Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản và của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chủ trương ấy của Người là hoàn toàn đúng đắn, thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam đã chứng minh điều ấy.
Dưới đây chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể lý do vì sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5048 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
1. Xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin 3
1.1. Theo Mác 3
1.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 3
1.1.1.1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất 3
1.1.1.2. lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất 3
1.1.1.3. Quan hệ sản xuất độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất 4
1.1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5
1.2. Theo Lênin 6
1.2.1. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6
1.2.2. Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ 6
2. Thực tiễn 6
2.1. Thực tiễn Liên Xô 6
2.1.1. Chính sách kinh tế mới (NEP) 6
2.1.2. Sự thành công của chính sách kinh tế mới 8
2.2. Thực tiễn Trung Quốc 8
2.2.1. Chính sách cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình 8
2.2.2. Thành tựu đạt được sau cải cách 9
2.3. Thực tiễn Việt Nam 11
2.3.1. Hoàn cảnh của Việt Nam 11
2.3.2. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 11
2.3.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 12
3. Thực tế đã chứng minh phát triển kinh tế nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn 15
3.1. Kinh tế Việt Nam trước đổi mới 15
3.2. Kinh tế Việt Nam sau đổi mới 17
Kết luận 20
Tài liệu tham khảo 21
Đề bài:
Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Lời mở đầu
Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản và của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chủ trương ấy của Người là hoàn toàn đúng đắn, thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam đã chứng minh điều ấy.
Dưới đây chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể lý do vì sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1. Xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin
1.1. Theo Mác
1.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.1.1.1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa.
1.1.1.2. lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều tạo địa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế. C.Mác đã viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có… trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Nhưng rồi quan hệ sản xuất mới này sẽ lại trở nên không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển hơn nữa, sự thay thế phương thức sản xuất lại diễn ra.
1.1.1.3. Quan hệ sản xuất độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ,… và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải giản đơn. Nó phải thông qua nhận thức và vận động cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
1.1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Theo quan điểm của Mác quá độ lên chủ nghĩa xã hội là loại hình quá độ trực tiếp từ các nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Đây là loại quá độ phản ánh quá trình phát triển tuần tự của xã hội loài người. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản dành chính quyền, đập tan Nhà nước tư sản, thiết lập Nhà nước vô sản (quan hệ sản xuất cũ mâu thuẫn với lực lượng sản xuất nên dẫn đến một cuộc cách mạng xã hội để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn). Đây là thời kỳ quá độ ngắn và trực tiếp.
1.2. Theo Lênin
1.2.1. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Ngoài loại hình quá độ trực tiếp như Mác đã nghiên cứu, Lênin còn đề cập tới con đường quá độ gián tiếp từ các nước chậm phát triển (các nước tiền tư bản) bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. loại hình quá độ này phản ánh quy luật nhảy vọt với hai điều kiện: Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở thành Đảng cầm quyền) và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ. Đây là loại hình quá độ dài trải qua nhiều bước quá độ.
1.2.2. Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ
Sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được V.I.Lênin đề cập ngay từ những ngày đầu của chính quyền Xô viết. Theo Lênin, trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ có sự xen kẽ của “những yếu tố, những bộ phận nhỏ, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”. Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ sẽ không thuần nhất và ở đó vẫn tồn tại nhiều thành phần kinh tế đan xen và tác động lẫn nhau, đó là những yếu tố của năm thành phần kinh tế xã hội khác nhau (kinh tế gia trưởng, tiểu sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản tư nhân, chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội).
2. Thực tiễn
2.1. Thực tiễn Liên Xô
2.1.1. Chính sách kinh tế mới (NEP)
Ngày 8-3-1921, tại Đại hội X Đảng Cộng sản (b) Nga, V.I.Lê-nin - lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân Nga và cách mạng thế giới đã đề xướng với Đảng việc áp dụng Chính sách kinh tế mới (NEP) và đã được Đại hội chấp thuận.
NEP bao gồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, biểu hiện tập trung nhất trên năm vấn đề cơ bản, đó là: 1) Thực hiện chế độ thu thuế lương thực, cho phép tự do buôn bán lúa mì, coi thương nghiệp là mắt xích chủ yếu, là hình thức cơ bản của các mối liên hệ kinh tế giữa công nghiệp với nền nông nghiệp hàng hoá, giữa thành thị với nông thôn, và sự liên minh giai cấp về kinh tế giữa công nhân với nông dân; 2) Áp dụng những hình thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước, coi đó là mắt xích trung gian để xây dựng chủ nghĩa xã hội; 3) Sử dụng các các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, thực hiện khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với mọi người lao động, khai thác mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; 4) Thực hiện kế hoạch điện khí hoá nước Nga, coi đó như một trong những điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa; 5) Củng cố Chính quyền Xô viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp chặt chẽ các biện pháp hành chính, tổ chức và kinh tế; thực hiện chế độ kiểm kê kiểm soát của nhà nước chuyên chính vô sản đối với đời sống kinh tế - xã hội, trên cơ sở liên minh kinh tế để tăng cường củng cố liên minh công nông về chính trị.
Xét một cách tổng quát, NEP chính là sự thực hiện những nguyên lý của chủ nghĩa Mác về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện của một nước tiểu nông, ở đó những quan hệ kinh tế tư sản tuy đã hình thành nhưng chưa đạt đến độ chín muồi để chiến thắng các quan hệ kinh tế cũ, các quan hệ kinh tế của nền sản xuất tiểu nông còn chiếm đại bộ phận trong nền sản xuất xã hội. Muốn thực hiện tư tưởng xoá bỏ chế độ tư hữu với tính cách là "chế độ sở hữu cổ truyền" không thể "tiến công trực diện", phải có cách làm khác. Theo cách diễn đạt của V.I.Lê-nin, đó là "thực hiện những bước lùi cần thiết". Bước lùi đó chính là việc thiết lập một hệ thống sở hữu hợp quy luật làm cơ sở cho các thành phần kinh tế còn tồn tại khách quan, giải phóng tối đa sức sản xuất của xã hội đang bị kìm hãm…
2.1.2. Sự thành công của chính sách kinh tế mới
Trong giai đoạn NEP, sản lượng nông nghiệp không chỉ hồi phục ở mức đã đạt được trước cách mạng Bolshevik mà còn tăng trưởng mạnh. Việc phá bỏ các lãnh địa gần như phong kiến tại các vùng nông thôn ở thời Sa Hoàng trước đây cho phép nông dân có được sự khích lệ lớn nhất từ trước tới nay để tăng cao sản xuất. Khi đã có thể bán thặng dư của họ ra thị trường tự do, sự chi tiêu của nông dân tạo ra một sự bùng nổ trong các lĩnh vực sản xuất tại các vùng đô thị. Kết quả của NEP và sự xoá bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng cộng sản củng cố quyền lực từ 1917-1921 là Liên bang sô viết trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới.
Ở vào thời điểm đó, thực hiện NEP tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga là một quyết định dũng cảm, táo bạo, sáng suốt của V.I.Lê-nin và những người Cộng sản Nga. NEP không thuần tuý là một chính sách kinh tế với ý nghĩa là một công cụ quản lý vĩ mô về kinh tế - xã hội của Chính quyền Xô viết, nó có tầm rộng lớn mang tính chất một giải pháp cơ bản có tính tổng thể về kinh tế, chính trị, xã hội, để cải cách kinh tế. Nhờ NEP, nước Cộng hoà được giải thoát khỏi một cuộc khủng hoảng để thực hiện những công việc của một đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh bắt tay vào công việc cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chế độ mới, xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, củng cố liên minh công nông… những công việc chủ yếu của một đất nước khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.2. Thực tiễn Trung Quốc
2.2.1. Chính sách cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên đề xuất rằng Trung Quốc nên tiến hành cải cách, thừa nhận chính sách mở cửa và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế. Từ năm 1978, ông đã thúc đẩy việc cải cách. Trong khi còn khoảng 80% dân số Trung Quốc sống ở vùng nông thôn, ông chỉ ra rằng: việc cải cách nên tiến hành ở nông thôn trước khi tiến hành ở các thành phố. Công cuộc cải cách các khu đô thị thường phức tạp hơn ở vùng nông thôn, ông khuyến khích nên khám phá các tiềm năng này một cách táo bạo nhưng cũng bằng sự quan tâm và cẩn trọng.
Theo đề xuất của ông, 4 đặc khu kinh tế đã được hình thành và 14 thành phố duyên hải mở cửa với thế giới. Trên cơ sở bình đẳng đôi bên cùng có lợi, ông tuyên bố Trung Quốc nên mở rộng hợp tác kinh tế với các nước bên ngoài, thu hút vốn và giới thiệu các kỹ thuật và kỹ năng quản lý tiên tiến của họ để thúc đẩy việc phát triển kinh tế riêng của mình. Các thành phần tư nhân nên được phát triển như là một phần phụ trợ cho các thành phần xã hội vốn dĩ sẽ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Trung Quốc. Ông cũng cho rằng một số khu vực và một số người được phép làm giàu, sau đó những người khác sẽ theo gương họ. Sự phát triển của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua đã chứng minh chính sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình là hoàn toàn đúng đắn.
2.2.2. Thành tựu đạt được sau cải cách
Trong nửa thế kỷ tồn tại của nước CHND Trung Hoa, chỉ từ khi đất nước thực hiện quốc sách chiến lược cải cách - mở cửa đồ Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (họp tháng 12-1978) vạch ra, Trung Quốc mới thực sự bước vào con đường xây đựng và phát triển ổn định, tiến tới hiện đại hoá, thực hiện dân giàu nước mạnh, đạt được nhiều thành tựu huy hoàng và để lại những bài học sâu sắc cho các quốc gia có nền kinh tế chuTừ chế độ công hữu đơn nhất chuyển sang chế độ kinh tế lấy công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển.
Trước cải cách, kinh tế Trung Quốc gần như hoàn toàn thuộc sở hữu công cộng, chiếm tới 99,1% tổng sản phẩm trong nước vào năm 1978. Cùng với tiến trình cải cách, nhận thức về kinh tế công hữu ngày càng có sự thay đổi sâu sắc, đã tiến tới khẳng định rằng nguồn vốn trong chế độ công hữu không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn ở chất lượng, và quan trọng hơn nữa, ở vai trò khống chế của Nhà nước, ở vai trò chủ đạo của kinh tế công hữu. Với chủ trương nhiều loại hình kinh tế cùng phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp cá thể, tư nhân, mà còn có cả các doanh nghiệp "3 loại vốn", các doanh nghiệp theo chế độ sở hữu hỗn hợp như chế độ cổ phần và chế độ hợp tác cổ phần
Kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, nên đến cuối năm 1979, số hộ đăng ký kinh doanh là 29,47 triệu, với 67,91 triệu lao động. Sự lớn mạnh của các loại hình kinh tế này ngày càng có tác dụng tích cực rõ trong việc đáp ứng đòi hỏi về đời sống cho nhân dân, làm cho đời sống kinh tế xã hội của cả nước thêm sôi động, từ chỗ được coi là sự "bổ sung" cho kinh tế công hữu, nay các loại hình kinh tế này đã được Quốc hội Trung Quốc dự kiến đưa vào Hiến pháp sửa đổi, quy định đó “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN” được Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Điều đó cho phép các loại hình kinh tế phi công hữu này sẽ còn phát huy được tiềm nàng to lớn của mình trong phát triển kinh tế.
Các doanh nghiệp ba loại vốn" ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh. Đến cuối năm 1997, đã có tới 236 ngàn xí nghiệp loại này với số vốn nước ngoài lên tới 30,3 tỷ USD. Điều này không những bổ sung cho nguồn vốn còn thiếu của Trung Quốc, mà quan trọng hơn, còn đưa vào đất nước những thứ quý giá hơn, đó là những quan niệm mới và kinh nghiệm quản lý mới.
Chế độ cổ phần và hợp tác cổ phần trước đây bị coi là những sản phẩm của CNTB, nay đã được cho phép hình thành và đưa vào nề nếp. Đến cuối năm 1997, trong cả nước đã có 680 ngàn doanh nghiệp thí điểm thực hiện chế độ này với số vốn đăng ký là 1730,2 tỷ NDT.
Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình kinh tế như trên, đến cuối năm 1997, tỷ trọng của các loại hình kinh tế phi công hữu trong tổng sản phẩm trong nước đã từ 0,9% vào năm 1978 tăng lên 24,20% còn mức giảm tương ứng của kinh tế công hữu thời gian trên đã từ 99,1% xuống 75,8%. Tuy nhiên, vai trò chủ thể của kinh tế công hữu không vì thế mà giảm đi. Được thực hiện tách rời quyền kinh doanh (của doanh nghiệp) và quyền sở hữu của Nhà nước), được chuyển từ phương thức quản lý trực tiếp sang phương thức điều tiết gián tiếp, từng bước áp dụng chế độ xí nghiệp hiện đại, chịu sự dẫn dắt của thị trường, đặc biệt được hoạt động trong các ngành nghề quan trọng, huyết mạch của nền kinh tế, khu vực kinh tế công hữu tuy hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng vai trò chủ thể chắc chắn sẽ được củng cố. Về mặt bảo vệ an ninh đất nước, thoả mãn nhu cầu công ích của nhân dân, bảo đảm hài hoà trong phát triển, kinh tế Nhà nước có một vai trò mà kinh tế phi Nhà nước không thể thay thế. Chủ trương lấy kinh tế công hữu làm chủ thể, nhiều loại sở hữu cùng) tồn phát triển là một chủ trương phù hợp với tình hình đất nước, mang lại lợi ích to lớn, do đó sẽ được Trung Quốc duy trì lâu dài.
2.3. Thực tiễn Việt Nam
2.3.1. Hoàn cảnh của Việt Nam
Đặc điểm Hồ Chí Minh khẳng định lớn nhất khi nước ta bước vào quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Do vậy lực lượng sản xuất còn ở trình độ thủ công, tính chất cá nhân hóa. Đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp và chi phối tất