Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường thế giới, đất nước ta tiếp tục công cuộc công nghiệp hóa với sự tham gia của nhiều công ty cổ phần, công ty TNHH, các tập đoàn kinh tế tư nhân do mua bán đã thu hút nền kinh tế nước ta từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
Trong xu thế hội nhập ngày nay nhất là quá trình gia nhập WTO của nước ta. Việt Nam đã khẳng định quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là những chủ nhà đón tiếp những vị khách mới để tự giới thiệu, tự học hỏi và tự phát triển. Song song đó Việt Nam sẽ đón nhận những sản phẩm mới, tiếp xúc những công nghệ mới, cách quản lý mới chặt chẽ và hiệu quả của các doanh nghiệp nước ngoài. Cơ hội đến rất nhiều, song các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt không ít những thách thức. Vì thế thị trường đối với các doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, để hàng hóa của doanh nghiệp tiêu thụ được trên thị trường thì phải nắm bắt được cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Điều đó đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và nâng co hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình đạt kết quả ao nhất mới có thể tồn tại và phát triển. Đồng thời thị trường càng trở nên nóng bỏng hơn đối với các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải giữ vững thị trường đồng thời tiếp cận thị trường mới, luôn theo sát thị trường, không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, quan sát tìm hiểu đối thủ, nắm bắt cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Đó là vấn đề tự lực cánh sinh để tìm chỗ đứng và hướng phát triển cho chính mình.
Xuất phát từ thực tế nêu trên cùng với sự mong muốn học hỏi và tìm hiểu của bản thân, kết hợp lý luận và thực tiễn tại trường Đại học nên em đã chọn đề tài “Thị trường bán lẻ hàng hóa ở khu kinh tế Nghi Sơn” làm đề tài ngiên cứu khoa học. Sau đây là vài điểm giới thiệu sơ lược về khu kinh tế Nghi Sơn – Thị trường mà em đã chọn.
Khu kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trên trục giao lưu Bắc – Nam của đất nước, cách thủ đô Hà Nội 200km về phía Nam, là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ, Tây Bắc và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, Nghi Sơn có cảng biển nước sâu,đã được quy hoạch xây dựng cụm cảng cho tầu 50.000 DWT cập bến. Cảng Nghi Sơn có tiềm năng phát triển thành một trong những cảnh biển lớn nhất cả nước với năng lực xếp dỡ lên đến hàng trăm triệu tấn/năm. Được thành lập vào giữa năm 2006 tại huyện Tĩnh Gia, phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam cùng với hệ thống cảng Nghi Sơn để tạo ra một động lực phát triển KT – XH cho tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực kém phát triển Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An và cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam nói chung
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường bán lẻ hàng hóa ở khu kinh tế Nghi Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU……………………………..................................... 3
1. Sự cần thiết của đề tài…………………………………………………………3
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………..5
3. Tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế………………………………….5
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….. 7
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..……7
6. Bố cục của đề tài………………………………………………………………8
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………………………...9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ…………… 9
1. Định nghĩa về thị trường bán lẻ…………………………………………….. 9
2. Cấu trúc kên phân phối của thị trường bán lẻ……………………………..…9
3. Các loại hình bán lẻ…………………………………………………………14
4. vai trò của hoạt động bán lẻ…………………………………………………17
5. Chức năng của hoạt động bán lẻ……………………………………………18
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thị trường bán lẻ19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở KKT NGHI SƠN
I. Giới thiệu chung về khu kinh tế Nghi Sơn………………………………22
1. Vị trí địa lý………………………………………………………………… 22
2. Tiềm năng ………………………..………………………………………. 22
3. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật………………………………………………… 24
4. Dân số………………………………………………………………………25
5. Lực lượng lao động:……………………………………………………… 25
6.Tổng dự án đầu tư………………………………………………………..… 26
II. Thực trạng thị trường bán lẻ ở khu kinh tế Nghi Sơn…………..… 28
1. Nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm ……………………………… 28
1.1. Trước năm 2000………………………………………………………… 28
1.2. Từ năm 2000 đến năm 2011………………………………………...… 30
1.3. Dự tính trong tương lai………………………………………………...… 32
2. Tập quán tiêu dùng ……………………………………………………… 32
3. Sự đa dạng về hàng tiêu dùng…………………………………………… 35
4. Nguồn cung hàng và phương thức vận chuyển, phân phối……………… 37
4.1.Nguồn cung hàng……………………………………………………….… 37
4.2.Phương thức phân phối – vạn chuyển………………………………….… 37
5. Quy mô và số lượng các cửa hàng (mật độ phân bổ cửa hàng / diện tích) 39
6. Mức độ cạnh tranh của các cửa hàng bán lẻ và các đại lý lớn…………… 40
7. Doanh thu của KKT Nghi Sơn về hoạt động bán lẻ qua các năm………..41
III. Nhận xét, đánh giá về thị trường bán lẻ tại KKT Nghi Sơn………… 45
1. Ưu điểm………………………………………………………………… 45
2. Những hạn chế cần khắc phục………………………………………… 45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở KHU KINH TẾ NGHI SƠN…………………………………………………...……461. Quy hoạch mạng lưới bán lẻ ………………………………………………………………… 462. Tiếp tục mở rộng thị trường ……………………………………………………………………473. Tiếp tục mở rộng kênh phân phối…………………………………….… 494. Tăng cường các hoạt động quảng bá tiếp cận người tiêu…………….… 50
PHẦN 3: KẾT BÀI………………………………………………………… 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………. 53
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường thế giới, đất nước ta tiếp tục công cuộc công nghiệp hóa với sự tham gia của nhiều công ty cổ phần, công ty TNHH, các tập đoàn kinh tế tư nhân do mua bán đã thu hút nền kinh tế nước ta từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
Trong xu thế hội nhập ngày nay nhất là quá trình gia nhập WTO của nước ta. Việt Nam đã khẳng định quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là những chủ nhà đón tiếp những vị khách mới để tự giới thiệu, tự học hỏi và tự phát triển. Song song đó Việt Nam sẽ đón nhận những sản phẩm mới, tiếp xúc những công nghệ mới, cách quản lý mới chặt chẽ và hiệu quả của các doanh nghiệp nước ngoài. Cơ hội đến rất nhiều, song các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt không ít những thách thức. Vì thế thị trường đối với các doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, để hàng hóa của doanh nghiệp tiêu thụ được trên thị trường thì phải nắm bắt được cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Điều đó đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và nâng co hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình đạt kết quả ao nhất mới có thể tồn tại và phát triển. Đồng thời thị trường càng trở nên nóng bỏng hơn đối với các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải giữ vững thị trường đồng thời tiếp cận thị trường mới, luôn theo sát thị trường, không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, quan sát tìm hiểu đối thủ, nắm bắt cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Đó là vấn đề tự lực cánh sinh để tìm chỗ đứng và hướng phát triển cho chính mình.
Xuất phát từ thực tế nêu trên cùng với sự mong muốn học hỏi và tìm hiểu của bản thân, kết hợp lý luận và thực tiễn tại trường Đại học nên em đã chọn đề tài “Thị trường bán lẻ hàng hóa ở khu kinh tế Nghi Sơn” làm đề tài ngiên cứu khoa học. Sau đây là vài điểm giới thiệu sơ lược về khu kinh tế Nghi Sơn – Thị trường mà em đã chọn.
Khu kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trên trục giao lưu Bắc – Nam của đất nước, cách thủ đô Hà Nội 200km về phía Nam, là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ, Tây Bắc và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, Nghi Sơn có cảng biển nước sâu,đã được quy hoạch xây dựng cụm cảng cho tầu 50.000 DWT cập bến. Cảng Nghi Sơn có tiềm năng phát triển thành một trong những cảnh biển lớn nhất cả nước với năng lực xếp dỡ lên đến hàng trăm triệu tấn/năm. Được thành lập vào giữa năm 2006 tại huyện Tĩnh Gia, phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam cùng với hệ thống cảng Nghi Sơn để tạo ra một động lực phát triển KT – XH cho tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực kém phát triển Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An và cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam nói chung
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ, KKT Nghi Sơn có tổng diện tích là 18611,8 ha, trên phạm vi 12 xã thuộc huyện Tĩnh Gia.Nghi Sơn được xây dựng với mục tiêu phát triển thành KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: CN lọc hóa dầu, CN luyện cán thép cao cấp,CN sửa chữa và đóng mới tàu biển, CN nhiệt điện, CN vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu… Với tiềm năng lợi thế và vị trí thuận lợi, KKT Nghi Sơn sẽ trở thành một khu vực phát triển năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo động lực mạnh để thúc đẩy, lôi kéo KT – XH của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bô với cả nước. Theo đánh giá về tiềm năng phát triển của Nghi Sơn đoàn chuyên gia thuộc Viện phát triển kinh tế Nhật Bản (JICA) khảo sát đã nhận định: “Nằm ở cuối phía Nam bờ biển Thanh Hóa, sau khi xây dựng một nhà máy xi măng lớn, một cảng chuyên dùng và tuyến kỹ thuật hạ tầng vào khu công nghiệp, đồng thời với sự đầu tư tổng hợp sẽ cho phép vùng Nghi Sơn trở thành một trong các trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Bắc Trung Bộ và của cả nước, sẽ là cửa ngõ chính của tam giác kinh tế phía Bắc.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu thực trạng về thị trường bán lẻ tại khu kinh tế Nghi Sơn từ đó đề ra một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ tại khu kinh tế Nghi Sơn
3. Sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Đây là đề tài nghiên cứu ở phạm vi trong nước, nhưng nội dung của đề tài có mối liên hệ với sự phát triển,vận động của thị trường hàng hóa trên toàn thế giới. Vấn đề của các doanh nghiệp Viêt Nam cần làm là duy trì và phát triển thị trường của mình cho hiệu quả.Các doanh nghiệp không chỉ tham gia vào cuộc chiến tranh giành thị trường với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà đáng quan tâm hơn là sự chen chân của doanh nghiệp nước ngoài.Các doanh nghiệp nước ngoài khi bước vào thị trường Việt Nam luôn mang theo công nghệ tiên tiến, phương thức sản xuất khoa học nên mức độ cạnh tranh luôn nằm ở con số báo động đối với những doanh nghiệp trong nước. Thị trường là một phạm trù rộng lớn, có sự biến động không ngừng nên các doanh nghiệp trong nước cần nắm bắt thông tin kịp thời để có chiến lược cho doanh nghiệp mình trong tương lai .
Tình hình trong nước:
Những năm gần đây, marketing là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng phát triển và tự tìm cho mình hướng đi phù hợp. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn về việc phát triển và mở rộng thị trường, đây là một bài toán mà các chuyên gia kinh tế đang cố gắng tìm cách giải quyết. Hiện nay, trong nước đã và đang có rất nhiều nhà kinh tế nghiên cứu vấn đề này như: GS.TS. Trần Minh Đạo, PGS. TS. Vũ Trí Dũng với bài giảng của những GS.TS khác tại các trường ĐH trong nước.Bên cạnh đó là sự đóng góp của các thạc sĩ, tiến sĩ, các ngiên cứu của các học viện kinh tế…thế nhưng hầu hết các bài ngiên cứu của những tác giả trên còn mang nặng tính lý thuyết, phần ngiên cứu ứng dụng còn chưa sâu.
Về các tài liệu nghiên cứu thị trường bán lẻ hàng hóa tại khu kinh tế Nghi Sơn cũng có một số tài liệu liên quan “thị trường tiêu thụ tại KKT Nghi Sơn”, “KKT Nghi Sơn – điểm hẹn đầu tư” nhưng chỉ dưới hình thức các bài tiểu luận, luận văn… nhưng chỉ mới đề cập sơ lược về thị trường tiêu thụ tại Nghi Sơn, chưa đi sâu vào phân tích ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn đọng. Quan trọng là chưa chỉ ra được tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn.
Tình hình nghiên cứu thị trường bán lẻ quốc tế
Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển lĩnh vực Marketing trong kinh doanh đã được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng từ rất lâu. “ Quảng bá sản phẩm và thương hiệu cung cấp sự phục vụ trực tiếp đến khách hàng là tiêu chuẩn đối với hầu hết các nhà bán lẻ quốc tế ”. Khi có được bộ phận Marketing làm việc xuất sắc thì công cuộc phát triển doanh nghiệp đã được đặt xây một viên gạch vững chắc.
Theo Philip Kotler, một trong bốn tên tuổi Marketing lớn nhất thế giới đã sáng lập ra bộ môn Marketing hiện đại, tác giả của cuốn sách “quản trị Marketing” và nhiều tác phẩm đặc sắc khác. Ông nhấn mạnh:Marketing không chỉ bán hàng mà còn là nỗ lực tìm ra nhu cầu, đáp ứng nhu cầu ấy và làm khách hàng ngày càng hài long với sản phẩm. Trong lần ghé thăm Việt Nam năm 2007, Ông đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm và thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp trong nước. Bài giảng của ông đã truyền tải lượng lớn kiến thức không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác.
GS. John Quelch hiện là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Quốc tế châu Âu - Trung Quốc (CEIBS). GS. John Quelch được đánh giá là một trong mười chuyên gia marketing có ảnh hưởng nổi tiếng nhất trên thế giới (theo Laura Mazur và Louella Miles).Ông là tác giả của gần 20 cuốn sách như: Những Nhãn hiệu toàn cầu mới (The New Global Brands) (2006), Quản trị Marketing Toàn cầu (Global Marketing Management) (5th edition, 2006), Các ví dụ về Quản trị Quảng cáo và Xúc tiến thương mại (Cases in Advertising and Promotion Management) (4th Edition, 1996)...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Thị trường bán lẻ hàng hóa tại khu kinh tế Nghi Sơn
- Hình thức phân phối hàng hóa - sản phẩm của các công ty về thị trường Nghi Sơn
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Thực hiện nghiên cứu và khảo sát tại KKT Nghi Sơn
- Thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2011
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Sử dụng một hệ thống tài liệu phù hợp về thời gian và không gian, đặc điểm tình hình của từng đối tượng nghiên cứu..
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá:
- Phương pháp phân tích: Tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế -xã hội, căn cứ vào tình hình thực tế và đặt chúng trong mối liên hệ ràng buộc tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời áp dụng các phương pháp phân tích phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Tập trung chỉnh lý hệ thống hoá các tài liệu thu được để chuyển thành các thông tin chung của hiện tượng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc phân tích tiếp theo.
- Phương pháp phỏng vấn: Được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp giữa người điều tra và người cung cấp thông tin, gồm 2 loại: phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường bán lẻ
Chương II: Thực trạng thị trường bán lẻ ở khu kinh tế Nghi Sơn
Chương III: Một số giải pháp về thị trường bán lẻ tại khu kinh tế Nghi Sơn
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ.
Định nghĩa về thị trường bán lẻ
Thị trường bán lẻ là thị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ. những người bán lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường. Những người bán lẻ (cá nhân, tổ chức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một khuôn khổ khung pháp lý nhất định.
Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ
Sơ đồ 1: Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ
NGƯỜI TIÊU DÙNG
NGƯỜI TRUNG GIAN
NGƯỜI SẢN XUẤT
Dù hàng hóa được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thị trường bán lẻ về cơ bản bao gồm ba thành viên: người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùng cuối cùng.
Người sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó. Đôi khi người sản xuất cũng là người bán thẳng hàng hóa đó tới tay người tiêu dùng không cần qua trung gian.
Người trung gian: là những người tham gia vào việc phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng. Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bán buôn, người bán lẻ (cửa hàng tiện dụng, siêu thị và đại lý siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thương mại…).
Sơ đồ 2: Minh họa cho các cửa hàng làm người trung gian bán lẻ.
Người sản xuất
Người tiêu dùng
Cửa hàng đại lý, cửa hàng HTX bán lẻ…
Môi giới
Cửa hàng nhượng quyền thương mại
Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm
Cửa hàng bán lẻ độc lập
Người tiêu dùng: là người cuối cùng nhận được hàng hóa đó. Họ nhận hàng hóa đó với mục đích để tiêu dùng.
Do sự đa dạng của khâu trung gia mà hàng hóa có thể đén tay của người tiêu dùng theo nhiều con đường dài ngắn khác nhau:
Người sản xuất trực tiếp đưa hàng háo của mình tới tận tay người tiêu dùng mà không qua một khâu trung gian nào khác. Hàng hóa được bán tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình hoặc qua điện thoại, qua mạng, qua đơn đặt hàng…
+ Ưu điểm: Ưu điểm của trường hợp này là hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng. Vì hàng hóa đến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn. Đồng thời, di không phải qua khâu trung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất đó là nhà sản xuất có thể dễ dàng nắm bắt, nhận biết nhu cầu của khách hàng.
+ Nhược điểm: Để thực hiện đưa hàng hóa theo con đường này và đảm bảo được nguyên tắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây phải là người có nhu cầu tiêu thụ lớn và ổn định. Trên thực tế, doanh nghiệp rất khó có thể tìm kiếm được những người tiêu dùng đáp ứng được yêu cầu đó. Dễ gây xung đột lợi ích giữa nhà bán sản phẩm cho công ty và công ty.
+Ứng dụng: Con đường trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp bán những hàng hóa có giá trị lớn, những hàng hóa có tính chất thương phẩm đặc biệt (hàng tươi sống, hàng lâu bền…) Ví dụ: bán ô tô, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm.
Người sản xuất đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng thông qua khâu trung gian là những nhà bán lẻ hoặc là thông qua nhà bán buôn rồi đén người bán lẻ cuối cùng là đến người tiêu dùng.
Trườn hợp hàng hóa theo con đường ngắn chỉ có một người trung gian là người bán lẻ:
+ Ưu điểm: Trong trường hợp này thì người sản xuất có thể tận dụng được vị trí bán hàng, hệ thống phân phối của người bán lẻ. Qua đó, nhà sản xuất có thể tăng được uy tín của hàng hóa. Ngoài ra, người sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnh hoạt động bán hàng của mình.
+ Nhược điểm: Rõ ràng trong trường hợp này, lợi nhuận đã bị phân chia một phần cho nhà bán lẻ. Người sản xuất cũng khó điều phối được hàng hóa của mình do các địa điểm bán hàng thuộc sở hữu của nhiều người bán lẻ khác nhau.
+ Ứng dụng: Nhà sản xuất có quy mô nhỏ nên thường kiêm cả hoạt động bán buôn tì áp dụng trường hợp này. Các nhà bán lẻ cần phải đáp ứng được yêu cầu là phải có vốn lớn và mạng lưới rộng rãi.
Trường hợp hàng hóa theo con đường trung bình là qua người bán buôn, đến người bán lẻ, rồi đến người tiêu dùng.
+ Ưu điểm: Để mở rộng được thị trường của mình thì người sản xuất càn phải có vốn lớn, quan hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảo quản hàng hóa. Không phải người sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Khi đó, để mở rộng thị trường thì những người sản xuất này sẽ nhờ đến vai trò của người bán buôn.
+ nhược điểm: Chi phí sản xuất hàng hóa chắc chắn sẽ tăng lên, từ đó người sản xuất bị chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn. Người sản xuất cũng không thể tự mình điều chỉnh được thị trường phân phối của mình do còn phải phụ thuộc vào người bán buôn.
+ Ứng dụng: Mở rộng thị trường phân phối hàng hóa
Ngoài ra, hàng hóa có thể đến tay người tiêu dùng qua những con đường dài hơn. Hàng hóa đi từ nhà môi giới đến những nhà bán buôn rồi đến những nhà bán lẻ cuối cùng mới là người tiêu dùng.
+ Ưu điểm: Trong trường hợp này người sản xuất có thể chuyên tâm vào sản xuất, khâu phân phối được giao phối các người môi giới.
+ nhược điểm: Chi phí tăng lên rất nhiều.
+ Ứng dụng: Trường hợp này áo dụng khi hàng hóa phải thâm nhập vào những thị trường có những luật lệ, quy tắc khó khăn hoặc là những thị trường đầu tiên mà người sản xuất bán hàng hóa của mình. Tại những thị trường này, để có thể bán được hàng hóa thì cần những người am hiểu sâu sắc thị trường, có mối quan hệ tốt với người bán buôn. Người đó chính là người môi giới.
Cụ thể phân tích trên thành sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Các kênh phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người bán buôn
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người bán buôn
Người môi giới
Trên thực tế, người sản xuất không chỉ áp dụng duy nhất một con đường để đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng. Họ có thể bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bnas và giới thiệu sản phẩm, bán buôn cho những người bán lẻ để phân phối được nhiều sản phẩm, đồng thời họ có thể bán hàng thông qua môi giới khi đưa hàng hóa của mình sang thị trường nước ngoài. Kết hợp nhiều con đường phân phối khác nhau giúp người sản xuất vừa am hiểu nhu cầu của thi trường để điều chỉnh sản xuất, vừa tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn. khi lựa chọn các con đường phân phối hàng hóa của mình thì người sản xuất cần căn cứ vào:
+ Nhu cầu của thị trường: Nhu cầu của thị trường được xem xét trên các góc độ: số lượng của hàng hóa thi trường nhiều hay ít, quy mô, những khu vực có nhu cầu đối với sản phẩm hàng hóa, chu kỳ sống của sản phẩm.
+ Điều kiện của người sản xuất: điều kiện ở đây là thực tế về vốn, về mạng lưới phân phối của người sản xuất. Điều kiện cũng có thể hiểu đó là người sản xuất muốn tung ra sản phẩm mới hay là mở rộng thị trường.
+ Chiến lược phân phối hàng hóa của người sản xuất.
Các loại hình bán lẻ
Các loại hình bán lẻ vô cùng phong phú và đa dạng. Dựa trên các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ khác nhau. Ví dụ phân loại theo quy mô thì các loại hình bán lẻ có các cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ. Hay phân loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình… Tuy nhiên, phổ biến và dễ hiểu nhất thì người ta thường phân loại thị trường theo tiêu thức cách thức bán hàng và hàng hóa kinh doanh.
Theo đó trong thị trường bán lẻ, các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ.
Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại hình bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hóa và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp. các địa điểm bán hàng này tùy theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng khác nhau. Hiện nay có các loại cửa hàng bán lẻ như sau:
Chợ: chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi trên thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hóa khác nhau. Hoạt động