Ngày nay, thương mại quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Mở rộng thương mại không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận, phát huy lợi thế so sánh mà còn là cách tốt nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước trong khối Liên minh châu Aâu – EU. Mở rộng quan hệ buôn bán với các nước đồng nghĩa với việc phải chấp nhận các luật chơi chung, trong đó có việc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.
Trong quá trình phát triển đó, thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nó là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển; đồng thời nó còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển còn phụ thuộc vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác được hay không.
108 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
[—\
Trang
MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii DANH MỤC CÁC VÍ DỤ MINH HỌA viii
LỜI MỞ ĐẦU ix
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG 1
CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Phương thức tín dụng chứng từ - phương thức thanh toán chủ 1
yếu được áp dụng hiện nay
1.1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ 1
1.1.2. Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ 2
1.1.3. Các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức TDCT 3
1.1.3.1. UCP 3
1.1.3.2. Các văn bản pháp lý quốc tế khác 4
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa các văn bản pháp lý quốc tế và pháp 5
luật Việt Nam
1.2. Khái niệm rủi ro 6
1.2.1. Rủi ro là gì? 6
1.2.2. Phân loại rủi ro 7
1.3. Tín dụng chứng từ – một phương thức thanh toán quốc tế 8
tiềm ẩn nhiều rủi ro
1.3.1. Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế 8
1.3.2. Các loại rủi ro trong thanh toán L/C 9
1.3.2.1. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 9
1.3.2.2. Các loại rủi ro trong thanh toán L/C 10
1.3.3. Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán theo 19
phương thức TDCT của các NHTM trên thế giới
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH 22
TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & 22
PTNT Việt Nam
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & 22
PTNT Việt Nam
2.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Việt Nam 23
2.1.2.1. Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo 23
2.1.2.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & 24
PTNT Việt Nam trong thời gian qua
2.2. Thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT 30
tại NHNo & PTNT Việt Nam
2.2.1. Các rủi ro mang tính chất vĩ mô 32
2.2.1.1. Rủi ro chính trị, pháp lý 32
2.2.1.2. Rủi ro hối đoái 34
2.2.2. Các rủi ro trực tiếp 35
2.2.2.1. Rủi ro khi NHNo là ngân hàng phát hành 35
2.2.2.2. Rủi ro khi NHNo là ngân hàng thông báo 46
2.2.2.3. Rủi ro khi NHNo là ngân hàng chiết khấu/thương lượng 50
2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán bằng L/C tại 52
NHNo & PTNT Việt Nam
2.3.1. Nguyên nhân khách quan 52
2.3.1.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng của NHNo 52
2.3.1.2 Nguyên nhân từ thực trạng nền kinh tế 53
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan của NHNo 54
2.3.2.1. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng còn thấp 54
2.3.2.2. Thực trạng tài chính yếu kém 54
2.3.2.3. Trình độ công nghệ ngân hàng còn thấp 55
2.3.2.4. Vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C 55
2.3.2.5. Trình độ vận dụng UCP của NHNo còn thấp 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO 58
TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của 58
NHNo & PTNT Việt Nam
3.1.1. Xu hướng phát triển của việc sử dụng phương thức thanh toán 58
tín dụng chứng từ
3.1.1.1. Phương thức tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh 58 toán quan trọng trong thương mạiquốc tế tại Việt Nam
3.1.1.2. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng hóa phương 59
thức tín dụng chứng từ đáp ứng yêu cầu hội nhập
3.1.1.3. Sự ra đời của UCP600 59
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại NHNo đến 2010 60
3.1.2.1 Chiến lược phát triển của NHNo & PTNT VN đến 2010 60
3.1.2.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo 61 phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT VN
Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán 62
3.2.
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo &
PTNT Việt Nam
3.2.1. Những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nội bộ 63
NHNo & PTNT Việt Nam
3.2.1.1. Mục tiêu 63
3.2.1.2. Nội dung 63
3.2.2. Một số kiến nghị 76
3.2.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 76
3.2.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80
KẾT LUẬN xv TÀI LIỆU THAM KHẢO xvii PHỤ LỤC xxi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Y Z
CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN
TTQT Thanh toán quốc tế
TDCT Tín dụng chứng từ
L/C Letter of Credit (Thư tín dụng) NHNo
NHNo & PTNT Việt
Nam
NHPH/TB/XN/CK/TL
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Việt Nam
Ngân hàng phát hành/thông báo/xác nhận/
chiết khấu/thương lượng
NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước XNK Xuất nhập khẩu
The Society for Worldwide Interbank Financial
SWIFT
UCP ICC
ISBP
Tele-communication (Tổ chức viễn thông tài chính quốc tế toàn cầu)
Uniform Customs and Practice for Documentary Credit (Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT) International Chamber of Commerce (Phòng Thương mại quốc tế)
International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents under Documentary
Credit
ISP International Standby Practice
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Y Z
Trang
- Biểu 2.1 : Doanh số thanh toán XNK của 4 NHTM nhà nước 25
- Biểu 2.2 : Doanh số thanh toán quốc tế của NHNo 2001-2005 26
- Bảng 2.3 : Tỷ trọng thanh toán quốc tế của NHNo 2001-2005 27
- Biểu 2.4 : Số lượng ngân hàng đại lý của NHNo 1996-2005 29
- Bảng 2.5 : Doanh số thanh toán quốc tế bằng L/C tại NHNo 2001-2005 31
- Bảng 3.1 : Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của NHNo đến 2010 60
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Y Z
Trang
Sơ đồ 1.1 : Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 10
Sơ đồ 1.2 : Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C 11
Sơ đồ 3.1 : Phân loại hạn mức tín dụng, chiết khấu cho khách hàng 70
Sơ đồ 3.2 : Hệ thống giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro PT TDCT76
DANH MỤC CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
Y Z
Trang
- Ví dụ 1 : Về rủi ro pháp lý, chính trị 32
- Ví dụ 2 : Về rủi ro pháp lý, chính trị 33
- Ví dụ 3 : Về rủi ro hối đoái 34
- Ví dụ 4 : Về rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát hành 35
- Ví dụ 5 : Về rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát hành 36
- Ví dụ 6 : Về rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát hành 38
- Ví dụ 7 : Về rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát hành 39
- Ví dụ 8 : Về rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát hành 40
- Ví dụ 9 : Về rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành 43
- Ví dụ10: Về rủi ro đạo đức đối với ngân hàng phát hành 45
- Ví dụ11: Về rủi ro đạo đức đối với ngân hàng phát hành 45
- Ví dụ12: Về rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng thông báo 47
- Ví dụ13: Về rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng thông báo 48
LỜI MỞ ĐẦU
[—\
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thương mại quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Mở rộng thương mại không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận, phát huy lợi thế so sánh mà còn là cách tốt nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước trong khối Liên minh châu Aâu – EU. Mở rộng quan hệ buôn bán với các nước đồng nghĩa với việc phải chấp nhận các luật chơi chung, trong đó có việc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.
Trong quá trình phát triển đó, thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nó là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển; đồng thời nó còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển còn phụ thuộc vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác được hay không.
Vì vậy, trong nhiều năm qua các ngân hàng thương mại nói chung và NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, đa dạng hóa các phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, … Trong đó, phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ cơ bản, phục vụ đắc lực cho hoạt độâng kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Do phương thức thanh toán này có nhiều ưu việt nên nhu cầu sử dụng rất cao (chiếm khoảng
65%) và có xu hướng ngày càng phát triển, là nguồn thu tiềm năng của ngân hàng.
Tuy nhiên, tín dụng chứng từ không phải là một nghiệp vụ đơn giản, nó đòi hỏi phải được đầu tư thích đáng về nghiệp vụ và công nghệ. Thực tế cho thấy, tín dụng chứng từ vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây thiệt hại về tài chính và uy tín không chỉ cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu mà cho cả ngân hàng.
NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu, với mạng lưới rộng lớn gần 2000 chi nhánh trên cả nước, đây là điều kiện tốt để giúp hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Qua hơn 10 năm tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, bên cạnh những thành quả, việc vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng đã và đang gặp một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề rủi ro – một vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng không chỉ về tài sản, vật chất mà cả uy tín không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn cả quốc tế. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là một việc làm cần thiết mà các ngân hàng thương mại nói chung và NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng, cũng như các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng và quan tâm.
Xuất phát từ nhận thức đó, tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ – Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại NHNo & PTNT Việt Nam”, với mong muốn từ những thực tiễn phát sinh và bài học kinh nghiệm để đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán này, góp phần đưa tín dụng chứng từ thành phương thức thanh toán hoàn thiện và tin cậy nhất hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau :
- Phân tích những quy định của các văn bản pháp lý liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ, đặc biệt là những quy định trong UCP500, 1993 với những điều khoản dễ gây rủi ro cho các bên. Từ đó, giúp các bên tham gia vào phương thức thanh toán này hiểu rõ tầm quan trọng của việc vận dụng UCP500 để phòng ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra.
- Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
NHNo & PTNT Việt Nam và những rủi ro phát sinh (2001 – 2005)
- Tổng hợp những loại rủi ro có thể xảy ra đối với các ngân hàng khi tham gia phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ khi là : Ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, chiết khấu thư tín dụng, …
- Giới thiệu và phân tích một số bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thực tiễn, tìm ra những hạn chế cũng như nguyên nhân phát sinh để từ đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thanh toán quốc tế là một vấn đề rất rộng, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tập trung nghiên cứu về phương thức tín dụng chứng từ và những rủi ro phát sinh cũng như biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : rủi ro trong thanh toán bằng L/C trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Người viết đứng trên giác độ của ngân hàng nghiên cứu về rủi ro trong thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Việt Nam.
- Thời gian : các báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2001 –
2005.
4. Tính mới của luận văn
Mặc dù thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không phải là vấn đề mới mẻ, đã có một số công trình nghiên cứu cũng như tác phẩm viết về vấn đề này, như:
- “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương” của PGS.TS. Đinh Xuân Trình
- “Hỏi đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ “ của GS.TS. Võ Thanh Thu
- “Thanh toán quốc tế bằng L/C – Các tranh chấp thường phát sinh và cách giải quyết” của PGS.TS. Nguyễn Thị Quy
- “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của
PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến
- Chuyên đề tốt nghiệp “Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Khu chế xuất Tân Thuận” của Trần Thị Ngọc Diệp năm 2004
Tuy nhiên, để phục vụ cho hoạt động thương mại cũng như hoạt động thanh toán ngày càng trở nên phổ biến và phát triển thì việc nghiên cứu về
những mặt trái, những rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán này là việc vô cùng cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung các công trình trên đã tập trung và nghiên cứu những khía cạnh của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như phương thức tín dụng chứng từ nói riêng nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C, đặc biệt là với một ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam.
Hơn nữa, trong bối cảnh bản sửa đổi UCP600 đã được Uỷ ban thương mại ngân hàng – Phòng Thương mại quốc tế (ICC) thông qua vào ngày 25/10/2006, và chính thức có hiệu lực từ 01/07/2007 với những sửa đổi bổ sung so với UCP500 thì việc phân tích những điểm mới cơ bản của UCP600 đặc biệt về khía cạnh ngăn ngừa rủi ro là một việc làm vô cùng cần thiết.
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của các công trình trên, điểm mới của luận văn này là nghiên cứu một mảng của rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế – đó chính là rủi ro trong phương thức TDCT tại một ngân hàng thương mại nhà nước, hàng đầu của VN – Ngân hàng No & PTNT. Hơn nữa, có lẽ đây là lần đầu tiên một luận văn nghiên cứu về Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ bản sửa đổi năm 2007, số xuất bản 600 – UCP600, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đánh dấu sự tìm tòi nghiên cứu của người viết, đặc biệt trong vấn đề phòng ngừa rủi ro.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng kết hợp trong đề tài : điều tra, phân tích thực tế, thống kê, tổng hợp, so sánh dựa trên cơ sở số liệu thống kê của NHNo và PTNT Việt Nam.
Bên cạnh đó, tôi nghiên cứu những kinh nghiệm từ những tình huống đã phát sinh trên thực tế ở một số ngân hàng bạn trong nước, cũng như nước ngoài để từ đó rút ra được bài học cần thiết, vận dụng trong công việc.
6. Nội dung nghiên cứu
Chương 1 : Những lý luận về phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
Chương này nêu ra nhưng vấn đề lý luận cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những rủi ro trong phương thức đó. Đây chính là cơ sở lý luận nền tảng cho việc đi sâu phân tích những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ở chương tiếp theo.
Chương 2 : Thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
tại NHNo & PTNT Việt Nam
- Giới thiệu về hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo nói chung cũng như vị trí của phương thức tín dụng chứng từ.
- Phân tích đi sâu vào những rủi ro và kết hợp với những ví dụ minh họa thực tế đã xảy ra tại NHNo trong thời gian 2001 -2005 để từ đó rút ra những bài học, nguyên nhân và hạn chế, làm tiền đề cho các giải pháp và kiến nghị ở chương tiếp theo.
Chương 3 : Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT Việt Nam
- Nêu ra những định hướng phát triển hoạt động thanh toán theo tín dụng chứng từ cũng như định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Việt Nam đến 2010.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ cũng như phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức này tại NHNo.
CHƯƠNG1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHỦ YẾU ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆN NAY
1.1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng), sẽ mở một thư tín dụng cho người hưởng lợi do khách hàng chỉ định trong đó cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người đó (người hưởng lợi của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng (Letter of Credit – L/C).
Theo Điều 2 - UCP600, 2007 – “ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” của Phòng Thương mại quốc tế, trong phương thức tín dụng chứng từ có 4 bên tham gia chính :
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant) : là người mua, người nhập
khẩu hàng hóa.
khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary) : là người bán, người xuất
- Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing bank , Opening bank) : là ngân hàng theo yêu cầu của người xin mở hoặc nhân danh chính mình phát hành thư tín dụng.
- Ngân hàng thông báo (Advising bank) : là ngân hàng thông báo thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
Ngoài các thành phần chủ yếu trên, trong phương thức tín dụng chứng từ còn có thể có sự tham gia của:
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank) : là ngân hàng theo yêu cầu hoặc uỷ quyền của ngân hàng phát hành thêm sự xác nhận của mình đối với thư tín dụng.
- Ngân hàng chỉ định (Nominated bank) : là ngân hàng thương lượng, chiết khấu bộ chứng từ, trong trường hợp thư tín dụng cho phép.
Trong thực tiễn, khi người nhập khẩu và người xuất khẩu lựa chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho hợp đồng của mình, họ thường gọi đó là “thanh toán bằng thư tín dụng”. Lý do vì, trong ngoại thương, tín dụng chứng từ là loại tín dụng do ngân hàng mở cho người nhập khẩu, được đảm bảo bằng các chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu. Còn thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng đó và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng với người xuất khẩu.
1.1.2. Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ liên quan đến hai quan hệ hợp đồng độc lập. Đó là quan hệ giữa người mở thư tín dụng với NHPH và quan hệ giữa NHPH với người xuất khẩu.
- Trong phương thức tín dụng chứng từ có hai nguyên tắc cơ bản :
+ Độc lập : Thư tín dụng được mở trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi đã mở rồi, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán hay bất cứ một hợp đồng nào khác làm cơ sở cho thư tín dụng, thậm chí ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt : Ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn toàn phù hợp với thư tín dụng, đúng với các chỉ dẫn của người mua. Theo nguyên tắc này, ngân hàng sẽ kiểm tra toàn bộ chứng từ người bán xuất trình hết sức kỹ lưỡng, nếu thanh toán không đúng – ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm.