1. Dẫn nhập
Tham nhũng, tiêu cực trong năm qua diễn ra nghiêm trọng ởhầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế
trọng điểm, nhất là trong thực hiện các dựán đầu tư, xây dựng cơbản, quản lý, sửdụng đất, nhưvụ:
Đềán Tin học hóa các hoạt động hành chính (đềán 112), Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, vụ
PMU18 vụBùi Tiến Dũng, vụkhu Đồng, Quán Nam (Hải Phòng), vụvi phạm trong đền bù giải
phóng mặt bằng cầu Thanh Trì (Hà Nội)... Theo đánh giá của Quốc hội, so với vốn đầu tưxây dựng
cơbản của năm 2004 là 58.125 tỉ đồng, thì sốtham nhũng bằng 10,91%, nếu so với vốn đầu tưxây
dựng cơbản của năm 2005 là 66.800 tỉ đồng thì đã là 9,5% và nếu so với số đầu tưxây dựng cơbản
năm 2006 là 81.145 tỉ đồng thì bằng 7,8%. Theo báo cáo của Chính phủtrước Quốc hội con sốthất
thoát do tham nhũng gần 8.000 tỉ đồng, nếu đối chiếu với bội chi ngân sách năm 2007 là 13.500 tỉ
đồng thì con sốnày chiếm hơn một nửa; hơn hai lần phần thu viện trợkhông hoàn lại (3.000 tỉ
đồng) và khoảng 5% thu nội địa của dựtrù năm 2007. Không đáng ngạc nhiên khi mà Tổchức
Minh bạch Quốc tế(Transparency International: TI) công bốdanh sách chỉsố đánh giá tham nhũng
(Corruption Perception Index: CPI) năm 2006: Việt Nam xếp thứ111 so với 163 quốc gia; năm
2007: Việt Nam xếp 123/173 - nằm trong vùng “báo động đỏ” trên bản đồtham nhũng của thếgiới.
2. Mối liên hệgiữa đầu tưcông và tham nhũng
- Lý thuyết ủng hộ đầu tưcông
Sau cuộc chiến tranh thếgiới thứ2, trong các tác phNm khoa học của mình, một sốnhà kinh tếnổi
tiếng nhưHarrod, Domar, Rostow… đều cho rằng các quốc gia cần gia tăng vốn đầu tư đểthúc đNy
tăng trưởng kinh tế, và chỉra mối quan hệcơhọc (tỷlệtưbản và đầu ra) giữa chi đầu tưvà tăng
trưởng. Nghĩa là, các nhà kinh tếnày có quan điểm thiên về ủng hộmạnh mẽ, khuyến nghịchính
phủnên gia tăng chi đầu tưtrong ngân sách. Khi đánh giá sựphân bổnguồn lực của ngân sách cho
chi đầu tưvà chi thường xuyên, họcó khuynh hướng chỉtrích các quốc gia đểtỷphần chi tiêu
thường xuyên gia tăng nhanh hơn chi đầu tư. Nói cách khác, họtán thưởng những quốc gia mà ở đó
có tỷphần chi cho đầu tưtrong tổng chi tiêu chính phủtăng lên.
Nói chung, khuynh hướng trên được thểhiện trong nguyên tắc vàng mà các nhà kinh tếchủtrương
ủng hộchính phủcác nước nên thực hiện. Nguyên tắc này đềcao chính sách vay nợcủa chính phủ.
2
Vay nợlà cần thiết, miễn là vay nợdành để đầu tư. Theo họ, rất là hợp lý nếu nhưvay nợ để đầu tư
bệnh viện hơn là vay nợ đểthuê mướn bác sỹ, y tá và mua thuốc men… Nguyên tắc này tiếp tục
được viện dẫn nhưlà một chính sách tốt, mặc dù thực tế đã cho thấy, các khoản chi thường xuyên
nhưchi hoạt động, bảo dưỡng đểduy trì cho cơsởhạtầng hoạt động tốt hoặc chi góp phần tăng
thêm tích lũy nguồn nhân lực đểthúc đNy kinh tếbền vững có hiệu quảhơn là chi tiêu vốn đầu tư.
- Tính phức tạp của các dựán đầu tưcông và tham nhũng
Ứng dụng lý thuyết đầu tưvào thực tiễn biểu hiện qua là chính phủcác nền kinh tế đang phát triển
đNy mạnh các chương trình chi đầu tưcông trên cởsởgia tăng bội chi và vay nợ. Đểhiểu được
tham nhũng xảy ra trong mối quan hệvới các dựán đầu tưcông, chúng ta khảo sát một sốkhía cạnh
phức tạp của dựán công mà nó có thểdẫn đến tham nhũng.
Chi đầu tưthường trải qua một quy trình phê chuNn rất phức tạp và Nn chứa nhiều yếu tốtùy tiện;
Những quyết định liên quan đến đầu tưcông thường phải trải qua nhiều khâu trong lựa chọn chính
sách: (i)kết cấu chung của ngân sách; (ii)quy mô tổng chi đầu tưngân sách nhà nước; (iii)lựa chọn
các dựán; (iv)quy mô và thiết kếdựán. Trong sốcác quyết định này, một sốcán bộcao cấp
thường tham gia kiểm soát và gây ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định ởkhâu (iii)và (iv).Kết
quảcó thểxảy ra tình trạng: dựán được đầu tưkhi chưa thực sựcần thiết phải đầu tư; dựán được
đầu tưvới quy mô, công suất không phù hợp so với nhu cầu; dựán được đầu tưvới yêu cầu kỹ
thuật và mỹthuật không phù hợp so với nhu cầu; dựán được đầu tư ở địa điểm và thời điểm không
hợp lý; thiết bịvà công trình của dưán có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọcủa dựán…
Thêm vào đó, tiến trình phê duyệt dựán đầu trải qua nhiều giai đoạn. Chẳng hạn, dựán xây dựng
dân sựyêu cầu liên quan đến các quyết định: (i)thiết kếdựán; (ii) đấu thầu dựán; (iii)kiểm soát
thầu; (iv)thương lượng thầu; tiến trình ký hợp đồng thầu. Biên soạn hợp đồng thầu đầu tưrất phức
tạp và không thểtránh khỏi nhiều vấn đềthiếu chắc chắn và không đồng thuận. Những cán bộcao
cấp có thểgây ảnh hưởng trong việc lựa chọn các doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Sựchi tiết hóa
các bản thiết kếdường nhưchỉdành riêng cho một vài doanh nghiệp. Sựgọi thầu đi kèm theo việc
cung cấp thông tin bên trong cho những doanh nghiệp “có sự đãi ngộ”. Đối với doanh nghiệp được
sắp xếp nhận thầu, khi nhận được hợp đồng thầu, đặc biệt là dựán lớn, có thểmang lại cho họmột
khoản lợi nhuận rất lớn. Vì thếnhững người quản lý cũng sẵn lòng chi trảtiền hoa hồng rất “hậu hỉ”
cho các cán bộcấp cao đểgiúp cho họgiành được hợp đồng thầu. Tiền hoa hồng được tính vào
trong chi phí đểgiảm trừthuếtheo cách thức tiền hoa hồng tính theo tỷlệphần trăm chi phí dựán.
Thật ra, các doanh nghiệp chi trảtiền hoa hồng cũng không phải gánh chịu hoàn toàn chi phí này.
Họcó thểthu hồi lại bằng nhiều cách: (i)trong gói thầu bao gồm chi phí hoa hồng; (ii)giảm đi đi
chi phí đầu tưcủa dựán bằng cách: nâng giá, khai khống khối lượng, bớt vật tư, tráo vật tư. Và để
hợp thức hóa hồsơ, chứng từ, các doanh nghiệp phải sửdụng nhiều thủ đoạn gian dối, tinh vi.
Dĩnhiên, tất cảcác hành động trên đều có sựtham gia của cán bộcao cấp tham nhũng. Các cán bộ
này biết dùng quyền lực của mình lái sựphê duyệt dựán đầu tưcho các doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài được “ưu ái” để đổi lại nhận khoản tiền hối lộ. Phải nói rằng bằng quyền lực của
mình, các cán bộcao cấp tham nhũng có khuynh hướng khai thác và lợi dụng nó can thiệp vào các
quá trình đầu tư để đem lại lợi ích cho cá nhân.
6 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham nhũng trong đầu tư công liệu có giải pháp để khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG:
LIỆU CÓ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC?
PGS.TS. Sử Đình Thành và TS Bùi Thị Mai Hoài
Nhân dịp công bố bảng xếp hạng tham nhũng (IPC) 2004, ông Peter Eigen, chủ tịch Tổ chức Minh
bạch quốc tế (TI), tuyên bố với báo giới "Tham nhũng trong các dự án công ở mức độ cao là một
trở ngại lớn đối với phát triển bền vững, gây thất thoát lớn về ngân sách mà các quốc gia phát triển
lẫn các quốc gia đang phát triển đang rất cần cho giáo dục, chăm sóc y tế và giảm nghèo". Theo Tổ
chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý
làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Có thể khái quát hóa công thức tham nhũng trong
khu vực công như sau: Tham nhũng = Độc quyền (+) Tùy tiện (-) Trách nhiệm giải trình (–) Minh
bạch. Trong bài viết này chúng tôi tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công và tham
nhũng; từ đó chỉ ra rằng việc gia tăng quy mô chi đầu tư công với đầu tư tràn lan, dàn trải đi đôi là
tham nhũng cao… Và để khắc phục tình trạng tham nhũng trong đầu tư công, chúng tôi cho rằng
Chính phủ cần hoàn thiện chính sách đầu tư công hướng đến minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả
hơn.
1. Dẫn nhập
Tham nhũng, tiêu cực trong năm qua diễn ra nghiêm trọng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế
trọng điểm, nhất là trong thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng đất, như vụ:
Đề án Tin học hóa các hoạt động hành chính (đề án 112), Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, vụ
PMU18 vụ Bùi Tiến Dũng, vụ khu Đồng, Quán Nam (Hải Phòng), vụ vi phạm trong đền bù giải
phóng mặt bằng cầu Thanh Trì (Hà Nội)... Theo đánh giá của Quốc hội, so với vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của năm 2004 là 58.125 tỉ đồng, thì số tham nhũng bằng 10,91%, nếu so với vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của năm 2005 là 66.800 tỉ đồng thì đã là 9,5% và nếu so với số đầu tư xây dựng cơ bản
năm 2006 là 81.145 tỉ đồng thì bằng 7,8%. Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội con số thất
thoát do tham nhũng gần 8.000 tỉ đồng, nếu đối chiếu với bội chi ngân sách năm 2007 là 13.500 tỉ
đồng thì con số này chiếm hơn một nửa; hơn hai lần phần thu viện trợ không hoàn lại (3.000 tỉ
đồng) và khoảng 5% thu nội địa của dự trù năm 2007. Không đáng ngạc nhiên khi mà Tổ chức
Minh bạch Quốc tế (Transparency International: TI) công bố danh sách chỉ số đánh giá tham nhũng
(Corruption Perception Index: CPI) năm 2006: Việt Nam xếp thứ 111 so với 163 quốc gia; năm
2007: Việt Nam xếp 123/173 - nằm trong vùng “báo động đỏ” trên bản đồ tham nhũng của thế giới.
2. Mối liên hệ giữa đầu tư công và tham nhũng
- Lý thuyết ủng hộ đầu tư công
Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, trong các tác phNm khoa học của mình, một số nhà kinh tế nổi
tiếng như Harrod, Domar, Rostow… đều cho rằng các quốc gia cần gia tăng vốn đầu tư để thúc đNy
tăng trưởng kinh tế, và chỉ ra mối quan hệ cơ học (tỷ lệ tư bản và đầu ra) giữa chi đầu tư và tăng
trưởng. N ghĩa là, các nhà kinh tế này có quan điểm thiên về ủng hộ mạnh mẽ, khuyến nghị chính
phủ nên gia tăng chi đầu tư trong ngân sách. Khi đánh giá sự phân bổ nguồn lực của ngân sách cho
chi đầu tư và chi thường xuyên, họ có khuynh hướng chỉ trích các quốc gia để tỷ phần chi tiêu
thường xuyên gia tăng nhanh hơn chi đầu tư. N ói cách khác, họ tán thưởng những quốc gia mà ở đó
có tỷ phần chi cho đầu tư trong tổng chi tiêu chính phủ tăng lên.
N ói chung, khuynh hướng trên được thể hiện trong nguyên tắc vàng mà các nhà kinh tế chủ trương
ủng hộ chính phủ các nước nên thực hiện. N guyên tắc này đề cao chính sách vay nợ của chính phủ.
2
Vay nợ là cần thiết, miễn là vay nợ dành để đầu tư. Theo họ, rất là hợp lý nếu như vay nợ để đầu tư
bệnh viện hơn là vay nợ để thuê mướn bác sỹ, y tá và mua thuốc men… N guyên tắc này tiếp tục
được viện dẫn như là một chính sách tốt, mặc dù thực tế đã cho thấy, các khoản chi thường xuyên
như chi hoạt động, bảo dưỡng để duy trì cho cơ sở hạ tầng hoạt động tốt hoặc chi góp phần tăng
thêm tích lũy nguồn nhân lực để thúc đNy kinh tế bền vững có hiệu quả hơn là chi tiêu vốn đầu tư.
- Tính phức tạp của các dự án đầu tư công và tham nhũng
Ứng dụng lý thuyết đầu tư vào thực tiễn biểu hiện qua là chính phủ các nền kinh tế đang phát triển
đNy mạnh các chương trình chi đầu tư công trên cở sở gia tăng bội chi và vay nợ. Để hiểu được
tham nhũng xảy ra trong mối quan hệ với các dự án đầu tư công, chúng ta khảo sát một số khía cạnh
phức tạp của dự án công mà nó có thể dẫn đến tham nhũng.
Chi đầu tư thường trải qua một quy trình phê chuNn rất phức tạp và Nn chứa nhiều yếu tố tùy tiện;
N hững quyết định liên quan đến đầu tư công thường phải trải qua nhiều khâu trong lựa chọn chính
sách: (i) kết cấu chung của ngân sách; (ii) quy mô tổng chi đầu tư ngân sách nhà nước; (iii) lựa chọn
các dự án; (iv) quy mô và thiết kế dự án. Trong số các quyết định này, một số cán bộ cao cấp
thường tham gia kiểm soát và gây ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định ở khâu (iii) và (iv). Kết
quả có thể xảy ra tình trạng: dự án được đầu tư khi chưa thực sự cần thiết phải đầu tư; dự án được
đầu tư với quy mô, công suất không phù hợp so với nhu cầu; dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ
thuật và mỹ thuật không phù hợp so với nhu cầu; dự án được đầu tư ở địa điểm và thời điểm không
hợp lý; thiết bị và công trình của dư án có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án…
Thêm vào đó, tiến trình phê duyệt dự án đầu trải qua nhiều giai đoạn. Chẳng hạn, dự án xây dựng
dân sự yêu cầu liên quan đến các quyết định: (i) thiết kế dự án; (ii) đấu thầu dự án; (iii) kiểm soát
thầu; (iv) thương lượng thầu; tiến trình ký hợp đồng thầu. Biên soạn hợp đồng thầu đầu tư rất phức
tạp và không thể tránh khỏi nhiều vấn đề thiếu chắc chắn và không đồng thuận. N hững cán bộ cao
cấp có thể gây ảnh hưởng trong việc lựa chọn các doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Sự chi tiết hóa
các bản thiết kế dường như chỉ dành riêng cho một vài doanh nghiệp. Sự gọi thầu đi kèm theo việc
cung cấp thông tin bên trong cho những doanh nghiệp “có sự đãi ngộ”. Đối với doanh nghiệp được
sắp xếp nhận thầu, khi nhận được hợp đồng thầu, đặc biệt là dự án lớn, có thể mang lại cho họ một
khoản lợi nhuận rất lớn. Vì thế những người quản lý cũng sẵn lòng chi trả tiền hoa hồng rất “hậu hỉ”
cho các cán bộ cấp cao để giúp cho họ giành được hợp đồng thầu. Tiền hoa hồng được tính vào
trong chi phí để giảm trừ thuế theo cách thức tiền hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm chi phí dự án.
Thật ra, các doanh nghiệp chi trả tiền hoa hồng cũng không phải gánh chịu hoàn toàn chi phí này.
Họ có thể thu hồi lại bằng nhiều cách: (i) trong gói thầu bao gồm chi phí hoa hồng; (ii) giảm đi đi
chi phí đầu tư của dự án bằng cách: nâng giá, khai khống khối lượng, bớt vật tư, tráo vật tư. Và để
hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối, tinh vi.
Dĩ nhiên, tất cả các hành động trên đều có sự tham gia của cán bộ cao cấp tham nhũng. Các cán bộ
này biết dùng quyền lực của mình lái sự phê duyệt dự án đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài được “ưu ái” để đổi lại nhận khoản tiền hối lộ. Phải nói rằng bằng quyền lực của
mình, các cán bộ cao cấp tham nhũng có khuynh hướng khai thác và lợi dụng nó can thiệp vào các
quá trình đầu tư để đem lại lợi ích cho cá nhân.
3. Tham nhũng gây ra chất lượng đầu tư công kém, năng suất thấp
Các quốc gia rơi vào tình trạng trên thường dẫn đến chi phí đầu tư tăng nhanh, quy mô đầu tư mở
rộng hơn mức cần thiết. N hưng mặt trái là chất lượng công trình kém, chi phí sửa chữa và duy tu
gia tăng. Các dự án vừa mới hoàn thành thì đã phải sửa chữa, hoặc hoạt động dưới công suất thiết
kế… Tham nhũng làm cho năng suất của vốn đầu tư giảm, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia
giảm. N ghĩa là, tham nhũng làm bóp méo đáng kể mối quan hệ giữa vốn và sản lượng.
3
Một khi sự phê duyệt dự án đầu tư bị tác động bởi cán bộ công chức tham nhũng, thì tỷ suất sinh lợi
dự án được tính toán bằng việc phân tích lợi ích – chi phí không còn là tiêu thức lựa chọn dự án.
Chi đầu tư trở nên không có hiệu quả và ít có đóng góp đến tăng trưởng như mong đợi. Các doanh
nghiệp quan tâm lợi nhuận và những nhân vật chính trị có quyền lực chi phối dự án thì quan tâm
đến tiền hối lộ. Có thể nói, tham nhũng làm bóp méo toàn bộ tiến trình ra quyết định liên quan đến
ngân sách đầu tư. N hiều dự án có chất lượng thấp và năng lực sản xuất thấp hơn mức mong đợi.
Trong những tình huống như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, chi đầu tư không mang lại kết quả
tăng trưởng như các nhà kinh tế mong đợi.
Tham nhũng tràn lan trong ngân sách đầu tư không những làm giảm tỷ suất sinh lời của các dự án
đầu tư mới, mà còn gây ảnh hưởng tỷ suất sinh lời từ các cơ sở hạ tầng hiện hữu. Có thể lý giải vấn
đề này như sau:
Thứ nhất, ở chừng mực nhất định, tham nhũng không là hiện tượng mới mà là hiện tượng xảy ra
thường xuyên, và do vậy các cơ sở hạ tầng hiện hữu cũng bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng do
tham nhũng trong quá khứ .
Thứ hai, chi đầu tư càng cao sẽ càng làm giảm nguồn lực sẵn có dành cho các khoản mục chi tiêu
khác, đặc biệt là các khoản chi bảo dưỡng và duy tu cơ sở hạ tầng nhằm duy trì sự hoạt động bình
thường của cơ sở hạ tầng.
Thứ ba, các hoạt động duy tu, bảo dưỡng giảm đến mức các cơ sở hạ tầng xuống cấp nhanh chóng,
cần phải xây dựng lại. Vì thế các cán bộ cấp cao có cơ hội nhận lấy hoa hồng từ các doanh nghiệp
trúng thầu.
4. Thực trạng chính sách đầu tư công của Việt Nam
Điều 8 Luật N SN N năm 2002 xác lập nguyên tắc cân đối N SN N ở Việt N am: “NSNN được cân đối
theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp
phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải
nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách…. Vay bù đắp bội chi NSNN
phải đảm bảo nguyên tắc: không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ sử dụng cho mục đích phát triển, phải
có kế hoạch thu hồi vốn vay và đảm bảo cân đối ngân sách để chủ động trả nợ khi đến hạn.”.
N guyên tắc này đã phân định ranh giới giữa hoạt động đầu tư công và chi thường xuyên, thể hiện sự
thận trọng trong chính sách tài khóa của Việt N am.
Bảng 1: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN (Đơn vị: %)
’97-‘99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 BQ
%Tốc độ tăng chi
thường xuyên
3,75 27,2 9,8 9,3 22,5 15,3 11,2 10,8 14,2
%Tốc độ tăng chi đầu
tư
14 10,9 35,8 12,3 12,8 12,6 12,5 11,2 15,8
% chi đầu tư */ Tổng
chi
34 34 37 40,5 37 32 31,5 / 35,1
% chi đầu tư /GDP 5,9 6,7 8,3 8,4 8,4 8,8 8,2 / 7,54
Nguồn: Các Tác giả tính toán từ số liệu của Bộ Tài Chính
Chú thích: * Bao gồm cả sửa chữa lớn.
Bảng 1 cho thấy bình quân giai đoạn 1997 – 2007: tốc độ tăng chi đầu tư phát triển (15,8%) lớn hơn
tốc độ tăng chi thường xuyên (14,2 %). Mặt khác, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ cao trong tổng
chi N SN N (bình quân 97 - 2007 chiếm 35,1% tổng chi N SN N ) và tăng dần theo thời gian, từ 34%
4
tổng chi N SN N giai đoạn 97 - 99 lên 40,5% năm 2002 và 37% năm 2003; tỷ lệ chi đầu tư phát triển
trên GDP (7,54%) lớn hơn tỷ lệ bội chi N SN N trên GDP (4,57%).
Tuy nhiên, nếu cộng thêm nguồn vốn ODA (không đưa vào cân đối ngân sách) và nguồn phát hành
trái phiếu để đầu tư vào chương trình mục tiêu, từ năm 1997 đến nay, tỷ lệ đầu tư công lên đến hơn
20% GDP. Cũng từ đây, chúng tôi nhận thấy chính sách đầu tư công của Việt N am nNy sinh nhiều
vấn đề bất cập, kéo theo tham nhũng trở thành vấn nạn trong đầu tư công:
Thứ nhất, quản lý ngân sách đầu tư công hiện nay của Việt N am thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô. N gân
sách năm sau được soạn lập trên cơ sở ngân sách năm trước mà không xét tới việc có nên tiếp tục
duy trì hoạt động đang được cung cấp tài chính hay không. Hậu quả là tình trạng đầu tư công tràn
lan ngày một gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực
hiện 6 tháng đầu năm 2008 chiếm 40% tổng vốn đầu tư xã hội, đạt 106,1 nghìn tỷ đồng. Cũng giống
thực trạng kéo dài từ 2006, đầu tư từ ngân sách vẫn trong cảnh "nghịch lý": Vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước bỏ ra nhiều, chiếm tới gần một nửa tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng hiệu quả phần lớn
các dự án còn thấp. Đi đối với đầu tư tràn lan là tính minh bạch và trách nhiệm tkhông thực hiện
nghiêm túc. Một số khoản mục chi được đưa vào thực hiện nhưng không công bố, có sự tách rời
người quản lý và người sử dụng, đồng thời hạn chế sự tham gia của xã hội trong quy trình đầu tư
công. Trong đợt kiểm toán 2007, cơ quan Kiểm toán N hà nước liệt kê 12 hình thức vi phạm, sai
phạm ở lĩnh vực đầu tư công và diễn ra từ qui hoạch, lập và thNm định dự án, quyết định đầu tư,
khảo sát thiết kế, đền bù sai... cho đến điều hành dự án và quyết toán. N ghiêm trọng nhất là trong
quyết định đầu tư. Tình trạng đầu tư sai mục đích, vượt thNm quyền gây thất thoát lớn hơn cả.
Thứ hai, chính sách đầu tư chỉ quan tâm đến các dự án đầu tư mới, không quan tâm đến công tác
bảo dưỡng, vận hành để khai thác có hiệu các dự án đầu tư công. Các công trình được đầu tư luôn
cần một lượng chi phí thường xuyên để vận hành và bảo dưỡng. Thế nhưng thời gian qua, Việt N am
chưa chú trọng đúng mực cho chi vận hành và bảo dưỡng. N gân sách chi thường xuyên và ngân
sách chi đầu tư phát triển được soạn lập một cách riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực
công. Từ năm 1997 đến năm 2006, tỷ lệ chi vận hành và bảo dưỡng liên tiếp giảm – từ 23,4%
xuống (+/-)16% tổng chi tiêu ngân sách (xem bảng 2). Hậu quả là trong một số ngành, phần lớn các
công trình qui mô lớn không mang lại hiệu quả do thiếu duy tu, bảo dưỡng. Chẳng hạn, trong ngành
thủy lợi con số này là khoảng 50%. Một nghiên cứu gần đây khẳng định chính sách chi tiêu cho vận
hành và bảo dưỡng cho các công trình thủy lợi thời gian qua mang lại hiệu quả cao hơn so với đầu
tư vào các công trình mới.
Bảng 2: Tỷ lệ chi vận hành, bảo dưỡng trong tổng chi NSNN
1997 1998 1999 2000 2002 2003 2006
Chi vận hành – bảo dưỡng
(tỷ đồng)
16.589 15.678 16.196 23.881 20.906 22.758 50.829
Tổng chi N SN N (tỷ đồng) 70.749 73.419 84.817 103.151 119.403 135.490 308.058
% chi vận hàng – bảo
dưỡng/ Tổng chi N SN N
23,4 % 21,3% 19,1% 23% 17,5% 16,8% 16,5%
Nguồn : Bộ Tài Chính
Tương tự đối với ngành giao thông vận tải: thực tế cho thấy việc duy tu bảo dưỡng các công trình
đường bộ không đúng mực. Theo Dự án Nâng cấp mạng lưới đường bộ do N gân hàng Thế giới tài
trợ, nếu duy trì mức chi tiêu như hiện nay cho các hoạt động bảo dưỡng đường bộ trong vòng 10
năm tới thì mạng lưới đường bộ sẽ xuống cấp nặng nề với khoảng 34% đường bộ sẽ rơi vào tình
trạng hư hỏng, tỷ lệ đường còn tốt sẽ giảm xuống 10%. N gân hàng Thế giới đã ước tính bình quân
một năm nền kinh tế thiệt hại khoảng 160 triệu đô la Mỹ nếu như đường bộ thiếu bảo dưỡng. Xét
trên phương diện lợi ích – chi phí, điều này cũng có nghĩa là không hiệu quả bởi lẽ: cuối cùng
5
đường sẽ được cải tạo lại với chi phí lớn hơn nhiều so với chi phí dành cho vận hành và bảo dưỡng
thường xuyên.
Thứ ba, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn tùy tiện, không tôn trọng kỷ luật tài khóa. Theo
báo cáo đánh giá tổng hợp chi tiêu công 2004, các khoản nợ chi đầu tư đầu tư ngoài cân đối ngân
sách đang tăng lên, đặc biệt là ở các dự án của ngành giao thông. Từ năm 1999 đến năm 2004,
N SN N trang trải khoảng 65% tổng số cam kết chi trong ngành giao thông; khoảng 35% còn lại
được Thủ tướng Chính phủ thông qua nhưng không được phản ánh vào ngân sách hàng năm vì
không có trong dự toán. Bộ giao thông vận tải đã dựa vào các nhà thầu để thực hiện các công trình,
với giả thiết là sau này sẽ nhận được khoản tiền phát sinh thêm đã được thông qua để thanh toán.
Kết quả là giá trị các khoản nợ nhà thầu chưa được thanh toán của riêng ngành giao thông lên đến
14,4 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2002, nợ chi đầu tư ngoài cân đối ngân sách của ngành giao thông là
1,5%GDP. N ợ tồn đọng của các nhà thầu đang được trả dần bằng ngân sách và ghi vào dự toán các
năm sau. Chẳng hạn, tháng 8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi 1.762 nghìn tỷ đồng
cho giao thông, trong đó có 6 nghìn tỷ đồng là để trả nợ cho các nhà thầu. N hư vậy, vấn đề không
chỉ dừng lại ở việc không tôn trọng kỷ luật tài khóa tổng thể mà còn vi phạm nguyên tắc minh bạch
trong cân đối ngân sách. Kết quả là, con số về bội chi ngân sách hàng năm được công bố không
đúng với thực chất; và quan trọng hơn, nhu cầu trang trải các khoản nợ này là một gánh nặng lớn
đối với ngân sách và đe dọa đến sự bền vững tài khóa.
5. Một vài kết luận và khuyến nghị
Thứ nhất, tham nhũng và đầu tư công có quan hệ với nhau, vì vậy các nhà hoạch định chính sách
công cần nghiêm túc đánh giá mức độ hiệu quả chi đầu tư khu vực công, đặc biệt trong điều kiện
tình trạng tham nhũng ở mức độ cao như hiện nay. Cần nhận thức lại vai trò đầu tư công trong quá
trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt N am. Sự đề cao thái quá vai trò chi đầu tư có thể dẫn đến cho ra
đời nhiều dự án đầu tư công kém hiệu quả và nạn tham nhũng cao, trong khi các nguồn lực đầu tư
từ khu vực tư còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác triệt để phục vụ cho tăng trưởng bền vững.
Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt N am mạnh thời gian qua cũng như sự phát
triển của khu vực tư nhân, đây là lúc thích hợp để Chính phủ điều chỉnh cơ cấu đầu tư công. Thay vì
đầu tư theo bề rộng, dàn trải, Chính phủ nên tập trung vào hiệu quả thực chất, rút bớt nguồn vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước ra khỏi những lĩnh vực không cần thiết. Vốn đầu tư từ ngân sách chỉ nên
tập trung vào những mục tiêu, lĩnh vực then chốt nhất mà không thành phần kinh tế nào, khu vực
đầu tư nào có thể làm được. N hững lĩnh vực còn lại, ngay như cơ sở hạ tầng cũng có thể giao cho
các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước thực hiện. Sự rút vốn ra khỏi những lĩnh vực
không cần thiết sẽ giúp Chính phủ có điều kiện tập trung hoạch định những vấn đề vĩ mô, giúp hình
thành cơ cấu đầu tư có lợi cho tăng trưởng, có năng lực thích nghi với kinh tế thế giới.
Thứ hai, cần thiết phải xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá (Monitoring & Evaluation ) nhằm
tạo ra các công cụ kiểm soát từ phía xã hội và công chúng đối với các hoạt động đầu tư và cung cấp
dịch vụ công của Chính phủ. Đồng thời, cần thành lập một hội đồng thNm định đầu tư công độc lập
để đánh giá toàn diện các dự án công.
Thứ ba, việc phân bổ vốn đầu tư của ngân sách cần kết hợp chặt chẽ giữa chính sách chi đầu tư mới
và chính sách chi bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng. Có thể xem đây là giải pháp để giới hạn
nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư. Đầu tư phải gắn với bảo dưỡng thì mới khai thác hết năng
suất của công trình đầu tư trong dài hạn. Để kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư công, trong quản lý tài
chính công cần tiến tới áp dụng khuôn khổ quản lý chi tiêu trung hạn. Mô hình này một mặt thiết
lập kỷ luật tài khóa tổng thể, mặt khác đề xuất sắp xếp thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng
lĩnh vực và từng nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách trong từng lĩnh vực; phân tích và đưa ra
giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất việc phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công trong
thời gian trung hạn (3 – 5 năm).
6
Thứ tư, cần hướng đến minh bạch hóa quản lý ngân sách đầu tư công, gắn kết trách nhiệm người
quản lý và người sử dụng vốn đầu tư. Tất cả dự án đầu tư lớn phải có phân tích chi phí lợi ích và
phải được công bố công khai. Công khai các dự án công cần tập trung vào các tiêu chí: kết quả
mong đợi của dự án; xác định chi tiết và đo lường chi phí của dự án; đầu ra của dự án; các nguồn
lực tài trợ cho dự án.
Tài liệu tham khảo:
1. Việt N am Public expenditure review (1996), UN DP VIE/94/025, Aprill.
2. Salvatore Schiavo-Campo and Daniel To