Vai trò của sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất.
* Vai trò của sản xuất xã hội.
- Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là cơ sở của đời sống xã hội:
+ Xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo trong đó hoạt động kinh tế luôn giữ vị trí trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác. Tất cả các hoạt động của của xã hội đều phụ thuộc vào hoạt động sản xuất.
+ Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì con người phải tồn tại, muốn vậy con người cần phải có tư liệu tiêu dùng. Để có những thứ đó, con người phải tạo ra chúng, tức là phải tiến hành sản xuất. Xã hội không thể tồn tại nếu ngừng hoạt động sản xuất.
+ Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, nhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của mình. Xã hội càng phát triển thì các hoạt động sản xuất phi vật chất (dịch vụ) ngày càng tăng nhưng sản xuất của cải vật chất vẫn là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội.
- SX của cải vật chất là cơ sở tồn tại, phát triển của xã hội. Quan điểm này là cơ sở để giải thích các hiện tượng xã hội và nguyên nhân chuyển biến của xã hội.
* Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất.
Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng phải gồm có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
Sức lao động.
- SLĐ là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
- SLĐ là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất còn lao động là sự tiêu dùng SLĐ. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người.
- Lao động là hoạt động có mục dích, có ý thức của con người tác động vào các vật thể tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình (nói cách khác là sự vận dụng sức lao động.
57 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2886 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập thi cao học môn kinh tế chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Vai trò của sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất.
* Vai trò của sản xuất xã hội.
- Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là cơ sở của đời sống xã hội:
+ Xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…trong đó hoạt động kinh tế luôn giữ vị trí trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác. Tất cả các hoạt động của của xã hội đều phụ thuộc vào hoạt động sản xuất.
+ Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì con người phải tồn tại, muốn vậy con người cần phải có tư liệu tiêu dùng. Để có những thứ đó, con người phải tạo ra chúng, tức là phải tiến hành sản xuất. Xã hội không thể tồn tại nếu ngừng hoạt động sản xuất.
+ Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, nhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của mình. Xã hội càng phát triển thì các hoạt động sản xuất phi vật chất (dịch vụ) ngày càng tăng nhưng sản xuất của cải vật chất vẫn là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội.
- SX của cải vật chất là cơ sở tồn tại, phát triển của xã hội. Quan điểm này là cơ sở để giải thích các hiện tượng xã hội và nguyên nhân chuyển biến của xã hội.
* Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất.
Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng phải gồm có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
Sức lao động.
- SLĐ là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
- SLĐ là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất còn lao động là sự tiêu dùng SLĐ. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người.
- Lao động là hoạt động có mục dích, có ý thức của con người tác động vào các vật thể tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình (nói cách khác là sự vận dụng sức lao động.
Đối tượng lao động.
- ĐTLĐ là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- ĐTLĐ chia thành hai loại:
+ Loại có sẵn trong tự nhiên mà con người chỉ cần tách chúng khỏi quan hệ với tự nhiên là có thể sử dụng được. Loại này là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác.
+ Loại đã trải qua lao động, được cải biến ít nhiều (nguyên liệu). Loại này là đối tượng của các ngành CN chế biến.
Sự phát triển của c/m KHCN đã giúp con người có thể tạo ra nhiều loại vật liệu mới có chất lượng ngày càng tốt hơn để thay thế dần cho các loại nguyên vật liệu truyền thống đang có xu hướng cạn kiệt dần.
Tư liệu lao động.
- TLLĐ là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng LĐ nhằm biến đổi đối tượng LĐ theo mục đích của mình.
- TLLĐ chia thành 3 loại:
+ Công cụ lao động giữ vị trí là hệ thống “xương cốt và bắp thịt” của sản xuất. Là yếu tố đặc trưng cho thời đại kinh tế, có vai trò quyết định năng suất lao động.
+ TLLĐ dùng để bảo quản đối tượng LĐ, gọi chung là hệ thống bình chứa của sản xuất.
+ TLLĐ đóng vai trò là kết cấu hạ tầng của sản xuất như đường sá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông, thông tin…là điều kiện cần thiết của quá trình sản xuất.
- Ranh giới giữa ĐTLĐ và TLLĐ chỉ có tính tương đối tùy thuộc vào vai trò của chúng trong quá trình sản xuất. ĐTLĐ và TLLĐ kết hợp lại thành tư liệu SX.
- Trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất thì sức lao động có vai trò quan trọng nhất, điều đó là do:
+ SLĐ là nhân tố chủ yếu của sức sản xuất xã hội, giữ vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất.
+ Hoạt động của con người là hoạt động sáng tạo. TLSX dù hiện đại đến mấy nhưng nếu không có lao động của con người cũng không thể phát huy hiệu quả.
+ Các nguồn lực vật chất của sản xuất đều có giới hạn, chỉ có sức lao động là yếu tố không bị cạn kiệt và ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo ra của cải cho xã hội.
* Liên hệ thực tiễn ở nước ta:
- sức lao động và lao động:
+ Thế mạnh: là một quốc gia đông dân, lực lượng lao động trẻ (trên 40 triệu người trong độ tuổi lao động.
+ Hạn chế: Lao động giản đơn nhiều, ít lao động ở những lĩnh vực yêu cầu công nghệ cao.
- Đối tượng lao động: không được kết hợp một cách hài hòa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích đất canh tác trên đầu người thấp, tài nguyên thiên nhiên sử dụng không hiệu quả.
- Tư liệu lao động: máy móc, thiết bị thiếu, công nghệ lạc hậu.
= ba yếu tố cơ bản này ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện đại. Vì vậy ở nc ta, sự nghiệp gd-đt nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài đc đặt lên hang đầu, cuộc cách mạng KHKT được coi là then chốt để khai thác tài nguyên với tốc độ cao và hiệu quả
2. Tăng trưởng kinh tế? vai trò và các nhân tố tăng trưởng kinh tế.
Khái niệm tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
- Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross National Product) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
- So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy :
GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài.
(Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó).
- Tăng trưởng kinh tế, dưới dạng khái quát là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước. Nếu gọi GDPo là tổng sản phẩm quốc nội năm trước, GDP1 tổng sản phẩm quốc nội năm sau thì mức tăng trưởng kinh tế năm sau so với năm trước là :
Hoặc tính theo mức độ tăng GNP thì :
(GNP0 là tổng sản phẩm quốc dân năm trước, GNP1 là tổng sản phẩm quốc dân năm sau).
- GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế.
+ GNP, GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính.
+ GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc.
Vai trò của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo, là vấn đề quyết định đối với mọi quốc gia để khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng.
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá...
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
- Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển.
* Tăng trưởng bền vững: tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Các nhân tố tăng trưởng kinh tế
Vốn
- Vốn hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên...được sử dụng vào quá trình sản xuất. Nói một cách khái quát, vốn là toàn bộ tài sản được sử dụng để sản xuất, kinh doanh.
- Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn hiện vật.
- Vốn được xem là “chìa khóa” đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế. Mối liên hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư, được thể hiện thông qua hệ số Icor (International Capital Output Ration - Hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng - Harod Domar). Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP.
Tốc độ TTKT = Tỷ lệ tăng đầu tư/ ICOR
- Một nền kinh tế tăng trưởng cao còn phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lý vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Con người
- Trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt, là "nguồn lực của mọi nguồn lực", là "tài nguyên của mọi tài nguyên". Vì vậy, con người có sức khoẻ, trí tuệ, tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Để phát huy nhân tố con người, cần phải xác định đầu tư cho con người về thực chất là đầu tư cho sự phát triển. Nhà nước cần phải có chiến lược phát triển con người, mà trước hết phải nâng cao về số lượng và chất lượng hệ thống giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng nhân tài... cùng với việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Khoa học và công nghệ
- Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khoa học và công nghệ được coi là "chiếc đũa thần mầu nhiệm" để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất.
- Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri thức.
Cơ cấu kinh tế
- Mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất định. Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi giữa các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành nó có sự phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng, điều này cũng có nghĩa là phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý. Vì vậy, việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại để phát huy mọi tiềm năng, nội lực, lợi thế so sánh của toàn bộ nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến, gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế là yếu tố tạo tiền đề, cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước
- Ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
- Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng định hướng sự tăng trưởng kinh tế vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo sâu sắc...
- Hệ thống chính trị mà đại diện là nhà nước có vai trò hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đúng hướng.
3. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội.
- Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau :
+ Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
+ Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
+ Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế.
- Yêu cầu của phát triển kinh tế:
+ Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số.
+ Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững.
+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế.
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
Những yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất
- Phát triển kinh tế là sự phát triển lực lượng sản xuất, muốn phát triển kinh tế, phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất. Trong đó, cùng với việc sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cần phải nhấn mạnh vai trò của con người, khoa học và công nghệ.
+ Khoa học và công nghệ là thành tựu của văn minh nhân loại, nhưng hiệu quả sử dụng khoa học - công nghệ lại tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước. Nếu biết lựa chọn những công nghệ phù hợp với tiềm năng nguồn lực của đất nước, trình độ vận dụng và quản lý... thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
+ Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, đồng thời cũng là sản phẩm và kết quả thường xuyên của phát triển lịch sử. Con người thông qua hoạt động của mình trở thành nguồn lực chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Những yếu tố về quan hệ sản xuất
Vai trò của quan hệ sản xuất đối với phát triển kinh tế thể hiện khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, khi nó không phù hợp sẽ là nhân tố cản trở, kìm hãm sự phát triển đó.
Những yếu tố thuộc về kiến trúc thượng tầng
- Kiến trúc thượng tầng xã hội bao gồm những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật... cùng với những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước, đảng phái, các đoàn thể xã hội... có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế.
- Những bộ phận đó tác động đến các quan hệ kinh tế và sự phát triển xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau và theo những cơ chế khác nhau. Tác dụng của kiến trúc thượng tầng sẽ là tích cực khi nó tác động cùng chiều với sự vận động của quy luật kinh tế khách quan. Trái lại, nếu tác động ngược chiều với những quy luật đó thì nó sẽ là trở lực, gây tác hại cho sự phát triển sản xuất, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong sự tác động đó, chính trị có ảnh hưởng sâu sắc nhất và ngày càng tăng đối với sự phát triển kinh tế.
4. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sx hàng hóa.
Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá.
- Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá.
Sản xuất tự cấp tự túc: Là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sx.
Sản xuất hàng hóa: Là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sx ra để trao đổi, để bán trên thị trường.
- Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau đây:
+ Phân công lao động xã hội.
@ Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội, tạo nên sự chuyên môn hóa sản xuất thành các ngành nghề khác nhau.
@ Do có PCLĐXH mỗi người sx chỉ làm ra được một hoặc một số sản phẩm Nhưng nhu cầu của họ đều cần nhiều loại sản phẩm khác nhau, đòi hỏi phải người sx phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau.
+ Sự độc lập tương đối về lợi ích kinh tế của những người sản xuất:
@ Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sx là do quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về TLSX quyết định.
@ Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua - bán hàng hoá, tức là phải trao đổi sản phẩm dưới những hình thái hàng hoá.
Điều này tạo ra sự mâu thuẩn:
+ Một mặt họ độc lập sản xuất, việc ai người nấy làm.
+ Một mặt họ phụ thuộc vào tiêu dùng
Nên việc giải quyết mâu thuẩn là trao đổi sản phẩm cho nhau từ tự phát sang tự giác và sản xuất hàng hóa ra đời thay cho sản xuất tự cấp tự túc- muốn có hàng hóa ra đời và tồn tại thì phải có 2 điều kiện trên.
Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.
SX hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, so với sx tự cung tự cấp, sx hàng hóa có các đặc trưng và ưu thế sau:
- Mục đích của sx hàng hóa là để thỏa mãn nhu cầu của thị trường do đó sự gia tăng không hạn chế của nhu cầu thị trường là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sx phát triển.
- Sản xuất hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt buộc người sx phải năng động trong sx kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sx để tăng NSLĐ, nâng cao chất lượng sản phẩm...trên cơ sở đó thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng.
- Sự phát triển của sx hàng hóa với tính chất mở của các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng và các nước ngày càng phát triển, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
5. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một phần nhu cầu nào đó của con người và được dùng để trao đổi với nhau.
Hai thuộc tính của hàng hóa: Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau nhưng hàng hoá đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị:
Giá trị sử dụng:
- GTSD là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- GTSD của hàng hóa do các thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyết định, không phụ thuộc vào tính chất của chế độ xã hội do đó giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính tự nhiên, cố hữu của vật phẩm.
- GTSD được biểu hiện trong tiêu dùng.
- Giá trị sử dụng là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Giá trị:
- Để hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi.Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà một giá trị sử dụng này trao đổi với một giá trị sử dụng khác.
Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc
- Hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung giống nhau. Cái chung đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sx ra hàng hóa người sx đều cần phải hao phí lao động. Lao động hao phí để sản xuất hàng hóa, ẩn giấu trong hàng hóa, là cơ sở để trao đổi hàng hóa gọi là giá trị của hàng hóa.
- Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Chất của giá tr