Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án ở công ty tài chính dầu khí

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam đã, đang và chủ yếu trong tương lai là một bộ phận của chiến lược kinh tế toàn cầu, đối với các nhà kinh tế - đặc biệt là các nhà kinh tế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng không thể không nghiên cứu, nhận thức và vận dụng các vấn đề về vốn, các hình thức tạo vốn, thị trường vốn trong các nền kinh tế thị trường vào thực tiễn Việt Nam để trên cơ sở đó xác lập một chiến lược huy động vốn qua hệ thống CTTC nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty tài chính Dầu khí thành viên 100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra đời với phương châm hoạt động. Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21. Năm 2000, Cty tài chính Dầu khí (PVFC) là thành viên thứ 5 gia nhập “làng” các Công ty tài chính thuộc khối DNNN, với chức năng là một định chế tài chính trên thị trường vốn, thị trường tài chính - tiền tệ; thu xếp các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển của ngành Dầu khí. Bên cạnh đó, PVFC cũng như một nhà tư vấn tài chính tiền tệ và chuyển đổi cấu trúc tài chính đưa các DN ngành Dầu khí gắn với hoạt động của thị trường vốn. Với chức năng là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia, hoạt động thu xếp vốn cho các dự án của ngành dầu khí được PVFC coi là một nhiệm vụ then chốt. Với chức năng "Đảm bảo thu xếp vốn tín dụng cho tất cả các dự án đầu tư của ngành Dầu khí và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật với các điều kiện tối ưu nhất" vậy thu xếp vốn là gì? Các hình thức huy thu xếp ra sao? Làm thế nào để có thể thu xếp vốn một cách tối ưu?.Chính vì vậy em chọn đề tài “Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

doc80 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án ở công ty tài chính dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển 24 2.1.2 Tình hình hoạt động của công ty tài chính dầu khí 25 2.2 Thực trạng hoạt động thu xếp vốn cho dự án đối với công ty tài chính dầu khí 29 2.2.1 Khái quát về các dự án tại CTTC dầu khí 29 2.2.2 Các hình thức thu xếp vốn 34 2.2.2.1. Nguồn vốn từ nhận ủy thác 34 2.2.2.2 Đồng tài trợ 39 2.3 Đánh giá trực trạng hoạt động thu xếp vốn tại CTTC dầu khí 45 2.3.1 Kết quả đạt được 45 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 50 2.3.2.1 Hạn chế 50 2.3.2.2 Nguyên nhân 51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU XẾP VỐN CHO DỰ ÁN CTTC DẦU KHÍ 53 3.1 Chiến lược phát triển của CTTC dầu khí giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến năm 2025 53 3.1.1 Chiến lược phát triển của tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam đến năm 2025 53 3.1.2 Nội dung chiến lược phát triển PVFC giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến năm 2025 56 3.1.3. Chiến lược khách hàng 59 3.1.3.1. Chiến lược về tổ chức và mạng lưới hoạt động 60 3.1.3.2. Chiến lược về con người 60 3.1.3.3. Chiến lược về công nghệ và quản lý 60 3.2 Giải pháp tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí 61 3.2.1 Nâng cao chât lượng nhân sự trong bộ phận thu xếp vốn 61 3.2.2 Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức năng, phòng ban, các tổ chức tín dụng 63 3.2.3 Thiết lập hệ thống thông tin thẩm định dự án 65 3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 66 3.2.5 Đa dạng hóa các nguồn huy động thu xếp vốn dự án 68 3.3 Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền 68 3.3.1 Kiến nghị với tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam 68 3.3.2 Kiến nghị với chính phủ và nhà nước 69 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTC : Công ty tài chính PVFC : Công ty tài chính dầu khí NHNN : Ngân hàng nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng NHTM : Ngân hàng thương mại XDCB : Xây dựng cơ bản CBNV : Cán bộ nhân viên GP : Giấy phép ĐK : Đăng ký HĐXD : Hợp đồng xây dựng CSH : Chủ sở hữu KNCD : Kho nổi chứa dầu XNK : Xuất nhập khẩu TXV : Thu xếp vốn NH : Ngân hàng TXV&TDDN: Thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ Bảng 1.1 : Cách tính phí của hoạt động thu xếp vốn tại CTTC Sơ đồ 1.1 : Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn Sơ đồ 1.2 : Quy trình thu xếp vốn Hộp 1.1 : Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu tổng hợp Bảng 2.2 : Dự kiến kế hoạch đầu tư tài chính giai đoạn 2007 – 2011 Bảng 2.3 :Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2007 – 2011 Bảng 2.4 : Dự kiến hoạt động tín dụng giai đoạn 2007 – 2011 Bảng 2.5 : Một số dự án công ty thu xếp vốn trong 3 năm 2005,2006,2007. Bảng 2.6 : Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của dự án Tàu đa năng 2 Bảng 2.7 : Độ nhạy của dự án Tàu đa năng 2 Sơ đồ 2.1 : Quy trình tiếp nhận cho vay vốn ủy thác Bảng 2.8 : Bảng phí thu xếp vốn Bảng 2.9 : Độ nhạy của dự án Cảng đạm phú Mỹ Biểu đồ 2.1 : Tổng giá trị thu xếp vốn (2003 – 2007) Bảng 2.10 : Vốn điều lệ của PVFC LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện kinh tế Việt Nam đã, đang và chủ yếu trong tương lai là một bộ phận của chiến lược kinh tế toàn cầu, đối với các nhà kinh tế - đặc biệt là các nhà kinh tế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng không thể không nghiên cứu, nhận thức và vận dụng các vấn đề về vốn, các hình thức tạo vốn, thị trường vốn trong các nền kinh tế thị trường vào thực tiễn Việt Nam để trên cơ sở đó xác lập một chiến lược huy động vốn qua hệ thống CTTC nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty tài chính Dầu khí thành viên 100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra đời với phương châm hoạt động. Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21. Năm 2000, Cty tài chính Dầu khí (PVFC) là thành viên thứ 5 gia nhập “làng” các Công ty tài chính thuộc khối DNNN, với chức năng là một định chế tài chính trên thị trường vốn, thị trường tài chính - tiền tệ; thu xếp các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển của ngành Dầu khí. Bên cạnh đó, PVFC cũng như một nhà tư vấn tài chính tiền tệ và chuyển đổi cấu trúc tài chính đưa các DN ngành Dầu khí gắn với hoạt động của thị trường vốn... Với chức năng là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia, hoạt động thu xếp vốn cho các dự án của ngành dầu khí được PVFC coi là một nhiệm vụ then chốt. Với chức năng "Đảm bảo thu xếp vốn tín dụng cho tất cả các dự án đầu tư của ngành Dầu khí và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật với các điều kiện tối ưu nhất" vậy thu xếp vốn là gì? Các hình thức huy thu xếp ra sao? Làm thế nào để có thể thu xếp vốn một cách tối ưu?...Chính vì vậy em chọn đề tài “Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính Chương II: Thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại công ty tài chính dầu khí Chương III:Giải pháp tăng cường thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN CHO DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1. Công ty tài chính 1.1.1. Khái niệm và phân loại công ty tài chính 1.1.1.1 Khái niệm Trên cơ sở các nghiệp vụ và quy định về loại hình tổ chức của Công ty tài chính mà đưa ra khái niệm CTTC. Ở Pháp, Công ty tài chính là các định chế tài chính sử dụng chủ yếu các nguồn vốn vay thông qua các hợp đồng trên thị trường tiền tệ để cho vay. Ở Đức, Công ty tài chính được định nghĩa là những doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng và hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực - Mua những phần hùn vốn - Mua lại những khoản tài sản Có phải đòi - Ký kết những hợp đồng thuê bao - Phát hành hoặc trao đổi các phương tiện thanh toán nước ngoài phục vụ chính bản thân mình hoặc theo sự ủy nhiệm của khách hàng. - Giao dịch các hợp đồng thời hạn, các quyền lựa chọn, các công cụ lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái phục vụ chính bản thân hoặc của khách hàng - Tham gia vào các hoạt động phát hành chứng khoán và cung ứng những hoạt động dịch vụ liên quan - Tư vấn cho các doanh nghiệp về cơ cấu, về chiến lược công nghiệp và những vấn đề liên quan cũng như việc tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc hợp nhất hoặc sáp nhập các doanh nghiệp và cung ứng các hoạt động dịch vụ phục vụ cho các nghiệp vụ này - Mô giới những khoản cho vay dài hạn giữa các tổ chức tín dụng - Điều hành những tài sản được đầu tư vào chứng khoán hay các công cụ tài chính phục vụ khách hàng hoặc tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư vốn vào những tài sản này Các nước theo hệ thống ngân hàng của Anh: Công ty tài chính là một loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng được thành lập để cung cấp các loại dịch vụ tài trợ khác nhau cho các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất hoặc các cá nhân. Nghị định của chính phủ Việt Nam số 79/2002/NĐ – CP ngày 04/01/2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính quy định: “ Công ty tài chính là loại hình tài chính tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không làm dịch vụ thanh toán không nhận tiền gửi dưới một năm”. Công ty tài chính có thay đổi thế nào chăng nữa thì những đặc trưng cơ bản dưới đây là thông điệp chính để chúng ta khẳng định đó là Công ty tài chính. Đó là một đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập, có tên, biển hiệu được đăng ký hoạt động đúng pháp luật. Theo đó những nghiệp vụ được phép kinh doanh phải được liệt kê rõ và mang tính chuyên nghiệp trong một giới hạn số nghiệp vụ nhất định, không bao gồm nghiệp vụ nhận tiền gửi không kỳ hạn hay ngắn hạn dưới hai năm và không được làm nghiệp vụ thanh toán Công ty tài chính thu vốn bằng cách phát hành thương phiếu, cổ phiếu, trái phiếu và dung tiền khai thác được để cho vay. Công ty tài chính có thể là công ty con của Ngân hàng thương mại, của tổng công ty hay của một tập đoàn tài chính, nhưng vẫn phải thỏa mãn các tiêu chí trên. 1.1.1.2 Phân loại công ty tài chính * Căn cứ vào sự độc lập trong hoạt động: Công ty tài chính được chia thành 2 loại - Công ty tài chính độc lập thực hiện hoạt động kinh doanh như: Hoạt động tín dụng gồm cho vay và bảo lãnh cho các khách hàng thương mại và sản xuất công nghiệp; các hoạt động cho thuê tài sản; bao thanh toán; kinh doanh tiền tệ; tư vấn tài chính…. - Các Công ty tài chính trong tập đoàn kinh doanh tham gia chủ yếu các hoạt động sau: Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho các thành viên trong tập đoàn; quản lý và đầu tư các nguồn vốn chưa sử dụng trong tập đoàn; quản lý các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, điều hòa vốn giữa các thành viên; làm đầu mối tư vấn cho tập đoàn; các công ty thành viên trong quan hệ với các ngân hàng; các đối tác đầu tư; quản lý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính; cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các khách hàng bên ngoài… * Căn cứ vào các hoạt động kinh doanh: CTTC được chia thành 3 loại: Các CTTC bán hàng: Do các công ty sản xuất và bán hàng làm chủ sở hữu và thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của chính công ty. Các CTTC tiêu dùng: Thực hiện các khoản cho vay cho khách hàng mua các loại hàng hóa cụ thể. Các CTTC tiêu dùng là các doanh nghiệp riêng biệt hay do các ngân hàng là chủ sở hữu (VD: Citicorp, owns person – to – Person, Finance company, hoạt động khắp các nước trên thế giới). Thông thường, các công ty này cho các khách hàng không có khả năng vay từ các nguồn khác và định lãi suất cao hơn. Các công ty tài chính doanh nghiệp: Cung cấp các hình thức tín dụng chuyên biệt cho các doanh nghiệp bằng cách thực hiện các khoản cho vay và tài khoản mua bán (hóa đơn thanh toán thuộc về công ty khách hàng) với chiết khấu: Dạng tín dụng này còn được gọi là factoring. VD: một xí nghiệp may mặc có hóa đơn chưa thanh toán từ các cửa hàng bán lẻ đã mua hàng từ xí nghiệp với giá trị 100.000$. Nếu xí nghiệp này cần tiền mặt ngay để mua trang thiết bị, họ có thể bán tài khoản thanh toán này cho CTTC với giá ví dụ là 90.000$ và giao quyền thu lại số nợ 100.000$ cho CTTC. Ngoài nghiệp vụ factoring, CTTC doanh nghiệp còn chuyên môn hóa vào cho thuê trang thiết bị máy móc (ví dụ: ô tô, xe tải, toa hàng, máy bay, tàu thủy, máy tính…) mà họ mua về và cho các doanh nghiệp vay trong một khoảng thời gian nào đó. * Căn cứ vào quan hệ sở hữu: Đây là phương pháp phân loại các Công ty tài chính theo pháp luật của Việt Nam. - Công ty tài chính nhà nước: Là Công ty tài chính do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. Công ty tài chính cổ phần: Là Công ty tài chính do tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Công ty tài chính trực thuộc của các tổ chức tín dụng: Là Công ty tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. Công ty tài chính liên doanh: Công ty tài chính liên doanh được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài: Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.1.2. Các hoạt động của công ty tài chính Hoạt động của các CTTC rất đa dạng, phong phú ở các nước khác nhau cũng như ở các thị trường khác nhau. Tuy nhiên nhìn về hình thức, Công ty tài chính thường phổ biến có hai loại: Công ty tài chính độc lập và Công ty tài chính là công ty thành viên của tập đoàn Các Công ty tài chính độc lập tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh gồm: Thực hiện nghiệp vụ tín dụng gồm cho vay và bảo lãnh cho khách hàng thương mại và sản xuất công nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê như cho thuê tài chính, cho thuê vận hành và mua bán trả góp, thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, đây là một dịch vụ mà một công ty tài chính hay ngân hàng ứng trước cho một doanh nghiệp rồi thu trực tiếp từ khách hàng số tiền khác phải trả cho doanh nghiệp đó. Công ty tài chính cũng tiến hành cấp các khoản tín dụng cho khách hàng là cá nhân. Công ty tài chính trong tập đoàn chủ yếu đóng vai trò đầu tư trong nội bộ tập đoàn với những hoạt động sau: Tìm kiếm nguồn vốn, cung ứng cho công ty thành viên trong tập đoàn, quản lý và cung ứng tiền mặt cho các công ty thành viên, quản lý và tiến hành đầu tư các khoản tiền, vốn chưa sử dụng đến trong tập đoàn, làm đầu mối và tư vấn cho các công ty thành viên trong quan hệ với ngân hàng, các đối tác đầu tư, quản lý và áp dụng những biện pháp giảm thiểu rủi ro tài chính trong toàn tập đoàn. Các rủi ro này bao gồm: Rủi ro tín dụng, lãi suất, thời kỳ đáo hạn, hối đoái, và các rủi ro về mất cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ. Bên cạnh việc quản lý tài chính trong nội bộ tập đoàn, ở một số tập đoàn lớn, các Công ty tài chính còn cung cấp tài chính cho những khách hàng bên ngoài nếu họ muốn mua hàng của tập đoàn hay các công ty thành viên khác. Thậm chí một số công ty trong tập đoàn còn hoạt động giống như Công ty tài chính độc lập đối với những khách hàng bên ngoài tập đoàn như cho vay, bảo lãnh, tư vấn cả khi khách hàng này không có quan hệ gì với tập đoàn. Thường đây là Công ty tài chính trong một tập đoàn lớn với mức vốn tự có lên đến hàng trăm, hàng ngàn triệu USD, có tầm cỡ hoạt động quốc tế. VD như GE Capital và ABS Finance. Các công ty này đã phát triển mạnh thành những định chế tài chính lớn cung cấp hàng loạt sản phẩm từ thuê mua tài chính, tài trợ XMC đến bảo hiểm. Các công ty này cũng đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của tập đoàn và các công ty thành viên khác. Ở Việt Nam, hoạt động của Công ty tài chính còn rất hạn hẹp. Thông thường, hoạt động chủ yếu của Công ty tài chính là tài trợ cho các dự án dưới hình thức đầu tư hoặc cho vay trung và dài hạn, ngoài ra còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như: Cho thuê tài chính, cho thuê vận hành, mua bán chuyển nhượng chứng khoán, bảo lãnh… Nhưng các Công ty tài chính hiện nay ở Việt Nam chủ yếu cho vay ngắn hạn. Song nhìn chung lại, hoạt động vủa Công ty tài chính bao gồm các hoạt động cơ bản sau: * Hoạt động huy động vốn: Đây là hoạt động khởi đầu của các hoạt động khác của CTTC, CTTC bản chất là một trung gian tài chính hoạt động chủ yếu không phải bằng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy nguồn vốn để hoạt động và cung cấp vốn cho nền kinh tế thì ngoài nguồn vốn chủ sở hữu thì Công ty tài chính phải huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tổng nền kinh tế thông qua các hoạt động: Nhận tiền gửi có kỳ hạn của các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp cùng ngành, các tổ chức cá nhân. Phát hành trái phiếu chứng chỉ nợ: + Phát hành trái phiếu: Bên cạnh vốn điều lệ ban đầu khi thành lập, Công ty tài chính có thể huy động thêm nguồn vốn trong xã hội thông qua việc phát hành trái phiếu. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể được bổ sung và tăng dần thông qua việc huy động vốn góp của tập đoàn hoặc phát hành thêm trái phiếu. + Phát hành chứng chỉ nợ: Là một giấy nhận nợ mà Công ty tài chính phát hành để vay vốn trên thị trường tiền tệ dùng để giải quyết những nhu cầu về tiền mặt, vốn ngắn hạn cấp thiết. Vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước: Công ty tài chính có thể đi vay từ các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác, nhưng không được vay từ ngân hàng nhà nước như các ngân hàng thương mại. Nhận ủy thác đầu tư: Các Công ty tài chính có thể nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư dài hạn. Nguồn vốn ủy thác đầu tư bao gồm cả nguồn vốn của tập đoàn kinh doanh nếu Công ty tài chính đó thuộc tập đoàn kinh doanh giao để đầu tư vào những công trình, dự án của tập đoàn và các đơn vị thành viên. Ngoài ra đối với các Công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh doanh còn một nguồn huy động lớn là vay từ tập đoàn kinh doanh. Dựa vào uy tín và lợi thế của mình, các tập đoàn kinh doanh đứng ta phát hành trái phiếu để huy động vốn rồi chuyển cho các Công ty tài chính vay. Mặt khác khi tập đoàn kinh doanh đứng ra phát hành trái phiếu, nó không bị ràng buộc về dự trữ, lãi suất số lượng do ngân hàng nhà nước quy định do nó không phải là một tổ chức tín dụng. * Hoạt động cho vay: Sau khi huy động được vốn, để bù đắp chi phí huy động vốn và có lợi nhuận thì Công ty tài chính phải tìm cách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này để thu lãi. Đây là hoạt động chủ yếu và đem lại tỷ trọng thu nhập lớn nhất cho Công ty tài chính. Các phương thức cho vay của Công ty tài chính được phân loại thành: Căn cứ vào thể thức cho vay, hoạt động cho vay gồm: + Tín dụng ứng trước: Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) được sử dụng một mức cho vay trong một thời hạn nhất định, + Thấu chi (tín dụng hạn mức): Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được phép sử dụng dư nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định. + Chiết khấu thương phiếu: Người cung cấp hàng hóa, dịch vụ lập ra các thương phiếu thể hiện cố hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp và chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu cho Công ty tài chính để được thanh toán trước hạn số tiền bằng mệnh giá thương phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí, Công ty tài chính chịu trách nhiệm thu tiền ở người mua hàng khi đến hạn. Căn cứ vào đối tượng cho vay, hoạt động này bao gồm: + Cho vay để kinh doanh: Là hình thức cho vay theo ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp….. + Cho người tiêu dùng vay để mua vật dụng như: Xe hơi, các sản phẩm lâu bền (mua nhà, mua thẻ tín dụng…) + Cho các tổ chức tín dụng vay: Đối với các Công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh doanh và các công ty thành viên vay. Căn cứ vào thời gian vay: Vay ngắn hạn(dưới 1 năm), vay trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm), vay dài hạn (trên 5 năm). * Hoạt động đầu tư Ngoài các hoạt động cho vay, để sử dụng vốn một cách hiệu quả Công ty tài chính còn thực hiện một số hoạt động đầu tư như: Hùn vốn, liên doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp thành viên bằng vốn tự có nhưng tổng số hùn vốn nói trên không quá 30% vốn tự có của Công ty tài chính. Đầu tư chứng khoán: Đây là nguồn lợi quan trọng thứ hai sau cho vay, giúp Công ty tài chính nâng cao khả năng thanh toán, bảo tồn ngân quỹ, đồng thời đa dạng hóa các hoạt động đầu tư nhằm phân tán rủi ro và tăng hiệu quả kinh doanh. Các hoạt động đầu tư khác: Ngoài hai hình thức đầu tư chính trên Công ty tài chính còn thực hiện các hoạt động khác như bao thanh toán, tài trợ hay đồng tài trợ cho các dự án… * Các dịch vụ tài chính tiền tệ liên quan Các dịch vụ tài chính tiền tệ liên quan khác bao gồm: Đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành,lưu giữ, bảo quản chứng khoán, nhận lãi chứng khoán hộ khách hàng; cho thuê tài sản; các dịch vụ kinh doanh ngoại hối và bán trực tiếp với khách hàng, đầu tư tài chính trên thị trường quốc tế; các dịch vụ tài chính như cầm cố các loại hàng hóa, vật tư, ngoại tệ, các giấy tờ có giá, kinh doanh vàng bạc đá quý, chuyển nhượng chứng khoán; các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn tiền tệ và quản lý tài sản theo yêu cầu của các thành viên… 1.2. Hoạt động thu xếp vốn cho dự án của công ty tài chính 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thu xếp vốn cho dự án “ Thu xếp vốn cho dự án của CTTC là hoạt động trong đó CTTC tiến hành với tư cách là trung gian giữa bên vay và bên cho vay nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn vay của dự án. Khách hàng của thu xếp vốn là chủ đầu tư dự án, bao gồm tổng công ty, các đơn vị thành viên trong tổng công ty, các dơn vị khác cụng ngành kinh tế kỹ thuậ
Luận văn liên quan