Thịtrường tài chính (TTTC), bao gồm thịtrường tiền tệ, thịtrường chứng
khoán (thịtrường cổphiếu, thịtrường trái phiếu) và thịtrường tín dụng ngân hàng,
giữmột vai trò đặc biệt trong việc phân bổhữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh
tế. Có được TTTC phát triển lành mạnh là một nhân tốthiết yếu đảm bảo ổn định
vĩmô, tăng trưởng kinh tếvà nâng cao khảnăng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tếquốc tế.
Với công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, nền kinh tếViệt Nam đã từng
bước chuyển đổi từcơchếkếhoạch tập trung sang cơchếthịtrường và ngày càng
hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tếkhu vực và thếgiới. Trong bối cảnh đó,
TTTC cũng đã được hình thành và cải cách theo các nguyên tắc thịtrường, góp
phần phân bổcác nguồn lực tài chính một cách hiệu quảhơn và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Gần đây (7/11/2006), Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổchức
Thương mại thếgiới (WTO), đồng nghĩa với việc mởra nhiều cơhội cũng như
thách thức đối với nền kinh tế đất nước nói chung và TTTC nói riêng.
Những vấn đềvềTTTC là rất rộng và phức hợp, nhất là trong bối cảnh gia
nhập WTO. Trong khuôn khổbài viết này, tác giảchỉchủyếu bàn vềnhững đặc
trưng hiện nay của thịtrường tín dụng và thịtrường chứng khoán Việt Nam. Đây
cũng chính là cơsở đểxem xét những cơhội và thách thức chủyếu đối với TTTC
sau khi Việt Nam trởthành thành viên chính thức của WTO.
7 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2594 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường tài chính Việt Nam: Thực trạng và tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Thị trường tài chính Việt Nam:
THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
TS. Võ Trí Thành
Trưởng ban NCCS hội nhập-
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW
Thị trường tài chính (TTTC), bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường chứng
khoán (thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu) và thị trường tín dụng ngân hàng,
giữ một vai trò đặc biệt trong việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh
tế. Có được TTTC phát triển lành mạnh là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định
vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .
Với công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã từng
bước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường và ngày càng
hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó,
TTTC cũng đã được hình thành và cải cách theo các nguyên tắc thị trường, góp
phần phân bổ các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả hơn và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Gần đây (7/11/2006), Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội cũng như
thách thức đối với nền kinh tế đất nước nói chung và TTTC nói riêng.
Những vấn đề về TTTC là rất rộng và phức hợp, nhất là trong bối cảnh gia
nhập WTO. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ chủ yếu bàn về những đặc
trưng hiện nay của thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây
cũng chính là cơ sở để xem xét những cơ hội và thách thức chủ yếu đối với TTTC
sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam1
Trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, TTTC Việt Nam
đã có những bước phát triển nhất định. Trước hết, các thị trường cấu thành cơ bản
của TTTC đã được hình thành và từng bước hoàn thiện. Nhiều loại hình định chế
trung gian tài chính được thành lập. Đặc biệt, thị trường chứng khoán đã được thiết
lập và có những đóng góp ban đầu trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn cho
nền kinh tế.
Thứ hai, trong hơn 5 năm lại đây, hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại
nhằm giảm thiểu những yếu kém của hệ thống và những sai lệch trong chính sách
tín dụng. Chương trình cơ cấu lại tập trung vào việc lành mạnh hoá và tăng cường
năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại
(NHTM) Nhà nước. Hoạt động tín dụng đã được đổi mới theo hướng các tổ chức
tín dụng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay, lựa chọn
1 Có thể xem chi tiết hơn trong Võ Trí Thành và Lê Xuân Sang (2004) và Lê Thị Băng Tâm (2006)
2
khách hàng và biện pháp đảm bảo tiền vay trên nguyên tắc thương mại, đảm bảo
an toàn và hiệu quả.
Thứ ba, các nguyên tắc quản lý tài chính tiên tiến và chuẩn mực quốc tế về
tính minh bạch, kế toán, kiểm toán, giám sát... đã và đang từng bước được thể chế
hoá và ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tế. Các thể chế về quản trị doanh nghiệp
(kể cả ngân hàng) cũng được hoàn thiện một bước, nhất là đối với các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cuối cùng, song không kém phần quan trọng, khung pháp luật của TTTC
đang ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chính sách
tín dụng ngày càng đối xử bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân và có
vốn đầu tư nước ngoài. Các định chế tài chính nước ngoài ngày càng được phép
mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.
Tuy đạt được không ít thành tựu, song TTTC Việt Nam vẫn được xem là
còn kém phát triển. Độ sâu tài chính đo bằng tỷ lệ của tổng phương tiện thanh toán
(M2)/GDP và tổng tín dụng trong nước/GDP đã tăng đáng kể, đều từ dưới 20%
năm 1990 tương ứng lên 50,5% và 35,1% năm 2000 và 79,0% và 70,2% năm
2005. Song những chỉ số này chỉ tương đương với của các nước trong khu vực vào
những năm cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990.
Thị trường chứng khoán, tuy có những bước phát triển nhanh trong năm
2006, song vẫn còn nhỏ bé. Tổng vốn hoá thị trường của 54 công ty niêm yết trên
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm
16/11/2006 đạt 58.562 tỷ đồng, tương đương 3,64 tỷ USD hay gần 7% GDP năm
2005; nếu tính cả chứng chỉ quỹ, tổng vốn hoá thị trường đạt 60.522,7 tỷ đồng,
tương đương 3,77 tỷ USD hay 7,2% GDP năm 2005. Cùng thời điểm, tổng giá trị
trái phiếu niêm yết cũng chỉ đạt khoảng 6,9% GDP năm 2005, trong đó hầu hết
thuộc trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương (chiếm khoảng 97%). Có
rất ít trái phiếu công ty được phát hành. Thị trường chứng khoán cho đến nay vẫn
chưa là “hàn thử biểu“ của nền kinh tế và kênh huy động vốn quan trọng của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Mẫu hình TTTC Việt Nam cơ bản là dựa vào ngân hàng hay do ngân hàng
chi phối (bank-based or bank dominated financial market), trong khi thị trường tín
dụng lại chứa đựng không ít vấn đề như:
- Mức độ tích tụ và phân khúc thị trường còn cao. Các NHTM nhà nước
hiện chiếm gần 80% thị phần huy động tiền gửi và tín dụng của toàn hệ thống ngân
hàng. Nhóm khách hàng truyền thống của các NHTM Nhà nước là các doanh
nghiệp Nhà nước (DNNN)2. Các ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu tập trung
vào đối tượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhóm khách hàng của các ngân hàng
liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khu vực các doanh nghiệp có vốn
2 Tỷ trong tín dụng dành cho khu vực DNNN đã giảm từ 70% vào đầu thập niên 1990 xuống 57% năm 1996, 45%
năm 2000 và 34% năm 2004.
3
đầu tư nước ngoài. Tín dụng theo ngành cũng phản ánh sự phân khúc thị trường tín
dụng, nhất là đối với các NHTM Nhà nước, mặc dù với mức độ đang giảm3.
- Rủi ro tín dụng, nhất là vấn đề nợ xấu vẫn còn hiện hữu. Tỷ lệ nợ quá hạn
so với tổng dư nợ của hệ thống NHTM được công bố đã giảm từ 13% năm 2000
xuống còn 3,4% năm 2005. Tuy nhiên, nếu dựa trên cách phân loại quốc tế về nợ,
thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM có thể lớn gấp nhiều lần con số công bố. Hơn
nữa, nguy cơ tiếp tục phát sinh nợ quá hạn là khá cao do nhiều dự án đầu tư chưa
được kiểm định chặt chẽ về tính hiệu quả và khả thi, trong khi quá trình cải cách
các DNNN lớn mới chỉ thực sự được triển khai từ năm 2005.
- Vấn đề “sai lệch kép” cũng đáng lo ngại. Với tỷ trọng nguồn vốn huy
động không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn chiếm khoảng 75%, nguy cơ sai lệch về cơ
cấu thời hạn trong bảng cân đối tài sản của hệ thống NHTM là tương đối lớn. Nguy
cơ này có thể tăng trong bối cảnh các NHTM có thể sử dụng tới 25-30% tổng huy
động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Sai lệch về cơ cấu đồng tiền tuy có
giảm trong hai ba năm lại đây, song mức độ vẫn còn khá lớn và lại rất nhạy cảm
với biến động tỷ giá, lãi suất, nhất là trong môi trường đô la hóa cao.
- Rủi ro tín dụng có thể tăng còn do thu nhập của các NHTM chủ yếu dựa
trên nguồn thu từ chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay, mặc dù nhiều
loại hình dịch vụ ngân hàng đã có bước phát triển trong 3-4 năm lại đây4. Hơn nữa,
áp lực cho vay theo chỉ định của Chính phủ trên thực tế và vấn đề “rủi ro đạo đức”
vẫn tồn tại. Phần lớn các khoản vay lại được thế chấp bằng bất động sản, trong khi
thị trường bất động sản biến động mạnh. Các khoản vay được thế chấp chứng
khoán tuy có tỷ trọng chưa lớn song cũng đáng lo ngại khi năng lực của các nhà
đầu tư cá nhân còn thấp và thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn tiềm ẩn nhiều yếu
tố gây biến động lớn về giá cả.
Trong khi đó, năng lực giám sát, quản trị ngân hàng còn nhiều hạn chế.
Công tác giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình giám sát từ xa còn bất
cập trong việc tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt trong bối cảnh các
chuẩn mực về kế toán, kiểm toán chưa được áp dụng thật rộng rãi, nhất quán. Công
tác giám sát tín dụng cũng chưa bao quát hết toàn bộ các định chế tài chính có liên
quan đến hoạt động tín dụng do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản
lý Nhà nước và do mô hình quản lý hệ thống tài chính hiện tại về thực chất là quản
lý theo định chế tài chính. Các quy định quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản
lý rủi ro, quản trị tài sản có, tài sản nợ, kiểm toán nội bộ,…mới được áp dụng, nên
chưa thật sự có hiệu lực và hiệu quả. Nhìn chung, trình độ quản trị nội tại ngân
hàng chưa đáp ứng tốt các chuẩn mực quốc tế như CAMEL và BASEL.
Thị trường chứng khoán vẫn còn ít các định chế tài chính quan trọng như
các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư tương hỗ và chưa có các công ty định mức tín nhiệm.
Các nhà bảo lãnh phát hành chủ yếu là các NHTM Nhà nước. Các công ty chứng
3 Ngân hàng Nhà nước (2006a)
4 Đến năm 2004, tổng số loại hình nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng đang được sử dụng ở Việt Nam vào khoảng 300,
chiếm khoảng 6-10% tổng nguồn thu của ngân hàng, thấp hơn nhiều các con số tương ứng của các ngân hàng nước
ngoài và liên doanh là 6000 nghiệp vụ và 30% (Lê Xuân Nghĩa 2004).
4
khoán chưa đóng vai trò nhà tạo lập thị trường quan trọng trên thị trường, mới chỉ
thực hiện bảo lãnh phát hành đối với trái phiếu chính phủ. Các nhà đầu tư cá nhân
nhìn chung chưa có tính chuyên nghiệp; hành vi đầu tư thường mang tính ngắn
hạn, “bầy đàn”, gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy đối với thị
trường, nhất là trong bối cảnh mức độ công khai, minh bạch của thị trường chưa
cao.
Lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn chưa tạo được đường cong lãi suất chuẩn
làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu công ty và các hoạt động đầu tư trên
TTTC. Cách thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc gia trên thị trường
quốc tế dường như vẫn thiếu tầm nhìn, chưa thật rõ ràng về mục tiêu dài hạn (huy
động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng hay “bảo lãnh” cho một số ngành hàng/dự
án “chiến lược” được ưu tiên?).
Thành phần tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ trên thực tế chủ yếu vẫn
là các NHTM Nhà nước. Thị trường thứ cấp kém phát triển. Sự tham gia đầu tư
vào trái phiếu Chính phủ của công chúng còn hạn chế. Hệ thống tư pháp, các
chuẩn mực về công bố thông tin và kế toán, hệ thống thanh toán,... cần được cải
thiện nhiều. Việc thiếu vắng các tổ chức định mức tín nhiệm cũng là nguyên nhân
kìm hãm thị trường. Có thể nói, hiện Việt Nam còn thiếu nhiều điều kiện nền tảng
để phát triển thị trường trái phiếu công ty.
Cơ hội và thách thức đối với thị trường tài chính sau khi Việt Nam gia nhập
WTO
Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã được chấp nhận là thành viên thứ 150 của WTO
sau gần 12 năm nỗ lực, kiên trì đàm phán gia nhập. Nhìn chung, Việt Nam đã
tương đối “mạnh dạn” trong mở cửa thị trường dịch vụ tài chính của mình (Hộp 1).
Hộp 1: Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam
trong WTO
Trong 11 ngành (110 phân ngành) dịch vụ được Việt Nam cam kết mở
cửa, có thị trường dịch vụ tài chính. Các cam kết cơ bản là:
1. Đối với các tổ chức tài chính - tín dụng nước ngoài:
Các tổ chức này được phép thiết lập hiện diện thương mại ở Việt Nam
dưới các hình thức:
- Đối với ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi
nhánh, ngân hàng thương mại liên doanh với số vốn đầu tư chiếm không
quá 50%, công ty cho thuê tài chính, công ty liên doanh tài chính và công ty
tài chính 100% vốn nước ngoài. Từ ngày 1/4/2007 ngân hàng 100% vốn
đầu tư nước ngoài được phép thành lập.
- Đối với công ty tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty tài
chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên
5
doanh và 100% vốn nước ngoài.
- Đối với công ty cho thuê tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện nước
ngoài, công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ có những điều kiện ràng buộc nhất định trong cơ
chế mở cửa này. Để mở một chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước
ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ USD vào
cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chi nhánh; để thành lập một ngân
hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam,
ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời
điểm nộp đơn xin mở ngân hàng; để thành lập một công ty tài chính 100%
vốn nước ngoài, một công ty tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài
chính 100% vốn nước ngoài hoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh là
tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ USD vào cuối
năm trước thời điểm nộp đơn.
Trong vòng 5 năm sau khi gia nhập, Việt Nam có thể giới hạn quyền của
các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc nhận tiền gửi bằng tiền đồng
Việt Nam từ người tiêu dùng Việt Nam. Trong đó, những chi nhánh ngân
hàng nước ngoài chưa có quan hệ tín dụng với khách hàng là người Việt Nam
thì mức độ huy động vốn so với vốn pháp định được thực hiện theo lộ trình
sau: từ ngày 1/1/2007 được huy động gấp khoảng trên 6 lần so với vốn pháp
định đã góp đủ, từ năm 2008 gấp 8 lần, từ năm 2009 gấp 9 lần, từ năm 2010
gấp 10 lần. Từ năm 2011 được hưởng chế độ đối xử quốc gia.
2. Đối với dịch vụ chứng khoán
Sau 5 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ
chứng khoán nước ngoài được phép thành lập chi nhánh ở những loại hình
như cung cấp dịch vụ quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư, quản lý
quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác; dịch vụ tư vấn, trung gian và các
dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán, bao gồm tư vấn và nghiên cứu
đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lập chiến lược và cơ cấu
lại công ty.
Còn trước đó cho tới ngày sau khi gia nhập WTO, các nhà cung cấp
dịch vụ chứng khoán nước ngoài chỉ được phép được thành lập văn phòng đại
diện và công ty liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ vốn góp của phía
nước ngoài trong liên doanh đó không vượt quá 49%.
Việc gia nhập WTO có thể mang lại nhiều cơ hội phát triển cho TTTC Việt
Nam. Mở cửa thị trường làm tăng mức độ cạnh tranh và tính “sôi động” của thị
trường. Chính phủ buộc phải giảm can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các ngân
hàng và các định chế tài chính khác, qua đó, giảm chi phí giao dịch. Nguồn vốn tín
dụng trước được “dành” cho các dự án ưu tiên sẽ phải giảm dần và chuyển sang
6
những khoản đàu tư có lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ
nguồn lực trong nền kinh tế.
Các ngân hàng và định chế tài chính trong nước sẽ có điều kiện tốt hơn để
tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại nguồn
nhân lực. Hội nhập sâu rộng hơn cũng tạo sức ép buộc các ngân hàng và các định
chế tài chính nâng cao tính minh bạch, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế
tiên tiến về kế toán, báo các tài chính và quản trị rủi ro, chuyên môn hoá, đa dạng
hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng, và nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ mới.
Đối với TTCK, việc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện tăng cả cung lẫn cầu,
nhất là cầu đầu tư chứng khoán. Những kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế, thương
mại và đầu tư có thể kích thích cầu đầu tư trên TTCK, nhất là thị trường cổ phiếu.
Việc mở rộng tiếp cận thị trường có thể thúc đẩy phát triển các định chế chứng
khoán trung gian (thông qua cạnh tranh, nắm bắt và chuyển giao kinh nghiệm quản
lý, công nghệ, vốn...), thúc đẩy tính công khai, minh bạch và kỷ luật thị trường,
qua đó thúc đẩy tăng cầu đầu tư trên thị trường (tăng tính chuyên nghiệp của nhà
đầu tư, độ tin cậy đối với các công ty đại chúng/niêm yết,...) và cung chứng khoán
(thông qua bảo lãnh phát hành).
Tuy nhiên, với những yếu kém nêu ở phần trên, TTTC Việt Nam sẽ phải đối
mặt với không ít thách thức5. Các ngân hàng trong nước có thể mất thị phần đáng
kể, mặc dầu hiện đang có một thị phần tiền gửi và tín dụng rất lớn. Trong bối cảnh
mở cửa kinh tế - tài chính, tình trạng yếu kém năng lực về vốn, quản trị, công
nghệ, cùng với những rủi ro hệ thống còn cao, sẽ đặt hệ thống tài chính Việt Nam
vào vị thế dễ bị tổn thương nếu không có những biện pháp điều hành quản lý vĩ mô
thích hợp. Rủi ro này có thể gia tăng trong bối cảnh Việt Nam dần mở cửa tài
khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế và cho phép đồng tiền Việt Nam
(VND) được chuyển đổi hoàn toàn.
Một thách thức nữa là một số đối tượng yếu thế có thể gặp khó khăn về vốn
do một số thị trường/lĩnh vực có thể bị “bỏ rơi”, nhất là các khoản cho vay nhỏ đối
với nông dân cũng như các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thay cho lời kết
Để tối đa hoá những lợi ích cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực
của việc gia nhập WTO đối với TTTC, Việt Nam cần thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ, có tính bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Việc thực hiện nghiêm túc các cam
kết WTO là tiền đề quan trọng đảm bảo sự vận hành của TTTC trên cơ sở các quan
hệ thật sự thị trường. Điều này có liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện các nguyên
tắc cơ bản là giảm thiểu sự can thiệp hành chính của nhà nước, tăng cường cạnh
tranh và đảm bảo giá cả phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường (nhất là
đối với tỷ giá)6. Vấn đề cốt lõi đối với sự phát triển TTTC là bảo đảm thực hiện các
5 Xem Lê Xuân Nghĩa (2004), Võ Trí Thành và Lê Xuân Sang (2004), và Ngân hàng Nhà nước (2006a)
6 Điều này không có nghĩa là tỷ giá phải thả nổi hoàn toàn, song chúng phải đủ độ linh hoạt cần thiết (Việt Nam về
cơ bản đã tự do hoá lãi suất. Tuy nhiên, “tính thị trường” của lãi suất chưa thật cao do hệ thống ngân hàng còn thiếu
7
nguyên tắc/chuẩn mực tiên tiến về minh bạch hoá thông tin, kế toán, kiểm toán,
giám sát và quản trị.
Đối với thị trường tín dụng, giải pháp rất quan trọng là tăng vốn cho các
NHTM nhà nước, xử lý dứt điểm nợ xấu và hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn
mới tiếp tục phát sinh. Đây không chỉ là kết quả của việc nâng cao năng lực quản
trị rủi ro, tăng cường áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng, mà còn phụ thuộc
rất nhiều vào tiến trình cải cách DNNN, việc thay đổi cách thức lựa chọn đầu tư và
can thiệp vào TTTC của Nhà nước. Đối với thị trường chứng khoán, vấn đề là tạo
dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là phát triển các tổ chức định mức tín
nhiệm, và chú trọng tăng cung, cầu hàng hoá có chất lượng cho thị trường. Giảm tỷ
trọng cổ phần Nhà nước trong các công ty cổ phần và tăng tỷ lệ bán cho các nhà
đầu tư ngoài doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư chiến lược cũng là giải pháp cần
được ưu tiên. Thị trường trái phiếu công ty cũng không thể phát triển một khi thị
trường trái phiếu Chính phủ (sơ cấp, thứ cấp) chưa đủ độ “chín” và tạo được đường
cong lãi suất chuẩn.
Tự do hóa tài chính và mở cửa tài khoản vốn cần được kiên định thực hiện,
song theo lộ trình thích hợp. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cùng là biện pháp
đáng quan tâm để phòng ngừa và hạn chế rủi ro khủng hoảng tài chính – tiền tệ.
Đối với các đối tượng yếu thế, có thể sử dụng nhiều cách thức hỗ trợ như đào tạo,
tạo dựng các khung khổ bảo lãnh tín dụng,.. để họ có khả năng tiếp cận tín dụng tốt
hơn. Dĩ nhiên, các biện pháp hỗ trợ này phải phù hợp với cam kết trong WTO,
tránh các đối tượng thụ hưởng trục lợi hay ỷ lại hoặc phát sinh các dạng "rủi ro đạo
đức" nhằm thực sự góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế và công bằng xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Băng Tâm (2006), “Vai trò của thị trường tài chính trong quá trình
CNH, HĐH ở Việt Nam”, Tập san Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương No 112,
Tháng 4.
2. Lê Xuân Nghĩa (2004), 'Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân
hàng", trong sách Đinh Văn Ân (chủ biên), Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO
trong một số lĩnh vực dịch vụ, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội
3. Ngân hàng Nhà nước (2006a), Báo cáo thường niên 2005, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nước (2006b), Dịch vụ Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Võ Trí Thành và Lê Xuân Sang (chủ biên) (2004), Thị trường tài chính Việt
Nam: Thực trạng, vấn đề, và giải pháp chính sách, NXB Tài chính, Hà Nội.
cạnh tranh và mối liên kết, tác động qua lại giữa thị trường tiền tệ và thị tr