Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơquan quản lý Nhà nước, đồng thời là một công cụkiểm tra kiểm soát nhằm bảo vệpháp luật, tăng cường pháp chếXã hội chủnghĩa, tăng cường hiệu lực của bộmáy quản lý Nhà nước và thực hiện dân chủxã hội. Trong giai đoạn phát triển nền kinh tếthịtrường hiện nay, với một cơchế chính sách quản lý tài chính chưa được chuyển biến kịp thời để đáp ứng cho yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước thì hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát đang diễn ra một cách công khai, trầm trọng, gây nên những thiệt rất lớn cho đất nước. Ngân sách nhà nước chúng ta có được từnguồn thu trong nước và từ nguồn thu do được tài trợhoặc đi vay ởnước ngoài. Do vậy, nếu nhưtệnạn tham ô, tham nhũng lãng phí, thất thoát không bị đẩy lùi, thì ngân sách của nhà nước bỏra không những không tạo hiệu quảkinh tế đểphát triển đất nước mà còn tạo ra một sựbất tín nhiệm từcác nước trên thếgiới, ảnh hưởng đến vịthếcủa Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời làm giảm những nguồn tài trợcủa nước phát triển dành cho Việt Nam, tạo gánh nặng trảnợcho thếhệmai sau. Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX vềcông tác xây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng, tại phần phương hướng, nhiệm vụvà giải pháp xây dựng Đảng trong nhiệm kỳtới có nêu: “......đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụtrọng tâm của công tác xây dựng Ðảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cảhệthống chính trịvà toàn xã hội. Các cấp ủy và tổ chức Đảng phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; có quyết tâm chính trịcao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quảtừTrung ương đến cơsở, trong Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội; có hệthống giải pháp đồng bộ, cụthểvà có hiệu lực vềtuyên truyền, giáo dục vềhành chính, vềkinh tế, tài chính và pháp luật, về thanh tra, kiểm tra và giám sát, vềchế độchính sách đãi ngộvà kỷluật Ðảng...” Diễn văn bếmạc đại hội X của Đảng có đoạn: “...Chúng ta đặc biệt coi trọng các biện pháp có hiệu quảnhằm phát huy cao nền dân chủXã hội chủnghĩa; xây dựng sựvững mạnh của toàn bộhệthống chính trị, đẩy mạnh đồng bộcuộc đấu tranh 6 phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí, quanliêu, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các tệnạn này làm lành mạnh tổchức và bộmáy của chúng ta. Chúng ta nhất quyết tạo nên một sựchuyển biến rõ rệt và đạt tới chất lượng cao hơn trong việc thực hiện nhiệm vụthen chốt xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta luôn xứng đáng là đội ngũtiên phong của giai cấp công nhân...”.

pdf53 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ********************* NGUYỄN THẾ KHANG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ********************* NGUYỄN THẾ KHANG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006 2 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 2 1. Sự cần thiết của đề tài 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Kết cấu của luận văn 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA 6 1.1. Quan niệm về công tác thanh tra 6 1.1.1. Khái niệm về thanh tra 6 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của công tác thanh tra 7 1.1.3. Mục tiêu của công tác thanh tra 8 1.2. Phân loại hoạt động thanh tra 10 1.2.1. Thanh tra hành chính 11 1.2.2. Thanh tra chuyên ngành 11 1.3. Công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 12 1.3.1. Khái niệm thanh tra thu chi ngân sách nhà nước 12 1.3.2. Nội dung của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 13 1.3.3. Mục tiêu của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 16 1.3.4. Yêu cầu về nguyên tắc công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI 18 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai 18 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số, tiềm năng và thế mạnh 18 2.1.2. Về kinh tế, xã hội 19 2.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 21 2.2. Tổ chức, bộ máy thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 22 2.2.1. Các cơ quan hành chính và các cơ quan chuyên môn 22 2.2.2. Tổ chức bộ máy thanh tra tỉnh Đồng Nai 24 2.3. Thực trạng về thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 24 2.3.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về công tác thanh tra 24 2.3.2. Những cơ quan có chức năng thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 27 2.3.3. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 28 2.3.4. Kết quả thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 31 3 2.3.4.1. Những thành tựu đã đạt được 31 2.3.4.2. Những dạng sai phạm phát hiện qua thanh tra 34 2.3.5. Những hạn chế, tồn tại về công tác thanh tra 40 2.3.5.1. Những hạn chế, tồn tại 40 2.3.5.2. Nguyên nhân khách quan 42 2.3.5.3. Nguyên nhân chủ quan 44 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI 46 3.1. Những yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 46 3.1.1. Yêu cầu từ việc nâng cao chức năng quản lý nhà nước 47 3.1.2. Yêu cầu từ mục tiêu kinh tế xã hội 48 3.1.3. Yêu cầu từ công cuộc phòng chống tham nhũng 49 3.1.4. Yêu cầu từ quá trình hội nhập 49 3.2 Các giải pháp tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 51 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng số lượng cuộc thanh tra 51 3.2.1.1. Bổ sung quyền và nhiệm vụ cho Thanh tra tỉnh, đẩy mạnh công tác thanh tra hành chính của các cơ quan thanh tra sở, ngành ở cấp tỉnh. 51 3.2.1.2. Tăng cường nhân sự cho các tổ chức thanh tra 52 3.2.1.3. Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác thanh tra 52 3.2.1.4. Thiết lập đường dây nóng tại cơ quan Thanh tra tỉnh 53 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc thanh tra 54 3.2.2.1. Xây dựng kênh thông tin về các văn bản pháp luật và tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo 54 3.2.2.2. Xây dựng chuẩn mực về công tác thanh tra. 55 3.2.2.3. Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo về công tác thanh tra. 56 3.2.2.4. Nâng cao hiệu lực của kết luận thanh tra 57 3.2.2.5. Nâng cao trình độ, phẩm chất của người làm công tác thanh tra. 58 3.2.2.6. Bổ sung nội dung kiểm tra việc bố trí nhân sự và kiểm soát nội bộ của đơn vị được thanh tra trong quá trình thanh tra tài chính. 59 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 4 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT KCHT: Kết cấu hạ tầng XHCN: Xã hội chủ nghĩa XDCB: Xây dựng cơ bản CTXH: Chính trị xã hội GDP: Giá trị sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) UBND: Ủy ban nhân dân ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( Association of South-East Asian Nations) APEC: Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bì ̀nh Dương ( Asia-Pacific Economic Co-operation) WTO: Tổ chức mậu dịch quốc tế ( World Trade Organization) OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( Organization for Economic Co- operation and Development) ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank ) 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời là một công cụ kiểm tra kiểm soát nhằm bảo vệ pháp luật, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện dân chủ xã hội. Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, với một cơ chế chính sách quản lý tài chính chưa được chuyển biến kịp thời để đáp ứng cho yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước thì hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát đang diễn ra một cách công khai, trầm trọng, gây nên những thiệt rất lớn cho đất nước. Ngân sách nhà nước chúng ta có được từ nguồn thu trong nước và từ nguồn thu do được tài trợ hoặc đi vay ở nước ngoài. Do vậy, nếu như tệ nạn tham ô, tham nhũng lãng phí, thất thoát không bị đẩy lùi, thì ngân sách của nhà nước bỏ ra không những không tạo hiệu quả kinh tế để phát triển đất nước mà còn tạo ra một sự bất tín nhiệm từ các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời làm giảm những nguồn tài trợ của nước phát triển dành cho Việt Nam, tạo gánh nặng trả nợ cho thế hệ mai sau. Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác xây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng, tại phần phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới có nêu: “......đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Ðảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các cấp ủy và tổ chức Đảng phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở, trong Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội; có hệ thống giải pháp đồng bộ, cụ thể và có hiệu lực về tuyên truyền, giáo dục về hành chính, về kinh tế, tài chính và pháp luật, về thanh tra, kiểm tra và giám sát, về chế độ chính sách đãi ngộ và kỷ luật Ðảng...” Diễn văn bế mạc đại hội X của Đảng có đoạn: “...Chúng ta đặc biệt coi trọng các biện pháp có hiệu quả nhằm phát huy cao nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa; xây dựng sự vững mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh đồng bộ cuộc đấu tranh 6 phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn này làm lành mạnh tổ chức và bộ máy của chúng ta. Chúng ta nhất quyết tạo nên một sự chuyển biến rõ rệt và đạt tới chất lượng cao hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta luôn xứng đáng là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân...”. Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 2006-2010 được trình bày tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Đồng Nai lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006-2010, một trong những giải pháp để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010 là: “...Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính bằng các biện pháp kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thông tin đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều công khai minh bạch...” Như vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, xem như đây làm nhiệm vụ để bảo vệ sự sống còn của Đảng, của Nhà nước và của cả dân dân tộc. Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được rằng ngành thanh tra đóng góp một phần không thể thiếu được trong việc thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội. Ngành thanh tra được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ như là một công cụ quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, những vấn đề mà trong thời gian qua gây bức xúc, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của của mình trong công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát mà Đảng và Nhà nước đang quyết tâm thực hiện, cũng như để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã đưa ra, tác giả chọn đề tài: “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI” để làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như: - Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về công tác thanh tra ngân sách nhà nước. Nêu lên các cơ quan có chức năng thanh tra ngân sách nhà nước, mục tiêu, nội dung và yêu cầu của công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước. 7 - Phân tích thực trạng về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Đồng Nai trong những năm qua. Trong đó nêu lên kết quả thanh tra đã đạt được, những hạn chế, tồn tại về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước. - Phân tích những yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm kiến nghị nhà nước tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách, làm cho công tác thanh tra có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác thanh tra hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước của các cơ quan có chức năng thanh tra đối với những đơn vị thực hiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Từ đó đi sâu nghiên cứu những sai phạm, gian lận chủ yếu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong thời gian vừa qua, từ đó chỉ ra các hạn chế trong công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước cần khắc phục kịp thời. Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong thực tiễn công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Số liệu thống kê, tài liệu nghiên cứu, chủ yếu tham khảo từ những cơ quan quản lý nhà nước ở Đồng Nai trong thời gian từ năm 2003-2005 và một số sách báo, tài liệu khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu của luận văn như đã trình bày, tuỳ vào đối tượng, nội dung nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh và phân tích. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Tổng quan về công tác thanh tra Chương II: Thực trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai. Chương III: Giải pháp tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai. 8 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA 1.1. Quan niệm về công tác thanh tra 1.1.1. Khái niệm về thanh tra Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định. Là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra trên cơ sở thẩm quyền (quyền hạn và nghĩa vụ) được giao nhằm đạt được mục đích nhất định. Thanh tra mang tính quyền lực, thông qua công tác thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Theo Từ điển tiếng Việt (năm 1992) thì thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp. Từ khái niệm trên cho thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điều hành, quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ. Trong hoạt động, thanh tra thực thi quyền lực của Nhà nước, tác động đến đối tượng bị quản lý, nhằm mang lại cho chủ thể quản lý những thông tin chính xác, khách quan, để từ đó có biện pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý. Hoạt động thanh tra không chỉ xem xét tính hợp pháp, mà còn xem xét tính hợp lý của hành vi của đối tượng quản lý. Bản chất của hoạt động thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm. Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức không đúng với bản chất của hoạt động thanh tra. Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được những việc làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực sự trở thành ''tai mắt của trên, là người bạn của dưới''. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của công tác thanh tra Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, khi có quản lý là phải có thanh tra. Lênin nói “Thanh tra và quản lý là một chứ không phải là hai”. Người cho rằng mục 9 đích của thanh tra là nhằm xây dựng “khả năng biết làm, biết thành thạo trong quản lý”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra cũng dựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin. Người nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” và “Thanh tra là để theo dõi, xem xét kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành như thế nào”, “nếu họ làm sai hay gặp khó khăn, còn giúp họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa xuống”. Mặt khác, các nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác thanh tra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý. Đảng ta cho rằng: “Tổ chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước”. Gần đây, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm coi thanh tra là một nội dung quan trọng của quản lý, nhằm “thiết lập kỷ cương xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”. Thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng: Một nét đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta là có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với toàn bộ đời sống xã hội và toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết. Các chỉ thị, nghị quyết này được Nhà nước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, suy cho cùng, cũng là nhằm đảm bảo cho các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Cũng chính vì vậy, hoạt động thanh tra với tư cách là một phương diện hoạt động của bộ máy nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thanh tra là một phương thức bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc đều khẳng định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn gắn với mục tiêu phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Mối quan hệ giữa công tác thanh tra với việc bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân thể hiện ở các khía cạnh sau: - Thanh tra góp phần ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyền dân chủ của nhân dân xuất phát từ các hoạt động công quyền. 10 - Thanh tra góp phần tạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh cho quá trình thực hiện quyền dân chủ. - Thanh tra đóng vai trò là “chiếc cầu nối” giữa nhân dân với Nhà nước. Nói tóm lại, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta (được hình thành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin) thì thanh tra là một nội dung, là một chức năng của quản lý nhà nước. Thanh tra là phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân. 1.1.3. Mục tiêu của công tác thanh tra Tại điều 3 của Luật Thanh tra ghi rõ: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quy định này cho thấy hoạt động thanh tra có những mục tiêu cụ thể sau đây: - Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Đây là mục tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra. Thanh tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những sai phạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kể cả những việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sự vi phạm. - Phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng của hoạt động thanh tra. Chúng ta đang hướng đến một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà một trong những yêu cầu quan trọng của nó là phải tăng cường pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xử của mọi công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện nhanh chóng và xử lý nghiêm minh. Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của các tổ chức, cá nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật và tìm ra những việc 11 làm vi phạm và những người sai phạm để đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, từ đó kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm đó. - Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Hoạt động thanh tra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp l uật, mà còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý của mình xem nó đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống hay chưa, để kịp thời thay đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở, khuyết điểm đó. - Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đây là những mục tiêu gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của hoạt động thanh tra. 1.2. Phân loại hoạt động thanh tra Tại Điều 4 Luật Thanh tra ghi rõ: “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”. Quy định trên đây đã đưa ra những đặt trưng quan trọng của thanh tra nhà nước như sau: - Về chủ thể: Đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra được coi là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước. Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định hoặc do một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tiến hành, đó là các cơ quan thanh tra nhà nước. - Về đối tượng: Đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý. Có thể thấy đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng quản lý. - Về nội dung thanh tra: Đó là xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chính sách, pháp luật.
Luận văn liên quan