Thần học giải phóng Châu Á - Thử đề nghị một hướng đi thần học tại Việt Nam

Trong Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á (Ecclesia in Asia), Ðức Gioan Phaolô II nhận định rằng, tại Châu Á, trong "thiên niên kỷ thứ ba Kitô giáo, chúng ta có thể cầu xin cho một mùa gặt đức tin được bội thu trong lục địa rộng lớn và quan trọng này" (số 1). Ðể mùa gặt này được thành tựu, các Giáo Hội tại Châu Á - như là dấu chỉ của ơn cứu độ và khí cụ chuyển đạt Tin Mừng cứu độ - phải cố gắng tìm cách thấu hiểu và diễn đạt sinh hoạt dấn thân truyền giáo của mình không chỉ bằng việc chuyển giao "kiến thức cứu độ", nhưng còn bằng việc trở nên "hành động cứu độ" của Ðức Giêsu Kitô trải dài từ mầu nhiệm nhập thể cho tới mầu nhiệm phục sinh. Ðường hướng này kêu mời các cộng đoàn Kitô hữu tại Châu Á phải dấn thân vào những thực tại của cuộc sống để diễn dịch sứ mệnh và lời rao giảng của Ðức Giêsu Kitô trong thế giới này. Ðây là sự dấn thân của Giáo Hội toàn cầu qua những Giáo Hội địa phương nhằm tiếp nối Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa, Ðấng đã thực sự làm người để cứu độ chúng ta (Pl 2,5-11). Một sự dấn thân vốn không chỉ mang lại ơn cứu độ của Ðức Kitô cho con người, nhưng còn phải trong tư cách nghèo khó và khiêm hạ của chính Ðức Kitô [2]. Nơi các Giáo Hội tại Châu Á, khía cạnh Mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể trong khó nghèo khiêm hạ phải được làm cho nổi bật hơn những khía cạnh khác. Càng trở nên giống Ðức Kitô nghèo khó, Giáo Hội càng trở thành khí cụ cứu độ, trở thành hành động cứu độ của Ngài cho nhân loại. Chỉ khi trở nên nghèo khó như Vị Thày Chí Thánh của mình, Giáo Hội tại Châu Á sẽ trở "hạt giống của Lời" sinh nhiều hoa trái trong vùng đất mênh mông của Châu Á vốn còn nhiều nghèo khổ và đa dạng về tôn giáo.

docx95 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thần học giải phóng Châu Á - Thử đề nghị một hướng đi thần học tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG DẪN NHẬP BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ DUYỆT THƯ TỊCH I- DẪN NHẬP Trong Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á (Ecclesia in Asia), Ðức Gioan Phaolô II nhận định rằng, tại Châu Á, trong "thiên niên kỷ thứ ba Kitô giáo, chúng ta có thể cầu xin cho một mùa gặt đức tin được bội thu trong lục địa rộng lớn và quan trọng này" (số 1). Ðể mùa gặt này được thành tựu, các Giáo Hội tại Châu Á - như là dấu chỉ của ơn cứu độ và khí cụ chuyển đạt Tin Mừng cứu độ - phải cố gắng tìm cách thấu hiểu và diễn đạt sinh hoạt dấn thân truyền giáo của mình không chỉ bằng việc chuyển giao "kiến thức cứu độ", nhưng còn bằng việc trở nên "hành động cứu độ" của Ðức Giêsu Kitô trải dài từ mầu nhiệm nhập thể cho tới mầu nhiệm phục sinh. Ðường hướng này kêu mời các cộng đoàn Kitô hữu tại Châu Á phải dấn thân vào những thực tại của cuộc sống để diễn dịch sứ mệnh và lời rao giảng của Ðức Giêsu Kitô trong thế giới này. Ðây là sự dấn thân của Giáo Hội toàn cầu qua những Giáo Hội địa phương nhằm tiếp nối Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa, Ðấng đã thực sự làm người để cứu độ chúng ta (Pl 2,5-11). Một sự dấn thân vốn không chỉ mang lại ơn cứu độ của Ðức Kitô cho con người, nhưng còn phải trong tư cách nghèo khó và khiêm hạ của chính Ðức Kitô [2]. Nơi các Giáo Hội tại Châu Á, khía cạnh Mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể trong khó nghèo khiêm hạ phải được làm cho nổi bật hơn những khía cạnh khác. Càng trở nên giống Ðức Kitô nghèo khó, Giáo Hội càng trở thành khí cụ cứu độ, trở thành hành động cứu độ của Ngài cho nhân loại. Chỉ khi trở nên nghèo khó như Vị Thày Chí Thánh của mình, Giáo Hội tại Châu Á sẽ trở "hạt giống của Lời" sinh nhiều hoa trái trong vùng đất mênh mông của Châu Á vốn còn nhiều nghèo khổ và đa dạng về tôn giáo. Do đó, để chu toàn nhiệm vụ song đôi "chuyển giao kiến thức cứu độ" và "trở nên hành động cứu độ của Ðức Giêsu Kitô", nghĩa là nhiệm vụ Tin Mừng hoá [3], các Giáo Hội tại Châu Á cần phải có một nền thần học khả dĩ thích hợp với hiện trạng của chính mình. Bởi vì, như Aloysius Pieris đã phát biểu, một khi có nền thần học cho riêng mình các Giáo Hội tại Châu Á trở thành Giáo Hội của Châu Á; nghĩa là làm cho Tin Mừng được nhập thể thực sự vào nền văn hoá của các dân tộc tại Châu Á, và trở nên thân quen gần gũi, trở thành Á Châu đối với con người tại Châu Á. Như thế, yêu cầu cần có một nền Thần học Châu Á trở nên khẩn thiết với Giáo Hội tại Châu Á: nền thần học này giúp cho Giáo Hội tại Châu Á được hiện hữu để thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng [4]. Thao thức thi hành nhiệm vụ Tin Mừng hoá và ý thức về tư cách hiện hữu của các Giáo Hội tại Châu Á được thấy rõ trong những tuyên bố chính thức gần đây của Liên Hội Ðồng Giám Mục Châu Á (The Federation of Asian Bishops Conferences, FABC). Hội nghị FABC lần thứ ba tại Bangkok, 1982 và Hội nghị FABC lần thứ năm tại Bandung, Indonesia, 1990 trình bày: "A New Way of Being Church" (Một cách thức mới để là Giáo Hội). Hội nghị FABC lần thứ bảy tại Samphran, Thái Lan, Tháng Giêng 2000 cho thấy "A Renewed Church in Asia: a mission of love and service" (Một Giáo Hội đổi mới tại Châu Á: sứ mạng yêu thương và phục vụ). Cuộc toạ đàm về các Giáo Hội địa phương tại Châu Á và về sứ mạng truyền giáo tại Hongkong 17.5.2000 đưa ra "A New Way of Being Church-in-Mission in Asia" (Một cách thức mới để là Giáo Hội truyền giáo tại Châu Á). Trong những tuyên bố này, Liên Hội Ðồng Giám Mục Châu Á đã đưa ra những đường hướng cụ thể nhằm thể hiện sự hiện hữu của mình một cách rõ nét và phù hợp tại  bối cảnh Á Châu. Những đường hướng này rất quan trọng, vì  con người chỉ có thể xác định sứ mạng mình làm, khi nhận thức được điều mình là. Trong cùng nhận thức với Liên Hội Ðồng Giám Mục Châu Á về tầm quan trọng của một nền thần học riêng biệt cho Châu Á và của Châu Á, các Ðức Giám Mục Việt Nam cũng lên tiếng góp ý với Ban Trù bị Thượng Hội Ðồng Giám Mục Châu Á như sau: ... Thần học Âu Châu, nhất là thần học Kinh viện, không thích hợp với tinh thần tôn giáo Á Châu, vì nó quá thuần lý. Người Á Châu nghĩ rằng không thể phân tích chân lý, không thể giải thích mầu nhiệm, cho nên chọn sự im lặng hơn là lời nói, và không chấp vào ngôn từ, chữ nghĩa: ngôn từ chữ nghĩa như ngón tay chỉ mặt trăng, cái quan trọng là mặt trăng chứ  không phải ngón tay. Vì thế mà Khổng Tử nói đến tâm hư (lòng trống = thanh liêm, thanh bạch), Lão nói tới vô vi (làm mà như không làm gì cả), Phật nói tới vô ngã ( anatta = không nghĩ tới mình, coi mình như không). Phải chăng ở đây có một cái gì đó giống mầu nhiệm kenosis, của sự tự hạ quên mình của Chúa Kitô, và ngôi mộ trống, một cái không, một cái rỗng nhưng chứa đựng cả một chân lý tuyệt vời: Chúa Kitô đã phục sinh ! Ngôi mộ trống đã trở nên dấu chỉ của Ðấng phục sinh ...[5] Như thế, rõ ràng các Giáo Hội tại Châu Á,  trong đó có Giáo Hội Việt Nam, đã ý thức được nhu cầu cần phải có nền thần học phù hợp với bối cảnh của mình. Ý thức này không chỉ đơn thuần là xu hướng muốn đào thoát khỏi "khung" thần học Tây Phương vốn vẫn còn ít nhiều ngự trị và chi phối các Giáo Hội tại Châu Á; nhưng, quan trọng và sâu xa hơn,  đây là khao khát cho Giáo Hội thực sự hiện hữu và thi hành sứ mạng Tin Mừng hóa tại Châu Á và tại Việt Nam. Cùng với các tuyên bố chính thức của Giáo quyền, từ vài chục năm nay, đã xuất hiện đây đó trong lục địa Châu Á qua những ý kiến, những thao thức của một số nhà thần học. Ðó là Aloysius Pieris bên Sri Lanka, Choang Seng Song ở Ðài Loan, Raymundo Panikkar ở Ấn Ðộ ... và gần đây có những bài viết của một Linh mục Việt Nam, Phan Ðình Cho (Peter C. Phan) cũng được chú ý nhiều. Những ý kiến này chưa phải là nhiều, và không phải mọi người đều đồng ý với những nhà thần học tiên phong này; nhưng đóng góp của họ có giá trị khai phá mở đường và giúp hình thành dần dần một hướng suy tư Thần học giải phóng Châu Á. Hướng đi này bắt đầu được định hình qua những trào lưu thần học  riêng rẽ ở nhiều nơi tại Châu Á như Thần học quần chúng nhân dân (Minjung) ở Hàn Quốc, Thần học đấu tranh ở Phi Luật Tân, Thần học tiện dân (Dalit) ở Ấn Ðộ, sự bừng tỉnh về Phong trào nữ quyền ở  Châu Á ... Rõ ràng, một hướng đi Thần học giải phóng Châu Á đã được hình thành trong những năm tháng gần đây qua những suy tư thần học của các nhà thần học tại Châu Á, qua những trào lưu giải phóng Á Châu. Hướng đi này như một đáp ứng về nỗi thao thức muốn có một nền thần học riêng biệt của Giáo Hội tại Châu Á. Ðồng thời, Thần học giải phóng Châu Á cũng là một trong những khả thể thần học cho Giáo Hội Việt Nam trong việc tìm kiếm một lối đi thần học cho riêng mình. Nhưng để có thể vận dụng Thần học giải phóng Châu Á trong bối cảnh Việt Nam, cần phải nhận ra phương pháp suy tư của nó. Vì vậy, mục tiêu của chúng tôi trong bài nghiên cứu này là tìm hiểu về phương pháp luận của Thần học giải phóng Châu Á để ứng dụng vào việc suy tư thần học của Giáo Hội Việt Nam. II - ÐIỂM THƯ TỊCH Nhằm khảo sát Thần học giải phóng Châu Á để tìm ra phương pháp thần học đang được định hình của châu lục này, cũng như áp dụng có chọn lọc phương pháp Thần học giải phóng Châu Á cho Thần học Việt Nam; chúng tôi sẽ dựa trên những công trình nghiên cứu đã có trước về nền tảng triết lý Thông diễn học, về Thần học giải phóng của Châu Mỹ La Tinh, về Thần học giải phóng Châu Á  cũng như những bài phân tích về hiện trạng thần học của Giáo Hội Việt Nam. Sau đây là những tác phẩm quan trọng được chủ yếu tham khảo. 1- Nền tảng triết lý Thông diễn học ( Hermeneutics) Trước tiên, một trong số các cuốn sách triết sử hiện đại mà chúng tôi có trong tay là cuốn Các con đường của Triết Học Phương Tây hiện đại (nguyên bản tiếng Nga được xuất bản năm 1983) của J.K Melvil. Melvil đã cho thấy những chuyển hướng suy tư triết lý Tây Phương (theo ý nghĩa là triết lý của "thế giới Tư Bản", vốn đối lập với triết lý Mác-Lênin) trong thế kỷ XX qua việc trình bày những điểm cốt lõi của những trào lưu triết học Tây Phương hiện đại. Phần thứ nhất, Melvil trình bày năm dòng triết học chính yếu trong tiền bán thế kỷ XX. Phần thứ hai, xuất hiện những dòng triết học mới, trong đó có Thông Diễn Học, để hoàn chỉnh triết học Tây Phương hiện đại. Phần thứ ba, cho thấy sự chuyển hướng của Triết học Tây Phương hiện đại là đi từ thế giới đến con người. Tất cả những dòng triết học hiện đại đều đi tới chỗ thừa nhận rằng, suy cho cùng chỉ có thế giới xã hội, thế giới giao tiếp của con người. Ðúng hơn, những dòng triết học này trình bày con người trong bối cảnh xã hội của mình, con người có khuynh hướng giao tiếp ngôn ngữ, lấy xã hội làm trung tâm. Chú ý tới con người trong bối cảnh sống của nó và khuynh hướng giao tiếp ngôn ngữ là nét đặc trưng của suy tư hiện đại. Bỏ qua quan điểm Mác- xít được Melvil dùng một cách chủ quan để phê bình các tư tưởng triết lý hiện đại Tây Phương, Các con đường của Triết Học Phương Tây hiện đại là một tác phẩm triết sử quan trọng đối với chúng ta. Tác phẩm này cho chúng ta thấy được bối cảnh nảy sinh của Thông Diễn Học hiện đại. Thông Diễn Học, như là một "dòng triết học duy tâm độc lập xuất hiện cuối cùng" của thế giới suy tư Tây Phương; là dòng triết học mang trong mình khuynh hướng suy tư của thời đại. Thông Diễn Học trở nên một trào lưu triết học mới có ảnh hưởng mạnh mẽ hiện tại trong lĩnh vực suy tư hiện đại. Tác phẩm The Hermeneutics Reader (xuất bản năm 1986) cho chúng ta thấy tổng quát về trào lưu Thông diễn học vốn bắt đầu với những tác giả sử dụng Ðức ngữ: từ Friedrich D.E. Schleiermacher (có thể coi là ông tổ khai sáng ngành Thông diễn học hiện đại) cho đến những tác giả hiện tại như Hans-Georg Gadamer và Jurgen Habermas. Mục đích của cuốn sách này nhằm cung cấp cho các sinh viên khoa học nhân văn và xã hội một số bản văn về  khoa Thông diễn học của một số tác giả quan trọng người Ðức trong hai thế kỷ XIX và XX; đây là những học giả trong các lãnh vực triết lý, lịch sử, ngữ học, thần học và khoa học xã hội. Nhờ đó, các sinh viên có thể thủ đắc được một số vấn đề và ý tưởng quan trọng của khoa Thông Diễn Học như  những tên gọi, khái niệm, hạn từ của ngành Thông diễn học. The Hermeneutics Reader được chia thành hai phần chính: phần thứ nhất, phần dẫn nhập, trình bày tổng quát sự phát triển của lý thuyết Thông Diễn Học; phần thứ hai, trình bày tóm tắt tiểu sử các học giả nói trên và những bản văn quan trọng của họ về vấn đề Thông Diễn Học. Trong số những tác giả sử dụng Ðức ngữ nói trên, Martin Heidegger là một khuôn mặt quan trọng trong trào lưu Thông diễn học. Cuốn Heidegger & Modern Philosophy (xuất bản năm 1978) một tuyển tập gồm các bài nghiên cứu của nhiều tác giả về tư tưởng của Heidegger. Chúng tôi chỉ tập trung chú ý đến phần Hermeneutics and Language trong cuốn sách, gồm ba bài viết của Paul Ricoeur, Hans-Georg Gadamer và Ronald Bruzina. Ricoeur khảo cứu về các giai đoạn thiết yếu trong việc hình thành lý thuyết về Thông diễn học và đóng góp của Heidegger trong lý thuyết này. Gadamer nghiên cứu về vòng tròn thông diễn học (hermeneutical circle) của Heidegger và khám phá ra ý nghĩa tích cực của tiền kiến (prejudice). Bruzina thì nghiên cứu về sự ẩn dụ và triết lý (metaphor and philosophy) trong triết lý về ngôn ngữ của Heidegger vốn chú ý tới lược đồ siêu hình học nằm ở nền tảng của sự khác biệt giữa mức độ ẩn dụ và mức độ văn chương của bản văn. Có lẽ trong giới sinh viên thần học tại Việt Nam, khái niệm về "thế giới (suy tư) Anglo-Saxon" (the Anglo-Saxon world) hay "thế giới nói tiếng Anh" (The English -speaking World)  còn khá xa lạ. Nói chung, cụm từ này thường chỉ "khu vực" học thuật và suy tư  bằng tiếng Anh vốn đối lập với suy tư và nghiên cứu của "lục địa" (continent) Châu Âu. Hiện tại, những sách vở truyền bá tư tưởng bằng tiếng Anh đã trở nên rất phổ biến trong giới nghiên cứu khoa bảng, một phần do có ưu thế Anh ngữ là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến rộng rãi, một phần do sự xuất hiện những gương mặt suy tư nổi bật của thế giới Anglo-Saxon. Thế giới suy tư Anglo-Saxon đã làm nên một hướng suy tư mới song song với hướng suy tư lục địa Châu Âu cổ kính có từ trước đây. Critical Hermeneutics, A Study in the thought of Paul Ricoeur and Jurgen Habermas (xuất bản năm 1981) của tác giả J.B Thompson là một tác phẩm thuộc về thế giới suy tư Anglo-Saxon. Trong công việc so sánh giữa các phương pháp của hai ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, tác giả Thompson đối chiếu giữa một bên là triết lý "ngôn ngữ thông thường" (ordinary language) của Lugwig Wittgenstei và bên kia là triết lý ngôn ngữ của Paul Ricoeur và Jurgen Habermas. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra viễn tượng của việc đối chiếu là Thông Diễn Học phê bình (Critical Hermeneutics). Thông Diễn Học phê bình nhằm thiết lập chi tiết một lý thuyết đã được biện minh một cách có lý tính và phê bình về việc giải thích hành vi con người trong thế giới xã hội. Trong những điều  được trình bày trên, chúng tôi sẽ quan tâm hơn đến chương hai và chương ba, "Paul Ricoeur and Hermeneutic Phenomenology" và "Jurgen Habermas and Critical Social Theory" trình bày P.Ricoeur và phương pháp "Hiện tượng luận thông diễn học" (Hermeneutic Phenomenology) và J.Habermas với "Lý thuyết phê bình xã hội" (Critical Social Theory), tức là những chương có liên quan chặt chẽ tới các tác giả có ảnh hưởng lớn trên khoa Thông Diễn học. Giáo trình lưu hành nội bộ Giải Thích Học (1999-2000) của Linh mục Nguyễn Hồng Giáo dành cho các sinh viên thần học Liên dòng, niên khoá 1999-2000, cũng là một nét trình bày có tính giáo khoa dẫn nhập vào khoa Thông Diễn Học vốn còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Giáo trình này sẽ góp phần giúp soi sáng những tài liệu tham khảo bằng Anh Ngữ về Thông Diễn Học nói trên. 2- Thần học giải phóng Về Thần học giải phóng của Châu Mỹ La Tinh, chúng tôi sẽ chú ý nhiều hơn tới những tác giả tiên phong của trào lưu thần học này. Gustavo Gutiérrez, vốn được coi là cha đẻ của Thần học giải phóng, đã trình bày  phương pháp thần học của mình trong cuốn A Theology of Liberation (xuất bản năm 1973). Ðây là bản dịch Anh ngữ của nguyên bản Tây Ban Nha Teologiá de la liberación, Perspectivas (Lima, 1971). Cuốn sách nền tảng về thần học giải phóng này, chứa đựng  những ý tưởng và những đề tài vốn đã ảnh hưởng tới những nhà thần học giải phóng khác như Leonardo Boff và Juan Luis Segundo. Cuốn sách được chia thành bốn phần chính. Phần thứ nhất, Gutiérrez so sánh cách thức làm thần học theo truyền thống và theo suy tư thần học mới, và rút ra kết luận Thần học giải phóng là một thần học mới xét về cách thức làm thần học chứ không phải vì đưa ra một đề tài mới. Thần học giải phóng như là một sự phản tĩnh có phê bình (critical reflection) thực tiễn trong ánh sáng của Lời Chúa. Kế tiếp, Gutiérrez đưa ra và xác định những hạn từ "phát triển" (development) và "giải phóng" (liberation); từ đó, rút ra được ba mức độ ý nghĩa của từ "giải phóng" để dẫn tới ba cách thức tiếp cận tiến trình giải phóng. Ý nghĩa sâu xa nhất và sự thể hiện đầy đủ nhất của tiến trình giải phóng phải được đặt  trong công trình cứu độ của Ðức Kitô. Trong phần thứ hai, tác giả đưa ra vấn đề mối tương quan giữa ơn cứu độ và tiến trình lịch sử giải phóng con người, giữa đức tin và các thực tại trần thế, giữa Giáo Hội và thế giới đã được giải quyết dưới hình thức này hay hình thức khác trong đời sống Giáo Hội. Việc phân tích những cách giải quyết này sẽ giúp độc giả hiểu được những đặc tính của tương quan này. Phần thứ ba, trình bày lựa chọn dấn thân giải phóng của Giáo Hội Châu Mỹ La tinh trước những vấn đề đặc thù của khu vực này. Phần cuối cùng, khi Gutiérrez đưa ra những viễn tượng thực hành cho trào lưu thần học mới mẻ này, Gutiérrez đặt ra vấn đề "dấn thân" của Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Trong Introducing Liberation Theology (xuất bản năm 1987), Leonardo & Clodovis Boff cũng trình bày những chi tiết về Thần học giải phóng: khởi điểm; phương pháp nghiên cứu; ba trung gian (mediations) hỗ trợ Thần học giải phóng: trung gian phân tích xã hội, trung gian thông diễn học và trung gian thực hành ... Tuy nhiên, cuốn sách của hai anh em Boff trình bày Thần học giải phóng cô đọng và dễ hiểu hơn cuốn sách nói trên của Gustavo Gutiérrez. Hơn nữa, được viết gần hai mươi năm sau khi Thần học giải phóng ra đời ở Châu Mỹ La Tinh, Introducing Liberation Theology trình bày Thần học giải phóng có tính cách tổng quát như một trào lưu thần học mới mẻ trong Giáo Hội, chứ không mang tính cách đặc thù riêng lẻ của một dòng thần học trong một khu vực. Hơn nữa, cuốn sách này còn cho độc giả thấy được những phản hồi từ xã hội và từ Giáo Hội với Thần học giải phóng trong suốt thời gian hình thành và phát triển của trào lưu thần học này. Trong số các nhà thần học tại Châu Á, có lẽ Aloysius Pieris, S.J là một trong những gương mặt quen thuộc hơn cả. Trong An Asian Theology of Liberation (xuất bản năm 1988), Pieris trình bày hiện trạng Châu Á với hai đặc nét chính; đó là "nghèo đói cùng cực của Thế giới thứ ba" (thirdworldness) và "đa nguyên tôn giáo" (religious plurality). Một khi muốn "làm" thần học ở Châu Á, chúng ta phải chú ý tới hai đặc nét này. Từ đó, A. Pieris trình bày chi tiết ý tưởng phương pháp của Thần học giải phóng Châu Á qua ba vấn đề chính: khó nghèo và giải phóng, tôn giáo và giải phóng, và nền Thần học giải phóng Châu Á. Ba vấn đề này cho thấy phương pháp luận của Pieris chính là phương pháp của Thần học giải phóng: trước tiên là dấn thân, thực hành (đây là điều mà Pieris gọi là thần hành giải phóng, liberation-theopraxis), sau đó mới là suy tư thần học. Chúng tôi không có nguyên bản An Asian Theology of Liberation, chỉ có bản dịch "Một hướng Thần học giải phóng Châu Á" của Uỷ Ban Ðoàn Kết Công Giáo Yêu Nước - Thành Phố Hồ Chí Minh. Khác với A. Pieris đưa ra hướng suy tư Thần học giải phóng Châu Á dựa trên hai đặc nét tổng quát của Á Châu là nghèo đóivà tôn giáo; trong tác phẩm Life in Freedom - Liberation theologies from Asia (1987) của mình, Michael Amaladoss, S.J trình bày về một số xu hướng thần học giải phóng ở Tây Á, Nam Á, Ðông Á và Ðông Nam Á, cũng như về những nhân vật tại Châu Á đã suy tư về những vấn đề giải phóng trong các hoạt động hay những phong trào chính trị xã hội, nhưng trên viễn tượng tôn giáo. Trong phần thứ nhất, Amaladoss giới thiệu các phong trào giải phóng Kitô giáo khác nhau như Thần học quần chúng nhân dân (Minjung) ở Hàn Quốc, Thần học đấu tranh ở Phi Luật Tân, Thần học tiện dân (Dalit) ở Ấn Ðộ ....  Phần thứ hai, ông đề cập tới Kitô giáo và một số tôn giáo khác tại Châu Á trong vấn đề giải phóng, thậm chí cả những tôn giáo có tính vũ trụ nữa (cosmic religions); đây là những tôn giáo khác biệt với nhau. Amaladoss cũng nhắc tới những nhà thần học quan trọng đã suy tư về những tôn giáo tại Châu Á. Cuối cùng, ông đi tới chương kết luận rằng giải phóng như là một dự phóng mang tính toàn vẹn và tính liên tôn giáo. Các tác giả khác của Thần học giải phóng Châu Á như  Choan Seng Song, R. Panikkar, Phạm Ðình Cho cũng được tham khảo qua những bài viết rải rác đây đó. Nhưng những thông tin về các vị này chủ yếu được thu thập qua những bản văn thứ cấp (secondary texts) mà chúng tôi có trong tay.  Chúng tôi chú ý hơn về tác giả Jacques Dupuis, S.J, không phải vì "được" Bộ Giáo Lý Ðức Tin của Giáo triều Roma nhắc nhở về tư tưởng thần học, nhưng vì phương pháp thần học của ông trong Toward a Christian Theology of Religious Pluralism (xuất bản năm 1998), một cuốn sách về Thần học các tôn giáo. Trong cuốn sách này, Dupuis đưa ra một trình bày khác về Thần học giải phóng: có khởi điểm từ thực tại; dựa trên vòng tròn thông diễn học bao gồm việc đọc bản văn (text): Kinh Thánh, giáo huấn của Giáo Hội trong bối cảnh (context)  đặc thù của người giải thích Thần học (interpretor). Phương pháp thần học này được gọi là Thần học thông diễn học vốn đã được ông trình bày trước đó trong tiểu mục "Liberation  Theology" của The Dictionary of Fondamental Theology (1994). Thần học thông diễn học  đưa ra một "khung thần học" uyển chuyển không những được áp dụng cho Thần học giải phóng, nhưng còn có thể đem áp dụng vào Thần học giải phóng Châu Á cũng như  Thần học các tôn giáo. 3- Hiện trạng thần học của Giáo Hội Việt Nam Riêng về hiện trạng suy tư  thần học của Việt Nam, chúng tôi chủ yếu dựa trên những suy tư của những thần học