Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và định hướng điều chỉnh tỷ giá nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại

Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước đã đã quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng lên 9.3%, lần điểu chỉnh thứ 3 trong vòng một năm và là lần thứ 6 trong 6 năm gần đây. Đây là động thái nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Cùng với đó, tỷ giá liên tục thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn cũng gây nên tác động không nhỏ tới các ngành kinh tế sử dụng ngoại tệ, đặc biệt trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong khoảng thời gian này (từ năm 2007 – 2010) Việt Nam phải đối mặt với tình trạng nhập siêu cao và dai dẳng làm cho cán cân thanh toán quốc tế không ổn định. Vì sử dụng ngoại tệ là phương tiện thanh toán chủ yếu, do đó thay đổi tỷ giá có ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp tới hoạt động xuất - nhập khẩu. Theo các lý thuyết về kinh tế quốc tế, việc phá giá đồng nội tệ sẽ tạo ra hiệu ứng khối lượng, kích thích xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kèm theo đó là hiệu ứng giá cả làm giá trị trên mỗi đơn vị hàng nhập khẩu tăng lên. Chính vì vậy, tăng tỷ giá đồng nội tệ có thể làm giảm thâm hụt trong một giai đoạn ngắn hạn do hiệu ứng khối lượng trội hơn, đồng thời nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế-tài chính và đời sống, xã hội, đặc biệt trong điều kiện Chính phủ đang xác định: “kiềm chế lạm phát” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nước ta hiện nay. Do đó việc sử dụng công cụ “tỷ giá” để điều hành nền kinh tế linh hoạt trong bối cảnh hiện nay là cần thiết. Song sử dụng như thế nào, liều lượng bao nhiêu là một bài toán đặt ra cho các nhà kinh tế, để thực hiện mục tiêu kích thích xuất khẩu, giảm nhập khẩu, đồng thời ngăn chặn lạm phát gia tăng, bảo đảm ổn đinh kinh tế vĩ mô. Thực hiện mục tiêu này người làm chính sách phải cẩn trọng, nắn chắc các quy luật vận động của hàng hóa, tiền tệ trong điều kiện thực tiễn của nước ta hiện nay, đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động bất thường, bị chi phối bởi một số nước có nền kinh tế phát triển.

pdf83 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và định hướng điều chỉnh tỷ giá nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và định hướng điều chỉnh tỷ giá nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại i MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ V DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. VI LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... - 1 - CHƢƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI QUỐC GIA ......................... - 4 - I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .............................. - 4 - 1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ............................................................................... - 4 - 2. Phân loại tỷ giá hối đoái ................................................................................ - 4 - 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỳ giá hối đoái ................................................... - 6 - 4. Các cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của nhà nước ....................................... - 8 - 4.1. Chế độ tỷ giá thả nổi ...................................................................................... - 9 - 4.2. Cơ chế tỷ giá cố định ..................................................................................... - 9 - 4.3. Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết ................................................................. - 10 - II. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI QUỐC GIA ............................................................................. - 11 - 1. Lý thuyết về xuất nhập khẩu ........................................................................ - 11 - 2. Cán cân thương mại ..................................................................................... - 14 - 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc gia ......................................................................................................... - 14 - III. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI QUỐC GIA ...................................... - 15 - 1. Điều kiện Marshall – Lerner ........................................................................ - 15 - 2. Hiệu ứng phá giá tác động lên cán cân thương mại và Đường cong J ........ - 21 - ii CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIÊT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 ................................. - 24 - I. THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 ................................................................ - 24 - 1. Thực trạng xuất nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 ..................................... - 24 - 1.1. Tình hình xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam năm 2006 ............................. - 24 - 1.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 ...................................... - 25 - 1.3. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2008 ...................................... - 26 - 1.4. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 ...................................... - 27 - 1.5. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 ...................................... - 29 - 1.6. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 ................. - 30 - 2. Thực trạng cán cân thương mại giai đoạn 2006 – 2011 ................................... - 32 - 2.1. Tổng quan cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 ...............- 32- 2.2. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam với một số quốc gia .................. - 34 - II. Đánh giá thực trạng cán cân thƣơng mại Việt Nam ......... Error! Bookmark not defined. 1. Những kết quả đạt được ........................................ Error! Bookmark not defined. 2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................... Error! Bookmark not defined. III. Diễn biến tỷ giá hối đoái Việt Nam giai đoạn 2006-2010 ......................... - 42 - 1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ....................................................................... - 42 - 2. Công cụ điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2010 ........................................................................................................... - 44 - 3. Biến động tỷ giá .............................................................................................. - 50 - IV. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2006-2010............................................................................................................. - 55 - 1. Kiểm định điều kiện Marshall – Lerner .......................................................... - 55 - iii 2. Phân tích hệ thống chỉ số ................................................................................. - 61 - V. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái tới cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 ................................................................................ - 64 - 1. Kết quả đạt được .............................................................................................. - 64 - 2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................... - 66 - CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM NHẰM GIẢM THÂM HỤT CÁN CÂN THƢƠNG MẠI ................... - 68 - I. Dự đoán cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam trong năm 2012 .......... - 68 - II. Xác định chính sách tỷ giá ........................................................................ - 69 - III. Các giải pháp điều hành chính sách tỷ giá nhằm giảm thâm hụt cán cân thƣơng mại của Việt nam năm 2012 ................................................................. - 70 - 1. Điều hành tỷ giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa đồng thời tạo ra một môi trường tài chính ổn định............................................................... - 71 - 2. Lựa chọn cơ chế tỷ giá phù hợp ................................................................... - 73 - 3. Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác - 73 - IV. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp ........................................... - 74 - 1. Đối với chính phủ ........................................................................................ - 74 - 2. Đối với NHNN ............................................................................................. - 74 - KẾT LUẬN ......................................................................................................... - 76 - iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Giá trị nhập khẩu và xu hướng phát triển của giá trị nhập khẩu giai đoạn 2005-2010............................................................................................................. - 30 - Bảng 2: Biểu đồ về giá trị nhập khẩu và xu hướng phát triển của giá trị nhập khẩu giai đoạn 2005-2010 ............................................................................................. - 31 - Bảng 3: Tỷ lệ thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong tổng mức thâm hụt .. - 35 - Bảng 4: Biên độ tỷ giá đồng USD qua các năm 2006-2010 ................................ - 46 - Bảng 5: Các chỉ số liên quan đến xuất khẩu ........................................................ - 58 - Bảng 6: Các chỉ số liên quan đến nhập khẩu. ...................................................... - 60 - Bảng 7: Số liệu một số mặt hàng xuất khẩu năm 2006 ........................................ - 62 - Bảng 8: Các chỉ số đối với mặt hàng gạo ............................................................. - 62 - Bảng 9: Các chỉ số đối với mặt hàng cà phê ........................................................ - 63 - Bảng 10: Các chỉ số đối với mặt hàng dầu thô .................................................... - 64 - v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Mô hình Pizza LM đối với quan hệ kinh tế Nhật Bản – Hà Lan ........ - 17 - Biểu đồ 2: Mô hình Pizza LM đối với quan hệ kinh tế Nhật Bản – Hà Lan trường hợp hệ số co giãn nhập khẩu (ηm) bằng 0 ........................................................... - 18 - Biểu đồ 3: ............................................................................................................. - 19 - Biểu đồ 4: Mô hình Pizza LM đối với quan hệ kinh tế Nhật Bản – Hà Lan trường hợp hệ số co giãn xuất khẩu (ηx) bằng 0 ............................................................. - 20 - Biểu đồ 5: ............................................................................................................. - 21 - Biểu đồ 6: ............................................................................................................. - 22 - Biểu đồ 7: Tình hình xuất nhập khẩu năm 2006 .................................................. - 24 - Biểu đồ 8: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 ........................... - 26 - Biểu đồ 9: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2008 ........................... - 27 - Biểu đồ 10: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 ......................... - 28 - Biểu đồ 11: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 ......................... - 30 - Biểu đồ 12: Biểu đồ về giá trị xuất khẩu và xu hướng phát triển của giá trị xuất khẩu giai đoạn 2005-2010 ............................................................................................. - 31 - Biểu đồ 13: Biểu đồ về giá trị nhập khẩu và xu hướng phát triển của giá trị nhập khẩu giai đoạn 2005-2010 .................................................................................... - 32 - Biểu đồ 14: Nhập siêu những năm gần đây (Đơn vị: Tỷ USD) ........................... - 33 - Biểu đồ 15: Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam với một quốc gia năm 2008 . - 33 - Biểu đồ 16: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc ................................. - 34 - Biểu đồ 17: Tương quan tăng trưởng GDP của Việt Nam và thế giới................. - 44 - Biểu đồ 18: Biến động của tỷ giá ......................................................................... - 51 - Biểu đồ 19: Biểu đổ tương quan tăng trưởng GDP của Việt Nam và thế giới .... - 54 - vi DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Nguyễn Thị Thu Hiền, Luận án tiến sỹ “MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM” PGS, TS Nguyễn Thị Quy, Biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng USD, EUR) và hoạt động xuất khẩu – NXB Khoa học xã hội (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam – Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 35/2009), Chính sách tỷ giá hướng tới xuất khẩu – kinh nghiệm của Hàn Quốc – Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 32/2008) Giáo trình Kinh tế ngoại thƣơng – Đại học Ngoại Thương. ThS Phạm Hồng Phúc, Luận văn thạc sỹ “Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam” Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào, “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004” Ng Yuen-Ling, Real Exchange Rate and Trade Balance Relationship: An Empirical Study on Malaysia Jin Fan, Qingwu Zheng, Yan Wang, XiaoHui Yuan, Liang, Does the Marshall – Lerner Condition Hold on China ? Frederic S.Mishkin, The economics of money banking and financial market 7th edition; - 1 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước đã đã quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng lên 9.3%, lần điểu chỉnh thứ 3 trong vòng một năm và là lần thứ 6 trong 6 năm gần đây. Đây là động thái nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Cùng với đó, tỷ giá liên tục thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn cũng gây nên tác động không nhỏ tới các ngành kinh tế sử dụng ngoại tệ, đặc biệt trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong khoảng thời gian này (từ năm 2007 – 2010) Việt Nam phải đối mặt với tình trạng nhập siêu cao và dai dẳng làm cho cán cân thanh toán quốc tế không ổn định. Vì sử dụng ngoại tệ là phương tiện thanh toán chủ yếu, do đó thay đổi tỷ giá có ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp tới hoạt động xuất - nhập khẩu. Theo các lý thuyết về kinh tế quốc tế, việc phá giá đồng nội tệ sẽ tạo ra hiệu ứng khối lượng, kích thích xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kèm theo đó là hiệu ứng giá cả làm giá trị trên mỗi đơn vị hàng nhập khẩu tăng lên. Chính vì vậy, tăng tỷ giá đồng nội tệ có thể làm giảm thâm hụt trong một giai đoạn ngắn hạn do hiệu ứng khối lượng trội hơn, đồng thời nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế-tài chính và đời sống, xã hội, đặc biệt trong điều kiện Chính phủ đang xác định: “kiềm chế lạm phát” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nước ta hiện nay. Do đó việc sử dụng công cụ “tỷ giá” để điều hành nền kinh tế linh hoạt trong bối cảnh hiện nay là cần thiết. Song sử dụng như thế nào, liều lượng bao nhiêu…là một bài toán đặt ra cho các nhà kinh tế, để thực hiện mục tiêu kích thích xuất khẩu, giảm nhập khẩu, đồng thời ngăn chặn lạm phát gia tăng, bảo đảm ổn đinh kinh tế vĩ mô. Thực hiện mục tiêu này người làm chính sách phải cẩn trọng, nắn chắc các quy luật vận động của hàng hóa, tiền tệ… trong điều kiện thực tiễn của nước ta hiện nay, đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động bất thường, bị chi phối bởi một số nước có nền kinh tế phát triển. Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế- xã hội là vấn đề lớn trong nghiên cứu khoa học kinh tế, lại mang tính thời sự cấp thiết hiện - 2 - nay, là sinh viên chuyên ngành kinh tế với kiến thức còn hạn, nhưng chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và định hướng điều chỉnh tỷ giá nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại” với mong muốn đưa ra một góc nhìn về mối liên hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu của nước ta hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu khái quát những vấn đề lí luận về tỷ giá và tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh tế; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái từ đó áp dụng vào tình hình thực tế ở Việt Nam nhằm tìm ra giải pháp để giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài áp dung phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin; các phương pháp nghiên cứu, đánh giá, khảo sát, tính toán.. vận dụng các môn khoa học kinh tế, như kinh tế lượng, lý thuyết lưu thông tiền tệ, xuất nhập khẩu... Đề tài kết hợp giữa trình bày, diễn giải và chứng minh với biểu đồ, số liệu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lí luận về tỷ giá và tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh tế; mối quan hệ giữa cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái.và hệ thống chính sách tỷ giá và hoạt động xuất nhâp ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động xuất nhập khẩu và tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và dự đoán trong giai đoạn 2010 – 2015. 5. Kết quả nghiên cứu dự kiến Làm rõ cơ sở lí luận về tỷ giá và mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu, từ đó đưa ra một số kiến nghị định hướng trong việc điều chỉnh tỷ giá ở Việt Nam khuyến khích xuất khẩu giảm nhập siêu ở nước ta. - 3 - Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại quốc gia. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề tài được trình bày làm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại quốc gia. Chƣơng 2: Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011. Chƣơng 3: Kiến nghị các giải pháp điều hành tỷ giá ở Việt Nam để giảm thâm hụt cán cân thương mại. - 4 - CHƢƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI QUỐC GIA I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Khái niệm tỷ giá hối đoái Mỗi quốc gia đều có một đơn vị tiền tệ riêng với hình dáng riêng, tên gọi riêng, chẳng hạn như USD của Mỹ, Euro của Liên minh châu Âu, Yên của Nhật Bản, VND của Việt Nam... Tiền nội tệ là phương tiện chủ yếu để buôn bán, trao đổi hàng hóa trong phạm vi một quốc gia và được coi như huyết mạch của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi thế giới đang tiến sâu vào thời kì hội nhập, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng phát triển, việc xác định giá trị đồng tiền của một quốc gia là một điều hết sức quan trọng. Chính vì vậy, sự hình thành tỷ giá hối đoái là quá trình tất yếu với vai trò như cầu nối, liên kết tiền tệ giữa các quốc gia phục vụ hữu ích cho các hoạt động kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái được hiểu một cách chung nhất là “Giá của một loại tiền tính theo một loại tiền khác”1. Loại tiền có thể là đơn vị tiền tệ của một quốc gia, hay tiền tệ của một khu vực như đồng tiền chung châu Âu và tỷ giá là giá trị quy đổi giữa hai loại tiền khác nhau. 2. Phân loại tỷ giá hối đoái Có nhiều cách phân loại tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên trong phạm vi tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại, trên cơ sở căn cứ theo mức độ ảnh hưởng thì tỷ giá hối đoái được chia làm: tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa. 1 The economics of money banking and financial market 7th edition; Frederic S.Mishkin - 5 - Tỷ giá danh nghĩa là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng, tỷ giá danh nghĩa được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối. Trong đó tỷ giá hối đoái danh nghĩa bao gồm:  Tỷ giá danh nghĩa song phương: Là tỷ lệ trao đổi số tuyệt đối giữa hai đồng tiền mà chưa phản ánh tương quan sức mua. Chính vì vậy, “tỷ giá danh nghĩa song phương không nhất thiết phải tác động đến xuất nhập khẩu hàng hóa.”2  Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate – NEER) phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại. NEERi = Trong đó: e: tỷ giá danh nghĩa song phương. w: tỷ trọng của tỷ giá song phương. i: tỷ trọng của của tỷ giá song phương. j: kỳ tính toán. Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá thực được chia thành tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương. 2 Biến động tỷ giá ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu; PSG – TS Nguyễn Thị Quy (Chủ biên). - 6 -  Tỷ giá thực song phương (bilateral real exchange rate): Là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và ngoài nước, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.  Tỷ giá thực đa phương (real effective exchange rate – REER): Là tỷ giá phản ánh sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. REERi = NEERi Trong đó: :chỉ số giá tiêu dùng của tất cả các đồng tiền trong rổ. : chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ. j: số thứ tự các đồng tiền trong rổ. i: kỳ tính toán. Như vậy, sự thay đổi của tỷ giá thực sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hay cán cân thương mại vì nó biểu thị tương quan sức mua còn tỷ giá danh nghĩa là cơ sở để xác đình tỷ giá thực thông qua một số phương pháp điều chỉnh. 3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỳ giá hối đoái Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có thể nêu ra một số yếu tố cơ bản có tác động lớn đến tỷ giá hối đoái như sau: Thứ nhấ
Luận văn liên quan