Tác động kinh tế xã hội của hình thức di cư nông thôn - Thành thị

Di cư là một chiến lược sống của các hộ gia đình để đối phó với những rủi ro cũng như để tận dụng những cơ hội thu nhập bằng cách phân phối lao động gia đình ở nhiều không gian khác nhau nhằm tối đa hóa thu nhập gia đình và giảm thiểu những rủi ro. Do vậy, tiền hay hàng gửi về nhà cần được nhìn nhận như một phần không thể tách rời trong chiến lược sinh kế của gia đình. Tác động của những nguồn tiền hàng này thường không chỉ giới hạn ảnh hưởng trong phạm vi gia đình. Nhiều tài liệu quốc tế đã cho thấy tiền người di cư gửi về không chỉ giúp gia đình của họ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng.Tìm hiểu phản ứng của các hộ gia đình đối với cơ hội di cư và những lợi ích của việc di cư ra thành phố đối với các hộ gia đình và cộng đồng. Mối quan hệ giữa di cư và phát triển có thể được nhìn nhận thông qua đánh giá tác động của di cư đến phúc lợi gia đình của người di cư và sự phát triển cộng đồng nói chung. Tìm hiểu ảnh hưởng phi kinh tế của di cư, ví dụ như tác động về mặt tâm lý hay xã hội đối với những người khác trong gia đình ở quê nhà. Chẳng hạn như việc các lao động chính và còn trẻ đi di cư có thể tạo ra gánh nặng về công việc nhà cho người già và trẻ em. Di cư của nữ giới có thể ảnh hưởng đến sự chăm sóc đối với người già và trẻ em vốn là trách nhiệm chính của phụ nữ trong gia đình. Phần lớn các tác động tích cực và tiêu cực của di cư tới những người ở lại và cộng đồng quê nhà vẫn chưa được biết đến đầy đủ và thông qua bài này nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về các tác động đó của di cư đối với cộng đồng nơi đ

docx26 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7451 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động kinh tế xã hội của hình thức di cư nông thôn - Thành thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI NHÓM 5 Tác động kinh tế xã hội của hình thức di cư nông thôn - thành thị MỤC LỤC I.SƠ LƯỢC VỀ DI CƯ NÔNG THÔN – THÀNH THỊ 3 II. TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐỐI VỚI KHU VỰC NÔNG THÔN: 3 2.1. Tác động của di cư đến hộ gia đình và cộng đồng 4 2.1.1 Tác động của di cư đến hộ gia đình: 4 2.1.1.1 Tác động đến người ở lại là vợ hoặc chồng –đánh giá sự phân công lại trách nhiệm trong gia đình và tiềm năng thay đổi vai trò giới 5 2.1.1.2 Tác động đối với người già ở lại nơi 6 2.1.2. Tác động đến cộng đồng: 7 2.2 Tiền gửi về nhà của người di cư trong nước 9 2.2.1 Đặc thù của dòng tiền gửi: 10 2.2.2 Vai trò của tiền gửi: 13 III. Tác động của di dân tới thành phố ( nơi đến) 14 3.1 Vấn đề việc làm: 16 3.2 Gây quá tải về sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở: 17 3.3 Vấn đề nhà ở 17 3.4 Vấn đề về môi trường 19 3.5   Mất trật tự công cộng và gia tăng sức ép về quản lý cho các cấp chính quyền. 20 3.6 Các mạng lưới xã hội nông thôn – đô thị và sự kỳ thị xã hội 21 3.6.1 Mạng lưới xã hội 21 3.6.2 Sự kì thị xã hội 22 3.7 Đánh giá tác động của di cư 23 IV. Kết luận: 24 I. SƠ LƯỢC VỀ DI CƯ NÔNG THÔN – THÀNH THỊ Số liệu của Tổng điều tra dân số năm 1999 cho rằng di cư tới các khu vực đô thị chiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27% di cư từ các khu vực nông thôn ra thành thị và 26% di cư giữa các khu vực thành thị. Đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị, các nơi đến phổ biến nhất là các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Dòng di cư tới các khu đô thị này chiếm 1/3 mức tăng dân số của các khu đô thị trong giai đoạn 1994-1999. Gần đây di cư đã góp phần phát triển các thành phố địa phương như Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau tại khu vực Đồng bằng sông Mê kông và góp phần phát triển các trung tâm kinh tế như Quảng Ninh, Bình Dương và Đồng Nai. Hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đã tiếp nhận hàng chục vạn lao động từ các tỉnh thành khác tới tìm việc làm tạo sức ép rất lớn về dân số, ảnh hưởng đến cuộc sống và các điều kiện sinh hoạt ở thành phố, gây khó khăn cho việc quản lý nhân khẩu và phòng chống các tệ nạn xã hội ….vai trò tích cực của di dân là không thể phủ nhận. Nông thôn nước ta không đủ đất canh tác so với mức tăng trưởng dân số và lao động khi các ngành nghề phi nông nghiệp lại chưa phát triển. Thông qua khối lượng hàng tiền mà người lao động mang, chuyển, gửi về cho gia đình, di cư đang góp phần điều chỉnh lại sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Lao động ngoại tỉnh không thể coi là mối đe dọa thất nghiệp của người dân thành phố. Trái lại, họ đã trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu trong thị trường dịch vụ đa dạng ở đô thị, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của các trung tâm đô thị và công nghiệp. Sự chuyển dịch lao động thông qua di cư là một tiềm năng quan trọng góp phần làm giảm sức ép lao động việc làm ở nông thôn, tạo nguồn thu nhập, góp phần ổn định xã hội. II. TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐỐI VỚI KHU VỰC NÔNG THÔN: Di cư là một chiến lược sống của các hộ gia đình để đối phó với những rủi ro cũng như để tận dụng những cơ hội thu nhập bằng cách phân phối lao động gia đình ở nhiều không gian khác nhau nhằm tối đa hóa thu nhập gia đình và giảm thiểu những rủi ro. Do vậy, tiền hay hàng gửi về nhà cần được nhìn nhận như một phần không thể tách rời trong chiến lược sinh kế của gia đình. Tác động của những nguồn tiền hàng này thường không chỉ giới hạn ảnh hưởng trong phạm vi gia đình. Nhiều tài liệu quốc tế đã cho thấy tiền người di cư gửi về không chỉ giúp gia đình của họ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng.Tìm hiểu phản ứng của các hộ gia đình đối với cơ hội di cư và những lợi ích của việc di cư ra thành phố đối với các hộ gia đình và cộng đồng. Mối quan hệ giữa di cư và phát triển có thể được nhìn nhận thông qua đánh giá tác động của di cư đến phúc lợi gia đình của người di cư và sự phát triển cộng đồng nói chung. Tìm hiểu ảnh hưởng phi kinh tế của di cư, ví dụ như tác động về mặt tâm lý hay xã hội đối với những người khác trong gia đình ở quê nhà. Chẳng hạn như việc các lao động chính và còn trẻ đi di cư có thể tạo ra gánh nặng về công việc nhà cho người già và trẻ em. Di cư của nữ giới có thể ảnh hưởng đến sự chăm sóc đối với người già và trẻ em vốn là trách nhiệm chính của phụ nữ trong gia đình. Phần lớn các tác động tích cực và tiêu cực của di cư tới những người ở lại và cộng đồng quê nhà vẫn chưa được biết đến đầy đủ và thông qua bài này nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về các tác động đó của di cư đối với cộng đồng nơi đi. 2.1. Tác động của di cư đến hộ gia đình và cộng đồng 2.1.1 Tác động của di cư đến hộ gia đình: 2.1.1.1 Tác động đến người ở lại là vợ hoặc chồng –đánh giá sự phân công lại trách nhiệm trong gia đình và tiềm năng thay đổi vai trò giới: Trong những năm gần đây thoát ly khỏi quê hương vẫn được coi là vấn đề của nam giới. Tại nhiều hộ gia đình, đi làm ăn xa được coi là việc của nam giới phụ nữ ở lại chăm sóc cha mẹ con cái hay người thân. Ngay cả khi nữ giới tham gia di dân thì khoảng cách di chuyển cũng rất gắn, và nam giới vẫn là người ra quyết định chính đối với việc chuyển cư. Xuất phát từ những chuẩn mực và giá trị xã hội về vị thế của người phụ nữ, quan niệm này đưa ra hình ảnh nữ giới, dù làm mẹ, làm vợ hay là con cái trong gia đình như những đối tượng di dân phụ thuộc vì vậy mà khi nghiên cứu sự phân công lại trách nhiệm trong gia đình sau khi có một thành viên di cư thì cho thấy nếu trong gia đình có người di cư là nam giới, để lại vợ và gia đình lại quê hương thì khối lượng công việc mà người phụ nữ ở lại phải gánh vác thường tăng nhiều hơn vì bên cạnh những công việc thường ngày phải làm họ phải làm những công việc sản xuất mà trước đây người chồng thường đảm nhiệm. Như một nghiên cứu về ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cho thấy khi một trong hai hoặc vợ hoặc chồng đi xuất khẩu lao động thì người ở nhà phải đảm đương hết mọi công việc nhà như chăm sóc con cái, làm nông nghiệp, tham gia các hoạt động cộng đồng…và những công việc đó những người ở nhà đều đảm nhận rất tốt. Ngoài ra thì còn có kiểu di cư là cả hai vợ chồng cùng đi thì sự phân công lại lao động này đều giành hết cho những người ở nhà. Nhìn chung nam giới có xu hướng đi làm ăn xa nhiều hơn so với nữ giới.Điều này có thể vì những người đi làm ăn xa nam có những thuận lợi hơn so với nữ giới chẳng hạn như việc lao động, điều kiện sống xa nhà.Vả lại công việc ở nhà phụ nữ đả đương cũng có nhiều thuận lợi hơn như việc nuôi dạy con cái, quán xuyến các công việc nội trợ và ngay cả việc làm nông. Đây là một loại hình phân công lại lao đông khá phỏ biến trong những gia đình có người di cư. Sự phân công lại lao động trong gia đình mang lại cơ hội thay đổi vai trò giới và hy vọng rằng điều này sẽ dẫn tới những bước tiến về công bằng giới điều này có thể xảy ra vì những người vợ ở lại có được nhiều sự khiển soát hơn đối với tài sản của hộ gia đình và cũng bởi vì các công việc sản xuất mà họ đảm nhận rõ ràng hơn những vai trò sinh sản mang tính truyền thống mà người ta thường gán cho người phụ nữ, nhờ đó sẽ tăng vị thế của người phụ nữ tuy nhiên cũng không nên quá tin tưởng vào các tác động mang tính thay đổi này. Trên thực tế những công việc mà người phụ nữ thường đảm nhận là các công việc đồng áng cũng chính những công việc đó đã không mang lại một vị thế rõ ràng cho người phụ nữ. Trong một nghiên cứu tại Nam Định khi phụ nữ di cư thì người chồng thường đảm nhận những trách nhiệm công việc mà người phụ nữ vẫm làm trước khi di cư hoặc đôi khi do những họ hàng lớn tuổi hơn đảm nhiệm. Tuy nhiên sự phân công lao động – như là sự thay đổi vai trò giới tạm thời này trên thực tế không tạo ra sự thay đổi các vai trò về giới vì khi phụ nữ quay về họ lại đảm nhận những công việc của họ. Điều này cho thấy các tác động của di cư lên hộ gia đình tại nơi đi có thể ảnh hưởng tiến tới công bằng giới nhưng để có những thay đổi này cần phải có những thay đổi hơn nữa về mặt xã hội. 2.1.1.2 Tác động đối với người già ở lại nơi đi: Gần đây các vấn đề về phúc lợi xã hội cho người già ở Việt Nam đã được quan tâm phần lớn là do sự suy giảm mô hình gia đình có nhiều thế hệ, người già trong gia điình trở thành những người phụ thuộc vào họ hàng và chỉ một số ít người già được nhận tiền phúc lợi công cộng. Khi những người trong gia đình di cư và để lại người già ở nhà thì phần lớn người già cảm thấy cô đơn nhưng họ cũng bày tỏ sự hài lòng hơn đó là về thu nhập và đời sống của những người già được cải thiện hơn, họ có khả năng chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn. Điều này có thể lý giải mặc dù vắng bóng người chăm sóc khiến người già cảm thấy cô đơn hơn nhưng những người di cư thường điều chỉnh vấn đề này bằng cách gửi tiền và quà về cho người già. Ngày càng có nhiều dịch vụ chăm sóc người già được thương mại hóa như người nhận tiền gửi có thể thuê những người khác sống tại cộng đồng chăm sóc người già thường xuyên hay không thường xuyên. Trong một số trường hợp việc chăm sóc người già được luân phiên giữa các anh em và đến phiên người nào chăm sóc thì sẽ nhận được phần đóng góp của các anh em khác thường là bằng tiền mặt để chăm sóc cha mẹ. Di cư đầu đi ngoài tác động đến các lĩnh vực trên thì nó còn có tác động tích cực ở đầu đi đó là khi những người di cư trở về quê hương thì họ đã làm thay đổi diện mạo địa phương nơi mình sinh sống như các nhà cao tầng mọc nên như nấm, việc đầu tư cho sản xuất cũng tăng lên so với trước rất nhiều điều đó làm cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Mối quan hệ trong gia đình, dòng họ của những người di cư cũng là một vấn đề quan trọng mà người di cư gặp phải vì khi họ di cư thì họ ít có cơ hội giao tiếp đối với những người thân trong gia đình điều này gây ra nhiều khó khăn về mặt tinh thần cho người di cư. Khi di cư như vậy thì cũng đã giải quyết được tình trạng thiếu việc làm của nơi đi chẳng hạn như nhưng người di cư theo con lắc thì trong những thời gian rảnh rỗi họ lại ra các thành phố lớn để tìm việc làm và khi mùa vụ đến thì họ lại trở về quê hương, tình trạng xóa đói giảm nghèo cũng được cải thiện hơn. Đây là một loại di cư điển hình ở tất cả các nước trong đó có Việt Nam. 2.1.1.3 Tác động đối với trẻ em ở lại nơi đi: Tác động của di cư tới trẻ em của các gia đình có người di cư là một vấn đề khác cần quan tâm, tuy nhiên vấn đề này chưa được chú ý tới trong bối cảnh di cư trong nước ở Việt Nam. Kết quả của cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004 cho thấy khoản chi lớn thứ 3 của gia đình còn ở lại quê hương từ tiền gửi là vào giáo dục. Cứ 5 người được hỏi trong cuộc điều tra thì có một người cho biết có sử dụng tiền gửi vào mục đích này. Điều này phù hợp với kết quả cho rằng tác động lên giáo dục cho trẻ em của gia đình có người di cư là một trong hai mối quan tâm lớn nhất của gia đình ở lại quê hương. Bên cạnh những kết quả về tăng chi tiêu cho học hành của con cái mà người di cư để lại ở quê hương, một vài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu tác động của di cư lên tình trạng sức khỏe và học hành của các em. Chẳng hạn một nghiên cứu gần đây do Viện xã hội học nghiên cứu năm 2009 cho thấy việc thiếu đi hoặc cha hoặc mẹ trong gia đình, trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi trở nên rất yếu thế với các rủi ro về sức khỏe. Về giáo dục, hơn một nửa số gia đình được điều tra cho biết họ không hài lòng với kết quả của con ở trường khi cha mẹ hoặc cả cha và mẹ cùng di cư, điều này đồng nghĩa với việc con cái thiếu hướng dẫn và hỗ trợ của cha mẹ và các em phải mất nhiều thời gian cho công việc gia đình hơn. Điều thú vị hơn ở đây là nhiều nghiên cứu khác nhau đưa ra các kết quả khác nhau, đôi khi trái ngược về thời gian lao động mà con cái ( cả con trai và con gái) phải đóng góp để thay thế cho bố mẹ khi bố mẹ di cư. LĐDC ảnh hưởng tới quan hệ giữa cha mẹ - con cái: Có những đứa trẻ thêm thương và hiểu hơn cho bố mẹ chúng, thấu hiểu được những nỗi vất vả cực nhọc của bố mẹ. Cũng có những trường hợp khi cha mẹ đi làm ăn xa, việc quan tâm đến con cái ở nhà cũng không được như trước nữa. Nguyên nhân là do cha mẹ đi xa không quan tâm đến con cái, không có điều kiện tâm sự để hiểu nhau... Họ để lại con cho ông bà nuôi nấng. Có nhiều gia đình ông bà tuy tuổi đã già vẫn phải làm lụng để nuôi cháu thay con. Nhiều gia đình có người đi LĐDC thành công, gửi tiền về cho gia đình, xây dựng nhà cửa. Thế nhưng, nhà thì ngày càng rộng ra mà những đứa trẻ lại thiếu tình thương từ cha mẹ chúng.. Sự tác động đến việc chăm sóc, giáo dục dạy dỗ con cái: Phần lớn người dân đều cho rằng khi có người thân đi LĐDC thì việc chăm sóc giáo dục con cái vẫn bình thường. Bên cạnh đó vẫn có nhiều ý kiến cho rằng việc giáo dục chăm sóc con cái không thuận lợi như trước, con cái thường bỏ học giữa chừng, hoặc học hành sa sút so với trước khi cha mẹ đi làm ăn xa. Tốt hơn là vì có khoản tiền để đầu tư cho con cái học hành, mua sắm đồ dùng, dụng cụ học tập, học thêm. Còn nguyên nhân chính dẫn đến xấu hơn là bố mẹ không ở bên cạnh con để dạy bảo con, không có tiền gửi về để lo việc học hành cho con ở nhà. Nhiều hộ gia đình nghèo không đủ tiền cho con ăn học nên con cái đành nghỉ học sớm, đi làm thuê phụ giúp bố mẹ từ khi học xong cấp 2,... Việc chăm sóc, giáo dục con cái ở các gia đình có người đi LĐDC vẫn là một điều băn khoăn, trăn trở. Rất nhiều học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa nhà. Hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe máy, dùng điện thoại di động, bỏ học thường xuyên, đi chơi hay đua đòi bạn bè hút chích... ngày càng nhiều hơn. Tiền của cha mẹ gửi về nhiều làm cho con cái thừa thãi về vật chất nhưng thiếu thốn sự chăm sóc của cha mẹ 2.1.2. Tác động đến cộng đồng: Trên thực tế, rất khó để có thể đánh giá tác động thực sự của di cư đến cộng đồng nếu thông tin chỉ dựa trên các ý kiến chủ quan của người dân. Tác động của di cư lên cộng đồng và gia đình tại nơi đi đã nhận được rất nhiều chú ý qua hàng loạt các tài liệu di cư quốc tế chính là việc chuyển giao kiến thức và hành vi của người di cư trở về. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dân di cư sau khi trở về sẽ có trong tay một số tiền giành dụm và họ có thể bắt đầu kinh doanh và đóng góp nhiều hơn cho phúc lợi gia đình và tiềm năng là cho cả cộng đồng, di cư có thể đóng góp tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cũng cần lưu ý rằng kiến thức và hành vi người di cư mang về cộng đồng không phải lúc nào cũng tốt. Đây dường như là một trong những mối quan tâm lớn nhất của gia đình có người di cư. Họ cho biết vấn đề lây truyền tệ nạn xã hội từ thành phố là một trong những mối quan tâm hàng đầu liên quan đến di cư. Các tệ nạn này bao gồm cờ bạc, tội phạm, sử dụng ma túy và mại dâm. Ở cấp độ cộng đồng, trong một nghiên cứu “ Di cư ở Việt nam từ nông thôn ra thành phố” ( viện nghiên cứu phát triển xã hội nhà xuất bản Lao Động năm 2011) đã tập trung nghiên cứu những quan điểm của người được hỏi về tác động của di cư đến phát triển kinh tế - xã hội tại cộng đồng nơi đi. Như có thể thấy ở hình khoảng một nửa số người được hỏi (49,2%) cho rằng di cư có tác động tích cực; khoảng 27% nghĩ rằng di cư không có tác động gì; một phần năm người được hỏi tin rằng di cư có ảnh hưởng tiêu cực; và một số ít (4%) nhận xét rằng di cư có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Hình 1: Đánh giá về tác động của di cư đến phát triển kinh tế xã hội tại cộng đồng nơi đi (1)tích cực (2) cả tích cực lẫn tiêu cực (3) tiêu cực (4)không tác động Cho đến nay, chính phủ và các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ đề cập đến những đóng góp kinh tế của người di cư quốc tế (người Việt Nam ở nước ngoài (Việt kiều) hoặc người đi xuất khẩu lao động nước ngoài) với các số liệu về kiều hối, trong khi những đóng góp của người di cư trong nước đã bị bỏ qua (IOM, 2005; Skeldon, 2006). Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra sự đóng góp đáng kể của việc di cư trong việc xóa đói giảm nghèo ở những địa phương nơi đi. Điều tra di cư năm 2004 (gSO, 2004) cho thấy khoảng một nửa số người di cư gửi tiền về nhà trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra; và hai phần ba trong số họ gửi về hơn 1 triệu đồng. Nếu tính đến số lượng người di cư (6,6 triệu người theo Điều tra dân số năm 2009), chúng ta có thể ước tính được số tiền gửi về nhà của người di cư trên toàn quốc. Tuy nhiên, con số thực tế phải cao hơn nhiều, do Điều tra dân số năm 2009 không bao gồm số lượng người di cư tạm thời, ước tính khoảng trên 10 triệu người (Lê Bạch Dương và cộng sự, 2005). Trên thực tế, không có một con số ước tính cụ thể nào về lượng tiền được người di cư trong nước gửi về nhà. Ngoài ra, tác động của di cư trong nước chủ yếu chỉ được biết đến ở cấp độ gia đình, trong khi rất khó để đánh giá ở cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, không khó để nhận ra rằng tiền mà người di cư gửi về nhà giúp cải thiện mức sống cũng như điều kiện sống của gia đình, xây nhà mới, đầu tư vào giáo dục và chăm sóc sức khỏe cũng như các hoạt động kinh tế khác. Những tác động này chắc chắn sẽ giúp cho sự phát triển chung của cộng đồng nơi đi, một cách gián tiếp. 2.2 Tiền gửi về nhà của người di cư trong nước: Di cư là 1 chiến lược sống của các hộ gia đình để đối phó với những rủi ro cũng như để tận dụng những cơ hội thu nhập bằng cách phân phối lao động gia đình ở nhiều không gian khác nhau nhằm tối đa hóa thu nhập gia đình và giảm thiểu những rủi ro. Do vậy, tiền hay hàng gửi về nhà cần được nhìn nhận như một phần không thể tách rời trong chiến lược sinh kế hộ gia đình. Việc gửi tiền phổ biến và việc sử dụng tiền gửi là một số chỉ báo về đóng góp của người di cư trong nước vào sự giàu có của các địa phương có người di cư trong quá trình phát triển gần đây ở Việt Nam. Những dòng thu nhập như vậy được chuyển từ những nơi có nhiều cơ hội việc làm tới các vùng nông thôn với ít cơ hội việc làm. Nó góp phần vào việc phân chia lại của cải trên phạm vi cả nước có thể đóng góp vào việc xóa đói, giảm nghèo cho những khu vực kém phát triển hơn ở Việt Nam. Dòng tiền gửi của người dân di cư trong nước cho thấy quyết định di cư không chỉ dựa vào mục đích và các nhu cầu chưa được đáp ứng của cá nhân người di cư mà các quyết định này có thể bị tác động bởi các chiến lược của hộ gia đình muốn nâng cao tối đa thu nhập hoặc giảm thiểu rủi ro bằng cách phân tán các nguồn thu nhập. Tiền gửi là một phần thu nhập của người di cư kiếm được tại nơi đến, gửi về nhà mà hầu hết là các khu vực nông thôn và nghèo hơn và vì thế tiền gửi là một trong những tác động trực tiếp tích cực của sự di chuyển lao động trong nước 2.2.1 Đặc thù của dòng tiền gửi: Tiền gửi về chủ yếu là tiền mặt: Những phát hiện của cuộc khảo sát MIS cho thấy rằng đa số các hộ gia đình di cư (73,5%) đã báo cáo là có nhận được tiền hoặc hàng hóa gửi về từ người di cư đang làm việc tại thành phố trong vòng 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn. Như đã đề cập trong chương trước, việc thiếu đất canh tác và các cơ hội tạo thu nhập khiến cho di cư là một phương án khả thi trong các chiến lược sinh kế đối với nhiều hộ gia đình nông thôn. Do thường xuyên cần tiền mặt để trả cho những dịch vụ kinh tế và xã hội khác nhau của gia đình, tiền gửi về nhà (từ người di cư) tạo nên một nguồn tài chính quan trọng để trang trải những chi phí đó. Cũng theo cuộc khảo Sát trên có tới 88,5% số hộ gia đình chỉ nhận được tiền, trong khi tỷ lệ phần trăm người nhận tiền/hàng gửi về nhà (từ người di cư) bằng hiện vật hoặc bằng cả tiền mặt lẫn hiện vật là rất ít, tương ứng với 9,6% và 1,9%. Các nghiên cứu khác về di cư tại Việt Nam cũng đưa ra các kết quả tương tự về tỷ lệ cao nhận được tiền gửi của các hộ gia đ.nh có người di cư. Ví dụ, qua những số liệu có tính đại diện toàn quốc của các cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam (VLSS) năm 2002 và 2004, Nguyễn (2008) cũng tìm thấy tỷ lệ các hộ gia
Luận văn liên quan