Nói chung, không có những quy tắc tuyệt đốitrong phương pháp nghiên cứu và trình bày kết
quảnghiên cứu khoa học. Các quy tắc này có thểthay đổi tuỳchuyên ngành, tuỳcấp độ
nghiên cứu cũng nhưtuỳngười hướng dẫn hoặc chịu trách nhiệm khoa học của đềtài. Mỗi nhà
khoa học lại chịu những áp lực hành chính, quy định chuyên môn và thói quen nghiên cứu
trong đơn vịvà chuyên ngành của mình.
Tuy nhiên, vẫn có những bước cơbản giúp một người làm công tác nghiên cứu có thểxây
dựng một đềtài nghiên cứu đạt hiệu quả. Có thểhình dung một lộtrình thực hiện nhưsau:
Lựa chọn đềtài
Lập kếhoạch thực hiện
Đặt vấn đề, xây dựng giảthuyết
Thu thập sốliệu, xửlí thông tin
Viết báo cáo kết quảnghiên cứu
Trình tựnày cũng mang tính tương đối. Bởi có thểcó những đềtài xuất phát từnhững ý tưởng
mới, sau đó mới thu thập tài liệu, triển khai thực hiện. Và cũng có thểcó đềtài diễn ra theo
hướng ngược lại, sau khi đã tích luỹmột lượng thông tin, tài liệu đủlớn đểcó cái nhìn tổng
quát và sâu sắc làm nảy sinh ý tưởng về đềtài nghiên cứu.
Trong tổng thểquá trình này, công tác nghiên cứu tài liệu đóng vai trò rất quan trọng. Đó
không phải là công việc chỉlàm một lần hay chỉlà một quá trình đơn tuyến, mà được lặp đi lặp
lại nhiều lần, với nhiều mức độvà mục đích khác nhau.
Khi mới bắt đầu: giúp lựa chọn đềtài, đánh giá phạm vi các nguồn tài nguyên hỗtrợ,
đặt vấn đềnghiên cứu.
Khi đang nghiên cứu: giúp củng cốcác luận cứ, luận chứng, bổsung các đánh giá phê
bình khoa học.
Khi kết thúc nghiên cứu: giúp tạo hình mẫu, tiêu chuẩn đểsoạn thảo và trình bày kết
quảnghiên cứu.
Sựthật đúng là không có những quy tắc tuyệt đối trong mọi trường hợp. Nhưng điều đó không
có nghĩa là không có những quy tắc cần tuân theo. Cách tốt nhất là đọc nhiều, tìm hiểu nhiều
đểbiết được những quy tắc cùng tồn tại song song, xen kẽ, có những mối liên hệ, ràng buộc
nhau, đểcó thể đưa ra được sựlựa chọn phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh, từng tình huống
thực tế.
152 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3902 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu học tập về phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TP. HỒ CHÍ MINH
TÀI LIỆU HỌC TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÁC GIẢ: TS. NGUYỄN VĂN TUẤN
THÁNG 11 NĂM 2011
Nội dung 1: Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học
o Những nguyên tắc căn bản để giúp người bắt đầu làm công tác nghiên cứu có
thể lựa chọn một hướng đi rõ ràng, đặc biệt là vấn đề tìm người hướng dẫn
khoa học và lựa chọn đề tài.
o Cách lập một kế hoạch nghiên cứu vạch ra từng bước đi và công việc cụ thể,
để có định hướng tốt hơn trong quá trình nghiên cứu.
Nội dung 2: Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học
o Cách chuẩn bị cho công tác nghiên cứu?
o Đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại tài nguyên, tài liệu khoa học?
o Lập chiến lược tìm kiếm, sử dụng tốt các công cụ để tìm được tài liệu phục
vụ cho nghiên cứu?
o Đánh giá và chọn lọc những tài liệu có giá trị tham khảo khoa học cho đề tài?
Nội dung 3: Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học
o Cách đọc và khai thác các tài liệu khoa học một cách hiệu quả?
o Các quy định trích dẫn tham khảo khoa học?
o Cách trình bày danh mục tham khảo theo đúng quy định?
Nội dung 4: Phương pháp viết tài liệu khoa học
o Cách trình bày các loại tài liệu khoa học khác nhau;
o Cách lập kế hoạch viết bài;
o Cách lập dàn ý cho tài liệu khoa học;
o Các nguyên tắc phát triển và trình bày ý tưởng trong bài viết khoa học.
o Cách viết một bài báo cáo khoa học?
Nội dung 5: Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học
o Các yêu cầu căn bản trong nghiên cứu khoa học;
o Phân biệt các loại tài liệu khoa học khác nhau;
o Cách tìm kiếm để có được tài liệu tham khảo khoa học;
o Cách khai thác thông tin từ tài liệu khoa học để chuẩn bị tư liệu cho bài viết;
o Các quy định và có yêu cầu cao về chất lượng trình bày tài liệu khoa học;
o Cách viết một tài liệu khoa học theo đúng các quy tắc trình bày khoa học;
o Sử dụng ở mức căn bản các chương trình soạn thảo văn bản và trình chiếu.
Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học
Mở đầu
Nói chung, không có những quy tắc tuyệt đối trong phương pháp nghiên cứu và trình bày kết
quả nghiên cứu khoa học. Các quy tắc này có thể thay đổi tuỳ chuyên ngành, tuỳ cấp độ
nghiên cứu cũng như tuỳ người hướng dẫn hoặc chịu trách nhiệm khoa học của đề tài. Mỗi nhà
khoa học lại chịu những áp lực hành chính, quy định chuyên môn và thói quen nghiên cứu
trong đơn vị và chuyên ngành của mình.
Tuy nhiên, vẫn có những bước cơ bản giúp một người làm công tác nghiên cứu có thể xây
dựng một đề tài nghiên cứu đạt hiệu quả. Có thể hình dung một lộ trình thực hiện như sau:
Lựa chọn đề tài
Lập kế hoạch thực hiện
Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết
Thu thập số liệu, xử lí thông tin
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Trình tự này cũng mang tính tương đối. Bởi có thể có những đề tài xuất phát từ những ý tưởng
mới, sau đó mới thu thập tài liệu, triển khai thực hiện. Và cũng có thể có đề tài diễn ra theo
hướng ngược lại, sau khi đã tích luỹ một lượng thông tin, tài liệu đủ lớn để có cái nhìn tổng
quát và sâu sắc làm nảy sinh ý tưởng về đề tài nghiên cứu.
Trong tổng thể quá trình này, công tác nghiên cứu tài liệu đóng vai trò rất quan trọng. Đó
không phải là công việc chỉ làm một lần hay chỉ là một quá trình đơn tuyến, mà được lặp đi lặp
lại nhiều lần, với nhiều mức độ và mục đích khác nhau.
Khi mới bắt đầu: giúp lựa chọn đề tài, đánh giá phạm vi các nguồn tài nguyên hỗ trợ,
đặt vấn đề nghiên cứu.
Khi đang nghiên cứu: giúp củng cố các luận cứ, luận chứng, bổ sung các đánh giá phê
bình khoa học.
Khi kết thúc nghiên cứu: giúp tạo hình mẫu, tiêu chuẩn để soạn thảo và trình bày kết
quả nghiên cứu.
Sự thật đúng là không có những quy tắc tuyệt đối trong mọi trường hợp. Nhưng điều đó không
có nghĩa là không có những quy tắc cần tuân theo. Cách tốt nhất là đọc nhiều, tìm hiểu nhiều
để biết được những quy tắc cùng tồn tại song song, xen kẽ, có những mối liên hệ, ràng buộc
nhau, để có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh, từng tình huống
thực tế.
Trong phạm vi giáo trình này:
các bước Lựa chọn đề tài và Lập kế hoạch thực hiện sẽ được đề cập trong các trang
tiếp theo của phần 1 này (chủ yếu dành cho đối tượng sinh viên);
các bước Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết và Thu thập số liệu, xử lí thông tin phụ
thuộc vào mỗi chuyên ngành hẹp, sẽ chỉ đề cập những nguyên tắc cơ bản ở phần 1 này
mà không có những bài học riêng;
một số công đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, liên
quan đến việc nghiên cứu tài liệu, sẽ được đề cập trong các phần 2 và 3;
bước Viết báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ được đề cập trong các phần 4 và 5;
Lựa chọn đề tài
Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học
là... lựa chọn đề tài. Đối với nhà nghiên cứu, các đề tài thường được lựa chọn qua kinh
nghiệm và kiến thức tích luỹ được, đặt trong bối cảnh yêu cầu về mặt chuyên môn,
quản lí hoặc nhu cầu thực tế của xã hội. Đối với sinh viên, học viên cao học và nghiên
cứu sinh, ngoài việc lựa chọn đề tài họ còn phải chọn (hoặc được chỉ định) người hướng
dẫn khoa học.
Người hướng dẫn khoa học
Việc lựa chọn người hướng dẫn khoa học không hoàn toàn phụ thuộc vào đề tài nghiên
cứu được lựa chọn.
Có hai khả năng kết hợp: chọn người hướng dẫn trước, chọn đề tài sau; hoặc ngược lại,
chọn đề tài trước rồi mới tìm người hướng dẫn phù hợp. Nhưng rất thông thường, nhất
là trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, một đề tài nghiên cứu làm khoá luận/luận
văn/luận án thường được xác định sau khi đã có người hướng dẫn khoa học.
Lựa chọn người hướng dẫn như thế nào?
Nói chung trong nghiên cứu khoa học, không có người thầy lí tưởng cho mọi sinh viên,
vì mỗi người đều có tính cách, sở thích, phương pháp làm việc riêng biệt. Điều bạn cần
làm là tìm được người thầy phù hợp, sẵn sàng hướng dẫn mình đi suốt con đường học
làm nghiên cứu khoa học.
Cách tốt nhất là trước khi tiếp xúc với người bạn định lựa chọn, hãy tìm hiểu kĩ về tiểu
sử khoa học của họ cũng như những đặc điểm cá tính, phương pháp làm việc, quan
điểm khoa học, kinh nghiệm chuyên môn, chủ đề nghiên cứu ưu tiên, v.v. Đồng thời,
cần trang bị cho mình những ý tưởng cơ bản về một đề tài nghiên cứu mà mình quan
tâm (qua nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế hoặc chỉ đơn giản là một đề tài trong danh
sách ưu tiên nghiên cứu của người cần gặp).
Khi đã chuẩn bị sẵn sàng, hãy xin hẹn gặp để trình bày nguyện vọng. Ấn tượng bạn tạo
ra trong buổi gặp mặt có thể là một yếu tố quan trọng trong quyết định của người thầy.
Có thể bạn được nhận hướng dẫn ngay. Cũng có thể bạn sẽ nhận được một lời khuyên...
nên làm việc với một người thầy khác, và cũng chính bạn là người quyết định, sau khi
cân nhắc mọi yếu tố, có nên thay đổi ý định hay là tiếp tục kiên trì thuyết phục.
Quan hệ thầy - trò trong nghiên cứu khoa học
Những phẩm chất mà một sinh viên nghiên cứu khoa học nên có là giàu óc tưởng
tượng, giàu sáng kiến, nhiệt tình và kiên trì. Biểu hiện rõ ràng những phẩm chất này sẽ
giúp cho người thầy hướng dẫn hiểu được học trò của mình hơn, và điều đó hiển nhiên
là có ích cho sự tiến triển của đề tài nghiên cứu.
Người thầy hướng dẫn sẽ hiểu mình cần làm gì để giúp sinh viên thực hiện tốt đề tài
nghiên cứu: lựa chọn đối tượng, rèn luyện phương pháp, tư vấn nghiên cứu tài liệu, xử
lí số liệu, v.v. Nhưng chính sinh viên luôn phải là người chủ động trong công việc của
mình, không nên thụ động, ỷ lại, trông chờ hoàn toàn vào sự chỉ định của thầy, vì người
thầy chỉ định hướng, dẫn dắt mà không làm thay cho sinh viên.
Trong quá trình thực hiện, cần duy trì đều đặn những buổi làm việc định kì để theo dõi
tiến độ nghiên cứu, xác định những kết quả đạt và chưa đạt, đưa ra hướng giải quyết
những vướng mắc xảy ra, thảo luận những bước đi kế tiếp, v.v. Mật độ làm việc thay
đổi tuỳ lĩnh vực và đề tài, nhưng nói chung khoảng từ hai đến ba tuần một lần là vừa
đủ, và đừng để vượt quá bốn tuần. Lịch gặp quá dày hoặc gặp mà không có nội
dung/kết quả gì mới mẻ thì thường sẽ vô ích, thậm chí bất lợi cho sự tiến triển của đề
tài. Khi làm việc định kì, sinh viên cũng không nên tỏ ra quá nhút nhát mà cần có sự tự
tin đúng mực.
Lựa chọn đề tài (tt.)
Đề tài nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đề tài
Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học, có thể có những khả năng sau:
người hướng dẫn áp đặt một đề tài mà mình đang quan tâm, ưu tiên trong các
nghiên cứu trước mắt: có thể người thầy sẽ có tâm thế sẵn sàng hơn khi hướng
dẫn những đề tài như vậy;
người hướng dẫn gợi ý một đề tài được cho là phù hợp, có thể là với khả năng và
điều kiện thực tế;
sinh viên lựa chọn một đề tài trong danh sách các chủ đề nghiên cứu của người
hướng dẫn: ở đó có thể có đủ cả những vấn đề bắt buộc phải nghiên cứu, những
vấn đề ưu tiên, những vấn đề ưa thích, hay chỉ đơn giản là những gợi ý nghiên
cứu;
sinh viên lựa chọn một đề tài từ các ý tưởng có sẵn của mình: có thể liên quan đến
những lợi ích, điều kiện thuận tiện trước mắt hoặc khả năng, sở thích nghiên cứu
của sinh viên;
sinh viên và người hướng dẫn thảo luận với nhau, mỗi người đưa ra những ý
tưởng, lí do, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi vấn đề,... và cuối cùng đi đến một
lựa chọn phù hợp nhất cho cả hai: đây là cách khá phổ biến, lời khuyên của người
thầy giúp sinh viên định hướng tốt hơn trong quyết định của mình mà không có
cảm giác bị áp đặt, điều sẽ ảnh hưởng không ít đến động cơ và hứng thú làm việc
về sau;
v.v.
Đặc điểm của một đề tài tốt
Có thể có một số đề tài đòi hỏi những kĩ năng đặc biệt hoặc sự đầu tư thời gian và công
sức nhiều hơn bình thường, nhưng nhìn chung đối với sinh viên nghiên cứu khoa học,
một đề tài sẽ có kết quả tốt nếu như chịu làm việc một cách có phương pháp, có óc tìm
tòi và... một chút thông minh. Về mặt phương pháp, một đề tài tốt phải khuyến khích
một quá trình học tập có tính sáng tạo và lâu dài của sinh viên về các phương pháp
nghiên cứu cũng như kĩ thuật trình bày ý tưởng và kết quả thu thập được.
Một đề tài nghiên cứu được đánh giá là tốt khi:
có phạm vi giới hạn: vì phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu, trong khi
một vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tập trung, xử lí
các vấn đề chỉ ở trên bề mặt;
có tính mới và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang lại một sự tiến bộ nhất
định trong tri thức khoa học chuyên ngành, không trùng lắp với những kết quả,
công trình đã công bố trước đó;
xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn: sao cho kết quả thu được giúp rút ra những kết
luận rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu đã đặt
ra (thể hiện qua tên đề tài);
thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ trong phương pháp
tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày và... dễ đọc.
Do đó, để hướng đến một kết quả tốt cho công tác nghiên cứu, cần lưu ý những điểm sau
khi chọn đề tài:
khả năng thực địa;
khả năng truy cập các nguồn thông tin, tài liệu chuyên ngành;
sự hỗ trợ của các chuyên gia và nhà chuyên môn;
các điều kiện, phương tiện, thiết bị nghiên cứu;
những thói quen, yêu cầu, xu hướng về chuyên môn và quản lí;
v.v.
Tất cả phải đáp ứng đủ yêu cầu để có thể tiến hành được đề tài nghiên cứu và đạt được đến
đích mong muốn.
Tên đề tài
Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất
trong tiêu đề của nó. Tên của đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng, không dẫn
đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
Có một số điểm cần lưu ý hạn chế khi đặt tên cho đề tài như sau:
dùng những cụm từ có độ bất định thông tin cao: như "Về...", "Thử bàn về...",
"Một số biện pháp...", "Một số vấn đề...", "Tìm hiểu về...", v.v. vì càng bất định
thì nội dung phản ánh được càng không rõ ràng, chính xác;
lạm dụng những từ chỉ mục đích: những từ như "nhằm", "để", "góp phần",... nếu
bị lạm dụng dễ làm cho tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung
trọng tâm;
lạm dụng mĩ từ hoặc cách nói bóng bẩy: tiêu chí quan trọng trong văn phong khoa
học là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa;
thể hiện tình cảm, thiên kiến, quan điểm: một tiêu chí quan trọng khác trong khoa
học, đó là tính khách quan, không phụ thuộc vào tình cảm, chính kiến, quan
điểm,... vì chúng thường có tính nhất thời, tính lịch sử trong một thời điểm nhất
định.
Dưới đây là một số mẫu về cách cấu tạo tên đề tài:
CẤU TRÚC VÍ DỤ
Đối tượng "Cấu trúc câu tiếng Lào" (Ngữ văn), Bualy Paphaphan, Trường đại học
nghiên cứu Tổng hợp Hà Nội, 1993.
"Phông lưu trữ Uỷ ban Hành chính Hà Nội (1954-1975) - nguồn sử liệu
Giả thuyết khoa
chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đô" (Biên soạn lịch sử và sử liệu học), Hồ
học
Văn Quýnh, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
Mục tiêu nghiên "Đặc điểm khu hệ thú Ba Vì" (Động vật học), Phi Mạnh Hồng, Trường
cứu đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994.
"Chuyển hoá phế liệu ligno-xenluloza nhờ nấm sợi bằng phương pháp
Mục tiêu +
lên men rắn" (Vi sinh học), Phạm Hồ Trương, Trường đại học Tổng hợp
phương tiện
Hà Nội, 1993.
"Đặc trưng sinh học về sự phát triển cơ thể và sự sinh đẻ của phụ nữ
Mục tiêu + Môi
nông thôn Đồng bằng Bắc bộ" (Nhân chủng học), Hà Thị Phương Tiến,
trường
Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
Mục tiêu + "Sử dụng kỹ thuật kích hoạt nơtron để khảo sát sự phân bố của nguyên
Phương tiện + tố đất hiếm trong một số khoáng vật Việt Nam" (Hoá vô cơ), Nguyễn
Môi trường Văn Sức, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 1995.
(Nguồn: Vũ Cao Đàm, 2000)
Lập kế hoạch thực hiện
Khi đã chọn người hướng dẫn và có những ý tưởng cơ bản, rõ ràng về đề tài nghiên cứu, điều
nên làm là soạn một kế hoạch thực hiện các phần việc chính, nhằm quản lí tốt quỹ thời gian
cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện một cách khoa học. Kế hoạch này cũng chỉ có vai
trò như sợi chỉ dẫn đường, có tính linh động và dễ dàng điều chỉnh chứ không phải là bất di bất
dịch.
Độ dài ngắn của từng giai đoạn còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi người
và thời hạn kết thúc đề tài theo yêu cầu quản lí.
Tìm kiếm tài liệu
Việc đầu tiên cần phải làm tốt trong một đề tài nghiên cứu là tìm kiếm tài liệu. Lúc khởi
đầu, có vẻ như mọi sự đều rối bù, lộn xộn, không có trật tự, các tài liệu, thông tin tìm
được chưa giúp tìm thấy một hướng đi rõ ràng. Nhưng điều đó không đáng lo ngại, vì
theo thời gian, bạn có thể lọc dần, loại bỏ những tài liệu không cần thiết, những hướng
không khả thi, để tập trung vào những vấn đề trọng tâm nhất và phù hợp nhất.
Trong giai đoạn này, đừng mất thời gian đọc kĩ từng tài liệu tìm thấy được. Chỉ cần lưu
trữ và sắp xếp trật tự, rõ ràng, ghi chú thông tin tham khảo đầy đủ để tiện dụng về sau.
Thời gian cho giai đoạn này có thể dao động trong khoảng từ ba đến sáu tuần, tuỳ thuộc vào
điều kiện và khả năng của mỗi người. Không nên chỉ thụ động sử dụng những gì được cung
cấp sẵn, mà cần huy động mọi nguồn lực có thể có.
Đọc và chọn lọc tài liệu
Sau khi đã có được một lượng tài liệu tương đối, bạn cần đọc để chọn lọc lại. Cần đọc tất cả
các bài đã có. Đánh dấu những ý quan trọng. Ghi chú, tóm tắt một cách có hệ thống. Sắp xếp
theo một trật tự phù hợp với thói quen và/hoặc ý đồ trình bày của mình.
Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong tương quan với thời
gian tìm kiếm tài liệu ở trên, giai đoạn này kéo dài khoảng hai tuần.
Viết đề cương nghiên cứu/tổng quan tài liệu
Một đề tài khoa học thường, nếu không muốn nói là luôn, cần có đề cương nghiên cứu. Hoặc ít
nhất cũng nên có một bài tổng quan tài liệu (literature review/revue de la littérature) để có cái
nhìn tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu.
Trong đề cương hoặc thông qua bài tổng quan tài liệu, bạn sẽ xác định được mục đích và phạm
vi nghiên cứu, đối tượng và các phương pháp chuyên ngành sẽ sử dụng, những kết quả cần đạt
được và thời gian dự kiến cho từng giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt trong các khoa học thực
nghiệm, đôi khi cần sử dụng những hoá chất, dụng cụ đặc biệt, không có sẵn mà phải đặt mua
trước một thời gian rất dài, thì việc dự liệu một kế hoạch nghiên cứu rõ ràng càng đóng vai trò
quan trọng.
Trong điều kiện tiêu chuẩn, thời gian này kéo dài khoảng hai tuần, với các tài liệu đã tìm thấy,
tích luỹ và chọn lọc ở các bước trên.
Triển khai nghiên cứu
Tuỳ thuộc vào mỗi chuyên ngành, nếu cần có một giai đoạn triển khai sơ bộ, giai đoạn này sẽ
kéo dài khoảng vài tuần để kiểm tra những vấn đề và phương pháp đã đề ra. Những kết quả sơ
bộ này có thể giúp để điều chỉnh, cập nhật phần tổng quan tài liệu cho phù hợp hơn với thực
tế.
Nếu đề tài không cần nghiên cứu sơ bộ, có thể tiến hành thẳng các giai đoạn nghiên cứu đã
vạch ra. Các số liệu cần được thu thập đầy đủ và xử lí theo đúng phương pháp của từng chuyên
ngành. Các vấn đề đã đặt ra, giả thuyết đã xây dựng trong phần tổng quan tài liệu/đề cương
nghiên cứu sẽ được kiểm chứng thông qua các kết quả thu được trong giai đoạn này.
Giai đoạn này kéo dài bao lâu tuỳ thuộc chuyên ngành và cấp độ của đề tài. Đối với sinh viên,
trong giai đoạn này cần làm việc đều đặn với người hướng dẫn khoa học, đào sâu nghiên cứu
tài liệu chuyên môn và tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh việc nghiên cứu theo đúng
hướng.
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Nếu đã làm tốt việc viết tổng quan tài liệu ngay từ ban đầu, giai đoạn này trở nên nhẹ nhàng
hơn. Ngoài các tài liệu ban đầu đã có, có thể bạn tìm thấy hoặc cần phải tìm thêm những tài
liệu mới hơn, chuyên sâu hơn nữa để bổ sung cho các khía cạnh quan trọng trong đề tài, và bắt
tay vào viết các phần còn lại: phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra các kết luận,
xác nhận hay bác bỏ những giả thuyết đã đặt ra, gợi những vấn đề cần nghiên cứu tiếp, v.v.
Sau khi hoàn tất những phần việc trên, cần tập hợp các nội dung đó thành một bài viết hoàn
chỉnh theo yêu cầu của cấp quản lí chuyên môn. Có nhiều loại tài liệu khoa học khác nhau,
mỗi loại có yêu cầu bố cục và trình bày khác nhau. Cần tìm hiểu rõ các yêu cầu đó để trình bày
tài liệu của mình cho đúng với quy định.
Thời gian hoàn tất bài viết có thể kéo dài khoảng vài tuần. Đối với sinh viên, bài viết cần được
đưa cho người hướng dẫn xem, thảo luận về những điểm cần điều chỉnh, sửa chữa trước khi
nộp chính thức để báo cáo.
Trình bày/bảo vệ kết quả nghiên cứu
Thông thường, một đề tài nghiên cứu khoa học phải được bảo vệ trước hội đồng gồm các nhà
chuyên môn. Các nội dung cơ bản của đề tài (mục đích, đối tượng, phương pháp, kết quả, thảo
luận, kết luận, đề nghị) được trình bày ngắn gọn, cô đọng trong khoảng 15-20 phút. Sau đó,
các thành viên hội đồng sẽ phản biện, chất vấn và nhận xét về chất lượng đề tài.
Việc soạn bài thuyết trình tuy không khó, nhưng không phải hoàn toàn đơn giản, nhất là khi
học sinh - sinh viên Việt Nam hầu như không được (bắt buộc) rèn luyện kĩ năng này trong suốt
quá trình học tập. Bài thuyết trình dựa chủ yếu vào bài viết, nhưng không phải là bản sao
nguyên vẹn của bài viết. Thời gian chuẩn bị có thể rất ngắn, từ vài ngày đến một tuần, song để
có được kĩ năng thuyết trình trước đám đông, cần phải sớm rèn luyện ngay từ khi có thể./.
Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học
Mở đầu
Trong nghiên cứu khoa học, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác nghiên cứu tài
liệu. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, lâu nay ở Việt Nam mảng này dường như chưa được quan tâm
và đầu tư đúng mức.
Trong rất nhiều lí do có thể liệt kê, vấn đề hàng đầu là kinh phí. Các thư viện nghèo nàn hoặc
ch