Tài liệu Định hướng, bảo vệ và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất Việt Nam

Để phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng Đất đai toàn quốc, các vùng kinh tế và tự nhiên. Chúng tôi xin giới thiệu tập tài liệu "Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam". Tài liệu này được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và chỉ đạo trong lĩnh vực Đất đai. Nhằm giúp cho việc quy hoạch sử dụng đất có cơ sở khoa học vững chắc phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Tập tài liệu bao gồm 5 phần: Phần I: Tài nguyên đất Việt Nam Phần II: Ảnh hưởng tác động của con người trong việc khai thác sử dụng tài nguyên đất Việt Nam. Hai phần trên lấy trong kết quả nghiên cứu khoa học của giáo sư tiến sỹ: Trần An Phong và các: - PGS Tiến sỹ: Vũ Năng Dũng - PGS Tiến sỹ: Tôn Thất Chiểu - PGS Tiến sỹ: Chu Văn Thỉnh - PGS Tiến sỹ: Nguyễn Khang Phần III: Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và tình hình biến động Đất đai trong các năm qua (1980-2000). Được soạn thảo của Viện Điều tra quy hoạch đất đai trên cơ sở tài liệu thống kê Đất đai 20 năm qua và số liệu kết quả điều tra đất năm 2000 và kết quả kiểm kê đất chưa sử dụng năm 2000 của Tổng cục Địa chính. Phần IV: Đánh giá đất Phần V: Định hướng và chủ trương lớn quy định chiến lược bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên đất hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền ở Việt Nam. Hai phần này được tổng hợp trong tập kết nghiên cứu của các tác giả: GS.TS Trần An Khang và các cộng tác viên.

doc167 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3336 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Định hướng, bảo vệ và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Để phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng Đất đai toàn quốc, các vùng kinh tế và tự nhiên. Chúng tôi xin giới thiệu tập tài liệu "Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam". Tài liệu này được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và chỉ đạo trong lĩnh vực Đất đai. Nhằm giúp cho việc quy hoạch sử dụng đất có cơ sở khoa học vững chắc phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Tập tài liệu bao gồm 5 phần: Phần I: Tài nguyên đất Việt Nam Phần II: Ảnh hưởng tác động của con người trong việc khai thác sử dụng tài nguyên đất Việt Nam. Hai phần trên lấy trong kết quả nghiên cứu khoa học của giáo sư tiến sỹ: Trần An Phong và các: - PGS Tiến sỹ: Vũ Năng Dũng - PGS Tiến sỹ: Tôn Thất Chiểu - PGS Tiến sỹ: Chu Văn Thỉnh - PGS Tiến sỹ: Nguyễn Khang Phần III: Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và tình hình biến động Đất đai trong các năm qua (1980-2000). Được soạn thảo của Viện Điều tra quy hoạch đất đai trên cơ sở tài liệu thống kê Đất đai 20 năm qua và số liệu kết quả điều tra đất năm 2000 và kết quả kiểm kê đất chưa sử dụng năm 2000 của Tổng cục Địa chính. Phần IV: Đánh giá đất Phần V: Định hướng và chủ trương lớn quy định chiến lược bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên đất hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền ở Việt Nam. Hai phần này được tổng hợp trong tập kết nghiên cứu của các tác giả: GS.TS Trần An Khang và các cộng tác viên. Tập tài liệu này nhằm giới thiệu cho các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chiến lược sử dụng đất thấy rõ sự quan hệ hữu cơ giữa tính chất Đất đai theo thổ nhưỡng với việc sử dụng đất theo mặt không gian quan hệ giữa kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất…. Do điều kiện thời gian và tổng hợp chưa cập nhật nên số liệu phân tích chưa được đồng bộ. Chúng tôi mong muốn được sự đóng góp của các cơ quan. Xin chân thành cảm ơn. VIỆN ĐIỀU TRA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI PHẦN I: TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM Việt Nam trong kế hoạch dài hạn từ năm 2000 - 2010 nhất là tài nguyên đất, nước và tài nguyên rừng. Sự suy giảm về số lượng và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người như: đất, nước, từng, thủy sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng. Sự suy thoái này trong các thập kỷ đầu thể kỷ có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu thốn nghiêm trong về khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong kế hoạch dài hạn từ năm 2000-2010 nhất là tài nguyên đất, nước và tài nguyên rừng. Ô nhiễm về môi trường sống của con người với tốc độ nhanh, phạm vi lớn hơn trước. Không khí, nước, đất đai tại các đô thị, khu công nghiệp và ngay cả ở nông thôn, ở các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng ven biển và đại dương ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của con người cũng như sinh tồn và phát triển của các sinh vật khác trên trái đất. Vì vậy, sự hình thành những quan điểm định hướng, bảo vệ và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong điều kiện nhiệt đới ẩm của Việt Nam là một việc làm không thể thiếu được trong mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. I. LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG. Thế giới bắt đầu nghiên cứu đất (lớp phủ thổ nhưỡng) từ thế kỷ thứ XVIII, thổ nhưỡng học đã trở thành một môn khoa học từ giữa thế kỷ thứ XIX do sự nối tiếp của nhiều nhà khoa học. Vào đầu thế kỷ XX khoa học về đất đã được phát triển mạnh cả 2 mặt: đất hay thổ nhưỡng (Soil) và đất đai (Land). Vì vậy về nội dung nghiên cứu môn khoa học đất không chỉ nghiên cứu sự hình thành lớp phủ thổ nhưỡng mà còn nghiên cứu về đánh giá Đất đai, phân tích hệ thống canh tác trên bề mặt trái đất và quan hệ khai thác sử dụng đất đến các ngành kinh tế quốc dân (nghiên cứu về sử dụng). Lớp phủ thổ nhưỡng Việt Nam phong phú về loại hình, có thể gộp theo 2 nhóm lớn như sau: Nhóm đất bồi tụ Nhóm đất phát triển tại chỗ 1. Nhóm đất bồi tụ Do sản phẩm bồi đắp từ vùng cao (đồi núi) xuống vùng thấp (trước đây là biển, ao, hồ mà hình thành). Những vùng đồng bằng phù sa, những vùng tam giác châu được hình thành do sự bồi đắp của sản phẩm bồi tụ. Những đất bồi tụ thường có địa hình bằng phẳng, đất thường nằm sát mức nước mạch, việc xây dựng và dẫn dắt hệ thống thủy nông: tưới tiêu được thuận lợi, ít bị tác động đến hiện tượng rửa trôi, thoái hóa, vì vậy rất thuận lợi đối với cây ngắn ngày nói chung trong đó có cây lương thực và thực phẩm. Nước nào có diện tích đất bồi tụ nhiều thì nước đó thường dồi dào về những sản phẩm nói trên. Đất bồi tụ có thể nói là đất canh tác quý giá. Diện tích đất bồi tụ ở nước ta có 9.359.188 ha, chiếm tỷ lệ diện tích 28,28% tổng số đất tự nhiên cả nước. Để chia nhỏ hơn phù hợp với việc xây dựng quan điểm và định hướng sử dụng chúng có thể chia đất bồi tụ ra 2 nhóm nhỏ đó là: - Đất bồi tụ thông thường - Đất bồi tụ có vấn đề (1) Đất bồi tụ thông thường bao gồm các loại hình chính là đất phù sa (Fluvisols) thường có độ phì nhiêu khá và sử dụng được nhiều cho các loại cây trồng. Ngoài ra có đất đen loại hình do sản phẩm từ đá mẹ cácbonnat hay bazan bồi tụ. Loại này có độ phì nhiêu cao nhưng có nơi úng nước, diện tích đất phù sa của nước ta có 3.400.059 ha, chiếm tỷ lệ 36,32% đối với đất bồi tụ và 10,27% tổng diện tích tự nhiên nước ta. 2) Đất bồi tụ có vấn đề: Nhóm đất này có các loại như sau: - Đất cát (Arenosols) 538.435 ha - Đất mặn (Salic Fluvisols) 971.356 ha - Đất phèn (Thionic Fluvisols) 1.863.128 ha - Đất gley (Gleysols) 452.418 ha - Đất than bùn (Histosols) 24.941 ha - Đất xám bạc màu, gley và loang lổ 2.113.852 ha Cộng 5.964.130 ha Đất bồi tụ có vấn đề chiếm 63,67% so với đất bồi tụ và 18,00% đối với diện tích tự nhiên cả nước. Đất này phải cần được cải tạo mới sử dụng được hiệu quả. Mặc dù đất bồi tụ có tỷ lệ giới hạn như trên nhưng ta đã biết sử dụng khai thác tốt, liên tục đầu tư phát triển hệ thống thủy nông nên ta đã thâm canh tăng vụ tốt ở đất phù sa, sử dụng và cải tạo tốt đất có vấn đề, đặc biệt là đất phèn, đất mặn được khai thác sử dụng phù hợp với đặc thù vùng nhiệt đới ẩm Việt Nam. Đất phèn đồng bằng Sông Cửu Long chiếm một diện tích khá lớn, được quan tâm đối với những nhà khoa học đất thế giới. Trước đây dưới chính quyền cũ (trước 1975) người ta gác lại việc cải tạo, sử dụng đất phèn cho thế kỷ XXI (Lilenthal và Vũ Quốc Thúc - kế hoạch 10 năm sau hậu chiến). Một số chuyên gia về đất phèn đã công bố những nghiên cứu của họ và kết luận "không may cho những vùng nhiệt đới ẩm có diện tích đất phèn nhiều, mùa khô tầng phèn dày đặc bị ôxy hóa mạnh, nồng độ axit cao cây bị chết" (Pond và Breeman); nhưng nông dân Việt Nam và các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam lợi dụng khí hậu 2 mùa cho bốc phèn và rửa phèn, sáng tạo của nông dân đồng bằng sông Cửu Long áp dụng biện pháp "ém phèn" từ là "cày nông bừa xục, giữ nước liên tục, tháo nước thường kỳ". Vì vậy đất phèn đồng bằng Sông Cửu long đại bộ phận được sử dụng hiệu quả cao. Những sáng tạo này gắn với những công trình lớn của Nhà nước về hệ thống kênh mương, nhất là đào kênh Hồng Ngự đưa nguồn nước ngọt cho vùng đất phèn, với những tiến bộ kỹ thuật về giống và biện pháp kỹ thuật khác đã ứng dụng cho trên 1 triệu ha đất phèn tạo thành một kho lương thực mới dồi dào, vững chắc. Hội nghị quốc tế về đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1992 đã xác nhận sự kiện lớn lao này của Việt Nam. 2. Nhóm đất phát triển tại chỗ Nhóm đất phát triển tại chỗ chiếm diện tích lớn hơn 21.980.023 ha. 66,4% tổng số diện tích đất tự nhiên cả nước. Đất phát triển tại chỗ của Việt Nam, bao chiếm cả vùng trung du và miền núi, hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ trầm tích (phiến sa thạch đã vôi), macma (bazan, poocphiric, granit, riolit) và biến chất (nai, phiến mica). Do quá trình hoạt động địa chất, bản chất các khối đá và tính chất lượng phong hóa mà đất phát triển tại chỗ có địa hình gồ ghề với các mức độ dốc khác nhau và độ dày của vỏ phong hóa cũng khác nhau. Những khối núi cao như Phăng-xi-păng, Trường sơn phát triển trên đá mẹ granit, có độ dốc lớn, vỏ phong hóa mỏng, sản phẩm phong hóa thô, đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu thấp. Đó là mặt không có lợi của đất núi cao. Đất phát triển tại chỗ có những loại chính sau: - Đất xám feralit (Ferralit Acrisols) 14.789.505 ha - Đất xám mùn trên núi (Humic Acrisols) 3.139.000 ha - Đất đỏ nâu đỏ (Rhodic Ferralsols) 2.425.228 ha - Đất nâu vàng (Xanthi Ferralsols) 421.059 ha - Đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Ferralsols) 168.307 ha - Đất mùn Alit núi cao (Alisols) 280.714 ha - Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols) 495.727 ha Trong điều kiện thiên nhiên hình thành đất Việt Nam trong các loại hình đất tại chỗ nêu trên cần quy lại những đặc điểm về sử dụng có tính chiến lược chung và sự phân hóa của chúng để chọn loại hình sử dụng thích hợp. Trước hết là những đặc điểm của các loại hình đất phát triển tại chỗ chính như đã nêu ở trên. (1) Đất xám Ferralit: Ferralit Acrisols Đây là loại đất chiếm diện tích nhiều nhất phân bố chủ yếu ở vùng núi nước ta với diện tích 14.789.505 ha chiếm 22,4% đối với tổng diện tích tự nhiên cả nước và 68% đối với các nhóm đất phát triển tại chỗ nêu trên (21.719.540 ha). Có thể nói đây là loại đất mang tính đặc thù nhiệt đới ẩm Việt Nam, có tầng B Argicm thành phần khoáng có Kaolinit và một số các khoáng khác như hydromica, chloric vermiculit…. Vai trò của đá mẹ có tác dụng phân hóa tính chất trong nhóm: - Đất xám Ferralit trên đá mẹ macma axit với diện tích 4.646.470 ha tuy độ phì nhiêu có kém hơn và ở địa hình chia cắt nhiều dốc hơn nhưng cũng là loại đất có vị trí quan trọng để phát triển nông nghiệp theo phương thức nông, lâm kết hợp. - Đất xám Ferralit phát triển trên đá cát có diện tích 2.651.330 ha, đất có độ phì nhiêu kém và dốc nhưng mặt thuận lợi là phân bố ở trung du, khá tập trung ở Đông Nam Bộ, có khả năng phát triển cây ăn quả theo hướng nông, lâm kết hợp cũng tạo thêm được khả năng phát triển nông, lâm nghiệp. Đất xám Ferralit phát triển trên phù sa cổ có diện tích 455.400 ha. Loại này ở vùng rìa đồng bằng thường được sử dụng cho nông nghiệp và ít bị tác động xói mòn nên nhiều nơi có độ phì nhiêu thấp, nhưng đất có tầng dày ít dốc thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhất là cây ăn quả. - Ngoài ra có một số diện tích đã được san bằng để trồng lúa; đất xám ferralit biến đổi do trồng lúa: đất xám Ferralit biến đổi do trồng lúa: 159.860 ha Để thấy khả năng tổng hợp sử dụng nhóm đất này, xin nêu một số số liệu phản ánh về khả năng sử dụng: . Đất xám Ferralit phân bố ở độ dốc 100 cm, có 2.911.814 ha, chiếm tỷ lệ 19,7% trong nhóm đất xám. . Đất xám Ferralit phân bố ở độ dốc từ 15-25o và tầng dày > 100cm, có 637.930 ha. . Đất xám Ferralit phân bố ở độ dốc < 150 và tầng dày từ 50- 100 cm có 721.669 ha. . Đất xám Ferralit phân bố ở độ dốc từ 15 - 250 và tầng dày từ 50-100 cm có 851.160 ha. Những số liệu này cho chúng ta thấy rõ khả năng phát triển nông nghiệp và nông lâm kết hợp trên loại đất này. Trên mặt bằng hơn 5 triệu ha trên loại đất này có thể dựa vào quy hoạch phát triển nông nghiệp hay nông lâm kết hợp, trong đó diện tích có thể phát triển cây lâu năm có bộ rễ ăn sâu chiếm 3.550.000 ha (71%). (2) Nhóm đất đỏ: Ferralsols. Nhóm nâu đỏ có diện tích 3.014.590 ha bao gồm các loại đất: - Đất nâu đỏ (Rhodic Ferralsols) có diện tích 2.425.290 ha, chiếm 80,5% diện tích của nhóm, là loại đất đặc trưng nhất và quý hiếm đối với đất nhiệt đới ẩm nói chung và Việt Nam nói riêng - Ngoài ra có đất nâu vàng (Xanthic Ferralsols): loại hình thoái hóa chiếm diện tích ít hơn 421.060 ha. - Đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm diện tích còn lại 196.240 ha phân bố ở vùng cao và dốc hơn. Như vậy chúng ta có nhiều mặt thuận lợi để khai thác 2.846.350 ha mặt bằng tự nhiên về đất này cho việc phát triển diện tích cây lâu năm quý như cà phê, cao su và một số loại cây ăn quả đặc sản, đặc biệt ngoài những nơi còn rừng tự nhiên cần chừa lại như vùng Đăk nông, Đăk Mil ta có thể sử dụng theo hướng nói trên với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. II. NHỮNG QUÁ TRÌNH THỔ NHƯỠNG ĐẶC TRƯNG VÀ CHỦ ĐẠO CHI PHỐI ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỚI ẨM VIỆT NAM. Trong những điều kiện nhất định về khí hậu, thời tiết, địa hình đá mẹ, tuổi địa chất thảm thực vật…. cũng như phương thức sử dụng của con người, đất trồng đã và đang chịu tác động của những quá trình thổ nhưỡng khác nhau. Các loại đất ở nước ta, một mặt chịu tác động của những quá trình thổ nhưỡng phổ biến chung cho tất cả các vùng đất trên thế giới; mặt khác lại chịu chi phối của những quá trình đặc thù điển hình cho vùng nhiệt đới ẩm với những phương thức sử dụng riêng biệt mà việc phát hiện và tổng kết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn. Thật vậy, chỉ trên cơ sở nắm vững các quá trình thổ nhưỡng đặc trưng và chủ đạo, chúng ta mới có thể hiểu được bản chất các loại hình thoái hóa để ngăn ngừa cũng như để hồi phục độ phì nhiêu của những loại đất đã bị thoái hóa và đưa ra chiến lược sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. 1. Quá trình xói mòn bề mặt và rửa trôi theo phẫu diện a. Quá trình xói mòn bề mặt Lượng mưa hàng năm khá cao, bình quan 1.500-2000 m (có nơi tới 3.000 mm) lại tập trung chủ yếu vào một mùa cùng với địa hình dốc của phần lớn diện tích đất đã tạo điều kiện hình thành khá dễ dàng dòng chảy bề mặt, ngay cả lúc cường độ mưa không lớn nên quá trình thổ nhưỡng tác động mạnh nhất đến các loại đất ở nước ta là quá trình xói mòn bề mặt. Với những phương pháp đo lường khác nhau, từ thước đo đơn giản đến những máng xây, bề chứa dung kích khác nhau chúng ta đã xác định được lượng đất bị hao mòn bình quân hàng năm trên dưới một đơn vị diện tích (bảng 1 và 2). Quá trình xói mòn này đã đã gây hậu quả rất nghiêm trọng: đất đồi núi trọc ngày nay đã lên tới hơn 50% toàn bộ diện tích vùng đồi núi (bảng 3). Cùng với địa hình dốc, lượng mưa lớn và tập trung gây nên dòng chảy mạnh, cách làm ăn trái quy luật của con người, thể hiện trong các phương thức canh tác lạc hậu từ ngàn xưa để lại như đốt nương làm rẫy, trồng cây lương thực có tán lá quá nhỏ lại không có biện pháp bảo vệ đất… đã làm tăng thêm tác dụng tiêu cực của những nhân tố tự nhiên ấy. Bảng 1: Ảnh hưởng của phương thức sử dụng đất đến đất bị xói mòn (khảo sát trong điều kiện độ dốc 15-25 với các đất hình thành trên đá phiến sét, phiến mica, nai, granit, liparit, poocphia) Phương thức sử dụng Lượng đất bị cuốn đi hàng năm (tấn/ha) Không trồng trọt, có cỏ tự nhiên 150 - 235 Trồng sắn hoặc lúa nương 175 - 260 Trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê) 22 - 70 Đất có rừng 3 - 12 Bảng 2: Vài chỉ tiêu hóa tính đất ở những vị trí khác nhau trên sườn đồi Loại đất và độ dốc vị trí % Mili đương lượng/100g đất Hữu cơ N K20 Cationk kiểm kê cả NH2+ Kiềm thổ Độ chua trao đổi Ferralit trên bazan (cam lộ - Quảng trị) Độ dốc 15,4o A B 3,14 5,22 0,17 0,29 0,26 0,73 0,02 0,21 2,32 5,57 4,89 2,15 Ferralit trên đá phiến (Chấn yên, Yên bái) 17,1o A B 1,61 3,94 1,10 0,26 0,06 1,52 0,16 0,49 3,96 6,15 5,63 2,67 Ferralit trên đá cá (Nghi lộc, Nghệ an) 12o A B 0,86 2,15 0,07 0,18 0,30 0,90 0,03 0,25 1,86 4,17 3,17 1,65 Ferralit trên đá vôi (Đồng giao, Ninh Bình) 13,3o A B 1,87 3,46 0,11 0,03 0,76 1,12 0,17 0,63 5,63 10,98 1,17 0,62 A: Đình và khu vực gần đỉnh đồi B: Chân đồi, nơi tích lũy một phần các sản phẩm xói mòn Bảng 3: Tác dụng tiêu cực của biện pháp đốt nương rẫy phá rẫy (Đá mẹ: granit: lớp đất 0 - 2 cm) Phương thức sử dụng đất Mili đương lượng/100g đất % Độ chua trao đổi Độ chua thủy phân Dung lượng hấp thụ Hữu cơ N P205 K20 Đất còn rừng trước mùa mưa 3,57 7,62 16,7 4,15 0,26 0,09 1,82 Đất còn rừng sau mùa mưa (lượng mưa 24.500 mm) 3,60 7,51 16,9 4,18 0,25 0,09 1,83 Đất đã đốt phá để trồng lúa nương sau một mùa mưa (lượng mưa như trên) 5,17 5,42 9,8 1,79 0,12 0,06 1,25 Qua bảng 3, chúng ta thấy hiện tượng tăng độ chua trao đổi là hậu quả của quá trình xói mòn làm giảm các kim loại kiềm và kiểm thổ song song với hiện tượng tích lũy tương đối các nhân tố tạo nên độ chua (OH3+ và AL3+ thủy phân). Hiện tượng tăng độ chua trao đổi đó không hề đối lập với hiện tượng giảm độ chua thủy phân vốn bắt nguồn từ các hợp chất hữu cơ đã bị nước cuốn đi theo đất làm giảm tính đệm và dung tích hấp thụ. Điều quan trọng cần phải chú ý là nếu như trong những điều kiện phổ biến, thành phần hóa học của đá mẹ còn được phản ánh trong đất thì trong điều kiện đặc thù khi đất bị quá trình xói mòn chi phối mạnh mẽ thì đặc tính nói trên lại bị phủ định gần như hoàn toàn. Kết luận trên dựa vào số liệu xác định kali và lân tổng số trong đá mẹ vốn giàu kali hoặc giàu lân (bảng 4). Tỷ lệ % kali và lân trong vỏ phong hóa và trong đất tương ứng với các phương thức sử dụng đất khác nhau (38 địa điểm đối với K20 và 25 địa điểm đối với P205). Bảng 4: Tỷ lệ % kali và lân trong vỏ phong hóa và đất tương ứng với các phương thức sử dụng đất khác nhau (38 địa điểm đối với K20 và 25 địa điểm đối với P205) Phương thức sử dụng K20 P205 Granit Nai Baza Poocphia Vỏ phong hóa 3,54 4,76 2,37 2,15 Đất còn rừng che phủ 2,28 1,97 0,25 0,18 Đất có biện pháp bảo vệ chống xói mòn 1,73 4,86 0,19 0,13 Đất không có biện pháp bảo vệ sau 5 năm khai thác 0,47 0,55 0,08 0,06 b. Quá trình rửa trôi theo phẫu diện Cùng với quá trình xói mòn bề mặt, một quá trình khác cũng làm giảm độ phì nhiêu của đất, dẫn tới thoái hóa và kiệt màu. Đó là quá trình rửa trôi theo phẫu diện (rửa trôi theo chiều sâu, rửa trôi thẳng đứng, bảng 5). Bảng 5: Phân bố cation kiềm và kiềm thổ trong các lớp đất (Mili đương lượng/ 100 g đất) (*) Loại đất Độ sâu (cm) 0-20 20-40 60-80 90-120 Phù sa sông hồng 13.6 13.8 16.2 17.6 Phù xa ngập nước thường xuyên 7.2 8.9 11.5 13.5 Phù sa nhiễm mặn 15.1 15.7 15.3 15.9 Đất phèn phía bắc 6.0 8.2 9.6 11.4 Bạc màu 4.2 5.8 8.6 10.3 Ferralit trên đá phiến 5.0 7.4 10.7 14.8 Ferralit đá nai 6.5 8.4 11.6 15.7 Ferralit trên đá baza 4.1 6.3 9.7 12.5 Ferralit trên đá poocphia 5.1 7.3 10.4 13.9 Ferralit trên đá vôi 6.0 8.5 11.5 14.2 Ferralit treeb đá granit 7.3 8.6 11.8 13.9 Đất đen nhiệt đới 22.6 23.1 23.9 24.7 Lượng mưa lớn ở nước ta đã làm cho dung dịch đất một thời gian dài trong năm luôn luôn ở trạng thái pha loãng. Hiện tượng cân bằng giữa hướng phân tán và môi trường phân tán luôn luôn bị phá vỡ. Lượng thừa đáng kể của dung dịch đất không còn đủ tạo điều kiện thích ứng cho đất hấp thu cơ học, hấp thu phân tử cũng như hấp thu hóa lý, hóa học nên đã theo trọng lực di chuyển xuống các lớp đất dưới. Hiện tượng rửa trôi này có thể phát hiện bẳng lizime hoặc đơn giản hơn bằng một ống cao su hoặc thủy tinh cắm sâu vào thành phẫu diện ở các độ sâu khác nhau. Đem phân tích thành phần hóa học của dịch lọc ta thấy các muối khoáng hòa tan với nồng độ khác nhau tùy theo loại đất. Hàm lượng các muối khoáng này càng lớn khi đất có bón thêm phân hóa học dễ tan. Khi đất có độ xốp cao và đặc biệt khi đất có thành phần cơ giới nhẹ (tỷ lệ sét dwowcis 10-15%). Đó cũng là nguyên nhân của hiện tượng dưỡng phù của các nguồn nước (nước trở nên giàu N và P) đang được phát hiện ngày càng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Quá trình rửa trôi kiểu này mang xuống các lớp đất sâu cả anion lẫn cation song quan trọng nhất vẫn là cation kiềm và kiềm thổ. Có thể thấy tác hại của quá trình này thông qua các số liệu ghi trong bảng 10 2. Những quá trình đặc trưng về sự thay đổi hóa tính đất Nhân tố tác động tực tiếp tới năng suất cây trồng là sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất và phân bón nghĩa là từ thành phần hóa học của đất không những về mặt trị số tuyệt đối của hàm lượng, về sự thay đổi nồng độ của từng chất mà còn là quan hệ tương tác giữa ion này với ion khác. Nghiên cứu các quá trình đặc trưng về sự thay đổi hóa tính đất có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn. Đặc trưng về sự thay đổi hóa tính đất nói chung quy định bởi khí hậu, thời tiết, đá mẹ và thảm thực vật… Tuy vậy, nhân tố đứng hàng đầu vẫn là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaocao.doc
  • docBia.doc
  • docMuc luc.doc
Luận văn liên quan