Trung Quốc luôn là thị trường du lịch đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm nay, số khách quốc tế đến Việt Nam là gần 1,16 triệu người, tăng khoảng 20% so với cùng kì năm trước. Trong lượng khách đó, khách đến Việt Nam đông nhất vẫn là từ Trung Quốc với xấp xỉ 320.000 người. Việc tìm hiểu về tâm lí khách du lịch Trung Quốc là rất cần thiết để tạo điều kiện cho việc khai thác tốt thị trường khách du lịch lớn này.
Trung Quốc nằm ở phía Đông Châu á với diện tích 9,78 triệu kilômet vuông. Xét về mặt địa lí, Trung Quốc là nước lớn thứ ba trên thế giới. Trung Quốc có chung lãnh thổ với 15 nước, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc có một lịch sử rất lâu đời và cổ xưa với một nền văn hoá rực rỡ giàu bản sắc. Tầm ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa rất rộng lớn và khắp Châu á. Chính vì thế, người Trung Quốc rất tự hào về truyền thống của dân tộc của đất nước mình. Người Trung Quốc sống ở khắp nơi trên thế giới, nhưng ở đâu họ vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc bởi lòng tự hào, tự tôn dân tộc của họ rất cao.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12847 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tâm lý khách du lịch Trung Quốc khi tham gia du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa tâm lý học
------
tâm lý học du lịch
tâm lý khách du lịch Trung Quốc
I. Khái quát chung.
Trung Quốc luôn là thị trường du lịch đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm nay, số khách quốc tế đến Việt Nam là gần 1,16 triệu người, tăng khoảng 20% so với cùng kì năm trước. Trong lượng khách đó, khách đến Việt Nam đông nhất vẫn là từ Trung Quốc với xấp xỉ 320.000 người. Việc tìm hiểu về tâm lí khách du lịch Trung Quốc là rất cần thiết để tạo điều kiện cho việc khai thác tốt thị trường khách du lịch lớn này.
Trung Quốc nằm ở phía Đông Châu á với diện tích 9,78 triệu kilômet vuông. Xét về mặt địa lí, Trung Quốc là nước lớn thứ ba trên thế giới. Trung Quốc có chung lãnh thổ với 15 nước, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc có một lịch sử rất lâu đời và cổ xưa với một nền văn hoá rực rỡ giàu bản sắc. Tầm ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa rất rộng lớn và khắp Châu á. Chính vì thế, người Trung Quốc rất tự hào về truyền thống của dân tộc của đất nước mình. Người Trung Quốc sống ở khắp nơi trên thế giới, nhưng ở đâu họ vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc bởi lòng tự hào, tự tôn dân tộc của họ rất cao.
Hiện nay, quốc gia này là một trong những nền kinh tế lớn với tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống ngày càng cần thiết. Người Trung Quốc đi du lịch ngày càng nhiều. Rất nhiều khách Trung Quốc đã chọn đến Việt Nam du lịch vừa do việc đi lại giữa hai quốc gia rất thuận tiện với rất nhiều cửa khẩu đường bộ, vừa bởi văn hoá Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Không vì có nhiều nét tương đồng mà việc phục vụ khách du lịch Trung Quốc đơn giản, cần phải tìm hiểu rõ về văn hoá, tâm lí người Trung Quốc thì việc phục vụ mới đạt kết quả tốt nhất.
Trung Quốc là một quốc gia đa chủng tộc. Nhóm dân tộc lớn nhất của Trung Quốc là người Hán chiếm khoảng 95% dân số; 5% dân số còn lại bao gồm 55 dân tộc thiểu số khác nhau. Nhóm thiểu số đông nhất là người Chuang với 15,5 triệu người, dân tộc nhỏ nhất là người Lobo chỉ gồm 2.300 người. Có thể điểm qua một số các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc với những nét tính cách chính. Người Tây Tạng với dân số 4,6 triệu người với tín ngưỡng là đạo Lâm - một hình thức của đạo Phật, nên người Tây Tạng rất hiền lành và sống lương thiện. Người Tây Tạng là những người rất hiếu khách và thân tình, họ yêu ca hát nhảy múa, và sống bằng nghề nông và chăn nuôi. Với 15,5 triệu người, người Chuang là dân tộc thiểu số lớn nhất Trung Quốc. Họ sống hầu hết ở tình Quảng Tây vùng Tây Nam Trung Quốc. Họ nổi tiếng vì các bài ca và những lễ hội của mình. Người Hán chiếm khoảng 95% dân số Trung Quốc nên khi nghiên cứu về tâm lí người Trung Quốc cũng chính là nghiên cứu về tâm lí người Hán.
II. nội dung.
1. Đặc điểm chung của người Trung Quốc.
Người Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn bởi Khổng giáo và Đạo giáo, Phật giáo. Thiên chúa giáo cũng khá phát triển ở Trung Quốc nhưng chưa thể bằng khổng giáo và Đạo giáo, đặc biệt là Khổng giáo. Thái độ của người Trung Quốc đối với cuộc sống chịu ảnh hưởng bởi đạo đức Khổng giáo. Nó dạy cho người Trung Quốc biết kính trọng và yêu thương đồng bào mình. Ngày nay, khi Trung Quốc dần dân muốn khẳng định vị trí lớn mạnh của mình trên thế giới thì người Trung Quốc lại càng đề cao Khổng giáo.
Người Trung Quốc nói chung là những người mê tín. Người Trung Quốc tin vào triết lí âm dương, tin vào việc giữ gìn sự hài hoà với thiên nhiên và vũ trụ. Những việc quan trọng như cưới xin, chuyển nhà, xây nhà… phải chọn ngày lành, tháng tốt mới đem lại may mắn, suôi xe… Tuy vậy, các nhà cầm quyền Trung Quốc không khuyến khích sự mê tín quá đáng vẫn còn trong tư tưởng và hành động của dân chúng, hiến pháp Trung Quốc vẫn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng nhưng đa số người Trung Quốc là vô thần. Thế hệ trẻ ngày nay ít mê tín hơn nhưng trong giao tiếp với người Trung Quốc vẫn phải chú ý nhiều đến những điều mê tín kiêng kị của người Trung Quốc.
Khi hai người Trung Quốc làm quen với nhau, họ thiết lập một quan hệ. Họ có nghĩa vụ phải chiếu cố lẫn nhau, người này không bao giờ nói không với người kia, mà nói “để sau” hoặc “có thể”. Họ rất chú ý tới mối quan hệ cá nhân khi quan hệ thương mại. Khi tiếp khách, chức vụ và bằng cấp là rất quan trọng. Thường đưa card với hai thứ tiếng: tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Trong quan hệ làm ăn, tuy vẫn có cách ứng xử theo “tình” hay “chiếu cố lẫn nhau” nhưng n người Trung Quốc rất giữ chữ tín và uy tín của mình.
Tuy nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, nhiều các công ty tư nhân, nước ngoài, các tập đoàn kinh tế song còn rất đông một bộ phận dân cư làm trong các công ty nhà nước. Các cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ. Các cơ quan nhà nước trả lương và các khoản trợ cấp và những phúc lợi xã hội cơ bản. Vì thế, quan hệ giữa các đồng nghiệp trong một cơ quan khá thân thiết. Các cơ quan vẫn có các hình thức tổ chức đi du lịch tập thể cho các nhân viên của mình. Xu hướng ngày nay của người dân Trung Quốc là làm cho các công ty tư nhân, nước ngoài. Người Trung Quốc khá năng động và có rất nhiều người thành đạt trong công việc kinh doanh.
Hiện nay, ở Trung Quốc có rất nhiều thành phố lớn, các đặc khu kinh tế phát triển hiện đại và năng động. Thủ đô Bắc Kinh là một thành phố thương mại nhộn nhịp với 10.8 triệu dân. Thượng Hải từ lâu đã là một hải cảng quan trọng của Trung Quốc, được mệnh danh là thành phố không ngủ về đêm với dân số trên 12 triệu người và là thành phố lớn nhất Trung Quốc. Quảng Châu là thành phố hiện đại nhất và năng động nhất ở Trung Quốc. Mặc dù vậy, càng phát triển, càng hiện đại thì người Trung Quốc càng có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống của mình. Nước Trung Quốc ngày nay rất quan tâm đến bảo tồn văn hoá truyền thống để khẳng định mình là một nền văn minh lớn trên thế giới và là một quốc gia rất phát triển.
Người Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao và rất tự hào về truyền thống dân tộc mình. ở Trung Quốc cuộc sống luôn gắn liền với gia đình. Các thế hệ có thể cùng sống chung dưới một mái nhà. Trong gia đình, người già luôn luôn được kính trọng. Con cái phải có trách nhiệm chăm sóc, kính trọng yêu thương những người lớn tuổi trong gia đình. Với bất cứ gia đình nào thì trẻ con đều rất được yêu thương và ngày nay với chính sách một con thì những đứa trẻ trong gia đình càng được chiều chuộng. Với người Trung Quốc gia đình rất quan trọng. Ngày nay tuy mức sống của người ta khá cao, nhưng không đồng đều, thêm vào đó là bản tính tiết kiệm nên hình thức nghỉ ngơi du lịch mà người ta hay chọn cho cả gia đình là những buổi picnic, dã ngoại, đi chơi cuối tuần ở các công viên khu vui thơi giải trí hay là ngoại ô các thành phố lớn.
Có thể kể ra những đức tính của dân tộc Trung Quốc :
- Vững vàng cẩn thận - Chịu khó
- Thuần phác - Yêu mến nếp sống gia đình.
- Nhẫn nại - An phận
- Thế nào cũng được - Hài hước thú vị.
- Lõi đời - Bảo thủ
- Mắn đẻ - Hiếu sắc.
Khi nhìn vào những đức tính của người Trung Quốc đã liệt kê trên đây ta thấy có rất nhiều điểm giống với người Việt Nam. Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử của người Trung Quốc chúng ta có thể nhận ra rằng dân tộc này khá hiếu chiến và khôn ngoan. Dân tộc này cũng là một dân tộc chịu khó, có ý chí điều đó đã làm nên sự phát triển thần kì của đấn nước Trung Hoa ngày này.
Để có cách phục vụ tốt nhất đối với khách du lịch Trung Quốc thì chúng ta cần phải rõ về những nét chính trong lối sống, suy nghĩ, giao tiếp cơ bản của người Trung Quốc.
Sự khiêm tốn của người Trung Quốc không cho phép họ nhận những lời tán dương; thay vì thế họ thường hay khen người khác. Thường chúc tụng kèm vỗ tay, thậm chí đối với những việc đơn giản nhất. Lời khen của người khác thường bị gạt đi với một nụ cười bối rối và đáp lại bằng một lời khen đáp trả. Có lối nói khiêm nhường, khách khí. Thường dùng từ “hảo” trong nhiều trường hợp.
2, Giáo tiếp của khách Du lịch Trung Quốc.
Khi gặp nhau, người Trung Quốc thường khom mình hoặc cúi đầu để chào hỏi hoặc có thể bắt tay nhau. Người Trung Quốc cúi mình chào mà không làm cho người khác bối rối lúng túng, bất kể đó là bạn bè hay kẻ thù. Họ chẳng bao giờ nói không với bất kì một lời đề nghị nào hay lộ vẻ không đồng ý ra ngoài mặt với bất kì điều gì. Họ luôn che giấu tình cảm của mình, thường là bằng một nụ cười mỉm hay cười to. Nếu có ai đáp lại một lời đề nghị bằng cách nói “để sau” rồi sau đó “quên mất” thì điều đó thường có nghĩa là họ không thể đáp ứng lời đề nghị đó được.
Người Trung Quốc không quen với những đụng chạm như vỗ lưng hay ôm vai, ôm lưng khi gặp nhau. Đặc quyền “ôm” chỉ danh cho những người yêu nhau. Người Trung Quốc cũng không quen với việc biểu lộ tình cảm ngoài đường hay nơi công cộng.
Trong giao tiếp người Trung Quốc rất chú ý đến địa chị xã hội và tuổi tác của nhau. Trong hầu hết trường hợp thì “Tiểu” (xiao) có nghĩa là “nhỏ” được dùng gắn với tên của những người trẻ tuổi, còn “lào” (lao có nghĩa là già được đặt trước họ của những người đứng tuổi hay người gia để thể hiện để kính trọng sự từng trải và tuổi tác của họ. Những “tiết đầu danh” này chỉ dùng cho những người mà chúng ta quen biết. Còn trong lối chào hỏi trang trọng thì họ của người đó được đặt trước từ “tiên sinh” (xiansheng) có nghĩa là “ông” hay “ngài”. Phụ nữ vẫn giữ tên họ thời con gái sau khi lấy chồng, chỉ thay “cô” bằng “bà”. Với những người tuổi tác gần nhau và có quan hệ thân thiết có thể dùng tên để xưng hô. Các thầy cô giáo rất được kính trọng và “Laoshi” (lão sư) có nghĩa là “Thầy, cô” luôn được đặt sau họ. Khi đi trên đường phố người ta chào hỏi người lạ bằng “Đồng chí” (tong zhi) khi hỏi đường hay mua bán thứ gì đó.
Đối với người Trung Quốc thì “Họ” là cái quý giá nhất mà họ được thừa kế từ gia đình. Ra ngoài xã hội, người ta biết về anh trước hết qua họ. Nên có thể dùng họ để xưng hô cho trang trọng và tuyệt đối không nhớ sai họ của nhau. Người Trung Quốc có cả “triết lí” về “tên họ”, tên họ của mỗi người thường có ý nghĩa rất đẹp và thể hiện hi vọng của cha mẹ dòng họ. Chính vì thế người Trung Quốc rất vui khi được hỏi về ý nghĩa tên của bản thân.
3. Tâm lí khách du lịch Trung Quốc.
Người Trung Quốc rất yêu thích thiên nhiên. Chính vì thế người Trung Quốc thích đến những nơi có phong cách thiên nhiên tươi đẹp, hài hoà để thư giãn và nghỉ ngơi. Các công việc trong ngày chủ nhật cũng giống như công viên ở bất cứ nơi nào khác trên thếgiới và là nơi gia đình quây quần trong buổi đi hơi picnic. Người Trung Quốc thích làm điệu bộ và thích chụp ảnh.
Cũng như người Việt Nam đối với người Trung Quốc có thể hỏi những câu hỏi mang tính riêng tư: nghề nghiệp, gia đình, thu nhập, giá trị nhà cửa. Chủ đề ưa thích của người Trung Quốc là lịch sử, văn hoá, gia đình, sự tiến bộ của Trung Quốc. Họ không thích và tránh các chủ đề về Đài Loan, cách mạng văn hoá, sex sức khoẻ, chính trị, buôn lậu.
Do là một quốc gia đông dân nên thiết chế pháp luật của Trung Quốc khá chặt chẽ. Người dân Trung Quốc có ý thức trong việc tôn trọng pháp luật. Nhưng khi sang Việt Nam du lịch nhiều khi người Trung Quốc cũng dễ dàng thích nghi với những việc làm tuỳ tiện như: vất rác bừa bãi, hút thuốc lá trên các phương tiện công cộngv.v…
Trung Quốc có ít những ngày lễ công cộng hơn bất kì nước nào trên thế giới. Nên người Trung Quốc rất trân trọng, tận hưởng trọn vẹn những ngày lễ lớn. Có lẽ cũng chính vì thế tâm lí chung của người Trung Quốc rất thích có các hoạt động vui chơi sôi nổi, tham gia vào các lễ hội vui vẻ. Nhu cầu giải trí vui vẻ của người Trung Quốc trong khi đi du lịch là khá cao.
Người Trung Quốc rất tự hào về sự ngăn nắp sạch sẽ và họ ít khi để ngôi nhà của mình bừa bộn, bẩn thỉu. Mọi khoảng không trong nhà đều được tận dụng. Chính vì thế trong lưu trú đối với người Trung Quốc cần chú ý đến vấn đề vệ sinh.
Người Trung Quốc đặc biệt hiếu khách. Sau khi ăn tối xong thì bàn ăn thường còn đầy thức ăn. Chuyện này xem ra có vẻ lãng phí ghê gớm, nhưng đối với người Trung Quốc thì bát đĩa vét sạch có nghĩa là các vị khách của họ còn đói và họ không làm bổn phận của người chủ nhà hiếu khách. Trong thói quen ăn uống của người Trung Quốc, một bữa ăn chỉ bắt đầu khi mọi người đều đã ngồi xuống bàn. Trẻ con sẽ mời những người lớn tuổi hơn ăn cơm trước khi chúng bắt đầu ăn. Thông thường người ta sẽ và trước một miếng cơm trước khi động đũa đến thức ăn. Người ta trước hết sẽ gắp những món ăn ở gần mình nhất. Khi gắp thức ăn từ bất kì đĩa nào cũng phải gắp ở phía gần mình. Thức ăn cũng phải gắp từ trên xuống. Sẽ rất thô lỗ nếu dùng đũa đảo đĩa thức ăn để gắp những miếng ở dưới. Ngườ ci ta cũng không chọn cho mình miếng ngon nhất ở trong đĩa, mà thường gắp chúng cho người cao tuổi trong gia đình hay là gắp cho khách. Người Trung Quốc cho rằng sẽ chẳng sao cả khi bỏ xương ở trên bàn. ở một số nhà hàng thậm chí phát ra tiếng ầm (a) ĩ. Húp nước canh có thể bị coi là thiếu văn hoá. Trong ăn uống người Trung Quốc chấp nhận việc trò chuyện và hay gắp thức ăn cho nhau.
ẩm thực của người Trung Quốc không những yêu cầu chất lượng đồ ăn tốt, màu sắc đẹp mắt, mùi vị đẹp mắt và còn cần đồ ăn thích hợp, xếp đặt trật tự thức ăn hợp lý, thời gian ăn thích hợp, địa điểm ăn yên tĩnh. Khi người Trung Quốc đi ăn nhà hàng thì việc bàn ăn được trang hoàng như thế nào ít có ý nghĩa đối với họ. Hầu hết các nàh hàng Trung Quốc đều trang hoàng bàn ăn rất đơn giản, chỉ gồm những thứ cần thiết mà thôi. Người Trung Quốc rất thích đặt tên cho các món ăn, và những cái tên này thường rất kì lạ và hay có điển tích đi kèm theo nó. Vì thế, nếu các món ăn có tên hay và giới thiệu được xuất xứ của nó thì sẽ rất thu hút khách du lịch Trung Quốc.
Người Trung Quốc có thói quen bàn chuyện làm ăn bên bàn tiệc nên nếu đối với khách du lịch Trung Quốc đi có cả mục đích làm ăn hoàn toàn có thể bố trí những bữa tiệc mà ở đó có thể bàn về công việc.
Người Trung Quốc do đặc điểm về khí hậu, càng về phía bắc càng lạnh nên thích và hay ăn những món ăn nhiều mỡ: món rán, chiên, xào và ít ăn luộc. Khách Trung Quốc cũng khá khó thích các món ăn luộc của Việt Nam và khách du lịch Trung Quốc rất sợ món nước rau luộc của Việt Nam. Do phía bắc trồng lúa mỳ nhiều nên người miền Bắc Trung Quốc ăn nhiều bánh bao hấp (màn thầu) hơn ăn cơm, càng về phía nam thì khí hậu ấm hơn và người dân cũng ăn nhiều cơm hơn. Người Trung Quốc quen ăn với các món ăn khá nhiều gia vị khác nhau. Món ăn Trung Quốc được công nhận là một trong những món ăn ngon nhất thế giới nên khá khó để làm hài lòng khách du lịch Trung Quốc.
Người Trung Quốc cũng rất thích các món ăn với các loại mì sợi vì theo quan niệm của người Trung Quốc sợi mì thật dài tượng trưng cho sự trường thọ.
Trà là thức uống quan trọng nhất của người Trung Quốc. Người ta uống trà cả ngày như nước lọc người Việt Nam dùng. Uống trà của người Trung Quốc đã được hệ thống lên thành những nghi thức, triết lí trở thành nghệ thuật và trà cũng được coi là một vị thuốc. Người Trung Quốc cũng rất tự hào về nghệ thuật trà và các loại trà của đất nước mình. Trên thế giới có 39 loại trà. Tất cả 39 lọai trà đó đều có thể tìm thấy ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
Người Trung Quốc uống trà không pha sữa hay đường. Trà được coi là âm, hoặc mát. Về những người Trung Quốc già sẽ lắc đầu không hiểu nổi sáng kiến uống trà đá. Ngoài ra người Trung Quốc cũng rất thích uống rượu.
Về tâm lí mua bán khi đi du lịch. Khách du lịch Trung Quốc cũng rất thích đi mua sắm khi đến Việt Nam đặc biệt là các hàng thủ công mỹ nghệ. Nhưng người Trung Quốc cũng rất quan tâm đến giá cả. Họ cũng thích mua những hàng hoá có giá rẻ.
Khách du lịch Trung Quốc thích những hoạt động vui vẻ, sôi động. Đặc biệt, họ khá ồn ào và vui vẻ, đi đến đâu cũng gây ồn ào, họ rất thích tham gia vào các hoạt động giao lưu ở địa phương. Khách du lịch Trung Quốc nói chung không có nhiều nhu cầu tìm hiểu về văn hoá nghệ thuật tư tưởng. Hơn nữa, họ thường có tư tưởng coi Việt Nam là trong tầm ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc nên văn hoá không có nhiều điều đặc sắc. Chính vì thế, khách Trung Quốc đến Việt Nam ít và không thích đến các di tích lịch sử văn hoá hay các bảo tàng. Nói chung, họ đến Việt Nam có xu hướng đến những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp. Hiện nay, người Trung Quốc vào Việt Nam du lịch với mục đích nghiên cứu và khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư. Tham quan du lịch là mục đích thứ yếu. Họ thường lựa chọn Business Tour khoảng từ 5 -15 ngày đi cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Họ muốn tìm hiểu chính sách xuất nhập khẩu và Luật đầu tư của Việt Nam, nhất là việc buôn bán trao đổi giữa các tỉnh biên giới Việt - Trung.
Khách du lịch Trung Quốc thường không cần ở các khách sạn cao cấp, ăn uống quá cầu kì. Họ dành nhiều thời gian để tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ở Việt Nam và hay thay đổi một số chi tiết trong chương trình đã mua. Thái độ tiếp xúc với hướng dẫn viên rất cởi mở, thân thiện. Khi có vấn đề phát sinh, họ thường chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý giải quyết.
Cần chú ý đến những đối tượng khách đến từ những vùng nhất định.
Người Sơn Đông: khách du lịch là người Sơn Đông khó tính, khó chiều, hay thay đổi tour.
Người Thượng Hải, Bắc Kinh: Khả năng chi trả cao, có khả năng mua tuor lớn, tiêu dùng du lịch cũng sành điệu hơn.
Người Đài Loan: cần chú ý rằng Đài Loan có xu hướng muốn độc lập với Trung Quốc nên cần tránh các chủ đề chính trị, thống nhất Trung Quốc, gian lận thương mại và buôn lậu. Khách du lịch Đài Loan cũng là khách có khả năng chi trả cao. Người Đài Loan rất hữu hảo với người phương Tây, hầu hết nói được tiếng Anh và có lối sống khá “Tây”. Khách du lịch Đài Loan đánh giá rất cao sự kiên nhẫn, khiêm nhường và biết kính trọng. Khách Đài Loan thích được tặng quà, và thích được nhận quà đắt tiền.
4. Một số điểm cần chú ý:
Trong quá trình phục vụ khách du lịch Trung Quốc cần chú ý đến một số điều cấm kị của khách Trung Quốc.
Kiêng kị gọi thẳng tên người bề trên.
Lúc tặng quà kiêng tặng đồ lẻ, thích được tặng qùa dù là quà đơn giản.
Trong lúc uống: không bao giờ được gác chéo đũa lên nhau, không bao giờ dùng đũa để chỉ vào người khác hoặc để làm các cử chỉ khi nói chuyện.
Trành dùng tay bốc đồ ăn, ăn cơm không được gõ bát không, không được úp bát trê bàn.
Khi ăn cá, kiêng lật cá nhất là khi đi du lịch bằng thuyền vì quan niệm đó là điềm không lành có thể bị lật thuyền.
Ăn lê không bổ mà ăn cả quả to do cách đọc phát âm từ Lê/lí: có nghĩa là phân li.
- Từ cách phát âm mà người Trung Quốc thích con số 6 và 8 :
6: /lìu/lộc
8: (bà) phát.
Và người Trung Quốc tin rằng số 9 là con số tốt nhất vì chín là cửu, âm giống như “Cửu” có nghĩa là lâu dài và tiếp tục thành công. Đạt đến 10 có nghĩa là đến điểm cuối cùng rồi và không một người Trung Quốc nào muốn có điều đó. Ngoài ra người Trung Quốc còn thích số 37 - /sàn) nghĩa là tan giận tốt lành.
Cũng như người Nhật Bản, người Trung Quốc rất sợ số 4 /sì/: giống với cách phát âm từ “tử” - chết ( tránh để người Trung Quốc ở tầng 4.
- Người Trung Quốc rất thích màu đỏ và màu vàng vì theo quan niệm có họ đó là những màu tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
- Theo quan niệm của người Trung Quốc món ăn cũng cần phải hài hoà âm dương.
*Dưới con mắt của người Trung Quốc, du lịch Việt Nam có khá nhiều điểm thu hút.
- Giá rẻ (tour, mua sắm…)
- Thủ tục nhập cảnh khá dễ dàng. Đi lại giữa hai quốc gia khá thuận lợi.
- Tâm lí hiếu khách của người Việt Nam.
- Có nhiều điểm tương đồng với văn hoá Trung Quốc nên khi đi du lịch cảm giác gần gũi, thoải mái.
- Việt Nam có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp.
Chúng ta cần phát huy những thế mạnh này để phát triển thị trường khách du lịch hơn nữa. Tuy nhiên, dưới con mắt của khách Trung Quốc thì du lich Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế.
- Hàng hoá tuy rẻ nhưng không phong phú, chưa có nhiều sản phẩm lưu niệm. Sản phẩm lưu niệm không làm theo một quy trình như ở Trung Quốc.
- Khách Trung Quốc cũng rất thích xem tận nơi quy trình sản xuất những sản phẩm truyền thống Việt