MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN JOC2
1.1. Giới thiệu chung về Công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam2
1.1.1. Căn cứ pháp lý2
1.1.2. Loại hình doanh nghiệp2
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động2
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển2
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củ Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam.4
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần tập đoàn JOC Vịêt Nam4
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp4
1.2.3 Tổ chức hoạt động SXKD tại Công ty.6
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý6
1.3. Tình hình tài chính và kêt quả kinh doanh của công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam .8
PHẦN 2: BỘ MÁY KẾ TOÁN, TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM11
2.1. Bộ máy kế toán tại công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam11
2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam12
2.3. Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam.15
2.3.1. Đặc điểm và trình tự hạch toán CPSX.17
2.3.1.1. Hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.17
2.3.1.2. Hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp.23
2.3.1.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.30
2.3.1.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung.35
2.3.2. Tổng hợp CPSX và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.37
2.3.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuât.37
2.3.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.38
2.3.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Tập đàon JOC Việt Nam39
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM40
3.1. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán CFSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam40
3.1.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam .40
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam41
KẾT LUẬN46
48 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tại Công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN JOC 2
1.1. Giới thiệu chung về Công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam 2
1.1.1. Căn cứ pháp lý 2
1.1.2. Loại hình doanh nghiệp 2
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động 2
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củ Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam. 4
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần tập đoàn JOC Vịêt Nam 4
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp 4
1.2.3 Tổ chức hoạt động SXKD tại Công ty. 6
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 6
1.3. Tình hình tài chính và kêt quả kinh doanh của công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam . 8
PHẦN 2: BỘ MÁY KẾ TOÁN, TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM 11
2.1. Bộ máy kế toán tại công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam 11
2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam 12
2.3. Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam. 15
2.3.1. Đặc điểm và trình tự hạch toán CPSX. 17
2.3.1.1. Hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 17
2.3.1.2. Hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp. 23
2.3.1.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 30
2.3.1.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 35
2.3.2. Tổng hợp CPSX và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 37
2.3.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuât. 37
2.3.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 38
2.3.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Tập đàon JOC Việt Nam 39
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM 40
3.1. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán CFSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam 40
3.1.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam . 40
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam 41
KẾT LUẬN 46
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nước ta hiện nay đang trong quá trình phát triển kinh tế, việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng trong thực tế đang diễn ra rất nhanh làm thay đổi bộ mặt đất nước từng ngày. Điều đó không chỉ có nghĩa là khối lượng ngành XDCB tăng lên mà song song với nó là số vốn đầu tư XDCB cũng tăng lên.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng là vô cùng quan trọng, luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm rõ được các hao phí lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất để có những điều chỉnh kịp thời nhằm hạ giá thành sản phẩm. Việc hạch toán CPSX và tính giá thành chính xác, đầy đủ và kịp thời là cơ sở xác định chính xác, thước đo hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn vế vấn đề này em đã lựa chọn Công ty CP tập đoàn JOC là đơn vị thực tập.
Báo cáo tổng hợp gồm có 3 phàn như sau:
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN JOC
1.1. Giới thiệu chung về Công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam
1.1.1. Căn cứ pháp lý
Tên công ty : CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM
Địa chỉ : 204 - 17T2 - HOÀNG ĐẠO THÚY - TRUNG HÒA - CẦU GIẤY - HÀ NỘI
Tổng Giám đốc : Ngô Văn Quỳnh
Email : jocvietnam@gmail.com
Điện thoại : 04.62812081
Mã số thuế :
Tài khoản :
Fax : 04.62696732
1.1.2. Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động
Cty là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành nghề: Xây dựng, Quảng cáo, Truyền thông sự kiện....
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển
Tập đoàn JOC Việt Nam, tiền thân là Công ty cổ phần J.O.C Việt Nam, được thành lập ngày 05/01/2005, với lĩnh vực kinh doanh là Xây dựng, Truyền thông sự kiện, Quảng cáo . Từ những ngày đầu mới thành lập, lĩnh vực chuyên môn còn khá xa lạ với nhân viên, sau một thời gian tìm hiểu và tự trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, đến nay JOC Việt Nam đã trở thành “thương hiệu” ghi được nhiều dấu ấn với những người cùng nghề.
Dành trọn tâm huyết với nghề và có những bước đi đúng đắn ở mỗi thời điểm,Tổng Giám đốc Ngô Văn Quỳnh - người đã góp một phần lớn công sức, định hướng con đường đi cho JOC Việt Nam luôn trăn trở nhằm tìm ra bước phát triển mới cho Tập đoàn, để hôm nay, Tập đoàn JOC Việt Nam đã khẳng định được mình trong lĩnh vực chuyên môn cũng như ghi nhận những thay đổi rõ rệt trong cơ cấu tổ chức. Không bằng lòng với những thành tích đã đạt được, JOC Việt Nam đã phát triển thương hiệu của mình sang nhiều lĩnh vực khác và cũng đã có được những kết quả đáng mừng. Sau 05 năm đi vào hoạt động, đến nay, Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ khi tăng số vốn điều lệ từ 10 tỷ lên 50 tỷ đồng và thay đổi, mở rộng mô hình kinh doanh để kịp thời thích nghi với các hoạt động của Công ty.
Lĩnh vực chuyên môn:
Xây dựng - Truyền thông - Sự kiện - Quảng cáo
Các công ty thành viên:
- Công ty CP Đầu tư VietMax
- Công ty CP Truyền thông - Sự kiện Việt Nam
- Công ty CP Truyền thông - Quảng cáo VinaPro
- Công ty CP Trực tuyến Tài nguyên và Môi trường.
Những thành tích nổi bật:
- Năm 2007: Doanh thu đạt gần 10 tỷ đồng.
- Năm 2008: Doanh thu đạt 20,7 tỷ đồng; Tổ chức thành công sự kiện “Toàn xã hội chăm sóc người cao tuổi Việt Nam”của UBQG về Người cao tuổi.
- Năm 2009: Doanh thu đạt 35,5 tỷ đồng; Tổ chức thành công giải Cầu lông của Ngành Thanh tra Chính phủ tại Nha Trang.
Kế hoạch trong những năm tới:
- Năm 2010: Phấn đấu đạt doanh thu từ 55 – 60 tỷ đồng.
- Dự kiến xây dựng trụ sở mới khang trang vào năm 2011.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củ Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần tập đoàn JOC Vịêt Nam
Công ty sử dụng tiền vốn để thực hiện nhiệm vụ SXKD, đảm bảo đời sống CBCNV, đóng góp vào sự phát triển Công ty. Đơn vi thành viên của Công ty đầu tư đấu thầu các công trình xây dựng, quảng cáo, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng đến nhóm A, xây dựng các công trình thuỷ lợi, đường bộ, đường dây và trạm biến thế điện. Công ty vừa tự tìm kiếm thị trường vừa tự lo tổ chức thi công sao cho đúng tiến độ, đảm bảo về kỹ thuật, đẹp về mỹ thuật, nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm. Đồng thời tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành công trình đem lại hiệu quả cao trong hoạt động SXKD.
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam
Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty
Đơn vị thành viên được Công ty giao cho quyền tự chủ trong hoạt động SXKD, được phép tự tìm kiếm và đấu thầu các công trình xây dựng. Sau khi xem xét tính khả thi của công trình, Công ty ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. Sau khi có hợp đồng thi công Công ty giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện. Đối với các đơn vị trực thuộc, trước khi ký kết hợp đồng nội bộ giữa công ty với Giám đốc đơn vị, các đơn vị có quyền tính toán chi tiết, kiểm tra xác định giá trị công trình được giao để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Sau khi đã thống nhất và đi đến ký kết hợp đồng giao khoán, đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình mà mình thực hiện.
Đơn vị thành viên có trách nhiệm chuẩn bị thi công, cụ thể: Chủ động bố trí cán bộ kỹ thuật nghiên cứu, thiết kế dự toán, lập tiến độ thi công cho công trình. Biện pháp thi công, tổ chức bố trí thi công gồm: Vốn, vật tư, thiết bị, nhân lực phù hợp với tiến độ thực hiện theo kế hoạch. Trường hợp công trình phức tạp, đơn vị thành viên sẽ phối hợp với phòng Kế hoạch – Kỹ thuật của Công ty nghiên cứu lập biện pháp thi công, biện pháp kỹ thuật an toàn.
Tổ chức thi công và trong quá trình thi công công trình:
Trong quá trình này, đơn vị thành viên báo cáo thường kỳ về các mặt: sản lượng vật tư, hàng hoá, sử dụng lao động ngoài (tạm tuyển).
Công ty con phải báo cáo kiểm kê khối lượng dở dang tại thời điểm cuối năm để phòng Kế hoạch - Kỹ thuật tổng hợp. Trong quá trình thi công ở mỗi giai đoạn cần nghiệm thu, công ty con có trách nhiệm báo cáo với Tổng Giám đốc và phòng Kế hoạch - Kỹ thuật để Công ty tiến hành nghiệm thu trước khi bên A nghiệm thu.
1.2.3 Tổ chức hoạt động SXKD tại Công ty.
Là đơn vị tự chủ trong hoạt động SXKD. Hiện nay, Công ty tự tìm kiếm thị trường, tự xây dựng và cân đối kế hoạch SXKD, tự đấu thầu các công trình xây dựng. Hàng quý, hàng năm, Công ty có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động SXKD của đơn vị, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Các công trình xây lắp do Công ty ký hợp đồng với bên A, khi giao khoán cho các đơn vị thành viên phải có quyết định giao khoán cụ thể. Các Công ty con có trách nhiệm tổ chức thi công và nộp về Công ty các khoản sau:
* 10% giá trị đầu vào để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đội được khấu trừ thuế đầu vào tương ứng với khối lượng công trình hoàn thành.
* 5% giá trị công trình để chi sử dụng cho quản lý Công ty bao gồm nộp khấu hao cơ bản, thuế thu trên vốn và tích luỹ (nếu có) và kinh phí nộp Công ty
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty làm việc theo chế độ một Tổng giam đốc theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy Xí nghiệp được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Tông Giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, tổ chức bộ máy và quản lý điều hành công tác cán bộ, định hướng phát triển theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn được cấp, vốn vay cũng như trang thiết bị và các khoản công nợ.
Phó Tông giám đốc Công ty: Điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng, tham mưu cho Giám đốc trong việc bố trí sắp xếp công tác tổ chức sản xuất cũng như bộ máy quản lý Công ty. Ngoài ra, Phó giám đốc Công ty chịu trách nhiệm điều hành kiểm tra công tác quản lý kỹ thuật, công tác an toàn lao động trên các công trình trong toàn Công ty, tham gia công tác tiếp thị, công tác đấu thầu và trực tiếp chủ nhiệm một số công trình.
Phòng Hành chính tổng hợp: Giúp Giám đốc Công ty nắm được tình hình về công tác lao động tiền lương và công tác hành chính. Quản lý tốt việc sử dụng lao động, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động, giúp Giám đốc trong việc quản lý tài sản, máy móc tại Công ty.
Phòng Kế hoạch kỹ thuật và quản lý dự án: Khai thác thị trường, tổ chức đấu thầu, ban hành quyết đinh giao việc, hợp đồng giao khoán cũng như thanh lý hợp đồng giao khoán với các đội, tham gia quyết toán, nghiệm thu nội bộ trước khi bên A nghiệm thu, kiểm tra xem xét các khối lượng thanh toán. Chỉ đạo kỹ thuật thi công, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chế độ, biện pháp thi công, chất lượng kỹ thuật, tiến độ các công trình.
Phòng Tài chính kế toán: thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán theo chế độ kế toán hiện hành và theo cơ chế quản lý tài chính của Công ty. Theo dõi hạch toán các chỉ tiêu tài chính, phân bổ chi phí đúng, đủ và hợp lý, phản ánh chính xác kết quả hoạt động SXKD trong kỳ, báo cáo kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ cho quản lý. Kết hợp chặt chẽ với phòng Kế hoạch kỹ thuật để nắm được tiến độ, khối lượng thi công từng công trình làm căn cứ cho việc vay vốn, thu hồi vốn, quyết toán khối lượng công trình.
Các Công ty con và đội thi công: Chịu trách nhiệm thi công, đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng, kỹ thuật công trình, quản lý vốn, tài sản của Công ty và đảm bảo vốn trong quá trình tổ chức hoạt động SXKD.
1.3. Tình hình tài chính và kêt quả kinh doanh của công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam .
Tình hình kinh tế tài chính của Công ty trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng đáng kể, thể hiện qua một số chỉ tiêu như sau:
Bảng . Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
24.978.124.444
31.014.073.089
6.035.948.645
24,16
GVHB
23.360.547.515
29.236.610.005
5.876.062.049
25,15
LN gộp
1.617.576.929
1.777.463.084
159.886.155
9,88
LN trước
thuế TNDN
302.024.554
324.554.734
22.530.180
7,46
TN bình quân
1.570.000
1.930.000
360.000
22,93
Kết quả hoạt động SXKD của Công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 so với năm 2005 tăng 6.035.948.645 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 24,16%. Tốc độ tăng doanh thu của Công ty là khá cao.
Tình hình SXKD tại Công ty có khả quan góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động. Cụ thể, TN bình quân đầu người năm 2006 tăng 360.000 VNĐ so với năm 2005, tương ứng tốc độ tăng là 22,93%. TN tăng lên cải thiện đời sống, khuyến khích CBCNV hăng hái làm việc, tăng NSLĐ.
Bảng. Bảng cơ cấu tỷ trọng Tài sản - Nguồn vốn
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
Số tiền (VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Tài sản
TSNH
TSDH
28.893.712.072
24.472.922.317
4.420.789.755
100
84,7
15,3
33.008.395.338
28.540.728.381
4.467.666.957
100
86,46
13,54
Nguồn vốn
Nợ phải trả
+ Nợ ngắn hạn
+ Nợ dài hạn
- Vốn CSH
28.893.712.072
27.413.690.621
27.143.241.676
270.448.945
1.480.021.451
100
94,88
93,94
0,94
5,12
33.008.395.338
31.593.409.649
30.498.844.220
1.414.985.689
100
95,71
92,4
3,31
4,29
Do máy móc thiết bị phục vụ cho thi công công trình chủ yếu thuê ngoài nên TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng Tài sản của Công ty, chỉ chiếm 15,3% năm 2005 và chiếm 13,5% năm 2006. Trong TSNH, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn do giá trị công trình lớn, khách hàng chỉ thanh toán ngay một phần giá trị công trình hoàn thành bàn giao theo hợp đồng đã ký kết.
Trong tổng Nguồn vốn, Nợ phải trả ở cả hai năm tài chính đều chiếm trên 90%, trong đó Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, Vốn CSH của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ.
PHẦN 2: BỘ MÁY KẾ TOÁN, TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM
2.1. Bộ máy kế toán tại công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam
Đặc điểm của Công ty là một đơn vị SXKD trung bình, nên bộ máy kế toán của Công ty được thiết kế gọn nhẹ với số lượng nhân sự tại phòng Kế toán ít gồm 5 người. Hơn nữa, do cơ cấu tổ chức của Cômg ty còn gồm các đội trực thuộc. Mỗi đội được Công ty được giao khoán thực hiện các công trình xây dựng nên cần có kế toán của các Công ty con theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngay tại Công ty con. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toáon Công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ . Tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính kế toán: Là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại Công ty, lập, theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính, quản lý chỉ đạo phòng Tài chính kế toán. Chịu trách nhiệm giải trình các vấn đề liên quan đến công tác tài chính kế toán với Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên, chi cục thuế và các cơ quan chức năng.
Kế toán tổng hợp, chi phí và giá thành: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ chi phí trong thi công xây lắp cũng như CFQL tại Công ty làm cơ sở cho việc theo dõi, ghi chép và tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định KQKD từng công trình, báo cáo kịp thời làm căn cứ cho ban lãnh đạo ra các quyết định quản lý.
Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán lương: Theo dõi, cập nhật thường xuyên quá trình luân chuyển tiền mặt cũng như tiền gửi tại Ngân hàng, đối chiếu, kiểm tra kịp thời với thủ quỹ. Chịu trách nhiệm tính, theo dõi tiển lương và các khởan trích theo lương.
Kế toán theo dõi công nợ, NVL: Kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ vay vốn, theo dõi tiền vay của các đội, tính và đề nghị thu lãi vay các công trình, theo dõi phần thu nộp nghĩa vụ của các đội, thanh lý hợp đồng nội bộ cho các công trình hoàn thành. Theo dõi các khoản công nợ của khách hàng, nhà cung cấp cũng như nghĩa vụ đối với Nhà nước. Theo dõi, hạch toán vật tư tại Công ty.
Kế toán theo dõi TSCĐ kiêm thủ quỹ: Quản lý séc, tiền mặt, cập nhật sổ quỹ tiền mặt, sổ vay Ngân hàng, sổ ký quỹ bảo lãnh, đảm bảo chi tiền phải có đầy đủ chứng từ hơp lý, hợp lệ. Theo dõi tình hình tăng, giảm, phân bổ và trích khấu hao TSCĐ trong toàn Công ty.
Kế toán đơn vị thành viên : Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ phát sinh ban đầu liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các đơn vị. Các chứng từ được thu thập, tập hợp, sắp xếp theo từng công trình, hạng mục công trình và định kỳ chuyển lên phòng kế toán Công ty. Hàng tháng nộp kê khai thuế GTGT đầu vào để Công ty tập hợp nộp cơ quan thuế. Hàng quý, kế toán đội nộp báo cáo giải trình chi phí liên quan đên hoạt động SXKD của đội có đầy đủ chứng từ gốc kèm theo.
2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam
* Chế độ kế toán áp dụng: Công ty xây dựng số 4 áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
* Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
* Kỳ kế toán: Quý.
* Cơ sở hạch toán: Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam theo phương pháp giá gốc.
* Các chính sách kế toán chủ yếu áp dụng:
- Nguyên tắc khi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị hàng tồn kho gồm giá mua cộng chi phí vận chuyển, thu mua… Giá trị hàng xuất kho theo giá thực tế đích danh.
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay và chi phí khác: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay”. Chi phí trả trước được vốn hoá để phân bổ dần vào chi phí SXKD, gồm chi phí cho mua sắm dụng cụ, thiết bị quản lý, chi phí cho các dự án.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ: TSCĐ của Công ty được hạch toán theo 3 chỉ tiêu: nguyên giá, khấu hao luỹ kế và GTCL. Nguyên giá của TSCĐ được xác định là toàn bộ chi phí mà đơn vị phải bỏ ra để có được tài sản đó đưa vào sử dụng. TSCĐ được khấu hao theo thời gian sử dụng ước tính, theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hoá đơn đã lập. Kết quả thực hiện hợp đồng được ước tính đáng tin cậy theo phương pháp đánh giá phần công việc đã hoàn thành.
- Các nghĩa vụ về thuế:
Công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế TNDN trong năm là 28%.
* Hình thức ghi sổ kế toán:
Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các Sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký thu tiền, chi tiền, Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra, kế toán ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Số liệu ghi trên Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt là căn cứ ghi vào Sổ cái các TK kế toán phù hợp.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã đối chiếu giữa Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Nhằm đơn giản hoá công việc kế toán, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán ACNET của Bộ Xây dựng, được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán Nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ . Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
2.3. Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam.
Hàng năm, Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam tiến hành thi công nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhiều công trình có thời gian kéo dài nhiều năm. Tuy về quy mô, khối lượng sản xuất có khác nhau nhưng phương pháp hạch toán và