Năm 1997, châu Á thu hút gần một nửa tổng số vốn nước ngoài dành cho những nước đang phát
triển. Các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao. Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực thu nhận
được một lượng lớn "tiền nóng" (hot money) và kinh qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ.
Cùng lúc, nhiều nền kinh tế khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và
Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, đạt được 8–12% tổng sản lượng nội địa (GDP)
liên tục trong khoảng thời gian cuối thập niên kỷ 1980 và đầu thập niên kỷ 1990. Thành quả đạt
được này đã được nhiều viện nghiên cứu kinh tế hoan nghênh, bao gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
và Ngân hàng Thế giới (World Bank), và nó đuợc biết đến như một phần phép lạ của kinh tế Đông
Nam Á.
Thế nhưng chỉ trong vòng 2 năm, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á bắt đầu từ tháng 7 năm
1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của
những tài sản khác ở vài nước châu Á; chính những “con hổ Đông Á” ấy là nạn nhân của cuộc
khủng hoảng. Vậy điểu gì đã làm những “Con hổ Đông Á” trở thành những con hổ đầy thương tích
như vậy.
Ở đề tài của mình, chúng tôi sẽ trình bày những hiểu biết của mình về cuộc khủng châu Á 1997-1998 hay còn gọi là cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á. Bằng cách tìm hiểu những diễn biến đã
xảy ra, dựa vào những luồn quan điểm khác nhau, chúng tôi tổng hợp và đi sâu phân tích một số
nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng từ đó so sánh với những gì đã diễn ra ở Việt Nam cũng như
rút ra những bài học cần thiết từ cuộc khủng hoảng này. Có thể nói, để phân tích những gì đã diễn ra
vào năm 1997 – 1998 là có rất nhiều khía cạnh như vấn đề về thâm hụt cán cân thương mại, thu hút
và quản lý vốn đầu tư, chính sách về tỉ giá hối đóai thế nhưng trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập
trung vào xem xét 2 nguyên nhân làm cuộc khủng hoảng xảy ra và trở nên nghiệm trọng là về bất
động sản và chính sách của IMF.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2941 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu khủng hoảng Châu Á 1997 - 1998 vấn đề về bất động sản và chính sách của IMF, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU
KHỦNG HOẢNG CHÂU Á 1997-1998
VẤN ĐỀ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN
VÀ CHÍNH SÁCH CỦA IMF
1
MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung .......................................................................................................................... 2
2. Diễn biến cuộc khủng hoảng ...................................................................................................... 2
2.1 Tình hình tại Thái Lan và bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng ........................................... 2
2.2. Những diễn biến cụ thể ............................................................................................................ 5
2.2.1 Thái Lan .............................................................................................................................. 5
2.2.2 Hong Kong .......................................................................................................................... 5
2.2.4 Hàn Quốc ............................................................................................................................ 6
2.2.5 Malaysia .............................................................................................................................. 6
2.2.6 Indonesia ............................................................................................................................. 7
2.3 Hậu quả từ cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến các nước ...................................................... 7
3. Bất động sản, nguyên nhân bùng phát cuộc khủng hoảng ...................................................... 8
3.1 Sự sụp đổ của thị trường bất động sản ................................................................................... 9
3.1.1 Nguyên nhân của bong bóng bất động sản ...................................................................... 9
4. Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng .............................................................................. 10
4.1 Những ảnh hưởng của chính sách đồng thuận Washington đến cuộc khủng hoảng Đông
Á ...................................................................................................................................................... 11
4.1.1 Chính sách tài khóa thắt chặt : ....................................................................................... 11
4.1.2 Việc giữ lãi suất cao ......................................................................................................... 11
4.2.3 Tự do hóa tài khỏan vốn .................................................................................................. 12
4.2.4 Tự do hóa thị trường tài chính ....................................................................................... 13
4.2 Chính sách cơ tài chính .......................................................................................................... 13
5. Lối thóat của các nước trong cơn khủng hoảng ..................................................................... 13
5.1 Thái Lan ................................................................................................................................... 14
5.2 Hàn Quốc, Malaysia................................................................................................................ 14
6. Bài học ........................................................................................................................................ 15
7. Tài liệu tham khảo .................................................................................................................... 17
2
KHỦNG HOẢNG CHÂU Á 1997 – 1998
VẤN ĐỀ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN
VÀ CHÍNH SÁCH CỦA IMF
1. Giới thiệu chung
Năm 1997, châu Á thu hút gần một nửa tổng số vốn nước ngoài dành cho những nước đang phát
triển. Các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao. Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực thu nhận
được một lượng lớn "tiền nóng" (hot money) và kinh qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ.
Cùng lúc, nhiều nền kinh tế khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và
Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, đạt được 8–12% tổng sản lượng nội địa (GDP)
liên tục trong khoảng thời gian cuối thập niên kỷ 1980 và đầu thập niên kỷ 1990. Thành quả đạt
được này đã được nhiều viện nghiên cứu kinh tế hoan nghênh, bao gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
và Ngân hàng Thế giới (World Bank), và nó đuợc biết đến như một phần phép lạ của kinh tế Đông
Nam Á.
Thế nhưng chỉ trong vòng 2 năm, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á bắt đầu từ tháng 7 năm
1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của
những tài sản khác ở vài nước châu Á; chính những “con hổ Đông Á” ấy là nạn nhân của cuộc
khủng hoảng. Vậy điểu gì đã làm những “Con hổ Đông Á” trở thành những con hổ đầy thương tích
như vậy.
Ở đề tài của mình, chúng tôi sẽ trình bày những hiểu biết của mình về cuộc khủng châu Á 1997-
1998 hay còn gọi là cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á. Bằng cách tìm hiểu những diễn biến đã
xảy ra, dựa vào những luồn quan điểm khác nhau, chúng tôi tổng hợp và đi sâu phân tích một số
nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng từ đó so sánh với những gì đã diễn ra ở Việt Nam cũng như
rút ra những bài học cần thiết từ cuộc khủng hoảng này. Có thể nói, để phân tích những gì đã diễn ra
vào năm 1997 – 1998 là có rất nhiều khía cạnh như vấn đề về thâm hụt cán cân thương mại, thu hút
và quản lý vốn đầu tư, chính sách về tỉ giá hối đóai … thế nhưng trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập
trung vào xem xét 2 nguyên nhân làm cuộc khủng hoảng xảy ra và trở nên nghiệm trọng là về bất
động sản và chính sách của IMF.
2. Diễn biến cuộc khủng hoảng
2.1 Tình hình tại Thái Lan và bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng
Trong giai đoạn 1980 – 1990 :
- Thái Lan nổi lên như một nền kinh tế năng động nhất Châu Á. Từ 1985 đến 1995, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đạt 8,5% hàng năm, mức độ lạm phát trung bình hàng
năm 5%(so sánh trong cùng thời kì kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,3% và lạm phát 3,2%).
Tăng trưởng kinh tế rất nóng do sự bùng nổ đầu tư vào kinh doanh nhà xưởng, bất động
sản, cơ sở hạ tầng du lịch.
3
- Nhu cầu về bất động sản tăng rất nhanh tại Bangkok, văn phòng làm việc và các tòa nhà
chọc trời mọc lên khắp nơi trên thành phố. Các tổ chức tài chính tiếp tục cho các công ty
kinh doanh bất động sản vay vốn vì giá bất động sản liên tục tăng.
Đầu năm 1997
- Sự bùng nổ về xây dựng nhà ở và văn phòng kinh doanh đã lên tới đỉnh điểm khi lượng
cung vượt quá cầu. Ước tính 365.000 căn hộ bỏ trống ở Bankok vào cuối năm 1996,
cùng với 100.000 căn hộ khác sẽ được đưa vào sử dụng năm 1997 đã làm cho cung vượt
xa cầu trên thị trường bất động sản
- Trong thời gian đó, bùng nổ đầu tư của Thái Lan vào cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp,
khu thương mại..làm tăng lượng hàng nhập khẩu với tỷ lệ cao chưa từng thấy. Để xây
dựng Thái Lan phải nhập các thiết bị đắc tiền,vật liệu từ Mỹ, Châu Âu, Nhật. Kết quả tài
khoản vãng lai trong cán cân thanh toán thâm hụt mạnh trong suốt giữa những năm 90.
Trong giai đoạn này xuất khẩu tăng nhưng nhập khẩu càng tăng nhanh hơn . Trong năm
1995 thâm hụt cán cân thanh toán là 8,1% so với GDP.
- Lúc này, chính phủ quyết định thực hiện việc tăng lãi suất Cũng trong thời gian đó các
công ty cho vay tài chính cũng lần lượt tuyên bố phá sản vì không có khả năng trả nợ
nước ngoài vì nợ xấu trên thị trường bất động sản ngày càng tăng lên và tăng hơn 30 tỷ
trong thời gian này.
Những biến chuyển trên đây không hẳn chỉ riêng ở Thái Lan mới có mà thực sự đã xảy ra rập
khuôn tại tất cả các nơi khác trong vùng từ, singapore, Malayxia, Indonesia cho tới Hàn Quốc, Hồng
Kông...
Như vậy bối cảnh lúc này của nền kinh tế là như sau :
- Do cán cân thanh tóan thâm hụt, nên các nhà đâu tư dự kiến rằng tình trạng phá giá
đồng nội tệ sẽ diễn ra. Tức là, tỉ giá cố định sẽ không được giữ nữa vì vậy nhiều công ty
mua Dollar vào để trả nợ khi đáo hạn
- Sự tăng lãi suất của ngân hàng làm nhiều công ty tài chính bị sụp đổ
Trước những sức ép trên, Chính phủ Thái Lan ban đầu dùng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá
nhưng cũng không có khả năng duy trì được lâu. Đồng Baht được thả nổi vào ngày 02/07/1997 và
ngay lập tức mất giá 10%, rồi giá trị tiếp tục giảm xuống sau đó.
Khủng hoảng nhanh chóng lan ra Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia. Đồng Ringgit và Rupiah
đều chịu sức ép và sau cùng đều bị phá giá. Đồng won Hàn Quốc, nhờ cơ chế tỷ giá linh hoạt, nên đã
mất giá từ năm 1996.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa chính thức (nội tệ/USD)
Hàn Quốc (Won) Thái Lan (Baht) Indonesia (Rupiah)
4
Malaysia (Ringgit) Philippines (Peso) Singapore (S-dollar)
Nguồn: NHTG, “World Development Indicators”, 2002.
Chỉ số tỷ giá hối đoái với USD
- Dòng vốn ngắn hạn đã chảy vào các nước Đông Á, giờ ồ ạt chảy ra. Cả các nhà đầu tư
đều muốn chuyển vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối đảo nợ và ngưng cho
vay mới.
- Các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và chuyển ra ngoài.
Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng được đưa ra khỏi 5 nước Đông Á chịu
khủng hoảng, trong khi trong năm 1996 vẫn còn nhận được gần 66 tỷ USD.
Đvt: Tỷ USD 1996 1997 1998 1999
Vốn tư nhân ròng 65.8 -20.4 -25.6 -24.6
Đầu tư trực tiếp ròng 8.4 10.3 8.6 10.2
Đầu tư chứng khoán ròng 20.3 12.9 -6 6.3
Vay thương mại và đầu tư khác 37.1 -43.6 -28.2 -41.1
Viện trợ chính thức ròng -0.4 17.9 19.7 -4.7
Dòng vốn quốc tế chảy ra khỏi Đông Á
- Thị trường bất động sản tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia ...sụp đổ.
Hình 8: Chỉ số giá cao ốc văn
phòng tại Thái Lan và Indonesia
5
Nguồn: Marcus Miller và Pongsak Luangaram (1998)
- Chỉ số chứng khoán tụt giảm mạnh ở hầu hết các nước Đông Á.
Chỉ số giá chứng khoán
Nguồn: IMF, “World Economic Outllook”, 12/1997.
2.2. Những diễn biến cụ thể
Có thể nói, cuộc khủng hoảng này đã lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều nước, tuy nhiên trong phạm
vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số quốc gia tiêu biểu sau
2.2.1 Thái Lan
Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%.
Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan
tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường
chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh, cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường
chứng khoán đều giảm đi.
- Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy
mô lớn.
- Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá
baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7.
- Đồng Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức
56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ
mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị
trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD.
- Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản.
- Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho
Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.
2.2.2 Hong Kong:
6
Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ. Đồng tiền này vốn được neo vào
Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8 HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong Kong lại cao hơn ở Mỹ, vì
vậy đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công
- Nhờ có dự trữ ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương đương 700%
lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3, nên Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã
dám chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình. Các thị trường chứng khoán ngày
càng trở nên dễ đổ vỡ.
- Từ ngày 20 tháng 10 đến 23 tháng 10, Chỉ số Hang Seng đã giảm 23%. Ngày 15 tháng 8
năm 1998, Hong Kong nâng lãi suất cho vay qua đêm từ 8% lên thành 23% và ngay lập
tức nâng vọt lên 500%.
- Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu thành phần
của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Cơ quan này và ông Donald
Tsang, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính và sau này làm Trưởng Đặc khu hành chính Hong
Kong, đã công khai tuyên chiến với giới đầu cơ.
- Chính quyền đã mua vào khoảng 120 tỷ Dollar Hong Kong (tương đương 15 tỷ Dollar
Mỹ) các loại chứng khoán. Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán ra số chứng
khoáng này và thu lời khoảng 30 tỷ Dollar Hong Kong (khoảng 4 tỷ Dollar Mỹ).
- này đã ngừng lại vào tháng 9 năm 1998 chủ yếu do các nhà đầu cơ bị thiệt hại bởi chính
sách điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ Malaysia và bởi sự sụp đổ của thị Các
hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong Kong và thị trường chứng khoán của nước
trường trái phiếu và tiền tệ ở Nga.
- Tỷ giá neo giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở mức 7,8 : 1.
2.2.4 Hàn Quốc
Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài
khổng lồ. Các công ty, tập đoàn lớn nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân
hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các
nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn.
- Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn
Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp
phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá.
- Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11
lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách thắt chặc
tiền tệ.
Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD.
2.2.5 Malaysia
Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng Ringgit của Malaysia
và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức
3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar. Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là
từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài. Những người tham gia thị trường
tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sử
giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai.
7
Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước
ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997.
2.2.6 Indonesia
- Tháng 7, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới
rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% lên 12%.
- Tháng 8, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ tỷ giá hối đoái
thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah liên tục
mất giá.
- IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar,
nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở
Indonesia tăng vọt. Tháng 9, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm
xuống mức thấp lịch sử.
Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt là làm cho
món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh
mua Dollar vào (có nghĩa là bán Rupiah ra) khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt.
Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính thắt chặt theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ
phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để
tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng
hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998, Suharto
buộc phải từ chức tổng thống.
Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong
thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1.
Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã
giảm đi.
2.3 Hậu quả từ cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến các nước
Hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính thua lỗ nặng nề và lâm vào tình trạng
phá sản, giải thể, sáp nhập trong khoảng thời gian từ 1/4/1997 đến 31/3/1998
Tổng số
NH
Số NH bị
đình chỉ HĐ
Số NH bị
CP giám sát
Số NH
bị sáp nhập
Số NH bán
cho cty NN
% số NH
có vấn đề
Thái Lan 108 56 4 59%
Malaysia 60 41 68
Indonesia 228 16 56 11 36%
Hàn Quốc 56 16 32
Tình trạng thua lỗ và phá sản trong hệ thống tài chính
Kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm sút thậm chí bị âm (-) trầm trọng.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, chỉ riêng Thái Lan, sau khủng hoảng đã khiến 2 triệu
người mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp Philippines từ 9,5% (năm 96) tăng lên
10,4% (năm 97), tại Hàn Quốc từ 2,5 (năm 97) tăng vọt lên 8,6% (tháng 7/98).
8
Thu nhập bình quân đầu người sụt giảm mạnh, cho đến năm 2002 vẫn chưa thể
hồi phục bằng mức của năm 1996.
SO SÁNH MỨC TNBQ/NGƯỜI NĂM 1996 VÀ NĂM 2002
Sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư, người cho vay trong và ngoài nước khiến
nguồn vốn tín dụng cạn kiệt, thị trường chứng khoán trầm lắng xảy ra ở hầu hết
các nước Đông Á.
Từ khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng ở Indonesia còn đối mặt với cuộc khủng
hoảng về chính trị xã hội, khiến Tổng thống Suharto buộc phải từ chức.
3. Bất động sản, nguyên nhân bùng phát cuộc khủng hoảng
Như vậy nhìn vào diễn biến trên ta có thể thấy được nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đến từ
những lý do sau :
Sự sụp đổ của thị trường bất động sản
Hành vi của các nhà đầu cơ đã làm tỉ giá đã giảm lại còn giảm thấp hơn
Vấn đề về chính sách của nhà nước :
o Chính sắt thắt chặt tiền tệ
o Việc điều tiết lãi suất
o Vấn đề về quản lý các nguồn vốn, đầu tư
o Các vấn đề về cơ cấu vốn, doanh nghiệp
Tuy nhiên, vấn đề về các nhà đầu cơ là vấn đề hiển nhiên khi chênh lệch lãi suất hay tỉ giá dự
kiến là thay đổi. Làm thế nào để tuyên chiến với các nhà đầu cơ, tại Malaysia cũng đã chỉ rõ,
điều đó phụ thuộc vào hành vi của chính phủ. Như vậy, để làm rõ nguyên nhân sâu xa của
cuộc khủng hoảng, chúng tôi đã tìm hiểu 2 vấn đề sau: thứ nhất, điều gì đã làm thị trường bất
động sản sụp đổ; thứ hai, những chính sách của nhà nứơc hay nói cách khác là chính sách của
IMF đã góp phần vào việc “giải quyết” cuộc khủng hoảng như thế nào.
9
3.1 Sự sụp đổ của thị trường bất động sản
3.1.1 Nguyên nhân của bong bóng bất động sản
Có thể nói rằng chính sự quản lý yếu kém cuả chính phủ trong lĩnh vực đầu tư và kinh tế đối ngoại là
nguyên nhân làm thị trường bất động sản nóng lên, thể hiện rất rõ ở các điểm sau:
Đầu tư nước ngoài rất cao vượt quá khả năng hấp thu cuả nền kinh tế trong khi khả
năng tiết kiệm trong nước chưa tương xứng
Chủ yếu là đầu tư vào thị trường vốn ngắn hạn đạt 40% tổng mức đầu tư nước ngoài.
(Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc chu chuyển ngoại tệ khi có đột biến tiền tệ
làm cường độ cuộc khủng hoảng nhân lên nhiều lần)
Chính sách kinh tế rộng mở của Chính phủ cho phép doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng
hơn với các nguồn vốn không cần thông qua nhiều thủ tục kỹ càng khiến những hoạt
động kinh doanh không hiệu quả đang tăng dần. Vấn đề đáng lo ngại nhất là tiền dần
chảy vào túi các cá nhân, điều này làm cho lòng tham con người trở nên khó kiểm
soát hơn, càng đẩy mạnh quá trình đầu cơ gây tổn thương nền kinh tế nhiều hơn
Như vậy cơ cấu đầu tư bất ổn và không hợp lý sẽ là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến khủng hoảng
tài chính. Tuy nhiên ở đây chúng tôi đi sâu vào vấn đề đầu tư bất động sản bởi đa số các nguồn
vay ngắn hạn đều được các tổ chức tài chính dùng để đầu tư vào tài sản dài hạn mà chủ yếu là