Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do tình huống điển hình
Thiên lệch do tình huống điển hình khiến nhà đầu tư nghĩ rằng cổ phiếu của một công ty tốt,
có lợi nhuận nhiều, tỷ suất lợi nhuận cao là một cổ phiếu tốt. Ngược lại, cổ phiếu của một
công ty yếu kém, lợi nhuận thấp, tỷ suất lợi nhuận đáng thất vọng là một cổ phiếu xấu. Sự quy
kết này của các nhà đầu tư đã được Shefrin và Statman (1995) chứng minh là không đúng đắn.
6 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tâm lý hành vi và các sai lầm của NDT vietnam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các sai lầm có thể gây ra bởi
các thiên lệch hành vi
MBA. ĐÀO QUÝ PHÚC (daoquyphuc@gmail.com)
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do tình huống điển hình
Thiên lệch do tình huống điển hình khiến nhà đầu tư nghĩ rằng cổ phiếu của một công ty tốt,
có lợi nhuận nhiều, tỷ suất lợi nhuận cao là một cổ phiếu tốt. Ngược lại, cổ phiếu của một
công ty yếu kém, lợi nhuận thấp, tỷ suất lợi nhuận đáng thất vọng là một cổ phiếu xấu. Sự quy
kết này của các nhà đầu tư đã được Shefrin và Statman (1995) chứng minh là không đúng đắn.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do ác cảm với mơ hồ
Thiên lệch do ác cảm với mơ hồ có thể khiến cho nhà đầu tư tin rằng cổ phiếu của công ty mà
họ đang làm việc là một khoản đầu tư an toàn hơn là cổ phiếu của những công ty khác. Nó còn
khiến nhà đầu tư thiên vị những công ty có vị trí địa lý gần với họ và bỏ qua các công ty ở xa.
Họ cũng sẽ gặp khó khăn khi tự giới hạn sự lựa chọn cổ phiếu của các công ty để đa dang hoá
danh mục đầu tư.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch điểm tựa.
Nhà đầu tư có khuynh hướng dự báo sự phát triển của thị trường quá gần với mức hiện tại của
nó. Ví dụ chỉ số VN-Index đang ở mức 500, nhà đầu tư sẽ dự báo chỉ số này trong tương lai sẽ
ở quanh mức 500.
Nhà đầu tư có khuynh hướng bám chặt vào dự đoán ban đầu của họ, sau khi thông tin mới về
công ty mà họ đầu tư được công bố, họ không điều chỉnh đúng mức với thông tin mới này.
Nhà đầu tư trở nên gắn chặt vào sự thay đổi giá của cổ phiếu. Ví dụ như, một cổ phiếu mà
những ngày gần đây đều tăng giá, thì nhà đầu tư nghĩ rằng xu hướng tăng giá này sẽ tiếp tục,
mà không nghĩ rằng thị trường sẽ có lúc điều chỉnh lại.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do tình huống sẵn có
Nhà đầu tư sẽ chọn các khoản đầu tư dựa trên thông tin sẵn có với họ như thông tin qua các
phương tiện truyền thông, lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp… mà không nghiên cứu kỹ
lưỡng liệu khoản đầu tư mà họ lựa chọn có là khoản đầu tư tốt hay không.
Nhà đầu tư sẽ chọn các khoản đầu tư thích hợp với kinh nghiệm sống hạn hẹp của họ, như
ngành công nghiệp mà họ đang làm việc, khu vực nơi họ sống, những người mà họ quen biết.
Ví dụ như, nhà đầu tư làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường nghĩ rằng chỉ có cổ
phiếu công nghệ mới có nhiều lợi nhuận.
Nhà đầu tư sẽ chọn khoản đầu tư phù hợp với cá tính của họ hoặc nó có đặc điểm phù hợp với
hành vi của họ. Nhà đầu tư sẽ bỏ qua những khoản đầu tư tốt tiềm năng bởi vì họ không thể
gắn kết với các đặc điểm của các khoản đầu tư này. Ví dụ, nhà đầu tư tằn tiện, tiết kiệm không
thấy có sự gắn kết với các cổ phiếu đắt (P/E cao) và bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền từ các cổ phiếu
này.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do tính toán bất hợp lý
Thiên lệch do tính toán bất hợp lý khiến các nhà đầu tư chia khoản đầu tư của họ vào các tài
khoản khác nhau, ví dụ như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại hối…Mỗi tài
khoản có một mục tiêu tài chính riêng và lờ đi mối tương quan giữa các tài khoản này. Điều
này có thể dẫn đến việc họ sở hữu danh mục đầu tư không tối ưu (nó chỉ tối ưu cho mỗi tài
khoản, còn tối ưu tổng thể thì không).
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức
Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức có thể khiến cho nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán trong
tình trạng thua lỗ thay vì bán đi, bởi vì họ muốn tránh nỗi đau tinh thần khi thừa nhận họ đã ra
quyết định đầu tư sai. Nó có thể khiến cho nhà đầu tư tiếp tục đầu tư thêm vào chứng khoán
đang thua lỗ của họ để làm vững chắc thêm quyết định trước kia của mình mà không đánh giá
khoản đầu tư mới này một cách khách quan, hợp lý. Tất nhiên, nếu thật sự đó là một cổ phiếu
tốt mà hiện tại giá của nó đang giảm, cũng có thể đầu tư thêm để kéo giá bình quân của cổ
phiếu xuống.
Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức có thể khiến nhà đầu tư chạy theo hành vi bầy đàn. Khi
cách nhìn nhận của họ khác với cách nhìn nhận của đám đông, tạo ra một tình huống mâu
thuẫn nhận thức. Để làm giảm sự mâu thuẫn này nhà đầu tư tuân theo đám đông vì họ nghĩ
đám đông không bao giờ sai.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do ảo tưởng về sự kiểm soát
Thiên lệch do ảo tưởng về sự kiểm soát khiến nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn. Họ nghĩ rằng họ
có khả năng kiểm soát lên kết quả của các khoản đầu tư nhiều hơn là những gì họ thật sự có.
Nó khiến nhà đầu tư duy trì danh mục cổ phiếu không được đa dạng hoá, họ tập trung vào cổ
phiếu các công ty mà họ nghĩ họ có thể kiểm soát lợi nhuận của cổ phiếu công ty đó. Sư thiếu
đa dạng hoá có thể gây thiệt hại cho danh mục đầu tư của họ. Thiên lệch do ảo tưởng về sự
kiểm soát góp phần khiến nhà đầu tư tự tin thái quá.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do khung nhìn
Với các cách hỏi, cách diễn đạt khác nhau về cùng một vấn đề, Thiên lệch do khung nhìn có
thể khiến nhà đầu tư có những quyết định đầu tư khác nhau. Ví dụ như, cùng một tin tức về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty niêm yết, nếu các phương tiện truyền
thông diễn đạt một cách tích cực, lạc quan thì nhà đầu tư sẽ xem đây là thông tin tốt và có thể
mua vào cổ phiếu của công ty này. Trái lại, nếu diễn đạt một cách tiêu cực, bi quan thì nhà đầu
tư có thể sẽ bán tháo cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do quá tự tin.
Nhà đầu tư quá tự tin đánh giá cao khả năng của anh ta trong việc nhìn nhận một công ty như
là một lựa chọn đầu tư tiềm năng. Họ có thể trở nên không nhìn thấy thông tin tiêu cực thể
hiện như một tín hiệu cảnh báo về một cổ phiếu không nên mua hoặc về cổ phiếu đã mua nên
bán. Nhà đầu tư quá tự tin có thể giao dịch quá mức với niềm tin rằng họ có một sự am hiểu
đặc biệt mà người khác không có. Nhà đầu quá tự tin không đa dang hoá danh mục đầu tư,
đánh giá thấp rủi ro mà họ gặp phải.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do bảo thủ
Thiên lệch do bảo thủ khiến nhà đầu tư giữ mãi quan điểm, không linh hoạt khi có thông tin
mới xuất hiện. Ví dụ như, nhà đầu tư mua cổ phiếu dựa trên việc biết rằng công ty đang dự
định thông báo về một sản phẩm mới sắp tới, nhưng sau đó họ thông báo họ đang gặp vấn đề
trong việc giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Nhà đầu tư vẫn giữ mãi ấn tượng lạc quan ban
đầu về sự phát triển tích cực của công ty và có lẽ sẽ quên hành động để đối phó với thông tin
tiêu cực nêu trên.
Thiên lệch do bảo thủ khiến nhà đầu tư phản ứng với thông tin mới một cách quá chậm chạp.
Ví dụ như, một thông báo về lợi nhuận ảnh hưởng tiêu cực đến cổ phiếu mà nhà đầu tư đang
nắm giữ, họ lưỡng lự trong việc bán nó đi bởi vì quan điểm trước đó của họ cho rằng đó là
công ty có triển vọng tốt. Thiên lệch do bảo thủ có thể liên quan đến khó khăn trong quá trình
xử lý thông tin mới. Bởi vì khi đối diện với những dữ liệu phức tạp cần phải xử lý, lựa chọn dễ
nhất là gắn bó với niềm tin trước kia.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do lạc quan
Thiên lệch do lạc quan có thể khiến nhà đầu tư tập trung vào cổ phiếu một công ty bởi vì họ
nghĩ cổ phiếu các công ty khác sẽ trải qua sự sụt giảm hơn là cổ phiếu của họ. Thiên lệch do
lạc quan có thể khiến nhà đầu tư tập trung quá nhiều về những dự đoán tốt đẹp của các chuyên
gia cũng như của chính họ.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do củng cố thêm
Thiên lệch do củng cố thêm khiến nhà đầu tư chỉ tìm kiếm thông tin củng cố thêm niềm tin về
khoản đầu tư mà họ đã thực hiện và tránh các thông tin trái với niềm tin của họ.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do sự ác cảm với thua lỗ
Thiên lệch do ác cảm với thua lỗ khiến nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu thua lỗ quá lâu vì họ hy
vọng rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại và họ sẽ được hoà vốn. Nó còn khiến nhà đầu tư nắm giữ
các danh mục đầu tư không cân bằng, do bởi họ không sẵn lòng bán các cổ phiếu thua lỗ và sự
mất cân bằng danh mục đầu tư xảy ra. Ngoài ra, nó khiến nhà đầu tư chấp nhận nhiều rủi ro
một cách vô thức, thay vì loại bỏ những khoản đầu tư thua lỗ và dùng tiền đầu tư vào cổ phiếu
khác tốt hơn.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do quy kết cho bản thân
Sau một giai đoạn đầu tư thành công, nhà đầu tư có thể tin rằng thành công của họ do bởi tài
năng, sự nhạy bén của họ hơn là do các yếu tố bên ngoài mà họ không kiểm soát được. Hành
vi này dẫn đến chấp nhận quá nhiều rủi ro và trở nên quá tự tin trong hành vi của họ. Nó cũng
khiến nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn. Khi họ tin rằng thành công của họ là do kỹ năng của họ
chứ không phải may mắn, họ bắt đầu giao dịch quá nhiều, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến
khoản đầu tư của họ.
Thiên lệch do quy kết cho bản thân khiến nhà đầu tư chỉ nghe những gì họ muốn nghe. Điều
này dẫn đến nhà đầu tư mua và giữ những khoản đầu tư mà đáng lẽ họ không nên tham gia.
Ngoài ra, nó khiến nhà đầu tư nắm giữ các danh mục không được đa dang hoá. Các nhà đầu tư
nên biết rằng lợi nhuận từ kinh doanh cổ phiếu không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng đầu tư, mà
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có may mắn.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do kiểm soát bản thân
Thiên lệch kiểm soát bản thân khiến nhà đầu tư tiêu xài nhiều hơn hôm nay thay vì phải tiết
kiệm cho ngày mai. Hành vi này có thể nguy hiểm đến sự giàu có của nhà đầu tư. Bởi vì, việc
hết độ tuổi lao động có thể đến nhanh đến nỗi mà họ chưa tiết kiệm đủ tiền cho cuộc sống về
già của họ. Khi đó, họ sẽ chấp nhận mức rủi ro không thích đáng cho danh mục đầu tư của họ
trong nỗ lực bù đắp phần còn thiếu hụt này.
Thiên lệch do kiểm soát bản thân có thể gây ra vấn đề mất cân bằng trong việc phân phối tài
sản. Ví dụ như, họ thích các loại tài sản tạo ra thu nhập trong ngắn hạn hoặc giữ tiền mặt, để
chi tiêu cho hiện tại. Hành vi này sẽ nguy hiểm đến sự giàu có về mặt dài hạn của họ, vì quá
nhiều tài sản tạo ra thu nhập trong ngắn hạn hoặc giữ nhiều tiền mặt sẽ chịu ảnh hưởng bởi
lạm phát.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch trong nhận thức về quá khứ
Khi một vụ đầu tư thành công, nhà đầu tư chịu ảnh hưởng bởi thiên lệch này có xu hướng lần
theo trí nhớ của họ để miêu tả lại sự việc, như thể là họ có khả năng dự đoán được kết quả
ngay từ đầu. Điều này có thể gây ra việc chấp nhận rủi ro một cách quá mức bởi vì Thiên lệch
trong nhận thức về quá khứ khiến nhà đầu tư tin rằng họ có khả năng dự đoán siêu phàm về thị
trường, mà thật sự là họ không có.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do sự kiện gần đây
Thiên lệch do sự kiện gần đây có thể khiến cho nhà đầu tư không quan tâm đến giá trị thực của
cổ phiếu mà chỉ dựa trên xu hướng tăng giá gần đây. Thiên lệch do sự kiện gần đây có thể
khiến nhà đầu tư tiến hành ngoại suy để dự báo xu hướng thị trường dựa trên những dữ liệu
gần đây, tuy nhiên những dữ liệu này quá ít để có thể đảm bảo tính chính xác.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc
Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc có thể khiến nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu thua lỗ quá lâu.
Bởi vì họ không thích thừa nhận là họ đã sai lầm, họ không thích phải hối tiếc. Nó có thể
khiến nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu đang tạo ra lợi nhuận quá lâu. Bởi vì họ sợ rằng việc họ
bán các cổ phiếu này rồi sau đó giá cổ phiếu lại tiếp tục lên họ sẽ phải hối tiếc về quyết định
của mình. Họ quên rằng bất cứ cái gì, giá của nó tăng lên rồi cũng giảm xưống. Ngoài ra,
Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc có thể hình thành hành vi bầy đàn, bởi vì đối với một số nhà
đầu tư, việc mua bán mà có sự nhất trí cao, có những nhà đầu tư khác cùng quan điểm thì có
thể hạn chế khả năng họ phải hối tiếc trong tương lai.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch do hiệu ứng Endowment
Thiên lệch do hiệu ứng Endowment khiến nhà đầu tư nắm giữ những chứng khoán mà họ
được cho, thừa kế mà không quan tâm đến việc giữ chúng có phải là một quyết định không
ngoan về tài chính hay không. Nó khiến nhà đầu tư nắm giữ những chứng khoán mà họ đã
mua và đang sở hữu, giống như việc sau khi chúng ta sở hữu, chúng ta có cảm tình đặc biệt
nên chúng ta không sẵn lòng bán nó đi.
Sai lầm gây ra bởi Thiên lệch nguyên trạng
Thiên lệch nguyên trạng có thể khiến nhà đầu tư không hành động gì cả, nắm giữ những khoản
đầu tư không thích hợp với mức độ rủi ro/lợi nhuận mà họ nhận được. Vì họ cho rằng không
hành động gì cả cũng là một quyết định đầu tư. Nó cũng khiến nhà đầu tư nắm giữ những
chứng khoán mà họ quen thuộc. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả đầu tư của
họ. Thiên lệch nguyên trạng có thể kết hợp với Thiên lệch do ác cảm với thua lỗ, khiến nhà
đầu tư thay vì hiện thực hoá lỗ và tái cơ cấu lại danh mục thì nhà đầu tư vẫn nắm giữ những cổ
phiếu đang thua lỗ.
Tài liệu tham khảo chính
1. Cornicello, Giuseppe. (2004), Behavioral Finance and Speculative Bubble, Università
Commerciale Luigi Bocconi – Milano.
2. Johnsson, Malena., Lindblom, Herik. and Platan, Peter. (2002), Behavioral Finance
and the change of investor behavior during and after the speculative bubble at the end
of the 1990s, Lund University.
3. Pompian, M. Michael. (2006), Behavioral finance and Wealth management, John
Wiley & Son Inc.
4. Shefrin, Hersh. (2002), Beyond greed and fear – understanting Behavior finance and
Psychology of investing, Oxford University Press.