Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Khác biệt về điều kiện tự nhiên từ Bắc đến Nam như sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, mức độ trao đổi môi trường với các vùng xung quanh, hình thái thềm lục địa đã tạo nên những nét đặc trưng của các hệ sinh thái giữa các vùng biển ở Việt Nam.
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12568 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài nguyên sinh vật biển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KTCN TP.HCMKHOA CNSH & MÔI TRƯỜNG MÔN: TÀI NGUYÊN & ĐA DẠNG SINH HỌC TÀI NGUYÊN SINH VẬT BIỂN Ở VIỆT NAM GVHD: TS.NGUYỄN THỊ HAI NHÓM 5: THÁI THỊ THU THỦY MAI VŨ THỊ HỒNG DỊU NGUYỄN PHÙNG TIẾN NGUYỄN BÁ ANH TP.HCM, tháng 02 năm 2011 NỘI DUNG: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN SINH VẬT BIỂN Ở VIỆT NAM SUY GIẢM TÀI NGUYÊN BIỂN 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Bờ biển chạy dài trên 3260km Diện tích trên 1 triệu km2 Hơn 3000 đảo lớn nhỏ Tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, biển Đông và Vịnh Thái Lan Tính đa dạng sinh học cao 11.000 loài sinh vật trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái, Tổng trữ lượng cá trên 3,6 triệu tấn Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Khác biệt về điều kiện tự nhiên từ Bắc đến Nam như sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, mức độ trao đổi môi trường với các vùng xung quanh, hình thái thềm lục địa… đã tạo nên những nét đặc trưng của các hệ sinh thái giữa các vùng biển ở Việt Nam. Biển Khánh Hòa Là hệ sinh thái rất đặc thù và được đánh giá là 1 trong 16 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Biển Việt Nam hội tụ hàng loạt các hệ sinh thái từ vùng nước nông như rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông, đến biển xa như vùng nước trồi, hệ biển sâu (có nơi tới 4000 m). 6 VÙNG ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Vùng biển phía Tây Vịnh Bắc Bộ (từ Móng Cái => Hải Vân) Vùng biển ven bờ Trung Trung Bộ (từ Hải Vân => mũi Đại Lãnh) Vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ (từ mũi Đại Lãnh => Vũng Tàu) Vùng biển Đông Nam Bộ ( từ Vũng Tàu => mũi Cà Mau) Vùng biển Tây Nam Bộ thuộc vịnh Thái Lan Vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 2. TÀI NGUYÊN SV BIỂN VN Vùng biển VN đã phát hiện được hơn 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá (trên 100 loài cá kinh tế), hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển. CÁ THU SAN HÔ CÁ NGỰA Một số nhóm sinh vật biển có giá trị kinh tế quan trọng như cá, tôm, mực… đã được xác định khu vực phân bố, trữ lượng và khả năng khai thác. Trữ lượng cá đáy và cá nổi khoảng 3-3,5 triệu tấn (chưa kể cá nổi di cư xa, cá sống ở ven các đảo...), với khả năng khai thác khoảng 1,5 – 1,7 triệu tấn. Các loài thân mềm (ngao, nghêu, tu hài, hàu,…) đang được coi là đối tượng khai thác, nuôi trồng chỉ đứng sau cá. Đặc biệt, tìm được nhiều chất có giá trị dược liệu quý từ các loài hải miên, da gai, san hô, sứa biển… Đây là hướng đi rất tích cực trong nghiên cứu, sử dụng hợp lý nguồn lợi sinh vật biển. Con nhung Rong mơ Đặc trưng đa dạng sinh học biển Đa dạng các hệ sinh thái thủy vực: - Hệ sinh thái biển: 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. - Rạn san hô, cỏ biển: là kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ quanh các đảo, với nhiều giống loài đặc chủng, trong đó có các rạn san hô, rùa biển, thú biển Dugon… Đa dạng di truyền: Đa dạng di truyền thể hiện ở mức độ đa dạng về kiểu hình của các loài. Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, đột biến hoặc biểu hiện kiểu hình phong phú do tính đa dạng và phức tạp của các hệ sinh thái, điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường khác biệt giữa các vùng miền phân bố. Các biểu hiện của kiểu gen ở sinh vật thủy sản Việt Nam rất phong phú. Đa dạng loài: Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài… Danh sách khu hệ cá biển của Việt Nam đến tháng 1/2005 có 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh sách được lập năm 1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển mới. Vùng biển Côn Đảo được đưa vào danh sách “các vùng được ưu tiên bảo vệ cao nhất” trong hệ thống các vùng bảo vệ biển của ngân hàng thế giới. Vùng biển Côn Đảo có sự giàu có về mật độ và phong phú về loài sinh vật bậc nhất Việt Nam, nhiều rạn san hô còn mang tính nguyên thủy cao. Khu hệ sinh vật biển có 1.493 loài: Thực vật ngập mặn 23 loài, Rong biển 27 loài, Cỏ biển 11 loài, thực vật Phù du 157 loài, động vật Phù du 115 loài, San hô 342 loài, thân mềm 187 loài, cá rạn san hô 202 loài, Giáp xác 116 loài , Da gai 75 loài, Giun nhiều tơ 130 loài, thú và bò sát biển 8 loài + Hệ sinh thái san hô: với 342 loài, 61 giống, 17 họ. Các giống san hô chiếm ưu thế là Acropora, Porites, Pachyseris, Montipora, Panova, hệ sinh thái rạn san hô chứa đựng sự đa dạng cao các loài cá và các loài thủy sinh vật khác. + Hệ sinh thái cỏ biển: có 11 loài cỏ biển chiếm 84,61 % tổng số loài hiện nay đã biết ở Việt Nam (13 loài) +Thú biển: Vùng biển Côn Đảo thường xuất hiện 3 loài thú: Delphin mõm dài, Cá voi xanh và Dugong hay còn gọi là Bò biển. Đây là 3 lòai thú biển cần quan tâm bảo vệ.Hiện nay Dugong là đối tượng được quan tâm bảo vệ trên phạm vi toàn cầu. + Bò sát biển: bao gồm các loài rùa biển và rắn biển. Rắn biển Rùa biển Tôm hùm Đồi mồi dứa Sứa hộp Ghẹ Cá nhám nhu mì Giá trị tài nguyên biển: Giá trị thủy hải sản: 3,6 triệu tấn cá Giá trị y học: sụn cá mập có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp, phòng và chống bệnh thoái hóa khớp, chống lão hóa xương: Đó là mucopolysaccharid (glycosaminoglycan) gắn với các N-acetyl chondroitin. Dầu gan cá mập, squalene và các chất 3-omega: Squalene một chất hydrocacbon có trong dầu gan cá mập được dùng để sản xuất mỹ phẩm bảo vệ da, làm ẩm và làm đẹp da. Các chất 3-omega: DHA và EPAEPA và DHA làm tăng cường hoạt động các chức phận của não, có hoạt tính phòng chống não suy ở người cao tuổi, chứng lãng quên. Chúng còn có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ cho trẻ em. Chúng có tác dụng chống oxy hóa mạnh và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Hải sâm để phòng và hỗ trợ điều trị thấp khớp, viêm khớp. Hàu biển: là nguyên liệu giàu protein và đặc biệt chứa hàm lượng cao Zn. Các loại rong biển: Rong biển chứa nhiều Iod để phòng các bệnh liên quan đến cơ thể thiếu Iod, rong còn chứa nhiều canxi. Hải mã, Hải long: thuốc tăng sinh lực cho nam giới Cầu gai (nhím biển): thuốc bổ Hải sao: trị thấp khớp San hô đen: giải độc Bào ngư: thuốc bổ rắn biển (còn gọi là đẻn) có tác dụng chống viêm, trị thấp khớp. 3. SUY GIẢM TÀI NGUYÊN SV BIỂN Hiện nay mối đe dọa đối với ĐDSH biển Việt Nam đang tăng lên cùng với sự gia tăng dân số và mở rộng các hoạt động kinh tế, khai thác biển. Phương thức đánh bắt hủy diệt, phát triển kinh tế và các ngành nghề một cách bất hợp lý,v.v…cộng với ý thức kém của con người đã làm suy giảm tính ĐDSH biển. Các rạn san hô đã bị giảm sút cả về chất lượng và độ che phủ. Riêng ở vùng biển miền Bắc, diện tích rạn san hô đã giảm từ 1/4 đến 1/2. 85% số rạn san hô còn sống sót đều có chất lượng không tốt hoặc xấu. Trong số 10 vùng tập trung cỏ biển lớn như Tam Giang, Phú Quốc, một số vùng cũng đã bị suy giảm đáng kể. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN VIỆT NAM Đa dạng sinh học đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu và mỗi quốc gia. Vùng biển nước ta với các yếu tố nhiệt độ, dòng chảy biển, địa động vật và vùng biển đó lại chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống sông lớn đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Đa dạng sinh học biển là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam - một vùng biển đa dạng sinh học cao. Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học biển ở Việt Nam. Danh sách các điểm được đề xuất thành khu bảo tồn biển: - Đảo Trần, - Đảo Cô Tô (Quảng Ninh) - Đảo Cát Bà, - Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) - Hòn Mê (Thanh Hoá) - Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) - Sơn Trà - Hải Vân (Thừa Thiên Huế) - Cù Lao Chàm (Quảng Nam) - Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - Hòn Mun, - Nam Yết (Khánh Hoà) - Hòn Cau, - Đảo Phú Quý (Bình Thuận) - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) - Phú Quốc (Kiên Giang) THE END