6
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... 9
1.1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................ 9
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 10
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 10
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 11
1.3 Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và số liệu.................................... 11
1.3.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 11
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................... 12
1.3.3 Số liệu ......................................................................................................... 12
1.3.4 Biến ............................................................................................................. 12
1.3.5 Cấu trúc của bài nghiên cứu ......................................................................... 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC...................................................................................................................... 14
2.1. Tiềm lực tài chính ............................................................................................ 16
2.2. Hoàn cảnh gia đình .......................................................................................... 18
2.3. Giáo dục .......................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, DOANH NGHIỆP VÀ
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM. ......................................................... 29
3.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ........................................................ 29
3.2. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................................ 34
3.3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ....................................................................... 40
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ THỰC
NGHIỆM .................................................................................................................... 45
4.1. Phương pháp luận ............................................................................................ 45
4.2 . Số liệu .............................................................................................................. 46
4.3. Biến ................................................................................................................. 46
4.4. Phân tích số liệu ............................................................................................... 47
4.5 . Kết quả phân tích thực nghiệm ......................................................................... 49
4.5.1. Gia cảnh cá nhân: ...................................................................................... 50
4.5.2. Tài chính: .................................................................................................. 51
7
4.5.3. Trình độ học vấn ......................................................................................... 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................ 58
1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................ 58
2. Khuyến nghị chính sách ..................................................................................... 59
3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 59
3.1 Hạn chế ...................................................................................................... 59
3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 62
8
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước................................................................... 24
Bảng 2: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm ................... 30
Bảng 3 : Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm .................. 31
Bảng 4: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm
phân theo ngành kinh tế ....................................................................................................... 32
Bảng 5 : Tỉ lệ lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật phân chia
theo khu vực ......................................................................................................................... 33
Bảng 6: Tỉ trọng lao động trong nền kinh tế Việt Nam qua các năm: .............................. 34
Bảng 7 : Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô vốn đến 31/12/2007 ........................ 35
Bảng 8: Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô lao động đến 31/12/2007 ........................ 35
Bảng 9: Số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất tại thời điểm 31/12 hàng năm:
............................................................................................................................................... 35
Bảng 10: Đóng góp vào GDP (tính theo %) của các khu vực: .......................................... 37
Bảng 11: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
(theo %): ............................................................................................................................... 37
Bảng 12: Thu nhập lao động theo thành phần sở hữu (đơn vị: triệu đồng) ...................... 38
Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư và GDP theo thành phần kinh tế:......................................... 39
Bảng 14: Xếp hạng báo cáo môi trường kinh doanh của WB 2008 và (2009) ........................ 40
Bảng 15: Thống kê số liệu hồi quy. .................................................................................... 49
Bảng 16: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc = 1 nếu làm chủ doanh nghiệp trong khu vực
tư nhân .................................................................................................................................. 52
Bảng 17: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc = 1 nếu làm thuê trong khu vực tư nhân…....53
9
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do nghiên cứu
Doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một lực lượng chính cho sự tăng trưởng kinh
tế nhanh và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh một số
lượng lớn doanh nghiệp hộ gia đình (trong khu vực không chính thức), rất nhiều doanh
nghiệp đăng ký mới trong thập kỷ qua là kết quả của sự ra đời Luật Doanh nghiệp trong
năm 2000 và 2005. Theo đó, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới đã tăng 160.000
doanh nghiệp trong suốt giai đoạn 2000 – 2005 (Tô Trung Thành và cộng sự, 2009). Sự
bùng nổ của những doanh nghiệp tư nhân đã hấp thụ số lượng lớn số người thât nghiệp
trong những thành phố lớn và những nông dân dư thừa ở khu vực nông thôn, do đó đã
có những đóng góp tuyệt vời cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua
(Perkins và cộng sự, 2008).
Nhận thức được tầm quan trọng của những doanh nghiệp nhỏ đối với tăng trưởng
kinh tế; chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển doanh
nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, vẫn có sự thiếu hụt những chính sách đồng bộ nhắm tới
những cá nhân đang phải đối mặt với sự lựa chọn việc trở thành doanh nhân (tự làm
chủ) hay trở thành người làm công ăn lương.
Những yếu tố quyết định sự lựa chọn nghề nghiệp giữa việc tự làm chủ và làm
thuê được đề cập nhiều trong lý thuyết nghiên cứu. Thành tựu giáo dục và các kênh
truyền dẫn mà thành tựu giáo dục tác động đến xác suất trở thành doanh nhân, được đề
cập nhiều trong những nghên cứu như Evans và Jovanovic (1989), De Wit (1993),
Bernhardt (1994) và Lee (1999). Kinh nghiệm thị trường, tuổi tác thái độ đối với rủi ro,
trạng thái hôn nhân, qui mô hộ gia đình, đặc điểm hộ gia đình và quá trình đào tạo…
những nhân tố khác có tác động đến sự chọn lựa nghề nghiệp vủa cá nhân (Rees và
Shah (1986), Dewit (1993), và Lee (1999)). Một số nhân tố như là nhóm dân tộc, tôn
giáo, nhóm nhân tố nhập cư, cá nhân là người nhập cư hay người địa phương cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc chọn lựa nghề nghiệp (Borjas và Bronars, 1989). Ngoài ra,
không chỉ những nhân tố về vốn con người, biến vốn tài chính cũng là những nhân tố
được phân tích trong nhiều lý thuyết việc làm, bao gồm Kidd (1993), Bernhardt (1994),
Blanchower và Oswald (1998) và Constant và Zimmermann (2006).
10
Đề tài này không chỉ nghiên cứu trong lý thuyết, mà còn nghiên cứu thực nghiệm,
đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, hầu hết các công việc là những
vấn đề tự làm chủ công việc của dân cư trong các quốc gia phát triển như Rees and Shah
(1986), Borjas and Bronars (1989), Evans and Leighton (1989), Constant and
Zimmermann (2006). Trong khi đó, lĩnh vực này vẫn còn đang được nghiên cứu ở các
quốc đang phát triển nói chung và đặc biệt là ở Việt Nam.
Hiện thiếu hụt nghiêm trọng các nghiên cứu về những nhân tố đằng sau sự lựa
chọn kinh doanh ở Việt Nam. Nghiên cứu của Vijverberg và Haughton (2002) là một
trong những nghiên cứu hiếm hoi về chủ đề này, nhưng các tác giả tập trung vào sự tồn
tại và tăng trưởng của những doanh nghiệp hộ gia đình, còn những nhà lãnh đạo doanh
nghiệp hoặc các doanh nhân không phải là trung tâm trong những nghiên cứu của họ.
Do đó, các yếu tố quan trọng đằng sau sự quyết định tự kinh doanh hay là làm công ăn
lương chỉ được thảo luận vắn tắt trong những nghiên cứu này. Sự thiếu sót trong những
nghiên cứu thực nghiệm này ở Việt Nam đã dẫn đến sự thiếu kiến thức về sự chọn lựa
của các cá nhân để trở thành doanh nhân và do đó chính sách hướng tới doanh nhân ở
Việt Nam đã bỏ lỡ một khía cạnh quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp tư
nhân. Có kiến thức tốt về những yếu tố quyết định tới sự lựa chọn của các cá nhân này,
các nhà chức trách có thể cung cấp thông tin phù hợp hơn, có sức thuyết phục và tập
trung hỗ trợ cho những doanh nhân tiềm năng thực sự và do đó tạo ra nhiều cơ hội hơn
cho họ để thành công trong kinh doanh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định vai trò quan trọng của khu vực việc làm tự chủ (self-employment) và khu
vực doanh nghiệp trong thị trường lao động tại Việt Nam, nghiên cứu này cố gắng bổ
sung những khoảng trống nghiêm trọng bằng việc nghiên cứu thực nghiệm và tập trung
vào những yếu tố quyết định sự lựa chọn nghề nghiệp của những cá nhân giữa sự tự chủ
việc làm hay doanh nhân với người làm công ăn lương. Kết quả của nghiên cứu này có
thể sẽ rất hữu ích và quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách để thực hiện và đưa
ra những chính sách phù hợp cho sự phát triển doanh nghiệp và doanh nhân.
11
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu tổng quát ở trên, đề tài nghiên cứu này sẽ hướng vào các mục tiêu cụ
thể sau:
- Đánh giá chung các doanh nghiệp tư nhân và thị trường lao động Việt Nam,
- Tìm hiều và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của các cá
nhân giữa việc trở thành doanh nhân và đi làm thuê,
- Những yếu tố nào là quan trọng nhất tác động đến lựa chọn nghề nghiệp, và có mối
liên hệ gì đến môi trường kinh doanh mà chính phủ xác lập,
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu để đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm tạo
điều kiện thuận lợi ban đầu cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển.
1.3 Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và số liệu
1.3.1 Phương pháp luận
Xem xét hành vi sự lựa chọn giải thích cho việc quyết định việc làm trong thị trường
lao động tại Việt Nam để trở thành một doanh nhân. Và để đánh giá những yếu tố tác
động đến xác suất quyết định lựa chọn tự làm chủ (làm thuê cho chính mình) hoặc làm
thuê (làm công ăn lương) thì mô hình logit như của Hout M. và Rosen H. (2000) được
sử dụng.
Hàm Logit sau được sử dụng :
1 2 2 3 3 4 4 5( )1
i
i i i i i
i
PLn Z C E F H
p