Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề cho cán bộ công chức thuế thuế giá trị gia tăng

Qua bảng trên thấy ở mỗi khâu luân chuyển thì cơ sở kinh doanh đều phải nộp thuế GTGT trên GTGT tương ứng của khâu đó, và tổng số thuế GTGT ở các khâu cộng lại chính bằng số thuế cuối cùng mà người tiêu dùng phải chịu (100 + 50 + 80 + 70 = 300). So với thuế doanh thu thấy: thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Như vậy, đặc điểm trên cho thấy thuế GTGT đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên thuế”. - Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao. Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít. - Về phạm vi đánh thuế: thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu.

doc60 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề cho cán bộ công chức thuế thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 42 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 52 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 52 1.1.1. Khái niệm 52 1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT 52 1.2. Vai trò của thuế giá trị gia tăng 72 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 929 2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT 92 2.1.1. Đối tượng chịu thuế GTGT 92 2.1.2. Đối tượng nộp thuế 92 2.2. Đối tượng không chịu thuế GTGT 10210 CHƯƠNG 3: CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 13213 3.1. Giá tính thuế 13213 3.1.1. Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuế GTGT 13213 3.1.2. Giá tính thuế đối với một số trường hợp 14214 3.2. Thuế suất 16216 3.2.1. Mức thuế suất 0% 16216 3.2.2. Mức thuế suất 5%. 16217 3.2.3. Mức thuế suất 10% 17218 3.3. Phương pháp tính thuế 18218 3.3.1. Phương pháp khấu trừ thuế 182 3.3.2. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng 22223 3.4. Chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 26227 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN MUA BÁN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ ĐỐI VỚI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 27229 4.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoá đơn đối với thuế GTGT 27229 4.2. Một số loại hoá đơn áp dụng 27229 4.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ 27229 4.4. Việc sử dụng hoá đơn đối với một số trường hợp đặc thù 28230 4.5. Trách nhiệm của tổ chức cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ 29232 4.6. Biện pháp quản lý đối với một số hành vi vi phạm về hoá đơn 30232 4.6.1. Xác định các trường hợp mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp 30232 4.6.2. Xử lý đối với cơ sở bán hoá đơn bất hợp pháp 30233 4.6.3. Xử lý đối với bên mua, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp 31234 4.6.4. Xử lý hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh đã bỏ trốn trong một số trường hợp 32234 CHƯƠNG 5: KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 34236 5.1. Kê khai thuế GTGT 34236 5.1.1. Phân loại khai thuế GTGT 34236 5.1.2. Hồ sơ khai thuế GTGT 34236 5.1.3. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế 36238 5.1.4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT 37239 5.2. Nộp thuế GTGT 37239 5.2.1. Thời hạn nộp thuế GTGT 37239 5.2.2. Đồng tiền nộp thuế 37239 5.2.3. Địa điểm nộp thuế 37239 5.3. Quyết toán thuế GTGT 37240 CHƯƠNG 6: HOÀN THUẾ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 39241 6.1. Cơ sở của việc hoàn thuế GTGT đầu vào 39241 6.2. Một số trường hợp cụ thể được hoàn thuế GTGT 39241 6.3. Thủ tục hoàn thuế GTGT 43245 6.3.1. Nơi nộp hồ sơ hoàn thuế 43245 6.3.2. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế 43245 CHƯƠNG 7: ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẾN NĂM 2010 45247 7.1. Về phạm vi, đối tượng chịu thuế 45247 7.2. Về thuế suất 45248 7.3. Về phương pháp tính thuế 45248 7.4. Về hoàn thuế 46248 7.5. Về ngưỡng tính thuế GTGT 46248 PHỤ LỤC 47249 MỞ ĐẦU 1. Khái quát sự ra đời của thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Cộng hoà Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajoutée (viết tắt là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắt là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng. Đến nay thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới (khoảng 130 nước), trong đó có Việt Nam. Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam đã được cải cách đáp ứng mục tiên phát triển kinh tế từng thời kỳcải cách đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ. Đánh dấu bước cải cách đầu tiên là việc ra đời một hệ thống thuế thống nhất, áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế; thứ hai là sự ra đời của một số sắc thuế mới thay thế những sắc thuế còn nhiều nhược điểm, kìm hãm phát triển sản xuất như: thuế Giá trị gia tăng thay thế thuế doanh thu, thuế Thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức... Trong đó thuế giá trị gia tăng ra đời là một sự thay đổi căn bản trong các sắc thuế gián thu. Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9 ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. 2. Mục tiêu, yêu cầu bài giảng - Nắm vững những nội dung cơ bản về thuế GTGT theo quy định hiện hành - Nắm bắt được định hướng hoàn thiện thuế GTGT trong thời gian tới - Nắm được công tác quản lý thuế GTGT hiện hành 3. Nội dung, kết cấu bài giảng Chương 1: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế giá trị gia tăng Chương 2: Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế giá trị gia tăng Chương 3: Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế Chương 4: Một số quy định về hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ đối với thuế giá trị gia tăng Chương 5: Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế giá trị gia tăng Chương 6: Hoàn thuế thuế giá trị gia tăng Chương 7: Định hướng cải cách Thuế giá trị gia tăng đến năm 2010 CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 1.1.1. Khái niệm Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới được tạo ra (giá trị gia tăng) trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề cơ bản là phải xác định được giá trị gia tăng ở mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh, có như vậy mới tính được một cách chính xác số thuế giá trị gia tăng của giai đoạn đó. Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụhàng hoá, dịch vụ bán ra với tổng trị giá hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế: Giá trị gia tăng  =  Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra  -  Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng   Số thuế GTGT  =  GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế  X  Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó   Có thể thấy thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế gián thu khác, điều này thể hiện qua các đặc điểm của thuế GTGT. 1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT - Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào thu nhậpđối tượng của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thông qua hành vi mua hàng hoá, dịch vụ đó (vì vậy thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng, đối với cơ sở kinh doanh thì đây là loại thuế gián thu), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá và dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT. Ví dụ: Giá hàng hoá, dịch vụ chưa thuế là: 100 Thuế suất thuế GTGT là 10% => Thuế GTGT là 10 Giá người tiêu dùng phải trả là: 100 + 10 = 110 (giá bao gồm cả thuế GTGT). Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện: người mua hàng hoá, dịch vụ là người phải trả khoản thuế này thông qua giá bán mua của hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, người mua không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh toán hàng hoá và dịch vụ cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua trả. Người bán thực hiện nộp khoản thuế GTGT phải nộp “đã được người mua trả” vào NSNN. - Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng. Tuy nhiên, trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng trung gian. Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số thuế GTGT ở khâu trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và người tiêu dùng cuối cùng là người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hoá đó. Tổng số thuế người tiêu dùng cuối cùng phải trả bằng tổng số thuế phát sinh qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ: Giả sử vải bán trên thị trường được luân chuyển qua các khâu: từ bông kéo thành sợi, sợi dệt thành vải và bán trên thị trường, thuế suất thuế GTGT ở mỗi khâu là 10%, có bảng sau: Cơ sở kinh doanh  Giá mua  Giá bán (chưa có thuế GTGT)  Giá trị gia tăng  Số thuế GTGT phải nộp   (1)  (2)  (3)  (4) = (3) - (2)  (5) = (4)*10%   Bông  -  1000  1000  100   Sợi  1000  1500  500  50   Vải  1500  2300  800  80   Bán trên thị trường  2300  3000  7000  70   Tổng cộng    3000  300   Qua bảng trên ta thấy ở mỗi khâu luân chuyển thì cơ sở kinh doanh đều phải nộp thuế GTGT trên GTGT tương ứng của khâu đó, và tổng số thuế GTGT ở các khâu cộng lại chính bằng số thuế cuối cùng mà người tiêu dùng phải chịu (100 + 50 + 80 + 70 = 300). So với thuế doanh thu ta thấy: thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Như vậy, đặc điểm trên cho thấy thuế GTGT đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên thuế”. - Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao. Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít. - Về phạm vi đánh thuế: thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu. Thuế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập: Thuế GTGT đánh vào hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó. Thuế GTGT mang tính chất luỹ thoái vì nó không tính đến khả năng thu nhập của người chịu thuế, người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thuế như nhau nếu cùng mua một loại hàng hoá, dịch vụ. Như vậy khi so sánh tỷ suất thuế GTGT trên tổng thu nhập thì người có thu nhập cao có tỷ suất thấp hơn so với người có thu nhập thấp. Ví dụ: Người tiêu dùng A có thu nhập là 10 triệu đồng, người tiêu dùng B có thu nhập là 1 triệu đồng, A và B cùng mua hàng hoá X với thuế GTGT là 100.000 đồng. Như vậy, tỷ suất thuế GTGT trên thu nhập của A là: (100.000/10.000.000)x100% = 1%; tỷ suất thuế GTGT trên thu nhập của B là: (100.000/1.000.000)x100% = 10%. 1.2. Vai trò của thuế giá trị gia tăng Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau: - Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của nền kinh tế (điều tiết gián tiếp) thông qua điều tiết phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được đưa ra tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, qua đó điều tiết sản xuất, tiêu dùng, trên cơ sở đó điều tiết nền kinh tế. - Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước. Thuế giá trị gia tăng tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước. Ở các nước trên thế giới, số thu từ thuế GTGT trong tổng số thu từ thuế chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách. Ở Việt Nam, thuế GTGT hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20-23% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí.  Nguồn: Bộ Tài chính - Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trên mỗi công đoạn của quá trìnhqua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước, thuế đã nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian tớithị trường. - Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thểtăng khả năng cạnh tranh thuận lợivề giá hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế. - Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định rõ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện phải căn cứ trên hoá đơn mua vào, bán ra đã thúc đẩy doanh nghiệp hạch toán đầy đủ doanh số chưa có thuế, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào và thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ, hạch toán kế toán; hàng hoá xuất khẩu mua bán phải thanh toán qua ngân hàng. Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT khắc phục nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”; thuế GTGT . Thuế GTGT đã đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia áp dụng nó thông qua việccó nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực tới khuyến khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN. 1.3. Nguyên tắc thiết kế các quy định về thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT được nhiều nước trên thế giới áp dụng xuất phát từ những ưu điểm của nó. Ở các nước khác nhau thì việc xây dựng các quy định về thuế GTGT là không hoàn toàn giống nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Tuy nhiên, khi thiết kế các quy định về thuế GTGT cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản nhất định. 1.3.1. Về đối tượng chịu thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao nên mục tiêu sử dụng thuế GTGT chủ yếu là nhằm động viên một phần thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng trong xã hội vào ngân sách nhà nước. Do đó, có thể coi thuế GTGT có mục tiêu chủ yếu là tạo nguồn thu cho ngân sách. Muốn đạt được mục tiêu ấy, đối tượng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hoá, dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa là, việc quy định đối tượng không chịu thuế GTGT chỉ nên giới hạn trong một số hàng hoá, dịch vụ nhất định mà những hàng hoá này có số thu không lớn, là sản phẩm của những ngành khó khăn hay tổ chức quản lý thu nộp phức tạp… 1.3.2. Về cơ sở tính thuế Cơ sở tính thuế là giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu luân chuyển. Đây là nguyên tắc cơ bản khi thiết kế thuế GTGT, đảm bảo mục tiêu không đánh trùng lên thuế, thuế đánh trên nhiều giai đoạn nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm. Nguyên tắc này được thực hiện trong việc xác định giá tính thuế và lựa chọn phương pháp tính thuế: Giá tính thuế phải là giá chưa có thuế GTGT, trường hợp đặc thù giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT thì phải quy đổi về giá chưa có thuế GTGT để tính thuế. Về mặt lý thuyết, có 4 phương pháp tính thuế GTGT là: (1): Phương pháp cộng trực tiếp; Thuế GTGT phải nộp  =  [Lợi nhuận + Tiền công]  x  Thuế suất   (2): Phương pháp cộng gián tiếp: Thuế GTGT phải nộp  =  Lợi nhuận  x  Thuế suất  +  Tiền công  x  Thuế suất   (3): Phương pháp trừ trực tiếp (phương pháp trực tiếp): Thuế GTGT phải nộp  =  Doanh số bán ra  -  Doanh số mua vào  x  Thuế suất   (4): Phương pháp trừ gián tiếp (phương pháp khấu trừ): Thuế GTGT phải nộp  =  Doanh số bán ra  x  Thuế suất đầu ra  -  Doanh số mua vào  x  Thuế suất đầu vào   Từ công thức trên có thể viết đơn giản lại là: Số thuế GTGT phải nộp  =  Thuế GTGT đầu ra  -  Thuế GTGT đầu vào   Thuế GTGT đầu ra  =  Giá bán hàng hoá, dịch vụ  x  Thuế suất thuế GTGT   Hai phương pháp đầu phản ánh chính xác nhất giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, chúng đều đòi hỏi phải xác định được lợi nhuận ở mỗi khâu luân chuyển. Lợi nhuận chỉ có thể xác định khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mà không thể xác định ngay sau khi bán hàng hoá, dịch vụ. Mặt khác, rất khó xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy phương pháp (1) và (2) chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Phương pháp trực tiếp thực chất là tính thêm phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Phương pháp khấu trừ thực chất cũng tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ nếu thuế suất đầu ra bằng thuế suất đầu vào. Phương pháp khấu trừ bảo đảm tổng số thuế phải nộp qua các khâu bằng tổng giá trị gia tăng nhân (x) với thuế suất sản phẩm cuối cùng. 1.3.3. Về tính liên hoàn Trong hai phương pháp tính thuế GTGT thông dụng, phương pháp khấu trừ có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, phương pháp khấu trừ đòi hỏi ở mỗi khâu tính thuế phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ để xác định số thuế đã nộp ở các khâu trước làm cơ sở khấu trừ thuế đầu vào. Vì vậy, khi thiết kế các quy định về thuế GTGT cần phải đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế tự kiểm soát giữa các khâu của quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tức là, phải đảm bảo khâu trước là cơ sở khấu trừ của khâu sau và việc khấu trừ ở khâu sau là cơ sỏ kiểm soát khâu trước. 1.3.4. Về số lượng mức thuế suất thuế GTGT Số lượng các mức thuế suất là một vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng khi hoạch định thuế GTGT. Việc áp dụng nhiều mức thuế suất có thể góp phần đảm bảo công bằng trong việc điều tiết thu nhập. Tuy nhiên, việc có nhiều mức thuế suất thuế GTGT trước hết làm cho việc hoạch định chính sách thêm phức tạp vì phải thực hiện xác định cơ cấu thuế suất và phân loại các nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau. Hơn nữa, nhiều mức thuế suất dẫn đến chi phí quản lý và chi phí chấp hành luật cao. Trên thực tế, việc xác định số thuế phải nộp không hoàn toàn đơn giản do việc chọn các tiêu thức để phân định các hàng hoá, dịch vụ theo từng mức thuế suất rất khó bởi ranh giới giữa những phân định này không phải lúc nào cũng rõ ràng mà thường mang tính tương đối. Do vậy, khả năng sai sót và không chấp hành đúng các quy định về thuế suất thường hay xảy ra, các đối tượng nộp thuế có nhiều cơ hội trốn, tránh thuế. Khối lượng công việc của cơ quan thuế cũng tăng lên do phải xử lý các công việc liên quan đến hoàn thuế nhiều lúc bất hợp lý gây ra bởi cơ chế nhiều thuế suất và công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phát hiện các hiện tượng gian lận đòi hỏi tăng lên rất nhiều. Đặc biệt, việc áp dụng nhiều mức thuế suất có thể “bóp méo” hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, với nhiều mức thuế suất khác nhau dẫn đến khối lượng thuế hoàn và truy thu cũng tăng lên. Việc hạn chế tối đa số lượng mức thuế suất thuế GTGT, mà lý tưởng nhất là áp dụng cơ chế một mức thuế suất (không kể mức thuế suất đặc biệt 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu) khắc phục nhiều điểm bất lợi của cơ chế nhiều thuế suất. Nó đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính trung lập của thuế GTGT và do đó sẽ không làm bóp méo hành vi và quyết định t