TP.HCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam, đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Là thành phố lớn nhất cả nước với dân số khoảng 8 triệu người và vùng đô thị với gần 18 triệu dân, thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ tăng trưởng đô thị hàng năm trên 3%1. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với sự gia tăng liên tục của dân số có xu hướng gây áp lực lên mạng lưới đô thị của Thành phố và đặc biệt là mạng lưới giao thông.
Với hơn 6 triệu phương tiện giao thông cơ giới trong đó có 5.938.421 xe hai bánh gắn máy (Sở Giao thông vận tải TP.HCM, 2014), việc đi lại ở TP.HCM chủ yếu được thực hiện bằng loại phương tiện này. Chỉ trong bảy năm, từ năm 2006 đến năm 2013, số lượng xe hai bánh gắn máy đã tăng gấp đôi. Song song đó, cùng với sự phát triển kinh tế của TP.HCM, số lượng xe ô tô cá nhân, biểu tượng của sự thành công trong xã hội ở Việt Nam, cũng tăng mạnh, tăng hơn 120% từ 2003 đến 2013 (ibid, 2014). Sự gia tăng số lượng xe ô tô cá nhân đã dẫn đến việc phân chia lại làn đường giao thông và làm tăng thêm các tác động tiêu cực vốn trước kia chỉ do xe hai bánh gắn máy gây ra: ùn tắc giao thông, ô nhiễm, tai nạn giao thông đường bộ. Bên cạnh
đó, tuy mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng thu hút nhiều hành khách, nhưng vẫn chưa thật sự thay thế cho phương tiện giao thông cá nhân (xe buýt hiện chỉ đáp ứng được khoảng 7% nhu cầu2)
48 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 5308 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tổng hợp khóa tập huấn thiết kế và xây dựng công trình giao thông ngầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị - PADDI
24 - 28 / 03 / 2014
Centre de Prospective
et d’Études Urbaines
TÀI LIỆU TỔNG HỢP KHÓA TẬP HUẤN
THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NGẦM
N° 49 - 2013/2014
Biên soạn: Charles Simon
Biên dịch: Huỳnh Hồng Đức
Hiệu đính: Fanny Quertamp và Charles Simon
Ngày in: ../../2015
Số bản: 500
Công ty in: KenG
Trung tâm PADDI xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ông Nguyễn Quang Khanh, Ông Gilles Hamaide và
Ông Didier Subrin đã tham gia khóa tập huấn cũng như đã đóng góp rất lớn cho việc xuất bản cuốn tài liệu này.
Mục tiêu tổng quát của các khóa học là chuyển giao tri thức: các khóa học của PADDI nhằm
bổ sung cho chương trình đào tạo công chức của Thành phố bằng cách hướng đến các khái
niệm, kỹ thuật và phương pháp mới (toàn diện, đa ngành) trong quản lý đô thị, trong bối
cảnh đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp tổ chức khóa học được hình thành
với sự phối hợp của các đối tác Việt Nam và được các đối tác phê duyệt.
Ý tưởng chủ đạo là xem ở Pháp, người ta sử dụng phương pháp nào và giải quyết như thế
nào những vấn đề tương tự mà giới chuyên môn Việt Nam đang gặp phải trong công việc
của mình. Để thực hiện được ý tưởng này, nội dung của mỗi khóa học xoay quanh một
nghiên cứu trường hợp rất cụ thể của Việt Nam. Các kiến thức tổng hợp từ khóa học có thể
giúp hình thành những cách làm mới, chính sách mới và được phổ biến rộng rãi đến mọi
người.
Tài liệu này được xuất bản nhằm mục đích phổ biến rộng rãi những kiến thức tổng hợp được
từ khóa học.
Ghi chú: PADDI và các chuyên gia không chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu trong
khóa học được ghi lại trong tài liệu này. Các phát biểu được ghi lại ở đây là ý kiến riêng
của học viên và giảng viên
3
Lờ
i n
ói
đ
ầu
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
4Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
M
ục
lụ
c
Mục lục
lỜI NÓI ĐẦU
THUẬT NGỮ
03
06
10
I. MẠNG lƯỚI ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TRONG TƯƠNG lAI Ở TP.HcM ..................................................10
II. TUYẾN METRO SỐ 1 BẾN THÀNH - SUỐI TIÊN ...............................................................................12
III. TUYẾN METRO SỐ 2 BẾN XE TÂY NINH - THỦ THIÊM ...................................................................13
IV. TUYẾN METRO SỐ 5 BẾN XE cẦN GIUỘc MỚI - cẦU SÀI GÒN ...................................................14
PHẦN I – TRÌNH BÀY cÁc DỰ ÁN METRO Ở TP.HcM
PHẦN 2 – ĐẶc TRƯNG cỦA cÁc cÔNG TRÌNH NGẦM
I. HỢP ĐỒNG ..........................................................................................................................................15
1. Các chủ thể chính trong một dự án xây dựng công trình ngầm
2. Trách nhiệm và vai trò của các chủ thể chính
3. Vai trò của các đơn vị hỗ trợ cho chủ đầu tư: ví dụ dự án kéo dài tuyến tàu điện ngầm B ở Lyon
II. cHÚ Ý ĐẾN cÁc RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG VÀ TRONG SUỐT GIAI ĐOẠN THI cÔNG .............19
1. Giai đoạn nghiên cứu ban đầu
2. Giai đoạn tiền dự án
3. Giai đoạn dự án
4. Hồ sơ địa chất, địa chất thủy văn và địa kỹ thuật
5. Kế hoạch quản lý rủi ro
6 Ví dụ đường hầm ở Viroflay
15
08
07
GIỚI THIỆU
TỪ VIẾT TẮT
09
DANH SÁcH HỌc VIÊN THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN
5Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
M
ục
lụ
c
PHụ lục – PHÂN TÍcH ĐA TIÊU cHÍ ĐỂ XÁc ĐỊNH PHƯƠNG THỨc XÂY DỰNG TUYẾN
METRO SỐ 2
I. cÁc ĐIỀU KIỆN ĐỂ DỰ ÁN THÀNH cÔNG ........................................................................................39
1. Tăng cường công tác quản lý dự án của Chủ đầu tư
2. Chuẩn bị đầu tư - Các nghiên cứu để lập dự án
3. Chuẩn bị đầu tư - Thiết kế nền tảng
II. cÁc KHÍA cẠNH KỸ THUẬT cỦA MỘT DỰ ÁN METRO NGẦM ......................................................39
1. Bối cảnh địa chất và rủi ro liên quan
2. Kiểm soát yếu tố kinh tế của dự án
41
43DANH SÁcH cÁc KHÓA TẬP HUẤN
PHẦN 4 – KHUYẾN NGHỊ 39
PHẦN 3 – cÁc KHÍA cẠNH KỸ THUẬT cỦA MỘT DỰ ÁN METRO NGẦM 24
I. GIA cƯỜNG VÀ XỬ lÝ ĐẤT TẠI cHỖ ...............................................................................................24
1. Tác động của việc đào đường hầm đối với các công trình xây dựng xung quanh
2. Xử lý đất
3. Ví dụ đường hầm ở Toulon (Pháp)
II. XÂY DỰNG ĐƯỜNG HẦM ..................................................................................................................29
1. Đào đường hầm bằng máy đào hầm
2. Chi phí và tốc độ đào đường hầm
III. NHÀ GA VÀ GIAO DIỆN GIỮA NHÀ GA VỚI ĐƯỜNG HẦM ............................................................35
1. Các giai đoạn xây dựng nhà ga: ví dụ nhà ga Viroflay
2. Đưa máy đào đường hầm vào và ra
IV. TẦM QUAN TRỌNG cỦA cÔNG TÁc TRUYỀN THÔNG ................................................................37
6Th
uậ
t n
gữ
Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
THUẬT NGỮ
Áp lực nước thủy tĩnh: là áp lực của nước tác dụng lên bề
mặt của một vật thể chìm trong nước.
Bentonite: một loại bột khoáng sét dùng để tạo thành bùn
bentonite, được sử dụng để xây dựng móng cọc hoặc tường
vây bên trong lòng đất. Vai trò của nó là bịt kín đất và chống
lại sạt lở đất nhờ vào khả năng tạo màng keo.
Biện pháp bảo vệ ổn định gương hầm (confinement):
Biện pháp này có thể bằng cơ khí (theo cấu tạo máy đào) và/
hoặc kết hợp thêm áp lực giữ ổn định cân bằng áp lực của
dung dịch khoan.
Bơm: thuật ngữ chung để chỉ các kỹ thuật thay thế và lấp
đầy các khoang rỗng trong lòng đất bằng những khối cứng.
Các chất bơm vào có hai công dụng: gia cường đất và/hoặc
chống thấm.
cát kết: cát cứng có thể làm mòn lưỡi cắt gắn ở đầu bánh cắt.
Đốt vỏ hầm (được lắp sau một bước tiến gương đào):
sau một lần khoan được khoảng trên 2m người ta lại lắp một
vòng vỏ hầm có cùng chiều dài để “chống sập vào trong”. Mỗi
đoạn 2m như vậy là một “đốt hầm”, trong một đốt có thể có
nhiều mảnh có tiết diện dạng cung tròn (tấm vành khuyên),
tất cả ghép lại thành một đường tròn. Toàn bộ các đốt theo
chiều dài đường hầm sẽ tạo thành vỏ hầm.
Khiên: hệ thống bảo vệ và chống đỡ máy đào hầm, thường
gắn với một ống kim loại dày có đường kính gần bằng đường
kính mặt cắt.
Máy đào hầm: máy dùng để đào đường hầm, vừa đào vừa
xây đường hầm. Người ta còn gọi là TBM (Tunnel Boring Ma-
chine).
Mặt cắt địa kỹ thuật theo chiều dọc: thể hiện mặt cắt theo
chiều dọc của từng đoạn có tính đồng nhất về địa kỹ thuật
trong suốt đoạn đó.
Quan trắc: theo dõi để hiểu và kiểm soát những thay đổi của
công trình và tác động của nó đối với môi trường xung quanh
(đất, đường hầm, công trình ngầm).
Sự điều chỉnh các biện pháp bảo vệ gương đào (decon-
finement): “Điều chỉnh” này có thể hiểu là giảm bớt các lực
cản quá mức khi điều kiện địa chất, thủy văn liên quan đến
công tác khoan đã thuận lợi hơn.
Tấm dalle dưới cùng: là tấm dalle dày tạo thành đáy của
công trình, của một hố, một dòng kênh.
Tấm vành khuyên: làm bằng bê tông cốt thép tiền chế. Nhiều
tấm vành khuyên được ráp lại để tạo thành một đốt vỏ hầm.
Tường vây: tường bằng bê tông cốt thép được đúc trong
lòng đất. Nguyên tắc: đào rãnh liên tục được lắp đầy bằng
bùn bentonite trong suốt quá trình đào, sau đó đổ bê tông
vào.
Xu hướng co hẹp của tiết diện lõi đất đào (convergence):
Lõi đất đào được (tiết diện thường là hình tròn) luôn có xu
hướng biến dạng thắt hẹp hướng tâm dẫn đến sập đổ đoạn
hầm vừa khoan xong nếu không có các “đốt vỏ hầm” (xem
tiếp đoạn dưới) được lắp vào kịp thời.
7Từ
v
iế
t t
ắt
Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
TỪ VIẾT TẮT
ADB
AFTES
BRT
cETU
EIB
EPc
FEED
FIDIc
JIcA
KFW
MAUR
SYTRAl
TBM
TP.HcM
UBND
: Ngân hàng Phát triển châu Á
: Hiệp hội Đường hầm và Không gian ngầm Pháp
: Xe buýt nhanh chạy trên làn đường dành riêng (Bus Rapid Transit)
: Trung tâm Nghiên cứu Đường hầm
: Ngân hàng Đầu tư châu Âu
: Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
(Engineering, Procurement andConstruction contract)
: Thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front End Engineering Design)
: Hợp đồng do Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (Fédération Internationale des
Ingénieurs - Conseils) biên soạn và phát hành
: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
: Ngân hàng Tái thiết Đức
: Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM
: Cơ quan tổ chức giao thông tỉnh Rhône và Cộng đồng đô thị Lyon
: Máy đào hầm (Tunnel Boring Machines)
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Ủy ban nhân dân
8D
an
h
sá
ch
c
ác
k
hó
a
tậ
p
hu
ấn
Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
DANH SÁcH THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN
Ban Quản lý dự án chuẩn bị đầu tư
Trần Vương Nam Thành
Vũ Minh Tuấn
Nghiêm Vũ Hồng Lĩnh
Thái Hạ Hòa
Trần Minh Trường
Trần Ngọc Minh Hằng
Trần Minh Thanh
Trần Đăng Khoa
Nguyễn Ngọc Hiếu
Phòng Kế hoạch và Đầu tư
Ngô Thoại Long
Tô Văn Lợi
Vũ Phan Minh Trí
Trương Chí Hùng
Nguyễn Thanh Sơn
Phòng Tổ chức và Đào tạo
Nguyễn Bình Phương Bích
Bùi Thái Đăng Khoa
PADDI
Fanny Quertamp
Nguyễn Hồng Vân
Charles Simon
Đỗ Phương Thúy
Sở Giao thông vận tải
Trần Thanh Lộc
Trần Quyết Thắng
Nguyễn Quang Bá
Phạm Đàm Sơn Tùng
Ban Quản lý Đường sắt đô thị
Ban Quản lý dự án 1 (tuyến Bến Thành
– Suối Tiên)
Phạm Ngọc Quang
Nguyễn Hòa Hiệp
Trần Anh Tuấn
Bùi Nhật Nam
Trần Thanh Cần
Nguyễn Văn Tân
Nguyễn Thị Thu Hương
Ban Quản lý dự án 2 (tuyến Bến Thành
– Tham lương)
Hoàng Ngọc Tuân
Nguyễn Sơn Hà
Huỳnh Minh Hiếu
Trần Thiện Phúc
Võ Đại Nghĩa
Nguyễn Hùng Phi
Vũ Tiên Tiến
Phan Văn Hưng
Lê Dương Trung
Ban Quản lý dự án 5 (tuyến Bến xe cần
Giuộc mới – cầu Sài Gòn)
Nguyễn Văn Hiếu
Nguyễn Ngọc Lễ
Nguyễn Thái Minh Nhật
Lê Tuấn Thành
Nguyễn Xuân Nhuận
Trần Minh Nguyên Hà
Trần Hồng Dương
chuyên gia Pháp: Ông Gilles HAMAIDE và Ông Didier SUBRIN, Trung tâm Nghiên cứu đường hầm (CETU)
chuyên gia Việt Nam: Ông Nguyễn Quang Khanh, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM
Phiên dịch: Huỳnh Hồng Đức
9G
iớ
i t
hi
ệu
Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
1 Nguồn số liệu dân số: Cục thống kê TP.HCM, 2013.
2 Sở Giao thông vận tải, 2014.
3 Quyết định 568/QĐ-TTg, phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 - ngày 8 tháng 4 năm 2013.
4 Từ hơn 30 năm nay, CETU là một cơ quan của Bộ Cơ sở hạ tầng Pháp, chuyên về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến đường hầm. CETU
thường xuyên hỗ trợ chủ đầu tư các công trình hầm đường bộ, đường sắt và đường thủy.
TP.HCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam, đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Là thành phố lớn nhất cả nước với dân
số khoảng 8 triệu người và vùng đô thị với gần 18 triệu dân, thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ tăng trưởng đô thị hàng năm trên
3%1. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với sự gia tăng liên tục của dân số có xu hướng gây áp lực lên mạng lưới đô thị của
Thành phố và đặc biệt là mạng lưới giao thông.
Với hơn 6 triệu phương tiện giao thông cơ giới trong đó có 5.938.421 xe hai bánh gắn máy (Sở Giao thông vận tải TP.HCM,
2014), việc đi lại ở TP.HCM chủ yếu được thực hiện bằng loại phương tiện này. Chỉ trong bảy năm, từ năm 2006 đến năm
2013, số lượng xe hai bánh gắn máy đã tăng gấp đôi. Song song đó, cùng với sự phát triển kinh tế của TP.HCM, số lượng xe
ô tô cá nhân, biểu tượng của sự thành công trong xã hội ở Việt Nam, cũng tăng mạnh, tăng hơn 120% từ 2003 đến 2013 (ibid,
2014). Sự gia tăng số lượng xe ô tô cá nhân đã dẫn đến việc phân chia lại làn đường giao thông và làm tăng thêm các tác động
tiêu cực vốn trước kia chỉ do xe hai bánh gắn máy gây ra: ùn tắc giao thông, ô nhiễm, tai nạn giao thông đường bộ. Bên cạnh
đó, tuy mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng thu hút nhiều hành khách, nhưng vẫn chưa thật sự
thay thế cho phương tiện giao thông cá nhân (xe buýt hiện chỉ đáp ứng được khoảng 7% nhu cầu2).
Để đáp ứng nhu cầu này, chính quyền Thành phố đã đề ra kế hoạch triển khai xây dựng mạng lưới giao thông công cộng.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải được phê duyệt năm 20133, Thành phố dự kiến có 8 tuyến tàu điện ngầm
(metro), 3 tuyến xe điện (tramway) và monorail, 6 tuyến xe buýt nhanh chạy trên làn đường dành riêng (BRT). Để triển khai
xây dựng mạng lưới này, năm 2007, TP.HCM đã thành lập Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR).
Hiện nay, 3 tuyến tàu điện ngầm đã có nguồn vốn thực hiện (tuyến số 1, 2 và 5). Tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang được
triển khai xây dựng. Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình này rất phức tạp, có nhiều khó khăn về hành chính, tài chính,
kỹ thuật và hợp đồng, đặc biệt là ở hạng mục thiết kế và thi công công trình ngầm. Yếu tố kỹ thuật và rủi ro trong các dự án
metro ngầm là những thách thức lớn cho chủ đầu tư.
Ở Pháp và đặc biệt ở Lyon, nhiều dự án metro đã được xây dựng và kinh nghiệm chuyên môn của Pháp trong lĩnh vực này
đã được thế giới công nhận. Theo đề nghị của MAUR, PADDI đã tổ chức một khóa tập huấn từ ngày 24 đến 28 tháng 3 năm
2014 về chủ đề thiết kế và thi công công trình giao thông ngầm với sự hướng dẫn của hai chuyên gia của Trung tâm Nghiên
cứu Đường hầm (CETU)4. Khóa tập huấn đã diễn ra trong thời gian nói trên với hơn 41 học viên đến từ MAUR và Sở Giao
thông vận tải.
IỚI THIỆUG
10
P
hầ
n
1
Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
PHẦN 1 – GIỚI THIỆU cÁc DỰ ÁN METRO Ở
THÀNH PHỐ HỒ cHÍ MINH
Quy hoạch giao thông TP.HCM tầm nhìn đến năm 2020 đã
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007 và điều
chỉnh vào năm 2013. Được Sở Giao thông vận tải chủ trì lập,
Quy hoạch này đề cập đến tất cả các loại hình giao thông:
đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không.
Mạng lưới đô thị là yếu tố quan trọng trong quy hoạch này.
Ngoài số lượng các dự án đường sắt đô thị (8 tuyến tàu điện
ngầm và 3 tuyến tramway), còn có nhiều thánh thức liên quan
đến kỹ thuật xây dựng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam5 xây
dựng các công trình giao thông này. Do đó, các thách thức
tài chính, kỹ thuật, hợp đồng thể chế trong quá trình thực hiện
là rất lớn.
I. MẠNG lƯỚI ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
TRONG TƯƠNG lAI Ở TP.HcM
Mạng lưới này được mô tả chi tiết trong Quy hoạch giao thông
vận tải. Quy hoạch này do sở GTVT lập, tuy nhiên ban quản
lý đường sắt đô thị TP.HCM là chủ đầu tư tất cả các dự án
metro.
Dù đang duy trì tốc độ phát triển kinh tế rất năng động,
TP.HCM vẫn chưa thể tự xây dựng mạng lưới metro quy mô
lớn như vậy bằng nguồn vốn ngân sách. Để bù đắp nguồn
vốn thiếu hụt, chính quyền TP đã kêu gọi sự tham gia của
các nhà tài trợ quốc tế, đặc biệt là: Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân
hàng tái thiết Đức (KFW). Hiện nay, trên tổng số 8 tuyến dự
kiến đầu tư, 3 tuyến đã có nguồn tài trợ với mức tài trợ đến
hơn 80% tổng kinh phí. Tuy nhiên, sự tham gia của các nhà
tài trợ cũng ảnh hưởng đến vai trò của MAUR. Nhà tài trợ có
vị trí quan trọng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Nhà tài
trợ cho ý kiến, tham gia vào quy trình ra quyết định và có thể
áp đặt một số quy chuẩn trong thi công hoặc các tiêu chí lựa
chọn nhà thầu xây dựng, ví dụ trong dự án tuyến metro số 1.
5 Nhiều dự án tương tự cũng đang được triển khai ở Hà Nội.
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HcM
Ngày 13 tháng 9 năm 2007, UBND Thành phố đã ra
Quyết định 119/2007/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý
đường sắt đô thị (MAUR). MAUR có tư cách pháp nhân
và ngân sách riêng, đặt dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch
UBND Thành phố. MAUR có nhiệm vụ làm chủ đầu tư
tất cả các dự án metro, nghĩa là:
• Quản lý đầu tư xây dựng, vận hành khai thác mạng
lưới metro.
• Là đầu mối làm việc với các đối tác nước ngoài.
• Tham mưu cho UBND Thành phố trong đàm phán
hợp đồng và các thỏa thuận với các nhà tài trợ.
• Lập kế hoạch triển khai thực hiện các dự án và
chịu trách nhiệm quản lý dự án.
• Đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu của các đối tác
ở nước ngoài với các tài liệu đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
• Thực hiện và theo dõi các thỏa thuận tài chính, kế
toán và phân bổ kinh phí, các thỏa thuận với các
đối tác.
• Lập kế hoạch đầu tư hàng năm trên cơ sở vốn
trong nước, vốn vay và cơ chế tài chính của các
đối tác nước ngoài để đảm bảo tiến độ thực hiện
các dự án.
MAUR là chủ đầu tư các dự án metro, nhưng dưới sự chỉ
đạo của UBND Thành phố.
11
P
hầ
n
1
Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
M3b
M4b
M3a
M5
M2
M6
M1
M4
T1
MR2
MR3
Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại
TP.HCM trong giai đoạn 2020 – 2030
2 km
Vũng Tàu
và
sân bay quốc tế
Long Thành
trong tương lai
Mỹ Tho và
Cần Thơ
Hà Nội
Tây Ninh
và
biên giới với
Campuchia
Thực hiện: Loïc BOISSEAU / Clément MUSIL / PADDI, 05/2014
Nguồn: Quyết định 568/QĐ-TTg ngày 8 tháng 4 năm 2013 của
Thủ tướng phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch giao thông TP.HCM
Biên Hòa
Bình
Dương
Thủ Dầu Một
Tân An
Tuyến tàu điện ngầm
M1 : Bến Thành – Suối Tiên / Mở rộng
M2 : Thủ Thiêm - Nút giao thông Tây Ninh / Mở rộng
M3A : Bên Thành - Tân Kiên / Mở rộng
M3B : Ngã tư Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước / Thay thế
M4 : Thạnh Xuân- Cảng Hiệp Phước / Thay thế
M4b : Ga Gia Định - Ga Lăng Cha Cả
M5 : Nút giao thông Cần Giuộc – Cầu Sài Gòn
M6 : Bà Queo - Vòng xoay Phú Lâm
Các tuyến đường sắt
Hiện hữu
Dự án
Nhà ga trung tâm ở TP.HCM
Nhà ga đang lập dự án
Bến xe
Bến xe hiện hữu (xe buýt và xe khách liên tỉnh)
Các điểm trung chuyển đa phương thức đang được lập dự án
Nhà ga metro
Nhà ga metro có kết nối với các tuyến khác
Depot Metro
Các tuyến tramway (T), monorail
(MR) và BRT
Tramway 1 (T1)
Monorail 2 (MR2)
Monorail 3 (MR3)
BRT
Ga
Thủ Thiêm
Ga/Nút
giao thông
Tân Kiên
Ga
An Bình
Ga
Bình Triệu
Cầu
Sài Gòn
Ga cuối
Hiệp Bình
Ngã tư
Cộng Hòa
Vòng xoay
Phú Lâm
Bà Queo
Ga
Vĩnh Phú
Ga
Vĩnh Lộc Lăng Cha Cả
Nhà ga
trung tâm
Ga
Bến Thành
Tham Lương
Long Bình
Ga cuối
Suối Tiên
Ga/Depot
Tân Chánh Hiệp
Cần Giuộc
Miền Tây
Bến xe
Miền Đông
Chợ Lớn
Sông Tắc
An Sương
Tây Ninh
Ga/Depot
Thạnh Xuân
Ngã Tư Ga
Sân bay
Tân Sơn Nhất
Bến xe Miền
Đông mới
Củ Chi
Cảng
Hiệp Phước
12
P
hầ
n
1
Tài liệu của PADDI 24-28/03/2014
II. TUYẾN METRO SỐ 1 BẾN THÀNH - SUỐI TIÊN
Bắt đầu triển khai từ năm 2007, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên hiện nay là tuyến đầu tiên đang thi công xây dựng. JICA tài trợ
90 % vốn của dự án. Tuyến số 1 có tổng chiều dài là 19,7 km trong đó 17,1 km đi trên cao và 2,6 km đi ngầm với 14 nhà ga (11
nhà ga trên cao và 3 nhà ga ngầm). Tổng chi phí của dự án vào khoảng 1,8 tỷ euro. Việc JICA tài trợ vốn cho tuyến số 1 đã dẫn
đến một số ràng buộc đối với MAUR, đặc biệt là trong việc lựa chọn nhà thầu thi công. Hỗ trợ tài chính của Nhật là hỗ trợ có điều
kiện, nghĩa là việc sử dụng vốn vay ưu đãi phải gắn với sử dụng công nghệ và chuyên môn có nguồn gốc Nhật Bản6.
Tuyến số 1 7:
Chiều dài: 19,7 km (trong đó 2,6 km đi ngầm)
Nhà ga: 14 ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao)
Khởi công: tháng 4/2013
Đưa vào sử dụng: 2020
Tiến độ tính đến quý II năm 2014: đã hoàn thành 15% khối
lượng công việc
Các chủ thể của dự án:
Chủ đầu tư: MAUR
Tư vấn chung: NJPT Association (Liên danh: gồm 6 nhà thầu
Nhật Bản và 2 nhà thầu Việt Nam)
Nhà thầu: Liên danh Sumitomo - Cienco 6
Thiết kế nhà ga: NJPT
Thiết kế đoạn trên cao: SYSTRA
Thiết kế đoạn ngầm: NJPT
Mức đầu tư:
Ước tính mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu: 1,09 tỉ USD
Tổng mức đầu tư điều chỉnh: 2,49 tỉ USD
Cơ cấu nguồn vốn:
JICA: 2,2 tỉ USD
Vốn Ngân sách: 289 triệu USD
Các gói thầu của dự án :
. Gói thầu 1a: Xây đoạn gầm từ nhà ga Nhà hát TP đến nhà
ga Bến Thành (không bao gồm nhà ga Nhà hát TP). Dự kiến mở
thầu đầu năm 2015.
. Gói thầu 1b: Xây đoạn gầm từ nhà ga Nhà hát TP đến nhà ga
Ba Son (bao gồm nhà ga Nhà hát TP). Khởi công tháng 8/2014
. Gói thầu 2: Xây đoạn trên cao từ nhà ga Ba Son (không bao
gồm nhà ga Ba Son) đến Suối Tiên + depot. Khởi công tháng
8/2012
. Gói thầu 3: Cơ điện, công trình đường ray, đầu máy toa xe,
duy tu bảo dưỡng. Đang triển khai thực hiện
. Gói thầu 4: Hệ thống vé và giao diện với các tuyến khác. Gói
thầu này chưa được