Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
Cái giá khác của thất nghiệp còn là khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.
Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận.
Riêng ở Việt nam, thất nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội do “nhàn cư vi bất thiện”, trở thành vấn đề nhức nhối. Và trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta bị suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì thất nghiệp lại càng cần được quan tâm hơn nữa.
Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó việc nghiên cứu chính sách giải quyết việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, chính sách giải quyết việc làm và chống thất nghiệp là một trong những tiêu chí bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, là chính sách xã hội cơ bản góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thất nghiệp và các chính sách tạo việc làm ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẤT NGHIỆP
VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM
Ở VIỆT NAM
PHỤ LỤC
Thất nghiệp ở Việt Nam
Thất nghiệp và một vài khái niệm có liên quan
Xu hướng và tỷ lệ thất nghiệp
Nguyên nhân của thất nghiệp
Tác động của thất nghiệp
Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
Các chính sách tạo việc làm ở Việt Nam
Xu hướng việc làm
Những lựa chọn chính sách chính
LỜI NÓI ĐẦU
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
Số người không có việc làm
Tổng số lao động xã hội
Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
Cái giá khác của thất nghiệp còn là khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.
Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận.
Riêng ở Việt nam, thất nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội do “nhàn cư vi bất thiện”, trở thành vấn đề nhức nhối. Và trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta bị suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì thất nghiệp lại càng cần được quan tâm hơn nữa.
Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó việc nghiên cứu chính sách giải quyết việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, chính sách giải quyết việc làm và chống thất nghiệp là một trong những tiêu chí bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, là chính sách xã hội cơ bản góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Thất nghiệp ở Việt Nam
Thất nghiệp và một vài khái niệm có liên quan
Thất nghiệp là một vấn đề trung tâm trong các xã hội hiện đại. Khi mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí và thu nhập của dân cư giảm sút. Trong những thời kỳ như vậy khó khăn kinh tế cũng tràn sang ảnh hưởng đến tình cảm và cuộc sống gia đình của nhân dân.
Để có cơ sở phân tích nguồn gốc và bản chất của thất nghiệp cũng cần bắt đầu từ việc phân biệt một vài khái niệm cơ bản sau:
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội trong đó một bộ phận dân cư có khả năng là không có việc làm và đang đi tìm việc.
Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động được quy định từ 15 đến 55 đối với nữ và từ 15 đến 60 đối với nam.
Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người đang đi học, người nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.
Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có sức khỏe, hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn có việc làm và đang tìm kiếm việc làm.
Bảng 1.1.1 sau đây giúp chúng ta hình dung:
Dân số
Trong độ tuổi lao động
Lực lượng lao động
Có việc làm
Thất nghiệp
Ngoài lực lượng lao động
Ngoài độ tuổi lao động
Xu hướng và tỷ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp trong suốt giai đoạn từ 2000 tới 2007, đặc biệt là do đa số người lao động sẵn sàng làm các công việc có thu nhập thấp nhưng không chấp nhận bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp dao động giữa 2,1% và 2,8% trong giai đoạn này. Năm 2007, có 1,1 triệu người thất nghiệp đi tìm kiếm việc làm, chiếm 2,4% lực lượng lao động. Năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp nam giới là 2,4% sau đó giảm xuống còn 1,9% trong suốt giai đoạn 2000-2004, trước khi quay trở về mức 2,4% vào năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ đang tìm kiếm việc làm thực sự đã tăng nhẹ, từ 2,1% lên 2,5 % trong cùng thời kỳ.
Bảng 1.2.1: Số người và tỷ lệ thất nghiệp chia theo độ tuổi và giới tính, 2000-2007
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên (ngàn người)
886
1107
871
949
926
930
1031
1129
Nam
468
458
398
402
410
445
537
571
Nữ
418
650
473
547
517
485
494
558
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
2,3
2,8
2,1
2,3
2,1
2,1
2,3
2,4
Nam
2,4
2,3
1,9
1,9
1,9
2,0
2,3
2,4
Nữ
2,1
3,3
2,3
2,6
2,4
2,2
2,2
2,5
Số thanh niên (từ 15-24 tuổi) thất nghiệp (ngàn người)
409
545
396
434
428
456
486
593
Nam
213
216
192
209
214
234
260
300
Nữ
196
329
204
224
214
221
226
293
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (từ 15-24 tuổi) (%)
4,8
5,9
4,3
4,8
4,6
4,9
4,9
6,0
Nam
5,0
4,7
4,1
4,5
4,4
4,7
4,9
5,8
Nữ
4,6
7,1
4,6
5,1
4,9
5,0
4,8
6,3
Số người từ 25 tuổi trở lên thất nghiệp (ngàn người)
477
562
476
515
498
474
544
536
Nam
255
242
207
193
196
211
277
271
Nữ
222
320
269
322
302
263
268
265
Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi từ 25 tuổi trở lên (%)
1,6
1,8
1,5
1,6
1,5
1,4
1,5
1,5
Nam
1,6
1,6
1,3
1,2
1,1
1,2
1,5
1,4
Nữ
1,5
2,1
1,7
2,0
1,8
1,5
1,5
1,5
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Cuộc điều tra Lao động và Việc làm (các năm từ 2000-2007)
Ghi chú: Các số cộng lại có thể không chính xác bằng tổng số do làm tròn số.
Thất nghiệp vẫn là vấn đề chủ yếu đối với thanh niên, trong năm 2007, già nửa số người thất nghiệp (52,5%) là thanh niên độ tuổi 15-24. Trái ngược với tổng tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tương đối cao hơn, tăng từ 4,8% trong năm 2000 lên tới 6% trong năm 2007. Cũng như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên so với tỷ lệ thất nghiệp của người lớn tuổi đã tăng đều đặn từ 3,1 tới 4 lần, cho thấy số lượng thanh niên kiếm việc làm có khả năng bị thất nghiệp cao gấp 4 lần so với lao động lớn tuổi. Thêm vào đó, thất nghiệp đối với nữ thanh niên còn tăng nhanh hơn nam thanh niên.
Nguyên nhân của thất nghiệp
Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu:
Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên nhân chủ yếu. Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần 23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm mà vật giá leo thang rất nhiều.
Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên
Là thói quen đề cao việc học để "làm thầy" mặc dù nếu bản thân học "làm thợ" sẽ tốt hơn hay "thích làm Nhà nước, không thích làm cho tư nhân"; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ phận LĐ trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một bộ phận khác lại tự ti, không đánh giá hết năng lực thực sự của mình. Chọn nghề theo "nếp nghĩ" sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất nhiều LĐ trẻ "nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc.
Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp
Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao.Việc kỹ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường LĐ và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào thật nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định.
Tác động của thất nghiệp
Tác động của thất nghiệp tự nhiên
Lợi ích của thất nghiệp
Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với nguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội.
Lợi ích xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe.
Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng.
Chi phí thất nghiệp
Tâm lý xấu đối với người lao động và gia đình
Công nhân tuyệt vọng khi không thể có việc làm sau một thời gian dài.
Khủng hoảng gia đình do không có thu nhập.
Tác động của thất nghiệp chu kỳ
Lợi ích của thất nghiệp
Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe.
Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả.
Thất nghiệp mang lại thời gian học hành và trau dồi thêm kỹ năng.
Chi phí thất nghiệp
Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc
Quy luật Okun áp dụng cho nền kinh tế Mỹ nói rằng 1% thất nghiệp chu kỳ làm sản lượng giảm 2,5% so với mức sản lượng tiềm năng (xuống dưới mức tự nhiên).
Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp.
Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp.
Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.
Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết:
- Đối với loại thất nghiệp tự nhiên:
+ Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút được nhiều lao động hơn.
+ Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.
- Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động.
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trọng tâm đã được xác định. Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả. Đây cũng là giải pháp mà các quốc gia đã từng áp dụng trước đây.
Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc
Lao động bị mất việc cũng có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội. Trước tình hình lao động của quý I/2009, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã đưa ra ba giải pháp chủ yếu để hỗ trợ lao động mất việc làm.
Thứ nhất, Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm được việc làm mới.
Thứ hai, các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề cho người lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc không có việc.
Thứ ba, cho vay vốn từ quỹ quốc gia của Tổng liên đoàn.
Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp:
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.
Các chính sách tạo việc làm ở Việt Nam
Xu hướng việc làm
Tăng trưởng việc làm trung bình hàng năm giai đoạn 2000-2007 xấp xỉ 1,03 triệu, hoặc 2,5%. Tuy nhiên, sự gia tăng này hơi thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động trong cùng giai đoạn, điều này phản ánh thách thức khó khăn trong tạo công ăn việc làm tại Việt Nam. Số lượng lao động đã tăng từ 38,4 triệu lên tới 45,6 triệu trong cùng giai đoạn, tỷ trọng lao động nữ trong tổng việc làm giảm từ 49,7% trong năm 2000 xuống 48,4% trong năm 2007. Xét về tỷ lệ việc làm trên dân số, 68,1% dân số trong độ tuổi lao động đã được tuyển dụng trong năm 2007, nhưng khoảng cách giới đang tăng lên, đạt 8,8 điểm phần trăm, phản ánh một phần sự bất bình đẳng về cơ hội việc làm mà phụ nữ phải đối mặt trên thị trường lao động.
Bảng 2.1.1: Lao động có việc làm và tỷ lệ lao động có việc làm theo độ tuổi và giới tính, 2000-2007
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số lao động có việc làm (ngàn người)
38 368
39 000
40 162
41 176
42 316
43 452
44 549
45 579
Nam
19 292
19 744
20 356
20 959
21 649
22 313
22 894
23 525
Nữ
19 076
19 257
19 807
20 217
20 666
21 140
21 655
22 053
Tỷ lệ lao động có việc làm trên dân số từ 15 tuổi trở lên (%)
70,7
71,0
70,9
70,4
69,9
69,6
68,7
68,1
Nam
74,3
75,1
74,8
74,4
74,1
74,0
68,3
72,6
Nữ
67,4
67,3
67,4
66,7
66,0
65,5
64,6
63,8
Tổng số thanh niên (từ 15-24 tuổi) có việc làm (ngàn người)
8 158
8 665
8 705
8 626
8 848
8 931
9 511
9 262
Nam
4 052
4 381
4 439
4 491
4 670
4 701
5 000
4 905
Nữ
4 106
4 283
4 266
4 136
4 178
4 230
4 511
4 357
Tỷ lệ thanh niên có việc làm trên dân số thanh niên (từ 15-24 tuổi) (%)
53,6
57,2
56,1
54,3
53,5
52,5
53,3
51,5
Nam
52,5
56,8
55,7
54,6
54,3
53,3
54,2
52,8
Nữ
54,6
57,5
56,5
53,9
52,7
51,5
52,2
50,1
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Cuộc điều tra Lao động và Việc làm (các năm từ 2000-2007)
Ghi chú: Các số cộng lại có thể không chính xác bằng tổng số do làm tròn số.
Khu vực ngoài quốc doanh tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong tạo việc làm. Lao động trong khu vực này chiếm khoảng 90% lực lượng lao động có việc làm và khu vực này đã tạo được khoảng 91% việc làm cho nền kinh tế giai đoạn 2000-2007. Điều này phản ánh tác động của việc sửa đổi và thực thi các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm Bộ Luật Lao Động, Luật Đầu tư và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Việc làm, và các văn bản khác.
Những lựa chọn chính sách chính
Đầu tư vào quản trị thị trường lao động để thúc đẩy phát triển bền vững và toàn diện
Việt Nam cần tăng cường khuôn khổ luật pháp, chính sách, tập trung vào cải thiện quan hệ lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương tối thiểu, giải quyết tranh chấp lao động, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn và vệ sinh lao động, và các yếu tố khác. Cần đầu tư vào phát triển quan hệ lao động thông qua các cơ chế đối thoại và đàm phán, bao gồm củng cố hệ thống đại diện ba bên tại cấp ngành, khu vực và địa phương. Trong đó quan trọng là phải tăng cường năng lực của ba bên trong thỏa ước lao động tập thể.
Đồng thời, điều quan trọng là phải hoàn thiện các thể chế thị trường lao động, tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa cung và cầu lao động.
Duy trì tăng năng suất lao động để thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao mức sống
Chính phủ tiếp tục tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ dịch chuyển lao động giữa các khu vực kinh tế thông qua việc duy trì và phát triển các ngành công nghiệp có năng suất cao và thu hút nhiều lao động hơn. Cần tăng cường các chính sách khuyến khích, xúc tiến đầu tư tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở cả trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt cần tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực.
Hỗ trợ tạo và cải thiện chất lượng việc làm thông qua các chính sách hướng vào việc làm
Các tồn tại trong tạo việc làm và việc làm có chất lượng đòi hỏi phải xây dựng một chiến lược việc làm toàn diện, ưu tiên và lồng ghép giới nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng giới thông qua giảm tỷ lệ phụ nữ làm các công việc không được trả công hoặc lương thấp trong các khu vực có năng suất lao động thấp và an sinh kém.
Tăng cường an sinh xã hội để cân đối tăng trưởng với công bằng
Chính phủ cần tiếp tục các biện pháp để tăng tỷ lệ tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội thông qua rà soát lại các quy định trong chế độ bảo hiểm và đồng thời tăng cường nâng cao nhận thức của người dân.
Thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động mạnh để hỗ trợ việc ra quyết định có đầy đủ thông tin
Cần đầu tư phát triển hệ thống thông tin và phân tích thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin có chất lượng, đáng tin cậy và cập nhật về cung, cầu lao động, các nhu cầu đào tạo và các cơ hội mới cho người lao động. Hệ thống thông tin thị trường lao động phải sãn sàng đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người kiếm việc làm, các cơ sở đào tạo và các bên liên quan khác để cùng tham gia vào việc thúc đẩy việc làm bền vững ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị việt nam hiện nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt Nam chúng ta quan tâm, mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất nghiệp.
Nước ta còn nghèo nàn, vốn đầu tư còn phải đi vay, kỹ thuật - công nghệ còn phải đi mua. Nhưng ta lại có nguồn lực lao động khá dồi dào, giá rẻ. Đây là những vấn đề cần được phân tích, trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại, phát huy thế mạnh, để lực lượng lao động mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất, đồng thời góp phần bình ổn xã hội. Thực tế đang thu hút và yêu cầu sự quan tâm từ phía Nhà nước, các ngành kinh tế cũng như mỗi người lao động.
Thất nghiệp không chỉ là sự lãng phí mà còn làm cho thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư thấp, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế trong nước, cũng như việc “gọi” các nhà đầu tư nước ngoài. Thất nghiệp làm cho tỉ lệ nghèo cao và sự phân hóa giàu nghèo tiếp tục gia tăng.
Trong những năm còn lại của Thập kỷ Việc làm Bền vững Châu Á, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập nhanh chóng vào thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Bối cảnh này đặt ra một số thách thức cần phải giải quyết về thị trường lao động và các vấn đề xã hội.
Việc tiếp tục hội nhập sâu vào thị trường quốc tế và chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế cũng sẽ phát sinh các rủi ro, đòi hỏi tăng cường các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ rơi vào nghèo như nông dân, lao động di cư trong nước và quốc tế, phụ nữ và thanh niên.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Minh Phượng (2011), Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1, Đại học Vinh
Đỗ Văn Tính (2009), Thông tin khoa học “Thất nghiệp tại Việt Nam”, Đại học Duy Tân
Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009/10 (2010), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
Tài liệu tham khảo gồm các websites: