Thị trường option tại Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay,hội nhập hoá nền kinh tế đất nước đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Việt Nam với hàng loạt các cải cách quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ là quá trình chuyển từ chính sách “tài chính kềm chế” sang tự do hoá tài chính nhằm tiến tới phù hợp xu hướng chung của thế giới. Để rút ngắn khoảng cách trong hội nhập,nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong nước, đồng thời tạo cơ hội cho giới doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam có thể tiếp cận, sử dụng những công cụ tài chính cao cấp hữu ích; trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, NHNN đã từng bước cho phép đưa vào thực hiện hoặc triển khai thí điểmrất nhiều các công cụ tài chính phái sinh trên thị trườngtài chính – ngân hàng nước ta. Đến nay, các giao dịch phái sinh như:nghiệp vụ mua bán kỳ hạn (forward), giao dịch hoán đổi (swap), quyền chọn (option) và hợp đồng giao sau (future) là những sản phẩm dịch vụ đang được giới ngân hàng Việt Nam chú trọng phát triển trong xu hướng mở rộng cácsản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại cung cấp cho khách hàng. Trong đó, đáng chú ý nhất là option - công cụ quản trị rủi ro hữu ích cho các nhà đầu tư tài chính và kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đây là công cụ đa chức năng, có thểgiúp xử lý rủi ro về tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế, rủi ro giá cả trong buôn bán hàng hoá kỳ hạn, và cũng là công cụ đầu tư tốt trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang trong quátrình xây dựng và phát triển hoàn chỉnh thị trường chứng khoán để đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng lớn. Do vậy, nghiên cứu phát triểnnhững công cụ tài chính đồng hành với thị trường chứng khoán như công cụ option, nhằm tạo thêm nguồn hàng hoá chất lượng cao cho thị trường này là việc làm có ý nghĩa rất thiết thựctrong lúc này. Có thể nói, những lợi ích mà giao dịch option mang lại là điều không cần bàn cải. Tuy nhiên, để đưa các loại option vào triển khai thực tiển và khuyến khích các nhóm đối tượng khách hàng sử dụng nó hiệu quả là điều không dễ dàng trong điều kiện nước tahiện nay. Bởi thị trường tàichính – tiền tệ Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém; điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất thiếu để option phát huy hết công năng. Đặc biệt là hạ tầng phần mềm liên quan đến khung pháp lý làm nền tảng phục vụ cho giao dịch option, cũng như tâm lý còn e dè và lạ lẫm của mọi - 5 - giới về công cụ mới này. Điều trên dẫn đến kết quả là: tuy thực tế thị trường tài chính Việt Nam hiện cũng tồn tại khá đa dạng các công cụ phái sinh (và cũng đã có 3 loại option được đưa vào giao dịch, thí điểm), nhưng ở một chừng mực nào đó, kết quả triển khai thời gian qua là không mấy khả quan và chưa đáp ứng đủ như kỳ vọng.

pdf122 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường option tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn Tốt Nghiệp Đề tài: " THỊ TRƯỜNG OPTION TẠI VIỆT NAM " - 1 - MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ i Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OPTION 1.1. Những vấn đề cơ bản về thị trường tài chính – thị trường chứng khoán......... 1 1.1.1. Thị trường tài chính..................................................................................... 1 1.1.2. Thị trường chứng khoán (TTCK) ................................................................ 4 1.2. Thị trường các công cụ tài chính phái sinh ..................................................... 7 1.3. Tổng quan về thị trường Option - những vấn đề lý luận cơ bản....................... 9 1.3.1. Một số khái niệm và thuật ngữ .................................................................. 9 1.3.2. Lịch sử phát triển thị trường option trên thế giới ..................................... 10 1.3.3. Phân loại – Đặc điểm các loại option ...................................................... 12 1.3.3.1. Phân loại theo quyền của người mua ................................................ 12 1.3.3.2. Phân loại theo thời gian thực hiện option (Expiration Date)............. 13 1.3.3.3. Phân loại theo tài sản cơ sở (Underlying Asset) ............................... 13 a) Option chứng khoán.............................................................................. 13 b) Option chỉ số chứng khoán ................................................................... 15 c) Option tiền tệ (Currency Options) ........................................................ 16 d) Option về hợp đồng Future................................................................... 18 e) Option về lãi suất.................................................................................. 19 1.3.3.4. Một số loại option đặc biệt khác ....................................................... 21 a) Option linh hoạt (Flex Option)...................................................... 21 b) Các loại option ngoại lai (Exotic Options).................................... 21 c) Option chứng khoán dành cho nhân viên (Employee stock option - ESOs) 22 1.3.4. Vai trò – các thành phần tham gia thị trường option................................ 22 1.3.5. Vấn đề định giá option (phí quyền chọn)................................................. 24 1.3.6. Các chiến lược kinh doanh về option ....................................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 27 - 2 - Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG – PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OPTION TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng triển khai và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở nước ta thời gian qua ........................................................................................................... 28 2.2. Thực trạng và khả năng xây dựng – phát triển thị trường option tại Việt Nam 2.2.1. Thị trường quyền chọn tiền tệ (Currency Options) ............................. 33 2.2.1.1. Option ngoại tệ ................................................................................... 33 2.2.1.2. Option tiền đồng Việt Nam ................................................................ 44 2.2.1.3. Kết quả ban đầu và triển vọng phát triển thị trường option tiền tệ ... 50 2.2.2. Thị trường quyền chọn vàng (Gold Options) ........................................ 51 2.2.2.1. Sơ lược thực trạng triển khai .............................................................. 51 2.2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................. 52 2.2.2.3. Kết quả ban đầu và triển vọng phát triển Gold options thời gian tới 55 2.2.3. Quyền chọn về lãi suất ........................................................................... 56 2.2.4. Khả năng xây dựng – phát triển các loại quyền chọn khác tại Việt Nam ....................................................................................................................... 58 2.2.4.1. Quyền chọn chứng khoán và chỉ số chứng khoán VN- index ........... 58 2.2.4.2. Quyền chọn về hợp đồng Future ....................................................... 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 64 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OPTION TẠI VIỆT NAM 3.1. Một số giải pháp chung cho phát triển tổng thể thị trường các loại option hiện có tại Việt Nam............................................................................................... 66 3.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền – tạo nhận thức cho công chúng về công cụ option ................................................................................................................. 66 3.1.2. Tạo lập và phát triển các cơ sở vật chất, kỹ thuật – hoàn thiện khung pháp lý cho các giao dịch về option ....................................................................... 70 3.1.3. Giải pháp đẩy mạnh việc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, mở đường cho các công cụ phái sinh phát triển ..................................................... 72 - 3 - 3.1.4. Các NHTM cần xác định các mức phí option mang tính hấp dẫn, kích thích khách hàng tìm đến sử dụng các giao dịch này hơn trong giai đoạn chúng vẫn chưa thực sự phổ biến tại nước ta ........................................................................... 73 3.1.5. Nhóm các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của TTTC Việt Nam ................................................................................................................ 74 3.1.6. Tăng cường công tác nghiên cứu, phát triển thị trường, tăng cường hợp tác quốc tế – tiến tới sớm triển khai và phát triển các loại option khác tại nước ta ............. 76 3.1.7. Nhóm các giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các tác động tiêu cực hay “thảm họa” có thể xảy ra từ việc lạm dụng công cụ option khi nó được thực hiện phổ biến tại Việt Nam trong tương lai............................................................ 77 3.2. Các nhóm giải pháp riêng nhằm phát triển từng loại option tại Việt Nam từ nay đến năm 2010................................................................................................... 79 3.2.1. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ ........................... 79 3.2.2. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn vàng.............................. 83 3.2.3. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn lãi suất .......................... 84 3.3. Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng sớm triển khai các loại option chưa được thực hiện tại Việt Nam.......................................................................... 85 3.3.1. Giải pháp cho option chứng khoán ........................................................... 85 3.3.2. Giải pháp cho option về hợp đồng Future ................................................ 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 88 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ...............................................................................................xi TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................xiii PHỤ LỤC 1: Các chiến lược kinh doanh về option. PHỤ LỤC 2: Quyết định 163/2003/QĐ-TTG (ngày 5/8/2003) của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010. PHỤ LỤC 3: Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN (ngày 10/11/2004) của Thống đốc NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. PHỤ LỤC 4: Option chứng khoán dành cho nhân viên tại Việt Nam. - 4 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập hoá nền kinh tế đất nước đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Việt Nam với hàng loạt các cải cách quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ là quá trình chuyển từ chính sách “tài chính kềm chế” sang tự do hoá tài chính nhằm tiến tới phù hợp xu hướng chung của thế giới. Để rút ngắn khoảng cách trong hội nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong nước, đồng thời tạo cơ hội cho giới doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam có thể tiếp cận, sử dụng những công cụ tài chính cao cấp hữu ích; trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, NHNN đã từng bước cho phép đưa vào thực hiện hoặc triển khai thí điểm rất nhiều các công cụ tài chính phái sinh trên thị trường tài chính – ngân hàng nước ta. Đến nay, các giao dịch phái sinh như: nghiệp vụ mua bán kỳ hạn (forward), giao dịch hoán đổi (swap), quyền chọn (option) và hợp đồng giao sau (future) là những sản phẩm dịch vụ đang được giới ngân hàng Việt Nam chú trọng phát triển trong xu hướng mở rộng các sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại cung cấp cho khách hàng. Trong đó, đáng chú ý nhất là option - công cụ quản trị rủi ro hữu ích cho các nhà đầu tư tài chính và kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đây là công cụ đa chức năng, có thể giúp xử lý rủi ro về tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế, rủi ro giá cả trong buôn bán hàng hoá kỳ hạn, và cũng là công cụ đầu tư tốt trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng và phát triển hoàn chỉnh thị trường chứng khoán để đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng lớn. Do vậy, nghiên cứu phát triển những công cụ tài chính đồng hành với thị trường chứng khoán như công cụ option, nhằm tạo thêm nguồn hàng hoá chất lượng cao cho thị trường này là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực trong lúc này. Có thể nói, những lợi ích mà giao dịch option mang lại là điều không cần bàn cải. Tuy nhiên, để đưa các loại option vào triển khai thực tiển và khuyến khích các nhóm đối tượng khách hàng sử dụng nó hiệu quả là điều không dễ dàng trong điều kiện nước ta hiện nay. Bởi thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém; điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất thiếu để option phát huy hết công năng. Đặc biệt là hạ tầng phần mềm liên quan đến khung pháp lý làm nền tảng phục vụ cho giao dịch option, cũng như tâm lý còn e dè và lạ lẫm của mọi - 5 - giới về công cụ mới này. Điều trên dẫn đến kết quả là: tuy thực tế thị trường tài chính Việt Nam hiện cũng tồn tại khá đa dạng các công cụ phái sinh (và cũng đã có 3 loại option được đưa vào giao dịch, thí điểm), nhưng ở một chừng mực nào đó, kết quả triển khai thời gian qua là không mấy khả quan và chưa đáp ứng đủ như kỳ vọng. Do vậy, tác giả nhận thức rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển khả năng sử dụng các loại option ở Việt Nam được sôi động hơn; cũng như phát triển tổng thể thị trường giao dịch loại sản phẩm này tại nước ta trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết và cấp bách. Đây không phải là công việc của riêng Nhà nước hay giới ngân hàng. Mà tất cả những ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tài chính - tiền tệ và những ai quan tâm đến nghiệp vụ này đều hữu ích và đáng được khuyến khích. Xuất phát từ những điều trên, cũng như nhận thấy đây là vấn đề mang tính thời sự khá “nóng” trong bối cảnh chúng ta hội nhập - và hội nhập luôn cả những bất ổn, biến động về tỷ giá hối đoái, giá cả của các hàng hoá trên thị trường quốc tế, nên rất cần đến những công cụ như option. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển thị trường option tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” cho Luận văn thạc sĩ của mình và thật sự phát hiện nhiều điều thú vị khi nghiên cứu, tìm hiểu sâu về đề tài này. 2. Mục tiêu – nội dung nghiên cứu − Tìm hiểu, làm sáng tỏ đặc điểm, vai trò thị trường công cụ tài chính phái sinh nói chung, đặc biệt là option, trong bối cảnh Việt Nam mới đưa vào giao dịch các công cụ này. − Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường option để làm nền tảng khảo sát thực trạng triển khai công cụ này tại Việt Nam. − Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu, thu thập thông tin để tìm hiểu và phân tích những thuận lợi, khó khăn gặp phải cũng như tổng kết những kết quả đạt được ban đầu cùng các triển vọng sắp tới từ việc thực hiện các loại option hiện có tại nước ta. Qua đó, giúp đưa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả cho phát triển và làm sôi động hơn nữa các giao dịch quyền chọn này. − Ngoài ra, đề tài Luận văn cũng sẽ chú trọng đến việc phát triển tổng thể tất cả các thị trường option trong tương lai tại Việt Nam bằng một số nghiên cứu - 6 - về: vai trò, lợi ích và sự cần thiết đưa các loại option khác chưa có tại nước ta sớm được thực hiện. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng xây dựng và phát triển các thị trường option loại này trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Phần cơ sở lý luận tổng quan, đề tài sẽ đi vào phân tích, giới thiệu tất cả các loại option hiện có và đang được giao dịch phổ biến trên thế giới, kể cả một số loại option đặc biệt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thực trạng tại Việt Nam, tác giả sẽ chỉ đi vào phân tích 3 loại chủ yếu là: option tiền tệ (gồm option ngoại tệ và option tiền đồng); option lãi suất và option vàng tại nước ta. − Đề tài cũng hướng đến hai loại option khác: option chứng khoán và option về hợp đồng future. Tuy nhiên, do chúng chưa được thực hiện tại nước ta nên khi đề cập đến 2 loại này, tác giả sẽ nghiên cứu theo hướng nhằm tăng khả năng sớm triển khai chúng tại Việt Nam đến năm 2010. − Ngoài ra, do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ Luận văn này, đề tài không thể đi sâu vào những vấn đề như: các kỹ thuật định giá option; các chiến lược phối hợp kinh doanh quyền chọn; lợi ích - rủi ro cho các bên tham gia giao dịch option… 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (với nguồn dữ liệu, thông tin được tác giả sưu tầm, tập hợp từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành; tại thư viện; thông qua các website trên Internet…); Phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh - đối chiếu; phương pháp diễn dịch - quy nạp và phương pháp quan sát thực tế từ thực tiễn … để hình thành nên bản Luận văn này. 5. Kết cấu của đề tài Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương, 88 trang. Trong đó: a. Chương 1: Tổng quan về thị trường option - 27 trang; b. Chương 2: Thực trạng và khả năng xây dựng - phát triển thị trường option tại Việt Nam - 38 trang; c. Chương 3: Các giải pháp phát triển thị trường option tại Việt Nam - 23 trang. - 7 - Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OPTION 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH – THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Thị trường tài chính 1.1.1.1. Khái niệm Trong một nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thể khác nhau. Những chủ thể có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn; trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư. Từ đó, nền kinh tế hình thành nên một cơ chế để chuyển vốn từ tiết kiệm sang đầu tư. Và cơ chế này được thực hiện trong khuôn khổ của thị trường tài chính. Hình dung một cách tổng thể, trong một nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính là một trong ba loại thị trường có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Đó là thị trường sản phẩm; thị trường tài chính và thị trường các yếu tố sản xuất. Định nghĩa: Thị trường tài chính xét về bản chất là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người có nguồn vốn nhàn rỗi tới những người cần sử dụng vốn. Đó là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính hay các công cụ tài chính. Trong đó, tài sản tài chính là một dạng điển hình của tài sản vô hình mà giá trị có thể không liên quan đến hình thức vật lý mà dựa vào trái quyền hợp pháp của chúng trên một lợi ích tương lai nào đó. Các tài sản tài chính thường gặp là: tín phiếu công ty (commercial paper), tín phiếu kho bạc (treasury bills), trái phiếu công ty (debentures), trái phiếu chính phủ (government bonds), cổ phiếu thường (common stocks), cổ phiếu ưu đãi (preferred stocks)… Ngoài ra, thị trường tài chính còn giao dịch các công cụ tài chính phái sinh (dirivatives). 1.1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính − Một là, tập trung các khoản tiết kiệm thành nguồn vốn lớn tài trợ ngắn hạn và dài hạn cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế (chức năng quan trọng nhất) − Hai là, kích thích tiết kiệm và đầu tư, góp phần tăng hiệu suất sử dụng vốn của toàn xã hội. − Ba là, hình thành giá các tài sản tài chính. - 8 - − Bốn là, tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính. − Năm là, giúp giảm thiểu chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin, đảm bảo cho các giao dịch tài chính diễn ra giữa những người mua và những người bán. 1.1.1.3. Phân loại thị trường tài chính a) Căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá thị trường: ta có ba loại (i) Thị trường công cụ nợ: là thị trường trong đó, người cần huy động vốn dựa trên việc phát hành các công cụ nợ ngắn, trung hoặc dài hạn (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…). Đặc điểm của công cụ nợ là dựa trên quan hệ vay mượn, có thời hạn, lãi suất được ấn định trước và cố định. Người sở hữu công cụ nợ không có tiếng nói trong việc quản lý công ty. (ii) Thị trường công cụ vốn: là thị trường trong đó, người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu bán cho người có vốn. Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu góp vốn vào công ty với tinh thần lời ăn lỗ chịu. Họ có quyền được chia phần trên lãi ròng và tài sản của công ty. Khác với công cụ nợ, cổ phiếu không có lãi cố định mà cổ tức phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các cổ phiếu được xem là những chứng khoán dài hạn. (iii) Thị trườ
Luận văn liên quan