Tập hợp một số bài viết về vấn đề - Sự tham gia của cộng đồng

Không phải lúc nào thì sự tham gia từ bên ngoài cũng giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng. Cần phải có một môi trường nuôi dưỡng những khát vọng và hành động nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng. Một vài cách thức để đạt được điều đó là:  Không được đánh giá thấp cộng đồng. Hãy cho họ những phương tiện và giúp họ hành động một cách linh hoạt chứ không nên nâng đỡ họ.  Chia nhỏ các vấn đề cần giải quyết  Hãy bắt đầu với chính những mối quan tâm xuất phát và liên quan tới cộng đồng  Đừng bao giờ áp đặt ngay lập tức ý kiến và giải pháp của riêng bạn  Giúp họ nhận thức rõ các giải pháp hiện có và chỉ ra tác động của những giải pháp đó.  Tạo dựng niềm tin của những người tham gia bằng cách cụ thể hóa những thành quả đầu tiên đã đạt được.  Hãy xây dựng từng nấc thang trong phát triển kĩ năng, niềm tin và sự tâm huyết tham gia của cộng đồng để giúp họ tiến lên  Việc dành riêng thời gian tập huấn trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng có thể không cần thiết lắm. Tốt nhất bạn nên lồng ghép các nội dung đó vào trong quá trình làm việc  Tốt nhất bạn nên tránh những biện pháp cố định một chiều. Hãy xây dựng một quá trình đào tạo có nhắc lại với những thử nghiệm nhanh gọn và có thể đảo ngược lại được  Luôn xem xét và mở rộng thành viên. Những nhóm lợi ích mới quan tâm đến việc họ sẽ tham gia vào quá trình đó như thế nào  Giúp họ hiểu được việc tự họ đưa ra quyết định, tách rời khỏi những sự ủy quyền ảnh hưởng đến kết quả như thế nào  Xây dựng các mối quan hệ và liên kết mới  Các kế hoạch phải cụ thể và dẫn tới hành động  Phát huy liên kết năng lực giữa các nhóm lợi ích khác nhau nhằm giúp họ thực hiện cam kết, nâng cao trách nhiệm và khả năng kểm soát việc tiến hành dự án.

doc139 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập hợp một số bài viết về vấn đề - Sự tham gia của cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.scn. Org/cmp. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG Viết bởi Ben Fleming Sửa bởi tiến sĩ Phil Bartle Dịch bởi Thu Dương Không phải lúc nào thì sự tham gia từ bên ngoài cũng giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng. Cần phải có một môi trường nuôi dưỡng những khát vọng và hành động nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng. Một vài cách thức để đạt được điều đó là: Không được đánh giá thấp cộng đồng. Hãy cho họ những phương tiện và giúp họ hành động một cách linh hoạt chứ không nên nâng đỡ họ. Chia nhỏ các vấn đề cần giải quyết Hãy bắt đầu với chính những mối quan tâm xuất phát và liên quan tới cộng đồng Đừng bao giờ áp đặt ngay lập tức ý kiến và giải pháp của riêng bạn Giúp họ nhận thức rõ các giải pháp hiện có và chỉ ra tác động của những giải pháp đó. Tạo dựng niềm tin của những người tham gia bằng cách cụ thể hóa những thành quả đầu tiên đã đạt được. Hãy xây dựng từng nấc thang trong phát triển kĩ năng, niềm tin và sự tâm huyết tham gia của cộng đồng để giúp họ tiến lên Việc dành riêng thời gian tập huấn trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng có thể không cần thiết lắm. Tốt nhất bạn nên lồng ghép các nội dung đó vào trong quá trình làm việc Tốt nhất bạn nên tránh những biện pháp cố định một chiều. Hãy xây dựng một quá trình đào tạo có nhắc lại với những thử nghiệm nhanh gọn và có thể đảo ngược lại được Luôn xem xét và mở rộng thành viên. Những nhóm lợi ích mới quan tâm đến việc họ sẽ tham gia vào quá trình đó như thế nào Giúp họ hiểu được việc tự họ đưa ra quyết định, tách rời khỏi những sự ủy quyền ảnh hưởng đến kết quả như thế nào Xây dựng các mối quan hệ và liên kết mới Các kế hoạch phải cụ thể và dẫn tới hành động Phát huy liên kết năng lực giữa các nhóm lợi ích khác nhau nhằm giúp họ thực hiện cam kết, nâng cao trách nhiệm và khả năng kểm soát việc tiến hành dự án. Tạo ra những dịp để nhìn lại và đánh giá lại Giúp họ có được niềm vui từ công việc! (Xem "Hướng dẫn cộng đồng tham gia hiệu quả" của David Wilcox) 10 vấn đề then chốt trong sự tham gia của cộng đồng 1 Mức độ của sự tham gia Sherry Arnstein (1969) mô tả quá trình tham gia của cộng đồng như là một chiếc thang với tám bước: 1. Sự vận động và 2. Liệu pháp: chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia. Giả sử kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự ủng hộ từ cộng đồng thông qua quan hệ công chúng. 3. Cung cấp thông tin. Đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có phản hồi. 4. Tham vấn. Khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý kiến cộng đồng. Thường lại chỉ là những nghi thức. 5. Động viên. Bầu những thành viên xứng đáng vào ủy ban. 6. Hợp tác. Dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa công dân và nhà cầm quyền. Cả hai đều phải có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra quyết định. 7.Ủy quyền. Các công dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định. Quần chúng đã có thể chịu trách nhiệm 2.Khởi xướng và quá trình Sự tham gia không phải là ngẫu nhiên, cần phải được xúc tác. Người quản lí cần quan tâm về mặt tiến độ và cũng cần để cho cộng đồng tham gia kiểm soát những gì đang diễn ra. Quá trình đó gồm 4 giai đoạn: Khởi xướng-Chuẩn bị-Tham gia-Duy trì. 3.Kiểm soát Người khởi xướng giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ kiểm soát thế nào là vừa phải. Quyết định đó giống như là việc đứng lên chiếc thang vậy cần phải có quan điểm vững chắc về mức độ của sự tham gia. 4. Quyền lực và mục đích Hiểu biết về sự tham gia có liên quan đến hiểu biết về quyền lực: khả năng của các nhóm lợi ích khác nhau nhằm đạt được những gì họ muốn. Quyền lực phụ thuộc vào việc ai có thông tin và tài chính. Nó cũng phụ thuộc vào sự tự tin và các kĩ năng. Nhiều tổ chức không cho phép cộng đồng tham gia vì nhà lãnh đạo sợ mất quyền kiểm soát. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, sự tham gia đó giúp nhà lãnh đạo đạt hiệu quả cao hơn. 5. Vai trò của người động viên Người động viên phải kiểm soát được tình hình. Cần phải luôn quan tâm đến những gì họ đang tiến hành. 6.Cộng đồng và các bên có liên quan Bên liên quan là bất cứ ai hưởng lợi hoặc chịu tác động bởi những gì đang xảy ra. Ai sẽ chịu ảnh hưởng từ dự án, ai kiểm soát thông tin, những kĩ năng và tài chính cần huy động, ai trợ giúp và ai cản trở? Không phải tất cả họ đều có vai trò như nhau. Hãy sử dụng các nấc thang để thấy được ai có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Sự tham gia của cộng đồng cũng phụ thuộc vào từng dự án bởi các nhóm lợi ích khác nhau quan tâm đến những vấn đề khác nhau. 7. Hợp tác Chỉ phát huy hiệu quả khi các nhóm lợi ích khác nhau sẵn sàng ngồi lại với nhau để giành được mục tiêu chung. Các bên không cần phải tương đương nhau về kĩ năng, nguồn lực tài chính hay sự tự tin nhưng họ phải tin cậy lẫn nhau và cùng chung sức. Việc xây dựng lòng tin và sự đồng sức có thể sẽ mất rất nhiều thời gian. 8. Sự tận tâm Sự tận tâm chính là đối lập của sự lãnh đạm. Người tận tâm dốc sức để đạt mục tiêu còn kẻ lãnh đạm thì không. Điều gì dẫn tới sự tận tâm? Đừng thuyết giảng với họ rằng "mọi người phải quan tâm", mà hãy mời họ tham gia các cuộc họp hay phát cho họ thật nhiều những tờ rơi minh họa. Họ chỉ tham gia vào những gì họ quan tâm và chỉ thực sự tận tâm khi họ cảm thấy họ có thể đạt được điều gì đó. Nếu họ thờ ơ với kế hoạch của bạn, đơn giản là bạn chưa khiến họ quan tâm. 9. Sự sở hữu ý tưởng Họ sẽ không tận tâm làm việc nếu như họ không có những phần sở hữu nhất định trong những ý tưởng đó. Nói cách khác, bạn hãy cho họ cơ hội để khẳng định đó là ý tưởng của chính họ. Hãy tổ chức các buổi lấy ý kiến, giúp họ xem xét tính khả thi của từng ý tưởng và thảo luận ý tưởng đó giữa các nhóm khác nhau. 10. Sự tự tin và năng lực Việc đưa những ý tưởng vào thực hiện đòi hỏi cộng đồng phải có sự tự tin và những kĩ năng nhất định. Quá trình thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng bao gồm cả việc giúp họ thâm nhập vào những lĩnh vực hoàn toàn mới. Chờ đợi họ tự nhiên phát triển năng lực, đưa ra những quyết sách quan trọng và tham gia thực hiện dự án là điều không tưởng. Họ cần được đào tạo cả chính thức và không chính thức để củng cố sự tự tin, lòng tin cậy lẫn nhau. Trích từ "Hướng dẫn cộng đồng tham gia có hiệu quả" của David Wilcox: Trở về tài liệu tập huấn "Cộng đồng tham gia điều tra và đánh giá". Xem thêm"Phát huy ý thức làm chủ của cộng đồng" SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH Hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng tự đánh giá Tiến sĩ Phil Bartle Dịch bởi Thu Dương Nội Dung Chính Của Học Phần Làm thế nào để khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia vào việc đánh giá và thẩm định chính cộng đồng đó. Tham Gia Đánh Giá: Một nhiệm vụ rất quan trọng của người động viên cộng đồng là phải khuyến khích các thành viên cộng đồng đó tham gia đánh giá cộng đồng một cách khách quan và chính xác, phân loại các vấn đề và xem xét cấp độ ưu tiên giải quyết các vấn đề đó. Nếu không có sự đánh giá khách quan và thống nhất của toàn thể cộng đồng thì mỗi thành viên cộng đồng sẽ giữ ý kiến riêng của mình về điều gì là quan trọng và cần được giải quyết trước tiên. Điều này làm cơ sở cho những sai lầm và mù quáng tiếp tục tồn tại cũng như ngăn cản cộng đồng hành động nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc và nghèo đói. Do đó với tư cách là người động viên cộng đồng, bạn phải thông thạo những kĩ năng khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia. Bạn cần tập huấn cho họ các lý thuyết cũng như kĩ năng cơ bản của việc tham gia đánh giá, khảo sát và thẩm định. Khi bạn tiến đến những bước xa hơn trong quá trình động viên cộng đồng, chẳng hạn như thiết kế dự án, bạn phải đảm bảo toàn bộ cộng đồng thống nhất trong viêc chọn ra vấn đề cần giải quyết với cấp độ ưu tiên cao nhất. Các thành viên có học vấn sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác với những người không được đi học, cũng như giữa nữ giới và nam giới hay giữa chủ đất và người đi thuê. Họ cũng có thể thuộc về những nhóm tuổi, sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau với những hệ thống giá trị và quan niệm khác nhau. Lập Bản Đồ: Một cách hữu hiệu để khởi động quá trình tự đánh giá của cộng đồng đó là tổ chức một buổi thiết lập bản đồ . Bạn hãy dành ra một ngày để xây dựng bản đồ cho khu dân cư đó và huy động được càng nhiều người tham gia càng tốt. Cùng với họ, bạn hãy khảo sát kĩ lưỡng toàn bộ khu vực chứ không chỉ đơn thuần dạo qua vòng ngoài mà thôi. Trong lúc xem xét và quan sát bạn nên thảo luận với họ để đánh dấu các điểm trên bản đồ. Là người động viên cộng đồng bạn cần duy trì sự thảo luận, đóng góp ý kiến của tập thể. Trong quá trình lập bản đồ, điều đó thậm chí còn quan trọng hơn bản thân cái bản đồ đó. Trên bản đồ, bạn cần đánh dấu những trụ sở, những con đường và hệ thống cơ sở vật chất chủ đạo như là nhà vệ sinh công cộng, nơi tập kết rác thải, kênh mương, sân chơi, trụ sở tôn giáo...Tất nhiên mỗi địa điểm này đều cần được thảo luận kĩ càng nhằm tránh phát sinh các mâu thuẫn trong quá trình thẩm định sau này cũng như nhằm tăng cường cự minh bạch. Bạn nên hoàn tất việc vẽ bản đồ bằng cách nhóm họp lại tại một nơi thuận tiện như trường học chẳng hạn để thống nhất lại toàn bộ vấn đề. Bản đồ này sẽ được sử dụng cho giai đoạn tiếp theo đó là thiết lập bảng kiểm kê cộng đồng. Kiểm Kê Cộng Đồng: Ngay sau khi lập xong bản đồ, bạn cần chuyển sang lập bảng kê khai nguồn lực và thực trạng cộng đồng. Cũng như đối với toàn bộ quá trình, bạn không thể làm thay mà phải huy động sự tham gia của toàn bộ cộng đồng để hoàn thành bảng kê đó. Vai trò của bạn là khuyến khích và tập huấn cho công đồng phát huy đóng góp ý kiến. Bạn cần thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể, ghi lại ý kiến đóng góp trên một tấm bảng lớn và đưa ra cho mọi người cùng bàn luận. Phải đảm bảo rằng tất cả đều có quyền nói lên những suy nghĩ riêng thậm chí trái ngược nhau. Cuối cùng bạn khẳng định lại thành quả thống nhất của toàn thể cộng đồng chứ không phải của riêng cá nhân nào. Bạn cũng nên ý thức được rằng mỗi thành viên cộng đồng đều có những mối quan tâm riêng. Một nhà hiệu trưởng sẽ nhận thấy cần xây thêm một ngôi trường mới, nông dân cần tiếp cận nguồn phân bón, phụ nữ cần nguồn nước sinh hoạt, v.v...Điều này lí giải sai lầm của một số dự án khi lấy ý kiến một vài cá nhân lãnh đạo để quyết định các vấn đề ưu tiên giải quyết của cả cộng đồng. Chỉ có sự tham gia của mọi thành viên mới đem lại sự minh bạch và những nhận định xác đáng về điều gì là cần thiết cho toàn thể cộng đồng. Hãy gợi ý cho cộng đồng tạo ra một bảng kiểm kê đầy đủ bao gồm cả những nguồn lực/tài sản và những vấn nạn của cộng đồng (chẳng hạn như một nhà vệ sinh công cộng được duy trì sạch sẽ và một nhà vệ sinh đã xuống cấp). Hãy tham khảo lại bản đồ vừa thiết lập hay dán bảng kê khai đó để lấy ý kiến. Điều gì trong một cái tên? Bạn có thể thấy các từ đồng nghĩa, PRA hay PAR được sử dụng rộng rãi trong phần huy động sự tham gia của cộng đồng trong lập bảng kiểm kê. Có rất nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về chúng. Trước đây từng có một phương pháp gọi là RRA, Đánh Giá Sơ Bộ Cộng Đồng. Hiểu nôm na đó là việc một tổ chức cứu trợ bỏ ra cả núi tiền để thuê một vị gọi là chuyên gia đáp máy bay đến địa phương, ở trong một khách sạn cao cấp gần đó và tham khảo ý kiến của các chức sắc lãnh đạo để lập ra một bản được gọi là báo cáo về các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng. Rõ ràng phương pháp làm việc từ trên xuống và quá hời hợt đó đã trở nên lạc hậu và hoàn toàn vô tác dụng. Chỉ có sự tham gia của các thành viên cộng đồng mới có thể mang lại sự đánh giá chính xác. Hơn nữa các nhà xã hội học cũng chỉ ra rằng nếu các thành viên cộng đồng được tham gia vào giai đoạn đánh giá thẩm định, họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc tiến hành và duy trì thành quả lâu bền của dự án đó. Và một thuật ngữ mới ra đời đó là PRA. Dù được dịch là sự tham gia đánh giá khu vực nông thôn hay sự tham gia khảo sát và đánh giá thì nó đều hàm nghĩa sự chủ động hợp tác và tính xây dựng tích cực của toàn bộ cộng đồng. Một vài người thậm chí còn bỏ qua những lí giải thừa thãi về PRA và tạo ra một khái niệm khác PAR hay còn gọi là nghiên cứu về hành động tham gia. Dù là gì đi nữa thì bản chất của khái niệm vẫn không thay đổi. Đó là sự tham gia của mọi thành viên trong suốt quá trình đánh giá thực trạng và nhu cầu của cộng đồng đó. Những thông tin này được dùng làm gì? Bạn có thể nghe đâu đó một người quản lí dự án, một kĩ sư hay một nhà hoạch định cho rằng việc đánh giá cộng đồng là không cần thiết, viện cớ là đã có những nghiên cứu xã hội nền tảng trước đó. Đây chỉ là những lời than cỗ hữu mà bạn phải đấu tranh để chống lại những quan niệm đó và bảo vệ nghĩa vụ của một người động viên cộng đồng. Các nhà quản lí chỉ muốn nhanh chóng có được những thành quả vật chất cụ thể trong khi việc huy động toàn bộ cộng đồng tham gia đánh giá có thể rất mất thời gian. Những thông tin thu thập trong quá trình lập bản đồ và bảng kiểm kê có thể sẽ trùng lặp với các nguồn dữ liệu khác nhưng sẽ là thiển cận nếu cho rằng chúng chỉ được sử dụng cho quá trình hoạch định. Mục đích thực sự của việc huy động cộng đồng tham gia đánh giá chính là để nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc xây dựng và bảo vệ thành quả dự án trong tương lai. Đó là chưa kể đến những thông tin đó sẽ bổ sung và cập nhật cho những dữ liệu điều tra, khảo sát trước đó để tạo ra bức tranh chính xác và tổng thể thực trạng cộng đồng. Là người động viên cộng đồng, bạn có trách nhiệm đóng góp cho quá trình xóa đói giảm nghèo và trao quyền cho cộng đồng thông qua việc cung cấp những thông tin thiết thực cho các cơ quan ban ngành, lãnh đạo địa phương nhất là những người tham gia hoạch định, phát triển và chèo lái cộng đồng. Tập Huấn Cho Các Thành Viên Cộng Đồng: Một cộng đồng càng nghèo đói và có nhiều người bị đẩy ra bên lề thì các thành viên của nó sẽ càng xa lạ với việc tham gia vào quá trình đưa ra các quyết sách. Và tất nhiên với khả năng đọc viết hạn chế họ cũng sẽ khó có thể tham gia vào việc vẽ bản đồ hay lập bảng kiểm kê. Họ cần được trang bị những kĩ năng cơ bản nhưng việc giáo dục như ở các trường học là hoàn toàn không hiệu quả. Là người động viên cộng đồng, bạn cần giúp họ làm quen với tất cả những điều đó thông qua công việc cụ thể. Việc khuyến khích họ tham gia sẽ giúp họ trở nên tự tin đóng góp sức mình cho sự phát triển cộng đồng. Trong quá trình thực hiện, bạn cũng nên lưu ý rằng những kĩ năng đó là hoàn toàn mới mẻ đối với họ. Bạn phải làm sao để họ thấy chúng không quá khó hay phức tạp. Họ luôn sẵn sàng học hỏi và tham gia và nhiệm vụ của bạn là thúc đẩy họ, củng cố niềm tin nơi họ. Sự tham gia đánh giá của cộng đồng không chỉ là nền tảng cho hành động cộng đồng mà xa hơn đó còn là cơ cở cho việc theo dõi và giám sát của cộng đồng sau này. Phạm Vi Của Phương Pháp PAR Tài liệu này hướng dẫn cách khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về chính cộng đồng của họ. Bạn phải động viên tất cả mọi thành viên chứ không chỉ một hay một vài cá nhân riêng lẻ. Phương pháp khích lệ tham gia có thể phát huy hiệu quả trong phần lớn chứ không phải mọi trường hợp và mọi lĩnh vực. Đôi khi bạn cũng cần khéo léo kết hợp các biện pháp khác. Nhất là khi những thành viên cộng đồng yêu cầu, bạn cũng nên thuyết trình, trình chiếu hay đối thoại trực tiếp. Tuy nhiên dù áp dụng phương thức nào thì cuối cùng, bạn cũng phải đảm bảo học viên sẽ được học bằng thực hành chứ không phải thuyết giảng. Xem lý luận của Kamal Phuyal" Tại sao dùng PRA"và Doreen Boyd" Những Lợi Ích Của PAR." Để biết thêm tranh luận về phương pháp này, xem các bài viết của Robert Chambers . ––»«–– Lập Bản Đồ Cộng Đồng:    CHIA SẺ HẠNH PHÚC THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP PRA Nepal Viết bởi Kamal Phuyal Hiệu đính bởi Tiến sĩ Phil Bartle Dịch bởi Thu Dương     "Người học không mấy khi chú trọng vào nội dung bài học. Thay vào đó, họ tập trung quan sát hành vi của người dạy và xem chúng có phù hợp với những gì mà họ giảng dạy không. Hơn nữa, người học cũng sẽ vận dụng những gì được học vào thực tế nếu họ được khuyến khích bởi chính sự thực hành của người dạy".  (Mr. Uttam Dhakhwa, Diễn Đàn Chia Sẻ Về Đời Sống Tinh Thần và Sự Phát Triển). Tại sao phải sử dụng phương pháp PRA? Rất nhiều diễn đàn, hội thảo đã đề cập đến vấn đề này. Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi cho rằng có 3 nhân tố chính cấu thành PRA đó là: thái độ và hành vi, nhận thức hay tầm nhìn và quá trình rèn luyện hay kĩ năng. Nhân tố thứ ba là rất rõ ràng và nhấn mạnh đến việc làm thế nào để sử dụng các công cụ PRA. Do đó nhiều người cho rằng phần lớn thời gian tập huấn đều chú trọng vào nhân tố này. Viêc tập huấn bắt đầu bằng lược sử về PRA và kết thúc bằng cách thức áp dụng các công cụ PRA. Nhân tố thứ nhất đề cập đến vấn đề ai cần sử dụng PRA? Đâu là những phẩm chất của một người thực hành PRA. Nhân tố thứ hai nhấn mạnh tại sao cần sử dụng PRA mà không phải là các phương pháp khác. Những giá trị của PRA là gì? Tương tự như vậy, nhân tố thứ ba tập trung vào làm thế nào để sử dụng hiệu quả các công cụ PRA, quá trình ứng dụng chúng ra sao? Sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc vào chính thái độ của những người thúc đẩy. Sự Phát Triển Có Nghĩa Là Sự Chia Sẻ Hạnh Phúc Một đồng nghiệp của tôi có nói với tôi rằng sự phát triển có nghĩa là chia sẻ hạnh phúc và biện luận bằng rất nhiều trường hợp mà anh ta đã gặp. Tôi thực sự thích thú với ý tưởng đó. Tôi đã có dịp tham quan rất nhiều dự án phát triển, có cái trị giá hàng triệu rupi, có cái chỉ vài nghìn. Một lần tôi đến một làng gần cạnh Pokhara cách Kathmandu khoảng 200 km. Chúng tôi tổ chức cho người dân cùng tham gia đánh giá một dự án cung cấp nước sạch và thực sự có một khoảng thời gian vui vẻ ở đó. Chúng tôi chia sẻ mọi việc cùng với dân làng và họ rất hạnh phúc với sự có mặt của chúng tôi. Về mặt tài chính, đó là một dự án nhỏ. Cơ quan quản lí cấp nước địa phương và một tổ chức của Nhật Bản phối hợp thực hiện dự án. Nó tiêu tốn hết khoảng 35 nghìn rupi. Một người phụ nữ chia sẻ với chúng tôi: Chị A Didi đến làm việc tại làng tôi. Chúng tôi chẳng thiết tha gì với chị ấy suốt một thời gian dài, thậm chí còn bảo chị ấy nên trở về đi vì chúng tôi đã có những kinh nghiệm cay đắng với những người làm công việc này trước đó. Nhưng cô ấy đã không về mà còn dành rất nhiều đêm để suy nghĩ về những vấn đề nan giải của chúng tôi. Cô ấy thật tốt. Cuối cùng chúng tôi trở nên yêu quý cô ấy và chung sức cùng với cô ấy hoàn thành rất nhiều việc. Bây giờ chúng tôi có những hợp tác xã riêng. Chúng tôi tham gia vào các lớp xóa mù chữ. Chúng tôi rất hạnh phúc vì đã được làm việc cùng với cô ấy, hoàn thành mọi việc một cách vui vẻ. Bây giờ nhớ lại tôi vẫn thấy hào hứng. Chúng tôi yêu quý dự án này và sẽ không bao giờ để nó tàn lụi để ghi nhớ khoảng thời gian tuyệt vời đó. Những người dân làng thậm chí không thể phát âm chính xác tên của dự án đó nhưng họ luôn nhắc đi nhắc lại về những gì họ đã làm cùng với Bikase Didi, một nhà phát triển cộng đồng. Thật không may mắn là chúng tôi không có dịp gặp gỡ cô ấy nhưng qua những gì được nghe, chúng tôi thấy cô ấy rất hạnh phúc khi được làm việc cùng với những phụ nữ nông thôn. Cô ấy luôn quan niệm rằng hạnh phúc là được chia sẻ cùng người khác. Didi và những người dân đã chia sẻ hạnh phúc với nhau khi thực hiện dự án này và sự chia sẻ đó đã mang lại thành công. Dân làng không quan tâm đến số tiền đầu tư vào hay số tiền mà dự án đã tiêu tốn. Trong suốt quá trình đánh giá, họ luôn đề cập đến những niềm vui mà họ đã trải nghiệm. Niềm hạnh phúc đó sẽ khuyến khích họ làm nhiều việc khác. Họ có hợp tác xã, có ủy ban bảo quản và những nhóm tiết kiệm giúp nhau. Họ nói: "Chúng tôi rất vui vì đã tham gia vào tập thể, đã chia sẻ khó khăn cùng nhau và hưởng thụ thành quả cùng nhau". Một tổ chức đa phương dành hẳn 1.5 triệu rupi cho một dự án cấp nước cho một làng ở huyện Nuwakot, vùng phía bắc Kathmandu. Nhưng một ủy ban phát triển của làng đó (chịu trách nhiệm khoảng 800 hộ gia đình) chỉ nhận được 5 trăm nghìn rupi ngân sách năm. Mâu thu
Luận văn liên quan