Tài liệu tập huấn phân tích kinh tế trang trại

Mục tiêu của chủ đề: Kết thúc chủ đềnày, các học viên có thể: 5 Hiểu và phân biệt được hộ, nông hộvà trang trại. 5 Hiểu và phân biệt được kinh tếhộvà kinh tếtrang trại. Những điểm giống và khác nhau giữa kinh tếhộvà kinh tếtrang trại. Phương pháp thực hiện: ƒ Các khái niệm, giảng viên gợi ý, đặt câu hỏi đểhọc viên trảlời, sau đó giảng viên kết luận. ƒ Các nội dung khác được thực hiện bằng cách làm bài tập và thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quảvà lớp thảo luận, giảng viên kết luận.

pdf31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn phân tích kinh tế trang trại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH CARD TRƯỜNG ĐH KINH TẾ HUẾ TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI 1 DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP PHÂN TÍCH SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG HỘ VÀ TRANG TRẠI NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NỘI DUNG CHỦ ĐỀ Chủ đề 1. Hộ/trang trại 1.1 Hộ và kinh tế hộ và mục tiêu của hộ/trang 1.2 Trang trại và kinh tế trang trại trại trong sản xuất kinh 1.3 Phân biệt kinh tế hộ và kinh tế trang trại doanh 1.4 Mục tiêu của hộ/trang trại trong sản xuất kinh doanh Chủ đề 2. Nguồn lực của 2.1 Nguồn lực của hộ/trang trại là gì? hộ/trang trại 2.2 Các loại nguồn lực của hộ/trang trại? 2.3 Tại sao phải phân tích nguồn lực của hộ/trang trại? 2.4 Nội dung phân tích nguồn lực 2.4.1 Phân tích nguồn lao động 2.4.2 Phân tích nguồn đất đai 2.4.3 Phân tích nguồn vốn và tư liệu sản xuất Chủ đề 3. Phân tích sản 3.1 Phân tích sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì? xuất kinh doanh của 3.2 Tại sao phải phân tích sản xuất kinh doanh của hộ/trang trang trại trại? 3.3 Nội dung phân tích: 3.3.1 Phân tích chi phí 3.3.2 Phân tích kết quả 3.3.3 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại Chủ đề 4. Phân tích rủi 4.1. Phân tích rủi ro ro và cách thức cải thiện 4.1.1 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là thu nhập và hiệu quả gì? của trang trại 4.1.2 Tại sao phải phân tích rủi ro? 4.1.3 Các loại rủi ro thường gặp 4.1.4 Biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro 4.2. Biện pháp nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại 2 DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP MỤC LỤC CHỦ ĐỀ 1: HỘ, TRANG TRẠI VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘ, TRANG TRẠI........ 4 CHỦ ĐỀ 2: NGUỒN LỰC CỦA HỘ/TRANG TRẠI .............................................. 6 CHỦ ĐỀ 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ/TRANG TRẠI .................................................................................................... 17 CHỦ ĐỀ 4: PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CẢI THIỆN THU NHẬP, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ/TRANG TRẠI ........................................................................................................................... 26 3 DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ 1: HỘ, TRANG TRẠI VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘ, TRANG TRẠI Mục tiêu của chủ đề: Kết thúc chủ đề này, các học viên có thể: 5 Hiểu và phân biệt được hộ, nông hộ và trang trại. 5 Hiểu và phân biệt được kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Những điểm giống và khác nhau giữa kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Phương pháp thực hiện: ƒ Các khái niệm, giảng viên gợi ý, đặt câu hỏi để học viên trả lời, sau đó giảng viên kết luận. ƒ Các nội dung khác được thực hiện bằng cách làm bài tập và thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên kết luận. Nội dung kiến thức thực hiện: 1.1 Hộ và kinh tế hộ Giảng viên giới thiệu và đặt câu hỏi để học viên trả lời: V Thế nào là hộ (hay hộ gia đình)? V Thế nào là nông hộ (hay hộ nông dân)? V Thế nào là kinh tế hộ? Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận: ² Hộ (hay hộ gia đình) là đơn vị tập hợp những người: ¾ có quan hệ vợ chồng hay họ hàng huyết thống, ¾ cùng chung nơi ở và sinh hoạt chung, ¾ cùng làm việc và cùng chung lợi ích. Trong thực tế có một số trường hợp ở một số hộ gia đình, một số thành viên của hộ không có quan hệ vợ chồng hay họ hàng huyết thống, nhưng những đặc trưng khác như cùng chung nơi ở, cùng làm việc, sinh hoạt chung và cùng chung lợi ích. ² Hộ nông dân (hay nông hộ) là hộ gia đình nhưng hoạt động sản xuất chủ yếu của hộ là nông nghiệp. Trong thực tế, các hộ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp đều được xem là hộ nông dân. Ngoài các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp, nông hộ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ, thu nhập từ các hoạt động khác này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập của hộ. ² Kinh tế hộ là loại hình kinh tế mà các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào: ¾ lao động gia đình là chính và ¾ mục đích sản xuất trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình. Trong thực tế, hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi, bán ra thị trường nhưng ở mức độ hạn chế, không đáng kể. Sản xuất của hộ không vì thị trường. 1.2. Trang trại và kinh tế trang trại Giảng viên giới thiệu và đặt câu hỏi để học viên trả lời: V Thế nào là trang trại? V Thế nào là kinh tế trang trại? Giảng viên giải thích để đi đến kết luận: ² Trang trại là thuật ngữ chỉ nông hộ làm kinh tế. ² Kinh tế trang trại là hình thức mà nông hộ: ¾ tăng đầu tư, thuê mướn đất đại, lao động và tiền vốn để mở rộng quy mô sản xuất, ¾ mục đích sản xuất hàng hoá, dịch vụ cung cấp ra thị trường để kiếm lợi nhuận. 1.3. Phân biệt kinh tế hộ và kinh tế trang trại 4 DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Giảng viên đặt câu hỏi để học viên trả lời. Trọng tâm cần nêu bật các đặc trưng của kinh tế hộ và kinh tế trang trại: ² Quy mô đầu tư sản xuất của kinh tế hộ nhỏ hơn nhiều so kinh tế trang trại. ² Kinh tế hộ sử dụng đất đai, lao động, vốn và tư liệu sản xuất chủ yếu của gia đình, thuê mướn ít. Trong khi đó kinh tế trang trại thuê mướn đất đai, thuê mướn lao động và vay vốn từ bên ngoài. ² Tính chất sản xuất của kinh tế hộ chủ yếu phục vụ gia đình. Trong khi đó tính chất sản xuất của kinh tế trang trại phục vụ thị trường là chính. 1.4. Mục tiêu của hộ/trang trại Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời: V Mục tiêu là gì? Giảng viên tổng hợp các ý trả lời của học viên và đi đến kết luận mục tiêu: ² Mục tiêu là cái đích mà hộ/trang trại phải đạt được sau một thời gian hoạt động. Phân biệt mục tiêu của hộ và mục tiêu của trang trại. Bài tập 2. Yêu cầu các nhóm sắp xếp mục tiêu của hộ và mục tiêu của trang trại. a. Sản xuất nhằm phục vụ đời sống của gia đình (ở, ăn, mặc, sinh hoạt, học hành,...). b. Sản xuất hàng hoá, dịch vụ bán ra thị trường nhằm thu lợi nhuận. c. Sản xuất là để sử dụng hết các yếu tố nguồn lực, cung cấp một phần hàng hoá, dịch vụ cho cộng đồng địa phương. d. Sản xuất nhằm tăng thu nhập để cải thiện đời sống của hộ. e. Mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn nhằm chiếm lĩnh thị trường f. Sản xuất để trở thành nhà thương gia có vị thế trong xã hội. g. Sản xuất để con em trong gia đình có được điều kiện học tập tốt hơn h. Sản xuất nhằm giữ nét truyền thống, văn hoá của gia đình, dòng tộc... i. Sản xuất nhằm đủ thu nhập để chăm sóc gia đình Mục tiêu của hộ Mục tiêu của trang trại - - - - - - - - - - - - Kết thúc bài tập, để nhóm báo cáo và thảo luận. Giảng viên cần chú ý: do hộ, vừa là đơn vị sản xuất nhưng cũng vừa là đơn vị tiêu dùng, vì vậy hộ hoạt động nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau, nên sản xuất của họ không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận. Mà thay vào đó, hộ thường xác định cho mình mục tiêu nhu cầu gia đình của hộ hơn là mục tiêu lợi nhuận. Có 2 loại mục tiêu: • Mục tiêu gia đình: là mục tiêu mà hoạt động của hộ nhằm thoả mãn nhu cầu của chính bản thân gia đình hộ như hộ ngày càng tăng giá trị về bảo đảm an ninh, giáo dục, sức khoẻ, nhà ở… • Mục tiêu tài chính: là mục tiêu mà hoạt động của hộ/trang trại nhằm đạt được những kết quả cao về tài chính, mà đặc trưng là lợi nhuận và sự gia tăng về toàn bộ giá trị của hộ/trang trại Đối với hộ, thông thường sản xuất để đáp ứng mục tiêu gia đình là chủ yếu, mục tiêu tài chính là thứ yếu. Tuy nhiên, đối với trang trại thì ngược lại, mục tiêu tài chính là chính. Trong nhiều trường hợp, nhiều trang trại không có mục tiêu gia đình mà chỉ có mục tiêu tài chính là sản xuất nhằm thu lợi nhuận. Trên cơ sở lợi nhuận đạt được, họ chăm sóc để đạt 5 DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP được mục tiêu gia đình. Như vậy, đạt được mục tiêu về tài chính là rất quan trọng, vì đạt được mục tiêu này giúp hộ đạt được mục tiêu gia đình. Đáp án bài tập 2: ³ Mục tiêu của hộ: a, c, d, g. ³ Mục tiêu của trang trại: b, e, f. Một vấn đề quyết định đến mức độ đạt các mục tiêu đề ra của hộ/trang trại là nguồn lực của hộ/trang trại. Tuỳ thuộc vào khối lượng nguồn lực của các hộ/trang trại nhiều hoặc ít mà hộ/trang trại đặt ra các mục tiêu khác nhau. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu đặt ra, hộ/trang trại cần phải phân tích, đánh giá và sử dụng tốt các yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại. CHỦ ĐỀ 2: NGUỒN LỰC CỦA HỘ/TRANG TRẠI Mục tiêu của chủ đề: Kết thúc chủ đề này, các học viên có thể hiểu: 5 Nguồn lực của hộ/trang trại là gì? 5 Hộ/trang trại có những loại nguồn lực gì? 5 Tại sao phải phân tích nguồn lực của hộ/trang trại? 5 Phân tích nguồn lực của hộ/trang trại là phân tích những nội dung gì? Phương pháp thực hiện: ƒ Khái niệm nguồn lực, giảng viên gợi ý, đặt câu hỏi để học viên trả lời, sau đó giảng viên kết luận. ƒ Các nội dung khác được thực hiện bằng cách làm bài tập và thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên kết luận. Nội dung kiến thức thực hiện: 2.1 Nguồn lực của hộ/trang trại là gì? Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời: V Thế nào là nguồn lực của hộ/trang trại? Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận: ² Nguồn lực của hộ/trang trại là những yếu tố sản xuất mà hộ/trang trại có và đang sử dụng làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại, bào gồm: ¾ Đất đai, toàn bộ diện tích đất mà hộ đang sử dụng để sản xuất kinh doanh. ¾ Lao động, toàn bộ lao động đang làm việc cho hộ/trang trại, kể cả lao động gia đình và lao động thuê. ¾ Vốn và tư liệu sản xuất, toàn bộ tiền vốn và tư liệu sản xuất mà hộ đang sử dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ. 2.2 Các loại nguồn lực của hộ/trang trại? Dựa vào khái niệm nguồn lực của hộ/trang trại, giảng viên cần đặt câu hỏi: V Nguồn lực của hộ/trang trại gồm những loại gì? V Đất đai nào là nguồn lực của hộ/trang trại? đất đai nào không phải nguồn lực của hộ/trang trại? V Lao động nào là nguồn lực của hộ/trang trại? lao động nào không phải nguồn lực của hộ/trang trại? V Vốn, tư liệu sản xuất nào là nguồn lực của hộ/trang trại? vốn, tư liệu sản xuất nào không phải nguồn lực của hộ/trang trại? Một vài học viên trả lời, giảng viên kết luận và giải thích thêm: ² Nguồn lực của hộ/trang trại bao gồm nguồn đất đai, nguồn lao động và nguồn vốn, tư liệu sản xuất. Cụ thể: 6 DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ¾ Đất đai của hộ/trang trại: là toàn bộ diện tích đất mà hộ/trang trại đang sở hữu hoặc đang sử dụng để sản xuất kinh doanh. Đất đai của hộ/trang trại có thể được hình thành từ đất do thừa kế, đất do nhà nước giao cấp, đất do mua sắm, đất đang thuê mướn, đất được chuyển nhượng hay đất khai hoang, phục hoá... ¾ Lao động của hộ/trang trại: là tất cả những người trong gia đình của hộ/trang trại có khả năng và sẵn sàng lao động và những người hộ/trang trại thuê làm việc cho hộ/trang trại, kể cả lao động thuê thời vụ và lao động thuê thường xuyên. ¾ Vốn sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại: là toàn bộ lượng tiền vốn mà hộ/trang trại bỏ vào sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn tự có của nông hộ/trang trại và vốn vay mượn từ bên ngoài. Vốn tự có của hộ/trang trại có thể là vốn do hộ/trang trại tích luỹ. Vốn vay mượn của hộ/trang trại có thể là vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng hoặc vốn vay mượn người ngoài, bà con họ hàng... Vốn sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại có thể nằm dưới dạng tiền mặt, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị hoặc dụng cụ, phương tiện sản xuất...) hay nguyên nhiên vật liệu... Bài tập 3. Yêu cầu các nhóm xác định các yếu tố sau, yếu tố nào là yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại, yếu tố nào không phải là yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại? 1. Đất đấu thầu nhưng hết hạn sử dụng 2. Đất thuê mướn nhưng còn thời hạn sử dụng 1 năm. 3. Đất thuê mướn nhưng không được đào ao thả cá. 4. Con trai lớn học đại học năm 4 Trường Đại học Kinh tế Huế 5. Học bỗng của con trai lớn 2 triệu 6. Bà con nhờ giữ giúp 50 triệu và có thể lấy bất kỳ lúc nào 7. Chồng làm Chủ tịch UBND xã 8. Thôn có 50 thanh niên đang thất nghiệp Nguồn lực của hộ/trang trại Không phải nguồn lực của hộ/trang trại - - - - - - - - Kết thúc bài tập 3. Một nhóm đại diện báo cáo, các nhóm khác thảo luận. Đáp án bài tập 3: ³ Các yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại: 2, 3, 5, 7. ³ Các yếu tố không phải hoặc chưa phải là nguồn lực của hộ/trang trại: 1, 4, 6, 8. 2.3. Tại sao phải phân tích nguồn lực của hộ/trang trại? Giảng viên đặt câu hỏi: V Tại sao phải phân tích nguồn lực của hộ/trang trại? Phân tích nguồn lực của hộ/trang trại giúp gì cho hộ/trang trại? Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời và kết luận về tầm quan trọng của việc phân tích nguồn lực hộ/trang trại. Phân tích nguồn lực hộ/trang trại giúp hộ/trang trại: ² biết hộ có bao nhiêu nguồn lực đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất. Những nguồn lực đó sản xuất kinh doanh sản phẩm gì là phù hợp nhất và làm giàu từ những nguồn lực của họ. ² biết nguồn lực nào thiếu, nguồn lực nào dư thừa, tình trạng từng yếu tố nguồn lực, từ đó hộ/trang trại chủ động điều phối nguồn lực. ² biết quý trọng nguồn lực, tránh sử dụng lãng phí nguồn lực. ² tìm hiểu đưa ra nhiều ý tưởng sản xuất kinh doanh mới, phù hợp. 7 DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 2.4. Nội dung phân tích nguồn lực của hộ/trang trại Giảng viên cần đặt câu hỏi và gợi ý để học viên trả lời: V Phân tích nguồn lực của hộ/trang trại là phân tích yếu tố gì? V Trong từng yếu tố đó, phân tích những nội dung gì? Giảng viên tổng hợp ý kiến và kết luận. Thực chất phân tích nguồn lực của hộ/trang trại là việc chúng ta cần phân tích: ² Từng yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại, đó là: ¾ Phân tích nguồn đất đai(thời tiết khí hậu sẽ được xem xét kết hợp với đất đai, đặc biệt là mưa lũ, rất quan trọng) ¾ Phân tích nguồn lao động. ¾ Phân tích nguồn vốn và tư liệu sản xuất. ² Trong từng yếu tố nguồn lực đó, chúng ta cần phân tích các nội dung sau: ¾ Phân tích hiện trạng của yếu tố nguồn lực. ¾ Phân tích tình hình sử dụng yếu tố nguồn lực hiện tại. ¾ Phân tích khả năng thay đổi để sử dụng hợp lý nhất yếu tố nguồn lực. 2.4.1. Phân tích nguồn lao động của hộ/trang trại Bài tập nhóm số 4: Yêu cầu các nhóm sắp xếp, liên kết các dữ kiện sau với nội dung phân tích nguồn lực. Ví dụ: Yếu tố nguồn lực Nội dung phân tích a) Số lao động thuê thời vụ 1) Tình hình sử dụng nguồn lao động b) Hiện đang trồng ngô 2) Hiện trạng nguồn lao động Trả lời: a) kết hợp với 2); b) kết hợp với 1). Bài tập: Yếu tố nguồn lực Nội dung phân tích a) Lao động thuê mướn nhưng không 1) Tình hình sử dụng nguồn lao động thường xuyên b) Lao động thuê đang chăm sóc cam 2) Hiện trạng nguồn lao động nhưng hiệu quả thấp 3) Khả năng thay đổi sử dụng lao động c) Nếu chăm sóc cà phê hiệu quả cao hơn hợp lý d) Nếu thuê thường xuyên chăm sóc tiêu - xuất khẩu hiệu quả cao e) Lao động thuê ở gần nhà, thuận lợi - f) Lao động gia đình hiện chỉ sử dụng một - nửa thời gian Đáp án bài tập 4: ³ a và e kết hợp với 2 ³ b và f kết hợp với 1 ³ c và d kết hợp với 3 Nội dung phân tích nguồn lao động của hộ/trang trại: ² Phân tích thực trạng nguồn lao động của hộ/trang trại, tức là việc hộ/trang trại phải phân tích nguồn cung lao động (cả lao động gia đình và lao động thuê ngoài). Hộ/trang trại cần xác định và trả lời các câu hỏi: ¾ Hộ/trang trại có bao nhiêu lao động? bao nhiêu lao động có thể trực tiếp tham gia lao động? bao nhiêu lao động có thể huy động được khi cần thiết? số lao động trong độ tuổi là bao nhiêu? bao nhiêu lao động ngoài độ tuổi có thể tham gia lao động? ¾ Hộ/trang trại có thể thuê thêm bao nhiêu lao động bên ngoài thường xuyên hay thời vụ để phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại khi cần thiết... 8 DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ¾ Trình độ lao động hay tay nghề của từng lao động trong các lĩnh vực cụ thể như thế nào? cần phân tích thêm trong từng lao động: kiến thức được đào tạo, thời gian được đào tạo, lĩnh vực được đào tạo? năng lực lao động, lĩnh vực sở thích hoặc có khả năng? ¾ Kinh nghiệm lao động trong các lĩnh vực cụ thể của từng lao động? ¾ Sức khoẻ, thời gian và khả năng tham gia của từng lao động?... ² Phân tích tình hình sử dụng nguồn lao động của hộ/trang trại, tức là việc hộ/trang trại phải phân tích nhu cầu về lao động. Nhu cầu về lao động phải xuất phát từ nhu cầu cần lao động của gia đình và các hoạt động mang tính thời vụ. Vì vậy, hộ/trang trại cần trả lời các câu hỏi: ¾ Hiện tại có bao nhiêu người trong gia đình hộ/trang trại đang trực tiếp tham gia làm việc? bao nhiêu người không tham gia làm việc? ¾ Đối với người đang lao động: số giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tháng? thời gian nhàn rỗi trong ngày hay trong tháng là bao nhiêu?... ¾ Đối với người không tham gia lao động (thất nghiệp): lý do tại sao không có việc làm hoặc không làm việc? lý do nào có thể khắc phục được, lý do nào không? cần bổ sung những điều kiện nào để có thể đưa lao động này vào làm việc? cần xem xét lại khả năng/ năng lực, kiến thức, kinh nghiệm, sở thích... của lao động này để bố trí vào các công đoạn hoặc công việc hợp lý. ¾ Tình trạng lao động của từng lao động: lao động có đúng chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo không? lao động có phát huy hết năng lực và kinh nghiệm hay chưa?... ² Các khả năng, phương án thay đổi sử dụng hợp lý nguồn lao động, tức hộ/trang trại phải xác định phối hợp cả cung và cầu về lao động. Hộ/trang trại cần trả lời các câu hỏi: ¾ Trên cơ sở từng lao động của gia đình đang tham gia làm việc, cần xem xét lao động đó được sử dụng hợp lý chưa? lao động nào chưa hợp lý? nếu bố trí lại lao động thì lao động đó có thể làm được những công việc nào? công việc nào là công việc phù hợp nhất của lao động đó mà gia đình hoặc xã hội đang có nhu cầu? ¾ Cần xem xét xem kỹ năng, sở trường của từng lao động trong gia đình, hay loại hình ngành nghề dịch vụ mà từng lao động đã làm hoặc đã có kinh nghiệm... Kỹ năng lao động là rất quan trọng, đặc biệt là kỹ năng quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp… ¾ Cần xem xét những ngành nghề dịch vụ nào mà xã hội đang cần hay đang hoạt động có hiệu quả mà lao động gia đình có thể tham gia được... ¾ Cần xem xét đến lao động thuê. Việc thuê lao động trước hết phải xuất phá từ nhu cầu lao động của gia đình. Trong nông nghiệp, nhu cầu lao động thuê phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ. Với những công việc nhất định, hộ/trang trại cần thuê những lao động cụ thể để làm công việc đó. Không nên xuất phát từ lao động thuê mà bố trí công việc. Các bước xác định khă năng thay đổi sử dụng nguồn lao động hợp lý: 5 Liệt kê tất cả các ngành nghề, dịch vụ mà lao động có thể tham gia được. Mục đích là để tìm ra tất cả các phương án để bố trí lao động đó. 5 Sử dụng phương pháp loại trừ, loại trừ những công việc, ngành nghề không khả thi hoặc không có hiệu quả hoặc nếu làm sẽ không được tốt hoặc không phù hợp. 9 DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 5 Trên cơ sở những hoạt động mà lao động làm tốt và phù hợp còn lại, chọn ra một hoặc hai hoạt động mà lao động này có thể làm tốt nhất. Đó chính là hoạt động hợp lý nhất mà lao động cần làm. Tương tự lựa chọn hoạt động cho tất cả các lao động khác của gia đình, trên cơ sở đó xem xét nên thay đổi cho từng lao động với ngành nghề dịch vụ nào là hợp lý, l
Luận văn liên quan