Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Đây là một hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận và có triển vọng phát triển trong xã hội hiện đại. Về mặt xã hội, du lịch trong thời hiện đại là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỗi con người. Ngày nay, mức độ phát triển, khá giả của đời sống không chỉ đo đếm bằng các con số tiện nghi vật chất mà còn ở việc con người đã đi du lịch được bao nhiêu nơi, làm giàu có thêm được bao nhiêu vốn sống của mình. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của rất nhiều quốc gia bởi du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà nó còn là thông điệp của tình hữu nghị hòa bình và sự hợp tác giữa các quốc gia. Đó cũng chính là mục tiêu của Thái Lan, một trong những nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Du lịch ở Thái Lan là sự lựa chọn của một số lượng lớn du khách du khách, thậm chí theo tạp chí Economist tỉ lệ du khách quay lại Thái Lan là 50%. Thái Lan là điểm đến hấp dẫn đối với du khách không chỉ bởi thắng cảnh mà còn do mức giá hấp dẫn, nhiều khuyến mãi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, du lịch Thái Lan đã có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của những bất ổn chính trị. Hiện nay, kinh tế, chính trị Thái Lan nói chung và du lịch Thái Lan nói riêng đang là mối quan tâm của rất nhiều người trên thế giới, nhất là khi đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi thư giãn của con người ngày càng tăng cao. Đó là lý do em chọn đề tài này. Bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy giúp đỡ để em có thể hoàn thiện bài tiểu luận của mình và làm tốt hơn những bài tiểu luận sau này. Em xin chân thành cảm ơn.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4561 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thái lan là nền kinh tế lớn mạnh của Đông Nam Á. các chỉ số kinh tế liên tục tăng. Năm qua, do những bất ổn chính trị nhưng không là ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển của đất nước n, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Đây là một hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận và có triển vọng phát triển trong xã hội hiện đại. Về mặt xã hội, du lịch trong thời hiện đại là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỗi con người. Ngày nay, mức độ phát triển, khá giả của đời sống không chỉ đo đếm bằng các con số tiện nghi vật chất mà còn ở việc con người đã đi du lịch được bao nhiêu nơi, làm giàu có thêm được bao nhiêu vốn sống của mình. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của rất nhiều quốc gia bởi du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà nó còn là thông điệp của tình hữu nghị hòa bình và sự hợp tác giữa các quốc gia. Đó cũng chính là mục tiêu của Thái Lan, một trong những nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Du lịch ở Thái Lan là sự lựa chọn của một số lượng lớn du khách du khách, thậm chí theo tạp chí Economist tỉ lệ du khách quay lại Thái Lan là 50%. Thái Lan là điểm đến hấp dẫn đối với du khách không chỉ bởi thắng cảnh mà còn do mức giá hấp dẫn, nhiều khuyến mãi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, du lịch Thái Lan đã có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của những bất ổn chính trị. Hiện nay, kinh tế, chính trị Thái Lan nói chung và du lịch Thái Lan nói riêng đang là mối quan tâm của rất nhiều người trên thế giới, nhất là khi đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi thư giãn của con người ngày càng tăng cao. Đó là lý do em chọn đề tài này. Bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy giúp đỡ để em có thể hoàn thiện bài tiểu luận của mình và làm tốt hơn những bài tiểu luận sau này. Em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
1.1/ Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý – địa hình
Vương quốc Thái Lan thường gọi là Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, trải dài 1.620km từ Bắc đến Nam và 775km từ Đông sang Tây. Phía Bắc giáp Lào và Myanmar, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanmar và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Với diện tích 514.000 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanmar.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía Đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai. (1)
Thuận lợi của vị trí địa lý, địa hình cho ngành du lịch Thái Lan: thái lan có đường bờ biển dài là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, bãi tắm ở bờ biển. Vì vậy, Thái Lan nổi tiếng với những bãi biển đẹp như Phuket, Pattaya,…
1.1.2 Khí hậu
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới chia làm ba mùa rõ rệt, mùa nóng và khô ráo từ tháng 2 đến tháng 5 (nhiệt độ trung bình 34oC và ẩm độ 75%), mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 đầy ánh nắng (nhiệt độ trung bình ban ngày 34oC và ẩm độ 87%), và mùa khí hậu mát mẻ từ tháng 11 đến tháng 1 (nhiệt độ trong khoảng 32oC đến dưới 20oC và ẩm độ thấp). Miền Bắc và Đông bắc lạnh hơn vào ban đêm. Miền Nam có nhiệt độ của rừng mưa nhiệt đới với mức trung bình 28oC hầu như quanh năm.(1)
1.2/ Dân cư
Dân số Thái Lan khoảng 65 triệu người trong đó khoảng 89% dân số là dân tộc Thái, phần còn lại là người gốc Hoa, người Malaysia, dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác.
Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong đó gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam Thái, tiếng Mã Lai. Số liệu: www.state.gov
Người Xiêm tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người Đông Bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ. (1)
1.3/ Tôn giáo
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 thì có 93% dân số Thái Lan theo Phật giáo Tiểu thừa. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 5%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía Tây Nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Thiên Chúa giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 1% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáo và đạo Sikh (chiếm 1%) có thế lực, sống tại các thành phố.(1)
Nguồn: www.state.gov
Thuận lợi cho ngành du lịch:
Là một đất nước với 93% dân số theo đạo Phật, Thái Lan nổi tiếng với những ngôi chùa độc đáo, uy nghi, tráng lệ. Ước lượng khoảng 27,000 ngôi chùa Phật giáo trong đất nước Thái Lan. Ngôi chùa Wat Phra Pathom Chedi là ngôi chùa đầu tiên ở Thái Lan.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DU LỊCH THÁI LAN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
2.1/ Tình hình du lịch Thái Lan những năm đầu thế kỉ XXI.
Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Thái Lan. Hai thập kỷ qua, ngành du lịch của Thái Lan đã khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mang lại nhiều hiệu quả, kích thích tăng trưởng, là cứu cánh cho nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kì khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998. Năm 2000, ngành du lịch mang lại thu nhập trực tiếp trên 4 tỷ Bath/năm và tạo việc làm cho 3,3 triệu lao động. Thái Lan luôn chiếm hơn 20% thị phần khách quốc tế đến các nước ASEAN, đứng thứ 2 trong khu vực (sau Malaysia). Đại dịch SARS năm 2003 và thảm họa sóng thần năm 2004 khiến ngành du lịch của nước này gặp không ít khó khăn. Năm 2004, gần 200.000 nhân viên trong ngành du lịch Thái Lan bị mất việc làm. Những con sóng thần năm 2004 đã giáng một cú đòn mạnh vào ngành công nghiệp không khói - cỗ máy in tiền của Thái Lan vì một phần ba doanh thu của du lịch nước này đến từ các bãi biển và những hòn đảo thuộc quần đảo Andaman. Năm 2005, lượng khách du lịch quốc đến Thái Lan tăng trưởng âm so với năm 2004. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan đã nhanh chóng khắc phục những hậu quả của đại dịch và thảm họa sóng thần, đồng thời kịp thời đưa ra những chính sách để vực dậy ngành du lịch. Năm 2006, Thái Lan là quốc gia xếp thứ 18 về số lượng du khách trong bảng xếp hạng World Tourism rankings với 13,9 triệu lượt khách. Pháp, một quốc gia có diện tích và dân số tương tự Thái Lan, xếp đầu bảng với hơn 79 triệu lượt du khách (2). Năm 2006 có 120.000 khách Thái Lan thăm Việt Nam và 200.000 du khách Việt Nam thăm Thái Lan.
Năm
2004
2005
2006
Nghìn lượt người
11.737,4
11.516,9
13.822,1
Thị phần trong ASEAN (%)
23,9
22,3
24,5
Số lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan
Theo Cơ quan Du lịch Thái Lan, trong năm 2007, có 14,8 triệu du khách nước ngoài đến Thái Lan và mang lại 1,6 tỉ USD cho ngành công nghiệp không khói. Thời gian ở lại trung bình của khách trong năm 2007 là 9,19 ngày, tạo ra khoảng 547.782 triệu Baht Thái, khoảng 11 tỷ Euro, đóng góp khoảng 6,7% GDP quốc gia này trong năm 2007. Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Doanh số từ du lịch nội địa đã tăng từ 187.898 triệu Baht năm 1998 lên 380.417 triệu baht (khoảng 7,8 tỷ Euro) năm 2007.(2)
Ngành du lịch đạt Thái Lan được những kết quả trên nhờ vào các nhân tố:
Chính phủ Thái Lan có các chiến lược đầu tư phát triển du lịch đúng đắn, phù hợp, hiệu quả như tập trung quy hoạch phát triển du lịch từ sớm. Chính phủ Thái Lan coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển. Đặc biệt ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, Chính phủ đã dùng du lịch để thu hút ngoại tệ trong thời gian ngắn, khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng. phong trào “người người làm du lịch”, “nhà nhà làm du lịch”, “cả nước làm du lịch” , “du lịch giá rẻ bất ngờ”,… đã góp phần là sống lại nền kinh tế.
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, các dự án quy hoạch phát triển du lịch đã được tiến hành, quan tâm đầu tư cho bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch, tạo ra nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách. (290-3)
Công tác tổ chức quản lý chặt chẽ, lưu thông đồng bộ giữa các ngành, có bộ máy tổ chức ổn định, phù hợp. Từ năm 1997, Thái Lan đã lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về du lịch. Cơ quan quản lý du lịch của Thái Lan là Bộ du lịch. Các quyết sách, giải pháp cho phát triển được đề ra, thực thi kịp thời, thích ứng với những biến đổi của thị trường, sử dụng ngân sách quốc gia hiệu quả, tăng cường công tác xúc tiến phát triển du lịch.
Có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Kết cấu hạ tầng phát triển, quy hoạch du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch phong phú, có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều tập khách, đặc biệt là các tập khách có khả năng chi trả cao.
Có nhiều cơ sở đào tạo nguồn lao động du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế và nguồn lao động du lịch có chuyên môn cao, nghiệp vụ và ngoại ngữ thành thạo, phẩm chất tốt làm hài lòng, hấp dẫn du khách.
Nền kinh tế phát triển, hàng hóa phong phú, chất lượng tốt, chất lượng các dịch vụ tốt, người dân thân thiện.(4)
Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính năm 2006, tình trạng bạo động xảy ra ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch của Thái Lan, nhất là trong những năm gần đây.
Theo Hiệp hội Lữ hành nội địa Thái Lan, trong năm 2009, chi tiêu của người tiêu dùng và du lịch nội địa Thái Lan đã giảm mạnh trong dịp Tết truyền thống Songkran của nước này, từ ngày 13 đến 15/4/2009. Tình trạng chính trị bất ổn đã khiến lượng khách du lịch trong nước dịp Tết của người Thái năm 2009 đã giảm 50-60% so với năm trước.
Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Thái Lan Prakit Chinamourphong cho biết, tỷ lệ khách thuê phòng ở các khách sạn 5-6 sao chỉ đạt khoảng 5% trong tuần qua. Tại thành phố nghỉ mát ven biển Pattaya, tỷ lệ khách thuê phòng chỉ đạt 40%, do nhiều du khách nước ngoài rời đây sau khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các đối tác bên ngoài bị đình hoãn. Chi tiêu của du khách trong dịp Tết năm nay cũng giảm hơn 1/3 so với cùng dịp năm trước (5). Trong tháng 3-2009, số lao động thời vụ làm việc trong các khách sạn và nhà hàng ở Thái Lan đã giảm hơn 100.000 người so với tháng 2 (6).
Du lịch Thái lan ế khách vì bạo động
Tuy vậy, trong năm 2010, ngành du lịch của Thái Lan lại có những thay đổi tích cực đáng kể. Theo số liệu thống kê của Bộ Du lịch và thể thao, Thái Lan đã thu hút 14 triệu du khách, tăng 12,6 % trong 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2009). Dự đoán đến cuối năm 2010, Thái Lan sẽ thu hút 15,7 triệu đến 15,8 triệu lượt khách, thu về cho quốc gia xấp xỉ 19,3 tỉ đôla. (Do chưa có số liệu cụ thể đến hết năm 2010 nên tài liệu em sử dụng vẫn đang là dự đoán đến cuối năm 2010). Vì thế, ngành du lịch Thái Lan đang đẩy mạnh triển khai các kế hoạch xúc tiến du lịch trên khắp thế giới, nhằm quảng bá Thái Lan là một điểm đến hấp dẫn, với mục tiêu thu hút thêm khách du lịch từ các thị trường Nam Á, Đông Nam Á, Anh và Pháp.
Sau bạo động, ngành du lịch Thái Lan hồi phục mạnh mẽ với lượng du khách từ khu vực Nam Á lên đến 903,663 lượt, tăng 22,8 % . Năm 2010, thị trường Ấn Độ tăng nhanh nhất. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11, 690,374 du khách Ấn đến du lịch ở Thái Lan, tăng 26,3 %. Thái Lan thu hút thị trường Ấn Độ nhờ vào những nhóm tour và phân khúc thị trường hấp dẫn. Điển hình như là những địa danh dành riêng cho tuần trăng mật hay để quay phim. Thị trường tăng nhanh thứ hai là khu vực Trung Đông. Du khách đến từ những khu vực này lên đến 534,844 lượt, tăng 21,7 % so với cùng kỳ năm ngoái. Du khách Đông Á đạt 7,2 triệu lượt, tăng 2% trong khi Châu Âu lên đến 3,8 triệu lượt tăng 8,2% (7).
2.2/ Một số địa điểm du lịch hấp dẫn của Thái Lan
Với diện tích hơn 500.000km2 và địa hình đa dạng từ núi đồi, cao nguyên, đến đồng bằng, sông suối cộng thêm thủ đô Bangkok là nơi đô hội phát triển, Thái Lan là vùng đất lý tưởng cho những chuyến du lịch. Thái Lan có 8 vùng trọng điểm du lịch, từ Bắc xuống Nam là: Chiang Rai, Chiang Mai, Kanchanaburi, Bangkok, Pattaya, Samui, Phuket, Krabi.
2.2.1/ CHIANG RAI:
Là tỉnh địa đầu phía Bắc của Thái Lan, với diện tích 11. 860 km2, địa hình Chiang Rai gồm hầu hết là núi đồi, giáp với biên giới Lào và biên giới Mianmar. Tỉnh này giàu tài nguyên du lịch với những thắng cảnh thiên nhiên và những cổ vật ghi dấu một nền văn minh từ thời xa xưa. Đây cũng là quê hương của một số bộ tộc có lối sống thu hút sự tìm hiểu của du khách.
Tại đây có một số địa điểm du lịch như: bảo tàng Quốc Gia Chiang Saen, chùa Phra That Chedi Luang, núi Mae Salong… Núi Mae Salong ở đây nổi tiếng về phong cảnh với những ngọn đời trập trùng điểm xuyết những ngôi làng bộ tộc. Vùng này đã được mệnh danh “ Tiểu Phú Sĩ” để xứng nét đẹp thiên nhiên tuyệt vời của nó.( 99-100/8)
2.2.2/ CHIANG MAI.
Được biết đến với cái tên mỹ miều “đóa hồng của miền Bắc”, Chiang Mai vẫn được ca tụng về vẻ đẹp thiên nhiên và bản sắc văn hóa độc đáo của nó. Ngày nay, Chiang Mai là trung tâm kinh tế, thông tin liên lạc, văn hóa và du lịch miền Bắc Thái Lan. Chiang Mai có rất nhiều điểm để du khách tìm hiểu về lối sống của các bộ tộc định cư trên các ngọn đồi cao.
Một số địa điểm du lịch ở đây là chùa Phra Sing, phố cổ Kum Kam, bảo tàng Quốc Gia Chiang Mai, suối nước nóng San Kamphaeng…(102/8)
2.2.3/ KANCHANABURI
Phong cảnh đẹp, rừng núi thiên nhiên, thác nước, những công viên quốc gia yên tĩnh, sông nước hiền hòa, những hồ chứa nước lớn, thú vui dạo cảnh bằng voi và bè… đó là những nét đặc trưng của vùng du lịch Kanchanaburi. Vùng đồng quê ngoài thủ phủ của tỉnh có những thung lũng quanh dòng sông Kwai nổi tiếng với những đập nước góp thêm phần vào sự ngoạn mục của nơi đây.
Kanchanaburi có những thắng cảnh và di tích nổi tiếng như: bảo tành chiến tranh Jeath, bảo tàng quốc gia Ban Kao, thác nước Erawan, công viên lịch sử Prasat Muang Sing,…(111-112/8)
2.2.4/ BANGKOK
Bangkok là một trong những thành phố mang tính quốc tế nhất khu vực châu Á. Những nét hấp dẫn khách du lịch ở đây là những ngôi chùa lấp lánh, các cung điện, các con kênh đào được mệnh danh là “Venice của phương Đông”, cảnh sông nước dạt dào, những điệu múa cổ điển và vô số các trung tâm mua sắm.
Các địa điểm du lịch hấp dẫn của Bangkok là cung điện Vimanmek, chùa Ngọc Bích, chùa Bowon Niwet, chùa Benchamabophit,…(115/8)
2.2.5/ PATTAYA
Pattaya là một khu vực nghỉ mát quốc tế nổi tiếng với cư dân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Hàng loạt những dịch vụ du lịch đang chờ sẵn du khách như tắm biển, thư giãn trên bãi cát, tham quan những điểm hấp dẫn xung quanh đó.
Các địa điểm du lịch hấp dẫn ở Pattaya là bãi biển Pattaya, bãi biển Hat Chomthian, làng voi Pattaya, công viên Pattaya, …(120,121/8).
2.2.6/ ĐẢO SAMUI
Một vòng cung dài 51 km bao quanh đảo với nhiều bãi biển và vịnh nước thơ mộng. Đảo này cũng là xứ sở của những vườn dừa bát ngát và những dãy đồi phủ đầy cây xanh. Trên đảo còn có những pho tượng Phật lớn để khách tham quan, có những cuộc biểu diễn khỉ hái dừa, biểu diễn bắt rắn,…
Những địa điểm thu hút khách du lịch trong khu vực đảo Samui là công viên biển quốc gia Ang Thong, đảo Taen, bãi Chaeng, bãi Lamai,…(122-124/8).
2.2.7/ PHUKET
Phuket là hòn đảo lớn nhất của Thái Lan với diện tích tương đương nước Singapore. Phuket nổi tiếng với những vịnh nước đẹp, những bãi cát trắng tinh, mịn như bột, những hòn đảo nhỏ chấm phá trong khung cảnh biển, lòng hiếu khách của dân địa phương, chỗ ở tốt, hải sản tuyệt vời và vô số trò thể thao, giải trí khác phục vụ khách du lịch.
Một số địa điểm du lịch khác ở Phuket như Công viên thủy sinh Phuket, chùa Chalong, chùa Phra Thong,….(125-126/8).
2.2.8/ KRABI
Những địa điểm hấp dẫn của Krabi hầu hết tập trung ở vùng biển, với những bãi biển, vịnh nổi tiếng và rất nhiều hòn đảo ở ngoài khơi.
Một số địa điểm hấp dẫn khách du lịch của Krabi là bãi biển động Phra Nang, nhóm đảo Phi Phi, vịnh Nang, chùa Tham Suea,…(128-129/8).
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÁI LAN TRONG THỜI GIAN TỚI
Trước tình hình chính trị bất ổn, chính phủ Thái Lan cũng có những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những điểm yếu của ngành du lịch nước nhà trong thời gian qua và phát triển du lịch Thái Lan trong thời gian tới:
Trong năm 2011, Tổng cục Du lịch Thái Lan (gọi tắt là TAT) vẫn sử dụng khẩu hiệu “Amazing Thailand” vốn đã mang lại thành công lớn cho ngành Du lịch Thái, tuy nhiên lần này khẩu hiệu được chú ý hơn nữa với khẩu hiệu đi kèm “Alway Amazes You” (luôn luôn mang đến sự bất ngờ). Với khẩu hiệu này, TAT cam kết sẽ củng cố, khẳng định thêm những diện mạo của “THAINESS” (còn gọi là những điều tạo nên chất “Thái” đã được đông đảo du khách trên thế giới bình chọn). Chiến lược Amazing Thailand – luôn luôn mang đến sự bất ngờ sẽ tập trung vào các hoạt động riêng biệt vốn đã quen thuộc với du khách đến từ thị trường Châu Á như “Thái Lan – Thiên đường mua sắm” TAT sẽ phối hợp với các trung tâm mua sắm cung cấp phiếu giảm giá cho các du khách và các công ty du lịch có tổ chức gói mua sắm.
TAT còn thúc đẩy các hoạt động khác như Gofl, du lịch xanh…. Với thị trường du lịch nội địa, TAT còn lên kế hoạch lập ra những khóa ngắn hạn có gía trị và hiểu biết cho người dân Thái về việc những đóng góp quan trọng của du lịch nội địa góp phần cho kinh tế quốc dân. Giá trị cốt lõi mà TAT hướng tới là du lịch với nhận thức (niềm tự hào), du lịch bằng óc sáng tạo (phát triển ý tưởng và tầm nhìn mới, cùng nhau đi du lịch để khuyến khích sự đoàn kết và tôn trọng sự đa dạng), du lịch với sự hiểu biết (thu thập kiến thức và sự hiểu biết) và cuối cùng là du lịch bằng cả trái tim (cảm nhận sự yêu thương và lưu giữ từng khoảng khắc đã trải qua).
Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT) cũng cho biết sẽ tập trung thu hút du khách từ những thị trường mới nổi như là Indonesia, Brazil và Argentina vào năm 2011. Hàng năm, khoảng 2 triệu du khách Indonesia đến tham quan Malaysia và Singapore. TAT cũng tin rằng nhiều du khách Indonesia hiện lên kế hoạch đến du lịch Thái Lan trong thời gian sắp tới. (7)
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Có thể nói, trong mười năm qua, du lịch Thái Lan là một ngành kinh tế có không ít biến động. Thái Lan là một trong những nước có ngành du lịch phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á với số lượng du khách quốc tế khá cao và hầu như tăng đều từ năm 2000 – 2007. Tuy nhiên, cuộc đảo chính năm 2006 đã khiến cho nền kinh tế Thái Lan nói chung và ngành du lịch Thái Lan nói riêng gặp không ít khó khăn, trở ngại. các số liệu về du lịch năm 2009 như đã nêu trên đã cho thấy tình hình phát triển của ngành du lịch Thái Lan trong thời kì bạo động. Mặc dù vậy, năm 2010, ngành du lịch Thái Lan đã có những khởi sắc đáng mừng rõ rệt. Trong khi tình trạng bạo động vẫn còn chưa được giải quyết, chính phủ Thái Lan đã và đang có những biện pháp cụ thể nhằm vực dậy ngành du lịch nước nhà và đưa nó vào quỹ đạo phát triển vốn có của nó như trước khi chưa xảy ra cuộc đảo chính.
MỤC LỤC
DU LỊCH THÁI LAN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
Lời mở đầu 1
Chương 1: Khái quát về đất nước và con người 2
1.1/ Điều kiện tự nhiên 2
1.2/ Dân cư 3
1.3/ Tôn giáo 4
Chương 2: Tình hình du lịch Thái Lan trong những năm đầu thế kỉ XXI 5
2.1/ Tình hình du lịch Thái Lan những năm đầu thế kỉ XXI 5
2.2/ Một số địa điểm du lịch hấp dẫn của Thái Lan 9
Chương 3: Biện pháp phát triển du lịch Thái Lan trong thời gian tới 11
Ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bi ti7875u lu7853n Autosaved.doc
- BAI CHINH THUC.docx